• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng | Giải KHTN 7 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng | Giải KHTN 7 Chân trời sáng tạo"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng Mở đầu trang 86 Bài 17 KHTN lớp 7: Vì sao ở xe cứu thương và xe cứu hỏa thường có các dòng chữ viết ngược như hình bên?

Trả lời:

Ở xe cứu thương và xe cứu hỏa thường có các dòng chữ viết ngược như hình vì khi nhìn qua gương chiếu hậu của các phương tiện giao thông đi phía trước sẽ nhìn thấy dòng chữ xuôi trên xe cứu thương và xe cứu hỏa và nhường đường cho hai xe này đi trước.

1. Tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng

Câu hỏi thảo luận 1 trang 86 KHTN lớp 7: Từ thí nghiệm 1, em hãy cho biết ảnh của nến tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không. Điều đó cho thấy ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có tính chất gì?

Trả lời:

Ảnh của gương phẳng không hứng được trên màn chắn ⇒ đó là ảnh ảo.

(2)

Câu hỏi thảo luận 2 trang 87 KHTN lớp 7: Trong thí nghiệm 2, vì sao cần thay gương phẳng bằng tấm kính trong suốt?

Trả lời:

Cần thay gương phẳng bằng tấm kính trong suốt để ta có thể nhìn qua được gương vì ánh sáng đi qua được tấm kính trong suốt.

Câu hỏi thảo luận 3 trang 87 KHTN lớp 7: Sau khi thắp sáng nến 1, nhìn vào gương, em có thấy dường như nến 2 cũng "sáng lên"? Giải thích.

Trả lời:

Sau khi thắp sáng nến 1, nhìn vào gương, em có thấy nến 2 cũng "sáng lên" là vì các tia sáng từ nến 1 tới gương sẽ phản xạ tới mắt, mọi tia phản xạ có đường kéo dài đều qua nến 2 là ảnh của nến 1 nên ta thấy nến 2 cũng sáng lên.

Câu hỏi thảo luận 4 trang 87 KHTN lớp 7: Từ thí nghiệm 2, hãy nêu nhận xét về:

a) khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng so với khoảng cách từ vật đến gương.

b) độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng so với độ lớn của vật.

Trả lời:

a) Khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng bằng với khoảng cách từ vật đến gương.

b) Độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng bằng với độ lớn của vật.

(3)

2. Dựng ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Luyện tập trang 88 KHTN lớp 7: Một miếng bìa hình tam giác vuông đặt trước một gương phẳng như hình dưới. Hãy dựng ảnh của miếng bìa tạo bởi gương phẳng (G).

Trả lời:

Vận dụng 1 trang 88 KHTN lớp 7: Hãy đoán xem dòng chữ đã viết trên tờ giấy ở hình bên là gì. Giải thích.

(4)

Trả lời:

Chữ đã viết trên tờ giấy ở hình bên là gì chữ “MẮT”.

Có hiện tượng trên là do chữ “MẮT” đặt trước gương sẽ cho ảnh ảo như trên.

Vận dụng 2 trang 88 KHTN lớp 7: Giải thích câu hỏi ở phần Mở đầu của bài học này.

Trả lời:

Các dòng chữ được viết ngược là để các xe chạy phía trước, khi nhìn qua gương chiếu hậu sẽ thấy ảnh tạo bởi gương phẳng của các chữ đó. Lúc này, người lái xe sẽ đọc được đúng dòng chữ để nhận biết loại xe và nhường đường cho các xe này.

Bài tập (trang 89)

(5)

Bài 1 trang 89 KHTN lớp 7: Cho một điểm sáng S đặt trước gương phẳng, cách gương 4 cm. Hãy dựng ảnh S' của S tạo bởi gương theo 2 cách:

a) Áp dụng tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

b) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.

Trả lời:

a) Áp dụng tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng:

+ Khoảng cách từ ảnh tới gương bằng khoảng cách từ vật tới gương.

+ Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật.

b) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng:

+ Tia sáng tới chiếu tới mặt phẳng gương cho tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới.

+ Góc phản xạ bằng góc tới.

(6)

Bài 2 trang 89 KHTN lớp 7: Hình dưới biểu diễn một học sinh đứng trước gương, cách gương 2m. Có một bức tường ở phía sau cách học sinh 1m. Ảnh của bức tường tạo bởi gương phẳng cách nơi học sinh đứng bao nhiêu mét?

Trả lời:

Vì ảnh bức tường và bức tường cách đều gương nên ảnh bức tường cách gương một khoảng 3 m (bằng khoảng cách từ bức tường đến gương).

Mặt khác nơi học sinh đứng trước gương và cách gương 2 m nên khoảng cách từ người đến ảnh bức tường là: 2 + 3 = 5 (m).

(7)
Vì sao ở xe cứu thương và xe cứu hỏa thường có các dòng chữ viết ngược như hình bên? vật tạo bởi gương phẳng có tính chất gì? Trong thí nghiệm 2, vì sao cần thay gương phẳng bằng tấm kính trong suốt? Sau khi thắp sáng nến 1, nhìn vào gương, em có thấy dường như nến 2 cũng "sáng lên"? Giải thích. b) độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng so với độ lớn của vật. Một miếng bìa hình tam giác vuông đặt trước một gương phẳng như hình dưới. Hãy dựng ảnh của miếng bìa tạo bởi gương phẳng (G). Hãy đoán xem dòng chữ đã viết trên tờ giấy ở hình bên là gì. Giải thích. Giải thích câu hỏi ở phần Mở đầu của bài học này. a) Áp dụng tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. b) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng. tạo bởi gương phẳng cách nơi học sinh đứng bao nhiêu mét?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Để lập được công thức hóa học của một chất cần biết được thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố đó trong hợp chất hoặc biết được thành phần

Người lái xe phải điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép (không đi nhanh quá) và giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe để tránh xảy ra tai nạn khi gặp các tình huống

a) So sánh độ to của âm nghe được trong ba trường hợp gõ âm thoa. b) So sánh biên độ của dao động âm trên màn hình trong ba trường hợp gõ âm thoa. c) Nêu nhận xét về mối

Câu hỏi thảo luận 5 trang 76 KHTN lớp 7: Nêu một số tác hại của tiếng ồn đối với sức khỏe và các hoạt động thường ngày của chúng ta.. Một số tác hại của tiếng ồn đối

Bài 1 trang 81 KHTN lớp 7: Nêu một số ví dụ cho thấy năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành: a) điện năng; b) nhiệt năng; c) động năng. Trả lời:. a) điện năng:

- Sự phản xạ khuếch tán xảy ra ở hình a: Do ánh trăng chiếu xuống mặt hồ có gợn sóng làm tia phản xạ hắt tới mắt người quan sát không theo một hướng nhất định cho hình

- Cách vận hành: khi quặng hỗn hợp được băng chuyền tải đến nơi phân tách ở cuối băng chuyền thì do trục nam châm tác dụng lực hút lên quặng sắt làm cho quặng sắt không

- Các cực thanh nam châm mà đường sức từ có chiều mũi tên đi ra thì là cực Bắc (N) còn cực mà các đường sức từ có chiều đi vào thì là cực Nam (S)... b) Dùng bút chì