• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lê Lợi lập được chiến công nào? c/ Yếu tố tưởng tượng kì ảo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lê Lợi lập được chiến công nào? c/ Yếu tố tưởng tượng kì ảo"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TÌM HIỂU VĂN BẢN SỰ TÍCH HỒ GƯƠM THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI (2 TIẾT) 1/ Học sinh đọc văn bản Sự tích Hồ Gươm trong sách giáo khoa, chép các đề mục, câu hỏi (?) và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi Đáp án trả lời

a/ Cốt truyện truyền thuyết

(?) Đọc xong câu chuyện, dựa vào đặc điểm cốt truyện truyền thuyết, em hãy liệt kê những sự việc chính tạo nên cốt truyện?

b/ Nhân vật trong truyền thuyết (Lê Lợi) (?) Lê Lợi được ai giúp đỡ? Giúp đỡ điều gì?

(?) Lê Thận, Rùa Vàng xưng hô với Lê Lợi như thế nào sau khi ghép gươm? Được gọi như thế chứng tỏ Lê Lợi là người như thế nào? Nhận xét về thái độ, tình cảm của Lê Thận, Rùa Vàng trong cách gọi đó?

(?) Lê Lợi lập được chiến công nào?

c/ Yếu tố tưởng tượng kì ảo

(?) Hãy liệt kê và nêu ý nghĩa của các sự việc mang yếu tố tưởng tượng kì ảo trong câu chuyện?

d/ Sự kiện lịch sử

(?) Truyện được kể trong thời đại/ hoàn

(2)

cảnh lịch sử như thế nào?

e/ Ý nghĩa truyện

(?) Câu chuyện thể hiện khát vọng gì của nhân dân?

(?) Câu chuyện ca ngợi điều gì ở nhân vật Lê Lợi?

(?) Hồ Tả Vọng có tên gọi mới là gì? Dựa vào đâu để hình thành nên tên gọi đó?

2/ Học sinh ghi Nội dung bài vào tập sau khi trả lời xong câu hỏi phía trên.

a/ Cốt truyện truyền thuyết

+ Quân Minh sang xâm lược, nghĩa quân Lam Sơn còn non yếu nên nổi dậy thất bại.

+ Long Quân quyết định cho mượn gươm thần đánh giặc.

+ Lê Thận 3 lần kéo lưới vớt được thanh gươm “thuận thiên”, Lê Lợi tìm được chuôi gươm phát sáng trên ngọn đa trong rừng. Kết hợp lại vừa như in.

+ Nhờ có gươm thần, khởi nghĩa thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi.

+ Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm nhân lúc Lê Lợi dạo quanh hồ Tả Vọng.

b/ Nhân vật trong truyền thuyết (Lê Lợi)

- Đặc điểm khác lạ: Được Long Quân cho mượn gươm thần, được gọi là “chủ tướng”, “minh công”,

“bệ hạ”: uy quyền, chí khí -> tôn kính, đề cao.

- Công trạng: Lãnh đạo thắng lợi khởi nghĩa Lam Sơn, đánh tan quân Minh.

c/ Yếu tố tưởng tượng kì ảo

- Long Quân cho mượn gươm thần đánh giặc -> Cảm thương, được sự phù hộ, hỗ trợ từ thần linh ắt sẽ thắng lợi.

(3)

- Lê Thận 3 lần kéo lưới vớt được thanh gươm “thuận thiên”, Lê Lợi tìm được chuôi gươm phát sáng trên ngọn đa trong rừng. Kết hợp lại vừa như in. -> Đoàn kết, đồng lòng mọi miền, mọi người. Hòa hợp ý trời, ý người sẽ thắng lợi.

- Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm nhân lúc Lê Lợi dạo quanh hồ Tả Vọng -> Tư tưởng đất nước thái bình, lời răn đe kẻ thù “trả gươm” – gươm vẫn còn, lý giải tên gọi Hồ Hoàn Kiếm.

d/ Sự kiện lịch sử

- Thế kỷ XV, khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo thắng lợi đánh tan quân Minh.

- Lê Lợi lên ngôi vua, nhà Lê dời dô về Thăng Long.

e/ Ý nghĩa truyện

- Thể hiện tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân, khát vọng hòa bình của dân tộc.

- Ca ngợi tài năng, phẩm chất của Lê Lơi: lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, đánh tan quân Minh.

- Lý giải tên gọi hồ Hoàn Kiếm.

(4)

ĐỌC KẾT NỐI – MỞ RỘNG ( 2 tiết) A. VĂN BẢN HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN

Câu hỏi Đáp án trả lời

(?) Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được tổ chức vào khoảng thời gian nào?

(?) Hãy trình bày thể lệ, luật chơi, cách chơi của hội thi thổi cơm?

(?) Hội thi thổi cơm được tổ chức với mục đích, ý nghĩa gì?

(?) Em có suy nghĩ gì về hội thi cũng như nét đẹp con người Việt Nam?

(?) Em hãy kể tên những lễ hội mang đậm nét đẹp văn hóa của người Việt Nam? Em thích nhất lễ hội nào? Vì sao?

Chép nội dung ghi bài vào tập

- Hội thi diễn ra vào rằm tháng Giêng.

(5)

- Thể lệ, luật chơi: bốn đội thi nhau nấu cơm qua các chặn. Sau một giờ rưỡi, các nồi cơm được đánh số bí mật trình ban giám khảo.

- Cách chơi:

+ Thanh niên leo lên thân chuối bôi mỡ lấy nén hương -> được phát que diêm tạo lửa.

+ Người khác vót tre thành chiếc đũa bông châm lửa, đốt đuốc.

+ Một người giã, giần, sàng thóc thành gạo, lấy nước bắt đầu thổi cơm. Tay cầm cần chứa nồi cơm, tay cầm đuốc để dưới nồi nấu cho cơm chín (trắng, dẻo, không cháy).

- Ý nghĩa:

+ Là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, đề cao nét đẹp giản dị con người Việt Nam.

+ Là dịp để hội họp, đua nhau thi tài, thể hiện tài nghệ bản thân.

+ Mang đến phút giây thư giãn sau những ngày lao động mệt nhọc.

- Một số lễ hội khác: Trọi trâu (Đầm Sơn), Lễ đền Hùng, Lễ hội Gióng, Lễ hội chùa Hương, Hội Lim.

B. VĂN BẢN BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY Trả lời câu hỏi định hướng:

(?) Đọc xong câu chuyện, dựa vào đặc điểm cốt truyện truyền thuyết, em hãy liệt kê những sự việc chính tạo nên cốt truyện?

(?) Hoàn thành bảng sau về nhân vật Lang Liêu Đặc điểm nhân vật trong truyền

thuyết

Chi tiết/ hình ảnh tiêu biểu

Đặc điểm về ngoại hình, tài năng, phẩm chất, sức mạnh, cuộc sống,…

khác lạ

(6)

Nhân vật gắn với sự kiện lịch sử và có công đối với cộng đồng

Được người đời ca tụng, tôn thờ

(?) Hãy tìm và nêu ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo trong câu chuyện?

(?) Câu chuyện mang đến ý nghĩa gì?

NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ 1/ Cốt truyện truyền thuyết

+ Vua cha tuyển chọn người kế ngôi bằng cuộc thi tài.

+ Lang Liêu được thần báo mộng chỉ làm bánh từ hạt gạo.

+ Lang Liêu làm ra bánh chưng, bánh giầy dâng lễ.

+ Hợp ý vua cha, Lang Liêu được truyền ngôi.

+ Hằng năm, hai món bánh được dân cúng lễ Tết, nghề nông phát triển.

2/ Nhân vật truyền thuyết

- Đặc điểm khác lạ: Mồ côi, con vua nhưng sống gần dân, gần ruộng đồng, được thần giúp đỡ, thông minh hiểu ý của thần.

- Công trạng: Tạo ra thứ bánh ngon, dân dã mang ý nghĩa sâu sắc, phát triển nghề nông.

(7)

- Tục truyền: hai món bánh được dân cúng tổ tiên vào lễ Tết.

3/ Sự kiện lịch sử: Thời đại Hùng Vương thứ sáu.

4/ Yếu tố kì ảo

Nằm mộng được thần giúp đỡ chỉ làm bánh -> Nâng cao giá trị món bánh – nghề nông. Ngụ ý người sẽ tiếp nối ngôi vua (hợp ý người, ý trời, thần phù hộ).

5/ Ý nghĩa

- Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy, phản ánh thành tựu văn minh lúa nước.

- Đề cao lao động, nghề nông, thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên.

- Ca ngợi tài năng, phẩm chất con người, công lao dựng nước, giữ nước của các vua Hùng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Lối chiến thuật đúng đắn của những người lãnh đạo khởi nghĩa Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã biết dựa vào dân đưa cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng

Đây là phần kiến thức cơ bản và là nên tảng đề các bạn học sinh tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của đạo hàm nói chung và phương trình tiếp tuyến của hàm số nói riêng..

Trong thời gian qua, Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung đã được khách hàng đánh giá là một trong những doanh nghiệp cung cấp cho thị trường bất

Trong những năm đầu nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây.. Ông Lê Lai liền đóng giả làm Lê Lợi, đem một toán quân phá vòng

Hơn nữa nghiên cứu chỉ kiểm định tổng quát, không phân tích chi tiết vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể như sản phẩm, dịch vụ, công nghệ cao, công nghiệp, thâm dụng

* Sau chiến thắng Vạn Tường, quân ta ở miền Nam đã giành được những thắng lợi lớn nào trong thời kì chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.. ☐ Đánh bại 5

- Tịch thu toàn bộ tài sản và ruộng đất của bọn phản động, tuyên bố xóa bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, tiến hành điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân, quốc

Trong thời kì đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn ở trong hoàn cảnh nào.. * Hoàn cảnh: