• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn: …………

Dạy: ……… Tiết 39 Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 - 1427 (TT)

II. GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HÓA VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC (1424 - 1426)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức

-Những nét chủ yếu về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm cuối 1424-142 -Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn trong thời kì này từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ở miền tây Thanh Hóa tiến tới làm chủ một vùng rộng lớn ở miền Trung và bao vây được Đông Quan.

2. Kĩ năng

- Sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử.

- Nhận xét các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu.

3. Thái độ

- Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất kiên cường và lòng tự hào dân tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực tư duy, hợp tác, năng lực phân tích - Năng lưch chuyên biệt: năng lực so sánh, năng lực nhận xét

* Tích hợp: Nguyên nhân thắng lợi, ý thức trách nhiệm với tổ quốc, tinh thần đoàn kết của nhân dân.

II. Chuẩn bị

1. GV: - Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn. - Lược đồ tiến quân ra Bắc. (thư viện violet) - Giáo án, tài liệu tham khảo.

2. HS: Học bài cũ, n/c bài mới III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, trực quan, phân tích sự kiện và nhân vật lịch sử - KT: Hỏi trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút

IV.Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’)

* Câu hỏi :

? Trình bày diễn biến giai đoạn 1418 - 1423? Tại sao quân Minh chấp nhận giảng hòa với Lê Lợi?

* Trả lời: HS trả lời theo sự cbị-GV nhận xét và cho điểm 3. Bài mới

Giới thiệu bài

Giai đoạn 1418 - 1423 nghĩa quân gặp nhiều khó khăn, bị kẻ thù truy sát, để giải quyết khó khăn này bộ chỉ huy đã làm gì, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Phương pháp Nội dung

* Hoạt động 1: Giải phóng Nghệ An (1424) - Thời gian (11’)

- Mục tiêu: Học sinh hiểu lí do lê Lợi chuyển quân ra Nghệ An và giải phóng nghệ An

- PP: Vấn đáp, phân tích, trực quan, thuyết trình

1. Giải phóng Nghệ An (1424)

(2)

- KT: nghiên cứu tài liệu, hỏi trả lời, trình bày 1 phút, giao nhiệm vụ

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu

- Hình thức: cá nhân, nhóm HS n/c phần 1.Thảo luận nhóm:

? Tại sao Nguyễn Chích lại đề nghị chuyển quân vào Nghệ An?

? Việc thực hiện kế hoạch đó đem lại kết quả gì?

HS thảo luận nhóm (3’) Đại diện nhóm trình bày

? Em có nhận xét kế hoạch của Nguyễn Chích?

HS: Kế hoạch sáng suốt, giúp nghĩa quân mở rộng vùng giải phóng

………..

………

* Hoạt động 2: Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (1425)

- Thời gian (10’)

- Mục tiêu: Học sinh trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

- PP: Vấn đáp, phân tích, trực quan, thuyết trình - KT: nghiên cứu tài liệu, hỏi trả lời, trình bày 1 phút, giao nhiệm vụ

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu

- Hình thức: cá nhân

? Sau khi giải phóng Nghệ An, nghĩa quân tiếp tục giải phóng ở những nơi nào? Kết quả?

HS n/c phần 2

………

………..

* Hoạt động 3: Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)

- Thời gian (11’)

- Mục tiêu: Học sinh hiểu lí do Lê Lợi chuyển quân ra Bắc mở rộng vùng giải phóng

- PP: Vấn đáp, phân tích, trực quan, thuyết trình - KT: nghiên cứu tài liệu, hỏi trả lời, trình bày 1 phút, giao nhiệm vụ

-Nguyễn Chích đưa ra kế hoạch chuyển địa bàn vào Nghệ An.

-12-10-1424 hạ thành Trà Lân, tập kích ải Khả Lưu.

- Giải phóng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa

2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (1425)

-Tháng 8/1425 Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy quân thủy từ Nghệ An giải phóng Tân Bình,Thuận Hoá.

-Trong 10 tháng nghĩa quân Lam Sơn giải phóng từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.

3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)

- Tháng 09/1426, Lê Lợi chia làm 3 đạo quân tiến quân ra Bắc.

- Nhiệm vụ của 3 đạo đánh vào

(3)

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu

- Hình thức: cá nhân

HS đọc thầm SGK, quan sát H.41, trình bày cuộc tấn công này?

? Nghĩa quân đánh nhiều trận lớn là do đâu? Lấy dẫn chứng ?

HS phát biểu….

* Giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

vùng địch chiếm đóng, cùng nhân dân bao vây đồn địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới.

- Kết quả: Quân ta nhiều trận thắng lợi, địch cố thủ trong thành Đông Quan.

4. Củng cố-luyện tập (3’)

- Trình bày bằng lược đồ diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1424 – 1426?

- Nêu những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong giai đoạn này của cuộc khởi nghĩa?

5. Hướng dẫn về nhà (3’)

- Học bài tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn thứ hai + Sưu tầm tài liệu về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

? Trình bày diễn biến trận Tốt Động- Chúc Động? Trận này có ý nghĩa như thế nào?

? Sau thất bại ở Tốt Động-Chúc Động, quân Minh đã có kế hoạch gì?

? Trước tình hình đó, bộ chỉ huy nghĩa quân đã làm gì? Vì sao ta lại tập trung tiêu diệt quân Liễu Thăng trước?

? Trình bày diễn biến trận Chi Lăng - Xương Giang trên lược đồ.

+ Đọc thêm tài liệu tham khảo về cuộc kháng chiến chống quân Minh . + Sưu tầm tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa này.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

……….

---

(4)

Soạn: ……….

Dạy: ……….. Tiết 40 BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 - 1427 (TT)

III. KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG (CUỐI 1426 - CUỐI NĂM 1427)

I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức

-Hiểu biết những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn cuối của khởi nghĩa Lam Sơn:

chiến thắng Tốt Động – Chúc Động và chiến thắng Chi Lăng –Xương Giang.

-Ý nghĩa của những sự kiện đó đối với việc kết thúc thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

2. Kĩ năng

- Sử dụng lược đồ, phân tích sự kiện lịc sử

- Tường thuật diễn biến các trận đánh bằng lược đồ.

- Đánh giá các sự kiện có ý nghĩa quyết định một cuộc chiến tranh.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu nước, tự hào về những chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta ở thế kỉ XV.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phân tích, năng lực tư duy, hợp tác - Năng lực chuyên biệt: năng lực nhận xét

II. Chuẩn bị

1. GV: - Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn.

- Lược đồ trận Tốt Động - Chúc Động.

- Lược đồ trận Chi Lăng - Xương Giang.

- Giáo án, tài liệu tham khảo.

2. HS: Học bài cũ, n/c bài mới III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: thảo luận nhóm, trực quan, phân tích sự kiện và nhân vật lịch sử….

- KT: Hỏi trả lời, chia nhóm, ciao nhiệm vụ IV.Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’)

* Câu hỏi:

1. Trình bày tóm tắt các chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối 1424 đến cuối 1425.

2. Trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi?

* Trả lời

1. Tóm tắt các chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối 1424 đến cuối 1425:

- Nguyễn Chích đưa ra kế hoạch chuyển địa bàn vào Nghệ An.

- 12-10-1424 hạ thành Trà Lân, tập kích ải Khả Lưu.

- Giải phóng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa 2. Kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi:

- Tháng 09/1426, Lê Lợi chia làm 3 đạo quân tiến quân ra Bắc.

(5)

- Nhiệm vụ của 3 đạo đánh vào vùng địch chiếm đóng, cùng nhân dân bao vây đồn địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới.

-Kết quả: Quân ta nhiều trận thắng lợi, địch cố thủ trong thành Đông Quan.

3. Bài mới

Giới thiệu bài (1’)

Sau thất bại liên tiếp, quân Minh chưa chịu từ bỏ ý đồ xâm lược, quân Minh tiếp tục sang xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến chống quân Minh diễn ra như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Hoạt động 1: Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426)

- Thời gian (11’)

- Mục tiêu: Học sinh trình bày diễn biến trận Tốt Động, Chúc Động

- PP: Vấn đáp, phân tích, trực quan, thuyết trình - KT: hỏi trả lời, trình bày 1 phút

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu

- Hình thức: cá nhân

HS quan sát H.42và n/c phần 1.

? Trình bày diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động qua lược đồ?

GV tường thuật diễn biến HS tường thuật lại diễn biến

?Trận này có ý nghĩa như thế nào?

? Sau thất bại ở Tốt Động-Chúc Động, quân Minh đã có kế hoạch gì?

HS: Quân Minh cố thủ ở thành Đông Quan chờ quân cứu viện.

………..

………..

* Hoạt động 2: Trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10/1427)

- Thời gian (11’)

- Mục tiêu: Học sinh trình bày diễn biến trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10/1427)

1. Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426)

- 10/1426 Vương Thông cùng 5 vạn quân đến Đông Quan.

- Ta đặt phục binh ở Tốt Động - Chúc Động.

- Tháng 11/1426, quân Minh tiến về Cao Bộ.

- Quân ta từ mọi phía tấn công vào địch.

- 5 vạn quân địch tử thương, Vương Thông chạy về Đông Quan.

2. Trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10/1427)

(6)

- PP: Vấn đáp, phân tích, trực quan, thuyết trình

- KT: hỏi trả lời, trình bày 1 phút, giao nhiệm vụ

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu

- Hình thức: cá nhân

? Trước tình hình đó, bộ chỉ huy nghĩa quân đã làm gì? Vì sao ta lại tập trung tiêu diệt quân Liễu Thăng trước?

HS: Bộ chỉ huy nghĩa quân một mặt đưa thư dụ hàng, một mặt chuẩn bị kế hoạch phục kích Liễu Thăng ở ải Chi Lăng…

GV: Trình bày diễn biến trận Chi Lăng - Xương Giang trên lược đồ.

HS: Quan sát lược đồ và tường thuật lại diễn biến

* Hoạt động 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

- Thời gian (10’)

- Mục tiêu: Học sinh trình bày diễn biến trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10/1427)

- PP: Vấn đáp, phân tích, trực quan, thuyết trình

- KT: hỏi trả lời, trình bày 1 phút, giao nhiệm vụ

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu

- Hình thức: cá nhân

* Tích hợp: Vai trò của Nguyễn Trãi, Lê Lợi.

- 10/1427, 15 vạn quân Minh chia làm 2 đạo từ Trung Quốc kéo vào nước ta.

- Ta tập trung lực lượng tiêu diệt Liễu Thăng trước.

- 8/10/1427 Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta đã bị phục kích và bị giết ở ải Chi Lăng.

- Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang liên tiếp bị phục kích ở cầu Trạm Phố Cát.

- Biết Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạch vội vã rút quân về nước.

- 10/12/1427, Vương Thông xin hòa mở hội thề Đông Quan, rút khỏi nước ta.

3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

* Nguyên nhân:

- Cuộc khởi nghĩa được nhân dân khắp nơi ủng hộ.

- Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

(7)

Nguyên nhân thắng lợi, ý thức trách nhiệm với tổ quốc, tinh thần đoàn kết của nhân dân.

Tại sao cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi?

HS:

- Cuộc khởi nghĩa được nhân dân khắp nơi ủng hộ.

- Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

GV: Ngoài tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân, còn nguyên nhân nào làm cho cuộc khởi nghĩa thắng lợi.

? Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa gì?

- Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh.

- Mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước.

Giáo dục đạo đức: Tinh thần đấu tranh bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

? Vai trò của Nguyễn Trãi, Lê Lợi đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

HS nêu theo hiểu biết:

- Là những người có công lớn với đất nước - Là người chỉ huy tài giỏi….

? Trách nhiệm của bản thân đối với tổ quốc ngày nay?

HS: Bày tỏ trách nhiệm của bản thâ đối với đất nước đặc biệt là thời đại số, thời đại công nghệ 4.0

………

………

* Ý nghĩa:

- Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh.

- Mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước.

4. Củng cố - luyện tập (3’)

- Dựa vào lược đồ trình bày trận Tốt Động - Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang.

4. Hướng dẫn về nha (3’) -Học bài, bài tập 2.3.

+ Trình bày diễn biến trận Tốt Động, Chúc Động.

+ Trình bày diễn biến trận Chi Lăng- Xương Giang theo lược đồ SGK - Chuẩn bị bài: Nước Đại Việt thời Lê sơ

+ Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ

+ Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ và so sánh với thời Trần?

+ Tổ chức quân đội thời Lê sơ được tổ chức như thế nào?

+ So sánh với quân đội thời Trần có gì khác biệt.

+ Pháp luật thời Lê có những nội dung nào? Trình bày điểm tiến bộ của pháp luật thời Lê sơ.

+ Sưu tầm tài liệu tham khảo

+ Liên hệ được tình hình quân đội, pháp luật trong gia đoạn hiện nay.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

(8)

………

………

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

• Quần chúng nhân dân hăng hái tổ chức mít tinh, hội họp, diễn thuyết, Quần chúng nhân dân hăng hái tổ chức mít tinh, hội họp, diễn thuyết, đưa

-Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn trong thời kì này từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ở miền tây Thanh Hóa tiến tới làm chủ một vùng rộng lớn ở miền Trung và bao

d.2.Luật Nghĩa vụ quân sự quy định: Người nào vi phạm các quy định về đăng kí nghĩa vụ quân sự, tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, gọi quân nhân dự bị

Câu 1: Sự kiện nào chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu thiết lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?. cuộc đấu tranh

[Đ] Thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông [Đ] Tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam có mặt tại đây.. [Đ] Gặp một số thanh niên mới từ trong nước

Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào.. * Ông được phong thiếu tướng, được tuyên dương Anh hùng Lao động, tặng Giải thưởng Hồ Chí

- Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 và khoản 1 Điều 48 của Luật này, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức

Hiệp ước Nhâm Tuất đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận quyền cai quản của thực dân Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa)