• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lịch sử 7 Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) | Giải Lịch sử lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lịch sử 7 Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) | Giải Lịch sử lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) Câu hỏi mở đầu trang 82 Bài 19 Lịch Sử lớp 7:

Ta đây:

Núi Lam Sơn dấy nghĩa Chốn hoang dã nương mình Ngẫm thù lớn há đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sống

Những câu thơ trong tác phẩm “Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi đưa chúng ta về vùng rừng núi Lam Sơn hiểm trở, phía tây tỉnh Thanh Hoá ngày nay, bắt đầu cuộc hành trình tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hào hung của dân tộc vào thế kỉ XV. Vậy, cuộc khởi nghĩa đó có những sự kiện tiêu biểu nào? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa là gì? Những người anh hùng đã có vai trò như thể vào trong cuộc khởi nghĩa đó?

Trả lời:

* Những sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa lam Sơn:

- Đầu năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa

- Những năm đầu của cuộc khởi nghĩa 1418 - 1423

- Mở rộng địa bàn hoạt động và giành những thắng lợi đầu tiên 1424 - 1425

- Cuộc khởi nghĩa toàn thắng 1426 - 1427 + Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động + Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang + Hội thề Đông Quan

(2)

* Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Do tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc

+ Lối chiến thuật đúng đắn của những người lãnh đạo

- Ý nghĩa lịch sử

+ Lật đổ ách thống trị của nhà Minh

+ Mở ra thời kì phát triển mới của quốc gia Đại Việt - thời Lê Sơ

* Những người anh hùng đã có vai trò quan trọng trong việc đưa cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng đất nước

1. Một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Câu hỏi trang 82 Lịch Sử lớp 7: Vì sao anh hùng hào kiệt khắp nơi tụ về Lam Sơn?

Mục đích của họ là gì? Đọc thêm tư liệu 19.2 cho câu trả lời của em.

(3)

Trả lời:

- Các anh hùng hào kiệt khắp nơi hội tụ về Lam Sơn, vì:

+ Sau khi chiếm được nước ta, nhà Minh đã nhanh chóng thiết lập bộ máy đô hộ, thẳng tay đàn áp những cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân ta với quân Minh ngày càng sâu sắc. Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân đã diễn ra nhưng chưa đi đến thành công. Chính bối cảnh lịch sử này đã thôi thúc các anh hùng, hào kiệt tìm cách cứu nước.

+ Các anh hùng, hào kiệt thấy được uy tín và tài năng của Lê Lợi.

- Mục đích của các anh hùng hào kiệt: chung sức, đồng lòng, giữ gìn đất nước để nhân dân được sống an lành.

Câu hỏi trang 82 Lịch Sử lớp 7: Trình bày những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa.

Trả lời:

(4)

- Trong buổi đầu khởi nghĩa, nghĩa quân gặp rất nhiều khó khăn, chịu những tổn thất lớn:

+ Ba lần Lê Lợi phải cho rút quân lên vùng núi Chí Linh (huyện Lang Chánh, Thanh Hóa).

+ Có lúc, lực lượng nghĩa quân chỉ còn 100 người.

- Trước tình thế khó khăn, Lê Lợi chủ trương tạm thời hòa hoãn với quân Minh.

Câu hỏi trang 82 Lịch Sử lớp 7: Khai thác tư liệu 19.3 và cho biết tại sao Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động chính của nghĩa quân vào Nghệ An?

Kế hoạch đó đem lại kết quả như thế nào?

Trả lời:

- Nguyên nhân nghĩa quân Lam Sơn chuyển địa bàn hoạt động vào Nghệ An:

+ Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến, nghĩa quân Lam Sơn gặp phải vô vàn khó khăn, thế và lực của nghĩa quân hoàn toàn yếu thế hơn so với quân Minh. Vì vậy, nghĩa quân Lam Sơn cần phải tìm ra giải pháp mới để khắc phục khó khăn, củng cố lực lượng cho cuộc chiến đấu lâu dài.

(5)

+ Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông. Nếu chiếm được Nghệ An, nghĩa quân Lam Sơn sẽ có đất đứng chân, dựa vào sức người và của ở Nghệ An để quay ra tấn công Đông Đô.

- Kết quả: Kế hoạch của Nguyễn Chích đã giúp nghĩa quân thoát khỏi thế bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động. Kế hoạch rất phù hợp với tình hình thời đó.

Câu hỏi trang 83 Lịch Sử lớp 7: Dựa vào lược đồ 19.4, 19.5 và thông tin trong bài, em hãy trình bày Tóm tắt diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động và trận Chi Lăng - Xương Giang

Trả lời:

* Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động

- Tháng 11/1426, Vương Thông chỉ huy viện binh kéo đến Đông Quan, mở cuộc tấn công đánh vào Cao Bộ (Chương Mỹ, Hà Nội), nơi quân chủ lực Lam Sơn đóng giữ.

- Nghĩa quân Lam Sơn bố trí mai phục ở Tốt Động và Chúc Động - Quân Minh rơi vào trận địa, bị phục kích, tổn thất nặng nề.

(6)

- Nghĩa quân thừa thắng vây hãm Đông Quan và giải phóng nhiều châu, huyện

* Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang

- Tháng 10/1427, vua Minh lệnh cho Liễu Thăng và Mộc Thạnh dẫn 15 vạn quân chia thành 2 ngả, tiến vào nước ta cứu viện cho Vương Thông.

- Tại Chi Lăng, quân Minh rơi vào trận địa phục kích của nghĩa quân, Liễu Thăng bị chém đầu. Số quân còn lại rút chạy về Xương Giang, cũng bị truy đuổi và tiêu diệt.

- Nghe tin Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạnh vội vã cho quân rút về nước.

2. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử Câu hỏi trang 85 Lịch Sử lớp 7:

- Giải thích nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn

+ Do tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc. Nhân dân và tướng sĩ đoàn kết một lòng, hăng hái tham gia, ủng hộ khởi nghĩa

+ Lối chiến thuật đúng đắn của những người lãnh đạo khởi nghĩa Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã biết dựa vào dân đưa cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng đất nước

Yêu cầu số 2: Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

- Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã lật đổ được ách cai trị tàn bạo của nhà Minh, mở ra thời kì phát triển mới của quốc gia Đại Việt - thời Lê sơ.

(7)

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 85 Lịch Sử lớp 7: Em hãy xác định thời gian, ý nghĩa của những sự kiện tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn theo bảng sau:

Trả lời:

Sự kiện Thời gian Ý nghĩa

Hội thề Lũng Nhai 1416 Chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Giải phóng Nghệ An Tháng 10/1424 Nghĩa quân Lam Sơn chuyển sang giai

đoạn mở rộng địa bàn Chiến thắng Tốt Động

- Chúc Động Tháng 11/1426 Nghĩa quân Lam Sơn chuyển sang giai đoạn phản công

Chiến thắng Chi Lăng -

Xương Giang Tháng 10/1427 Tiêu diệt viện binh, quân Minh buộc phải đầu hàng

Hội thề Đông Quan Tháng 12/1427 Kết thúc chiến tranh, giải phóng đất nước khỏi ách cai trị của nhà Minh Vận dụng 2 trang 85 Lịch Sử lớp 7: Kể tên các vị anh hùng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sưu tầm tư liệu và viết một đoạn văn ngắn kể về người anh hùng mà em ấn tượng nhất.

Trả lời:

- Tên một số vị anh hùng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân,…

- Giới thiệu về: Lê Lợi

(8)

+ Lê Lợi sinh ngày 10/9/1385 tại Lam Sơn, nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương". Ông là con út của Lê Khoáng và Trịnh Thị Ngọc Hương. Ông nối nghiệp cha làm chúa trại Lam Sơn. Khi quân Minh chiếm đất nước, ông nuôi chí lớn đánh đuổi xâm lăng. Quân nhà Minh nghe tiếng ông, dụ cho làm quan, ông không chịu khuất. Ông nói: "Làm trai nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chớ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người?". Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.

+ Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách.

+ Tin Lê Lợi dựng cờ nghĩa, chiêu mộ hiền tài bay xa, thu hút các anh hùng hào kiệt từ bốn phương kéo về. Đất Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa. ở đó có đủ các tầng lớp xã hội và thành phần dân tộc khác nhau, với những đại biểu ưu tú như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lai, Cầm Quý, Xa Khả Tham... Sau một thời gian chuẩn bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy.

+ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ mở đầu tới kết thúc thắng lợi (tháng 12/1427), qua các giai đoạn phát triển và chiến lược, chiến thuật của nó đã chứng minh Lê Lợi là người có tầm vóc của một thiên tài, một nhân cách vĩ đại, chỉ thấy ở những lãnh tụ mở đường, khai sáng.

(9)

+ Trong sự nghiệp xây dựng đất nước buổi đầu của vương triều Lê, Lê Lợi đã có những cố gắng không nhỏ về nội trị, ngoại giao, nhằm phục hồi, củng cố, phát triển đất nước trên mọi mặt.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

lịch sử của khởi nghĩa là gì? Những người anh hùng đã có vai trò như thể vào trong cuộc khởi nghĩa đó? Vì sao anh hùng hào kiệt khắp nơi tụ về Lam Sơn? Mục đích của họ là gì? Đọc thêm tư liệu 19.2 cho câu trả lời của em. Trình bày những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa. Kế hoạch đó đem lại kết quả như thế nào? Xương Giang - Giải thích nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Em hãy xác định thời gian, ý nghĩa của những sự kiện tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn theo bảng sau: tượng nhất.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong đó: lãnh chúa phong kiến được hình thành từ bộ phận quý tộc quân sự người Giéc-man; tăng lữ giáo hội và những quý tộc La Mã quy thuận chính quyền mới; nông nô

Đầu năm 1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo thất bại, chính quyền thực dân Pháp tiến hành một chiến dịch khủng bố dã man những

3/ ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” - Nhân dân miền Nam cầm vũ khí chiến đấu chống quân thù, đẩy Mĩ - Diệm rơi vào thế bị động, lúng

3/ ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” - Nhân dân miền Nam cầm vũ khí chiến đấu chống quân thù, đẩy Mĩ - Diệm rơi vào thế bị động, lúng

- Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long để lật đổ chính quyền họ Trịnh2. - Nguyễn Huệ là người lãnh đạo cuộc khởi

Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc dân chủ và đặc biệt là phong trào công nhân trong những năm 1928 – 1929 cho thấy đã đến lúc cần phải lãnh đạo

- Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu: : chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Ngô khiến đời sống của người Việt cực khổ => mâu thuẫn dân tộc

2/Cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc (HS điền thông tin về thời gian, tên cuộc khởi nghĩa, người lãnh đạo và ý nghĩa lịch sử chung của các cuộc