• Không có kết quả nào được tìm thấy

(1)1 TRẮC NGHIỆM CHỦ ĐỀ 1 VÀ 2 Câu 1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "(1)1 TRẮC NGHIỆM CHỦ ĐỀ 1 VÀ 2 Câu 1"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

TRẮC NGHIỆM CHỦ ĐỀ 1 VÀ 2 Câu 1. Chuyển động cơ là

A. sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.

B. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian.

C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.

D. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian.

Câu 2. Một vật chuyển động trên đường thẳng nằm ngang với vận tốc v luôn không đổi. Chọn trục toạ độ Ox có phương trùng với phương chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc toạ độ O cách vị trí vật xuất phát một khoảng là x0 và t là thời gian chuyển động. Phương trình chuyển động của vật là

A. 𝑥 = 𝑥0+ 𝑣0𝑡 −1

2𝑎𝑡2 B. 𝑥 = 𝑥0 + 𝑣𝑡 C. 𝑥 = 𝑣0𝑡 +1

2𝑎𝑡2 D. 𝑥 = 𝑥0+ 𝑣0𝑡 +1

2𝑎𝑡2

Câu 3. Chọn phát biểu sai khi nói về chuyển động thẳng đều.

A. Tốc độ trung bình của vật trên mọi quãng đường là khác nhau.

B. Quãng đường vật đi được là s = v.t. Với v là vận tốc và t là thời gian chuyển động.

C. Vận tốc của vật là 𝑣 =𝑠

𝑡. Với s là quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian t.

D. Tọa độ của vật vào thời điểm t = 0 là x = x0. Với x0 là tọa độ ban đầu của vật.

Câu 4. Quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng trong trường hợp A. một hòn đá được ném theo phương nằm ngang.

B. một xe ô tô chạy quanh bùng binh hồ Con Rùa ở Quận 1.

C. một chiếc lá vàng rơi từ nhánh cây phượng ở độ cao 3 m.

D. một viên phấn nhỏ rơi tự do từ độ cao 2 m xuống đất.

Câu 5. Một máy bay có thể xem là một chất điểm khi máy bay A. đang chạy trên đường băng trong sân bay Tân Sơn Nhất.

B. đang bay từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh.

C. đang trong quá trình cất cánh trong sân bay.

D. đang trong quá trình hạ cánh xuống sân bay.

Câu 6. Một vật chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang với vận tốc v. Gọi x là tọa độ của vật ở thời điểm t và x0 là tọa độ ban đầu của vật. Quãng đường vật đi được có giá trị bằng

A. x – x0. B. x0 + vt.

C. x0 – vt. D. x + x0.

Câu 7. Phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng x = 5 + 60t. Với x tính bằng km và t tính bằng h. Ta có thể kết luận

A. chất điểm xuất phát từ gốc tọa độ O với vận tốc là 65 km/h.

B. chất điểm xuất phát ở điểm cách gốc tọa độ 60 km với vận tốc là 5 km/h.

C. chất điểm xuất phát từ gốc tọa độ O với vận tốc là 55 km/h.

D. chất điểm xuất phát ở điểm cách gốc tọa độ 5 km với vận tốc là 60 km/h.

Câu 8. Hình bên là đồ thị tọa độ – thời gian của một chiếc xe chuyển động thẳng đều trên đường thẳng nằm ngang. Phương trình chuyển động của xe là

A. 𝑥 = 4𝑡 + 20 (𝑘𝑚).

B. 𝑥 = 5𝑡 − 20𝑡 (𝑘𝑚).

C. 𝑥 = 20 + 5𝑡 (𝑘𝑚).

D. 𝑥 = 4𝑡 (𝑘𝑚).

Câu 9. Phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng x = 4t – 10. Với x tính bằng km và t tính bằng h. Quãng đường chất điểm đi được sau 2 h là

A. 4,5 km. B. 2 km.

C. 6 km. D. 8 km.

(2)

2

Câu 10. Hình bên là đồ thị tọa độ – thời gian của một xe chuyển động thẳng đều trên đường thẳng nằm ngang. Vận tốc của xe là

A. 4 km/h.

B. 100 km/h.

C. 25 km/h.

D. 15 km/h.

Câu 11. Một xe chuyển động thẳng đều. Trong 3 giờ đầu, xe chạy với vận tốc trung bình là 30 km/h, trong 2 giờ kế tiếp xe chạy với vận tốc trung bình là 40 km/h. Vận tốc trung bình của xe khi chạy trong khoảng thời gian 5 h này là

A. 34 km/h. B. 35 km/h.

C. 175 km/h. D. 14 km/h.

Câu 12. Trường hợp nào dưới đây có thể xem một đoàn tàu là một chất điểm?

A. Đoàn tàu lúc khởi hành.

B. Đoàn tàu đang qua cầu.

C. Đoàn tàu đang chạy trên một đoạn đường vòng.

D. Đoàn tàu đang chạy trên đường Hà Nội – Vinh.

Câu 13. Một người đứng trên đường quan sát xe ô tô chạy qua trước mặt. Dấu hiệu nào sau đây cho biết ô tô đang chuyển động?

A. Khói phụt ra từ ống thoát khí đặt dưới gầm xe.

B. Khoảng cách giữa xe và người đó thay đổi.

C. Bánh xe quay tròn.

D. Tiếng nổ của động cơ vang lên.

Câu 14. Trường hợp nào sau đây có thể xem vật chuyển động là chất điểm?

A. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

B. Đoàn tàu chuyển động trong sân ga.

C. Em bé trượt từ đỉnh đến chân cầu trượt.

D. Chuyển động tự quay của Trái Đất quanh trục của nó.

Câu 15. Quỹ đạo của vật là đường thẳng trong trường hợp nào dưới đây?

A. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.

B. Chuyển động của con thoi trong rãnh khung cửi.

C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ.

D. Chuyển động của một vật được ném theo phương nằm ngang.

Câu 16. Lúc 8 giờ sáng ngày 25/08/2021, một thanh niên đã vi phạm chỉ thị 16 về việc giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID – 19. Người thanh niên này đã điều khiển xe gắn máy lưu thông trên đường Huỳnh Văn Trí cách trường THPT Bình chánh khoảng 5 m. Việc xác định vị trí của người thanh niên như trên còn thiếu yếu tố nào sau đây?

A. Mốc thời gian. B. Vật làm mốc.

C. Chiều dương trên đường đi. D. Thước đo và đồng hồ.

Câu 17. Một vật chuyển động dọc theo chiều (+) của trục Ox với vận tốc không đổi. Ta có thể kết luận A. tọa độ của vật luôn có giá trị (+). B. vận tốc của vật luôn có giá trị (+).

C. tọa độ luôn trùng với quãng đường. D. tọa độ và vận tốc của vật luôn có giá trị (+).

Câu 18. Một xe chuyển động thẳng đều. Trên đoạn đường 40 km đầu, xe chạy với vận tốc trung bình là 80 km/h. Trên đoạn đường 40 km tiếp theo, xe chạy với vận tốc trung bình là 40 km/h. Vận tốc trung bình của xe trên đoạn đường 80 km này là

A. 53 km/h. B. 65 km/h.

C. 60 km/h. D. 50 km/h.

Câu 19. Từ điểm A, một xe chuyển động thẳng đều trên quãng đường dài 10 km để tới điểm B rồi sau đó lập tức quay về A. Thời gian của suốt hành trình này là 20 phút. Tốc độ trung bình của xe trong khoảng thời gian này là

A. 20 km/h. B. 30 km/h.

C. 60 km/h. D. 40 km/h.

(3)

3

Câu 20. Cho các đồ thị tọa độ – thời gian như hình vẽ. Đồ thị không biểu diễn chuyển động thẳng đều là đồ thị của hình vẽ nào sau đây?

Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 A. Hình 1. B. Hình 2.

C. Hình 3. D. Hình 4.

Câu 21. Hình bên là đồ thị tọa độ – thời gian của một xe chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang. Vận tốc của xe là

A. 10 km/h.

B. 12,5 km/h.

C. 7,5 km/h.

D. 20 km/h.

Câu 22. Hình bên là đồ thị tọa độ – thời gian của một xe chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang với vận tốc là 5 m/s. Tọa độ của xe vào thời điểm ban đầu t = 0 là

A. 0 m.

B. 10 m.

C. 15 m.

D. 20 m.

Câu 23. Một xe chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang. Xe đi từ A đến B mất một khoảng thời gian t với tốc độ trung bình là 48 km/h. Trong 1

4 khoảng thời gian đầu nó chạy với tốc độ trung bình là v1 = 30 km/h. Trong khoảng thời gian còn lại nó chạy với tốc độ trung bình là

A. 56 km/h. B. 50 km/h.

C. 52 km/h. D. 54 km/h.

Câu 24. Cho đồ thị tọa độ – thời gian của một vật như hình vẽ. Vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian

A. từ 0 đến t2. B. từ t1 đền t2.

C. từ 0 đến t1 và từ t2 đến t3. D. từ 0 đến t3.

Câu 25. Lúc 7 h sáng, hai xe chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang từ hai điểm A và B cách nhau 30 km. Hai xe chuyển động ngược chiều nhau với lần lượt là 20 km/h và 40 km/h. Chọn gốc thời gian lúc 7 h sáng, gốc tọa độ tại điểm A và chiều dương từ A đến B. Hai xe gặp nhau tại điểm C với khoảng cách AC là

A. 5 km. B. 20 km.

C. 10 km. D. 15 km.

(4)

4

Câu 26. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều A. có phương, chiều và độ lớn không đổi.

B. luôn luôn tăng đều theo thời gian chuyển động của vật.

C. luôn lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều.

D. có độ lớn không đổi nhưng phương và chiều luôn đổi.

Câu 27. Chọn phát biểu sai khi nói về chuyển động thẳng nhanh dần đều.

A. Vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.

B. Gia tốc là đại lượng không đổi.

C. Quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.

D. Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.

Câu 28. Gọi a là gia tốc, s là quãng đường, v0 là vận tốc ban đầu, x0 là tọa độ ban đầu, x và v lần lượt là tọa độ và vận tốc vào thời điểm t. Phương trình chuyển động của một vật chuyển động thẳng biến đổi đều là

A. s = v0t + 0,5at2. B. s = v0t + 0,25at2. C. x = x0 + v0t + 0,25at2. D. x = x0 + v0t + 0,5at2.

Câu 29. Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban đầu v0. Chọn trục toạ độ Ox có phương trùng với phương chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc toạ độ O cách vị trí vật xuất phát một khoảng là x0 . Phương trình chuyển động của vật là

A. x = x0 + vt. B. x = x0 + v0t + 0,5at2. C. x = vt + 0,5at2. D. x = 0,25at2.

Câu 30. Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều trên đường nằm ngang với vận tốc v. Gọi a là gia tốc, x là tọa độ của vật ở thời điểm t và x0 là tọa độ ban đầu của vật. Quãng đường vật đi được có giá trị bằng

A. x0 + vt. B. v0t + 0,5at2. A. x – x0. D. x + x0.

Câu 31. Hình 1, 2, 3 và 4 biểu diễn vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của một chất điểm M chuyển động thẳng nhanh dần đều theo phương nằm ngang và chọn chiều dương là chiều chuyển động của chất điểm. Hình vẽ đúng vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của chất điểm này là

A. hình 1. B. hình 2.

C. hình 3. D. hình 4.

Câu 32. Một xe ô tô đang chuyển động với vận tốc là 10 m/s trên đường thẳng nằm ngang thì người lái xe hãm phanh, xe chuyển động chậm dần đều với gia tốc có độ lớn là 2 m/s2. Quãng đường mà ô tô đi được sau thời gian 3 giây là

A. 19 m. B. 20 m.

C. 18 m. D. 21 m.

Câu 33. Một đoàn tàu hỏa bắt đầu dời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn là 0,1 m/s2. Khoảng thời gian để đoàn tàu đạt được vận tốc 36 km/h là

A. 360 s. B. 200 s.

C. 300 s. D. 100 s.

Câu 34. Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 54 km/h thì người lái xe hãm phanh. Ô tô chuyển động thẳng chậm dần đều và sau 6 giây thì dừng lại. Quãng đường tối đa mà ô tô đi được kể từ lúc hãm phanh là

A. 45 m. B. 82 m.

C. 252 m. D. 135 m.

(5)

5

Câu 35. Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều trên đường nằm ngang. Sau 10 s, vận tốc của ô tô tăng từ 4 m/s đến 6 m/s. Quãng đường mà ôtô đi được trong khoảng thời gian này là

A. 100 m. B. 50 m.

C. 25 m. D. 500 m.

Câu 36. Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đường thẳng nằm ngang thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều. Kể từ lúc hãm phanh cho đến khi dừng hẳn thì ô tô đã chạy thêm được 100 m. Gia tốc của ô tô là

A. a = – 0,2 m/s2. B. a = 0,2 m/s2. C. a = – 0,5 m/s2. D. a = 0,5 m/s2.

Câu 37. Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đường nằm ngang thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều. Sau 20 s kể từ lúc tăng ga, ô tô đạt vận tốc là 14 m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau khoảng thời gian 40 s kể từ lúc tăng ga là

A. a = 0,7 m/s2 và v = 38 m/s. B. a = 0,2 m/s2 và v = 18 m/s.

C. a = 0,2 m/s2 và v = 8 m/s. D. a = 1,4 m/s2 và v = 66 m/s.

Câu 38. Hình bên là đồ thị vận tốc – thời gian của một xe chuyển động nhanh dần đều trên đường thẳng nằm ngang. Quãng đường xe đi trong giây thứ 5 là

A. 50 m.

B. 10 m.

C. 32 m.

D. 18 m.

Câu 39. Hình bên là đồ thị vận tốc – thời gian của một xe chuyển động chậm dần đều trên đường thẳng nằm ngang với gia tốc có độ lớn là 2 m/s2. Quãng đường xe đi trong giây cuối là

A. 64 m.

B. 1 m.

C. 32 m.

D. 16 m.

Câu 40. Một xe đang chuyển động trên đường thì tắt máy. Hình bên là đồ thị vận tốc – thời gian của xe. Xem xe chuyển động chậm dần đều trên đường thẳng nằm ngang. Biết quãng đường xe đi trong 2 s cuối là 8 m. Vận tốc của xe lúc tắt máy là

A. 50 m/s.

B. 10 m/s.

C. 32 m/s.

D. 18 m/s.

Câu 41. Một xe đang chuyển động với vận tốc 2 m/s thì tăng tốc chuyển động nhanh dần đều trên đường thẳng nằm ngang. Sau 5 s kể từ lúc tăng tốc thì xe đi được quãng đường là 20 m. Sau 8 s kể từ lúc tăng tốc thì xe đi được quãng đường là

A. 64 m. B. 1 m.

C. 32 m. D. 16 m.

Câu 42. Một xe đang chuyển động với vận tốc 2 m/s thì tăng tốc chuyển động nhanh dần đều trên đường thẳng nằm ngang. Sau 4 s kể từ lúc tăng tốc thì xe đi được quãng đường là 20 m. Sau 8 s kể từ lúc tăng tốc thì xe đi được quãng đường là

A. 160 m. B. 40 m.

C. 32 m. D. 64 m.

(6)

6

Câu 43. Chọn phát biểu đúng khi nói về gia tốc của một vật chuyển động thẳng biến đổi đều.

A. Gia tốc là một đại lượng đại số đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động.

B. Gia tốc là một đại lượng đại số đặc trung cho tính không đổi của vận tốc.

C. Gia tốc là một đại lượng vectơ đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động.

D. Gia tốc là một đại lượng vectơ đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc.

Câu 44. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều

A. có phương vuông góc với vectơ vận tốc. B. có độ lón không đổi.

C. cùng hướng với vectơ vận tốc. D. ngược hướng với vectơ vận tốc.

Câu 45. Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều trên đường nằm ngang. Gọi a là gia tốc, s là quãng đường, v0 là vận tốc ban đầu và v là vận tốc vào thời điểm t. Ta có thể kết luận

A. v v 0  2as B. v v 0  2as C. v2v20 2as D.v2v20 2as

Câu 46. Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với vận tốc ban đầu là v0, gia tốc có độ lớn a luôn không đổi và phương trình vận tốc có dạng là v = v0 + at. Ta có thể kết luận

A. tích v.a > 0. B. a luôn dương.

C. v tăng theo thời gian. D. a luôn ngược dấu với v.

Câu 47. Một xe chuyển động thẳng nhanh dần đều, vận tốc của xe tăng tốc từ 36 km/h đến 54 km/h trong khoảng thời gian 2 s. Quãng đường xe chạy trong khoảng thời gian này là

A. 25 m. B. 50 m.

C. 75 m. D. 100 m.

Câu 48. Một xe đang chạy trên đường thẳng thì tài xế tăng tốc độ chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn là 2 m/s2 trong khoảng thời gian 10 s. Độ tăng vận tốc trong khoảng thời gian này là

A. 10 m/s. B. 20 m/s.

C. 15 m/s. D. 25 m/s

Câu 49. Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ nghỉ với gia tốc 2 m/s2. Quãng đường xe chạy được trong giây thứ hai là

A. 4 m. B. 3 m.

C. 2 m. D. 1 m.

Câu 50. Một vật nhỏ bắt đầu trượt từ đỉnh của một dốc nghiêng. Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn là 5 m/s2 và sau 2 s thì vật tới chân dốc. Chiều dài của dốc là

A. 12,5 m. B. 7,5 m.

C. 8 m. D. 10 m.

Câu 51. Trong giờ thực hành, bạn Nghĩa thả cho một hòn bi bắt đầu lăn từ đỉnh dốc nghiêng dài 1 m.

Xem hòn bi chuyển động thẳng nhanh dần đều và thời gian hòn bi lăn hết dốc là 0,5 s. Vận tốc của hòn bi tại chân dốc là

A. 10 m/s. B. 8 m/s.

C. 5 m/s. D. 4 m/s.

Câu 52. Một xe ô tô chuyển động nhanh dần đều trên đường thẳng nằm ngang với vận tốc ban đầu là 12 m/s và gia tốc có độ lớn là 3 m/s2 trong khoảng thời gian 2 s. Quãng đường xe đi trong khoảng thời gian này là

A. 30 m. B. 36 m.

C. 24 m. D. 18 m.

Câu 53. Hình bên là đồ thị vận tốc – thời gian của một xe chuyển động chậm dần đều trên đường thẳng nằm ngang. Thời điểm lúc xe dừng lại là

A. 12,5 s.

B. 15 s.

C. 7,5 s.

D. 10 s.

(7)

7

Câu 54. Một người đi xe đạp đang chuyển động với vận tốc 5 m/s thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều trên đường nằm ngang. Hình bên là đồ thị vận tốc – thời gian của người đi xe đạp.

Quãng đường người đi xe đạp đi được từ lúc hãm phanh cho đến lúc dừng lại là

A. 50 m.

B. 10 m.

C. 11 m.

D. 25 m.

Câu 55. Hình bên là đồ thị vận tốc – thời gian của một xe chuyển động thẳng. Ta có thể kết luận A. trong 4 giây cuối, xe chuyển động chậm dần đều với gia tốc có độ lớn là 12 m/s2.

B. trong 2 s đầu tiên, xe chuyển động nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn là 6 m/s2. C. xe đứng yên trong khoảng thời gian từ giây thứ 2 đến giây thứ 5.

D. xe trở về vị trí ban đầu vào thời điểm t = 9 s.

Câu 56. Một xe đang chạy với vận tốc 15 m/s trên đường thẳng nằm ngang thì người lái xe tăng ga và xe chuyển động nhanh dần đều. Sau 10 s kể từ lúc tăng ga thì xe đạt vận tốc là 20 m/s. Gia tốc và vận tốc của xe sau 20 s kể từ khi tăng ga là

A. 1,5 m/s2 và 27 m/s. B. 1,5 m/s2 và 25 m/s.

C. 0,5 m/s2 và 25 m/s. D. 0,5 m/s2 và 27 m/s.

Câu 57. Một xe đang chạy với tốc độ 36 km/h trên đường thẳng nằm ngang thì người lái xe hãm phanh, xe chuyển động thẳng chậm dần đều rồi dừng lại sau 5 s kể từ lúc hãm phanh. Quãng đường xe đi được trong giây cuối là

A. 2,5 m. B. 2 m.

C. 1,25 m. D. 1 m.

Câu 58. Một xe chuyển động thẳng chậm dần đều. Vận tốc của xe khi qua A điểm là 10 m/s và khi xe đến điểm B thì vận tốc chỉ còn 4 m/s. Vận tốc của xe khi đi qua trung điểm của đoạn AB là

A. 7 m/s. B. 5 m/s.

C. 6 m/s. D. 7,6 m/s.

Câu 59. Một xe chuyển động thẳng nhanh dần đều trên đường nằm ngang từ trạng thái nghỉ. Xe đi được đoạn đường S trong khoảng thời gian 10 s. Thời gian để xe đi 1

4 đoạn đường đầu là

A. 2,5 s. B. 5 s.

C. 7,5 s. D. 8 s.

Câu 60. Một vật nhỏ trượt lên một đoạn dốc. Xem chuyển động của vật là chuyển động chậm dần đều và khoảng thời gian từ lúc nó trượt lên dốc cho đến khi vật dừng lại tại đỉnh dốc là 10 s. Thời gian nó

trượt được 1

4 đoạn đường cuối trước khi dừng là

A. 1 s. B. 3 s.

C. 5 s. D. 7 s.

Câu 61. Nhận xét nào sau đây không đúng với một chất điểm chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn là 2 m/s2?

A. Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì 2 s sau vận tốc của vật bằng 4 m/s.

B. Lúc vận tốc bằng 3 m/s thì 1 s sau vận tốc của vật bằng 5 m/s.

C. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì 2 s sau vận tốc của vật bằng 7 m/s.

D. Lúc vận tốc bằng 4 m/s thì 2 s sau vận tốc của vật bằng 8 m/s.

(8)

8

Câu 62. Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do?

A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống mặt đất.

B. Một cái lông chim rơi trong ống thủy tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.

C. Một chiếc lá vàng rụng đang rơi từ trên cành cây xuống đất.

D. Một viên bi chì rơi trong ống thủy tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.

Câu 63. Hai vật được thả rơi tự do vào cùng một thời điểm tại cùng một vị trí xác định trên mặt đất và ở cùng độ cao thì ta có thể kết luận

A. vận tốc của hai vật là như nhau sau khi thả.

B. vận tốc của vật nặng lớn hơn vận tốc của vật nhẹ.

C. vận tốc của vật nặng nhỏ hơn vận tốc của vật nhẹ.

D. vận tốc của hai vật luôn luôn không đổi.

Câu 64. Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất với gia tốc rơi tự do là g. Vận tốc của vật khi chạm đất là

A. 𝑣 = 2𝑔ℎ. B. 𝑣 = √2ℎ𝑔 . C. 𝑣 = √2𝑔ℎ . D. 𝑣 = √𝑔ℎ .

Câu 65. Một vật được thả từ một độ cao nào đó. Khi tăng độ cao nơi thả lên gấp đôi thì thời gian rơi của vật

A. tăng √2 lần. B. tăng 4 lần.

C. giảm 2 lần. D. giảm 4 lần.

Câu 66. Một vật được thả từ một độ cao nào đó. Khi tăng độ cao nơi thả lên gấp đôi thì vận tốc khi chạm đất của vật

A. tăng √2 lần. B. tăng 4 lần.

C. giảm 2 lần. D. giảm 4 lần.

Câu 67. Chuyển động của vật nào sau đây được xem là rơi tự do?

A. Viên đạn đang bay trên không trung. B. Phi công đang nhảy dù và đã bật dù.

C. Quả táo rụng từ trên cây xuống. D. Máy bay đang bay gặp tai nạn và rơi xuống.

Câu 68. Chọn phát biểu đúng khi nói về sự rơi tự do của một vật nhỏ.

A. Vật rơi tự do có vận tốc không thay đổi theo thời gian.

B. Trọng lực là nguyên nhân duy nhất gây ra sự rơi tự do.

C. Vật rơi tự do chuyển động thẳng chậm dần đều.

D. Gia tốc rơi tự do của vật thay đổi theo thời gian.

Câu 69. Chuyển động của vật nào sau đây có thể xem là rơi tự do?

A. Một hòn bi nhỏ được thả từ trên xuống.

B. Một máy bay đang hạ cánh từ từ xuống đất.

C. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.

D. Một vận động viên nhảy cầu đang lộn vòng xuống nước.

Câu 70. Chuyển động của vật nào sau đây có thể xem là rơi tự do?

A. Tờ giấy bay từ trên cao xuống đất.

B. Quả cầu được Galilê thả từ tháp nghiêng Pi-da cao 56 m xuống đất.

C. Cục nước đá rơi từ đám mây xuống mặt đất trong trận mưa đá.

D. Lá vàng mùa thu rụng từ cành cây xuống mặt đất.

Câu 71. Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi như chuyển động rơi tự do?

A. Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã bung ra.

B. Một viên gạch rơi thẳng xuống đất từ tầng 5 ở chung cư.

C. Một chiếc thang cuốn đang chuyển động đi xuống ở siêu thị.

D. Một chiếc lá vàng rụng xuống đất từ một nhánh cây.

Câu 72. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất. Gọi t là thời gian rơi đến khi chạm đất, v là vận tốc lúc chạm đất và g là gia tốc rơi tự do của vật. Ta có thể kết luận

A. ℎ = 0,5𝑔𝑡 B. 𝑡 = 0,5𝑔ℎ C. 𝑡 = 𝑣

𝑔 D. 𝑣 = 𝑔ℎ

(9)

9

Câu 73. Ở cùng một nơi và ở cùng một lúc, bạn Huy và bạn Duy thả cho một vật nhỏ rơi tự do từ hai độ cao h1 và h2. Khoảng thời gian rơi của vật (1) do bạn Huy thả lớn gấp đôi khoảng thời gian rơi của vật (2) do bạn Duy thả. Bỏ qua lực cản của không khí. Tỉ số các độ cao 1

2A. 2. B. 0,5.

C. 4. D. 1.

Câu 74. Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 45 m xuống mặt đất. Cho g = 10 m/s2. Giọt nước rơi tới mặt đất sau khoảng thời gian là

A. 2,1 s. B. 3 s.

C. 4,5 s. D. 9 s.

Câu 75. Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 5 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất là

A. 7 m/s B. 10 m/s.

C. 5 m/s. D. 2 m/s.

Câu 76. Một vật rơi tự do. Lấy g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được trong giây thứ 5 là A. 50 m. B. 125 m.

C. 25 m. D. 45 m.

Câu 77. Thả một vật rơi tự do từ độ cao h. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian để vật đi 20 m đầu tiên là A. 2 s. B. 1 s.

C. 2 s. D. 2 s.

Câu 78. Thả một vật rơi tự do từ độ cao 80 m. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian để vật đi 20 m cuối cùng là A. 2 s. B. 1 s.

C. 0,46 s. D. 0,54 s.

Câu 79. Một vật rơi tự do tại nơi có g = 10 m/s2. Trong 2 s cuối vật rơi được 25 m. Thời gian rơi của vật là

A. 0,5 s. B. 2,5 s.

C. 12,5 s. D. 1,0 s.

Câu 80. Một vật rơi tự do, trong 2 s cuối cùng vật đi được quãng đường dài 60 m. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi của vật là

A. 6 s. B. 3 s.

C. 4 s. D. 5 s.

Câu 81. Một vật rơi tự do nơi có g = 10 m/s2. Thời gian từ lúc bắt đầu rơi đến khi chạm đất là 4 s.

Thời gian để vật rơi 60 m cuối cùng là

A. 3,5 s. B. 2√3 s.

C. 1,0 s. D. 2,0 s.

Câu 82. Một vật rơi tự do từ độ cao h. Lấy g = 10m/s2. Quãng đường vật rơi trong giây thứ 3 kể từ lúc bắt đầu rơi là

A. 25 m. B. 45 m.

C. 15 m. D. 30 m.

Câu 83. Để ước lượng độ sâu của một giếng nước cạn, bạn Nam dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng giếng và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng. Sau 3 s thì bạn Nam nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. lấy g = 9,9 m/s2. Nếu tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s thì độ sâu của giếng gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 43 m. B. 45 m.

C. 46 m. D. 41 m.

Câu 84. Để đo độ sâu của một giếng nước, bạn Phong dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng giếng và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng. Sau 4 s kể từ khi thả hòn đá thì bạn Phong nghe tiếng hòn đá chạm vào đáy giếng. Lấy g = 10m/s2. Nếu xem vận tốc của âm thanh trong không khí là 330 m/s thì chiều sâu của giếng là

A. 60 m. B. 90 m.

C. 71,6 m. D. 54 m.

(10)

10

Câu 85. Rơi tự do là một chuyển động

A. thẳng đều. B. thẳng chậm dần đều.

C. nhanh dần. D. thẳng nhanh dần đều.

Câu 86. Tại một nơi có gia tốc trọng trường g, một vật có khối lượng m rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Ngay trước khi chạm đất vật đạt vận tốc là

A. v = mgh. B. v = 2 gh . C.v 2gh . D.v gh .

Câu 87. Một viên bi được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc ban đầu v0. Khi viên bi chuyển động, đại lượng có độ lớn không thay đổi là

A. gia tốc. B. tốc độ.

C. thế năng. D. vận tốc.

Câu 88. Chọn phát biểu sai khi nói về sự rơi tự do.

A. Khi vật rơi tự do thì tốc độ của vật tăng dần.

B. Vật rơi tự do khi lực cản không khí rất nhỏ so với trọng lực.

C. Vận động viên nhảy dù từ máy bay xuống mặt đất sẽ rơi tự do.

D. Rơi tự do có quỹ đạo là đường thẳng.

Câu 89. Chuyển động của vật rơi tự do không có tính chất nào sau đây?

A. Vận tốc của vật tăng đều theo thời gian.

B. Gia tốc của vật tăng đều theo thời gian.

C. Càng gần tới mặt đất vật rơi càng nhanh.

D. Quãng đường vật đi được là hàm số bậc hai theo thời gian.

Câu 90. Chọn phát biểu sai khi nói về sự rơi tự do.

A. Vật rơi tự do có phương chuyển động là phương thẳng đứng.

B. Vật rơi tự do có chiều chuyển động hướng từ trên xuống dưới.

C. Chuyển động của vật rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

D. Khi có lực cản rất lớn tác dụng lên vật rơi trong không khí.

Câu 91. Thả một vật rơi tự do từ một tòa tháp thì sau 20 s vật chạm đất. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất là

A. 400 m/s. B. 300 m/s.

C. 100 m/s. D. 200 m/s.

Câu 92. Một vật rơi tự do, vận tốc của vật khi chạm đất là 40 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Vật được thả rơi từ độ cao

A. 20 m. B. 80 m.

C. 60 m. D. 70 m.

Câu 93. Một vật được thả rơi từ độ cao 1280 m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Thời gian từ lúc thả đến khi vật chạm đất là

A. 15 s. B. 16 s.

C. 51 s. D. 15 s.

Câu 94. Một vật được thả rơi từ độ cao 1280 m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Sau khi rơi được 2 s thì vật còn cách mặt đất một khoảng là

A. 1260m B. 1620m C. 1026m D. 6210m

Câu 95. Một vật được thả rơi từ độ cao 1280 m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Khi vật có vận tốc là 40 m/s thì vật ở vị trí cách mặt đất

A. 1000 m. B. 1200 m.

C. 800 m. D. 900 m.

Câu 96. Một hòn đá được thả rơi tự do từ tầng 2 của một tòa nhà chung cư ở độ cao h thì thời gian hòn đá rơi đến khi chạm đất là 2 s. Nếu người ấy thả hòn đá đó từ tầng 32 của tòa nhà chung cư trên ở độ cao h với h’ = 16h thì thời gian rơi của hòn đá là

A. 6 s. B. 12 s.

C. 8 s. D. 10 s.

(11)

11

Câu 97. Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h so với mặt đất. Cho g = 10 m/s2. Thời gian vật rơi hết độ cao h là 8 s. Tốc độ của vật khi vật chạm đất là

A. 80 m/s B. 50 m/s.

C. 70 m/s. D. 60 m/s.

Câu 98. Một vật được thả rơi từ độ cao 1280 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất là

A. 120 m/s. B. 130 m/s.

C. 140 m/s. D. 160 m/s.

Câu 99. Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 80 m xuống đất. Lấy g = 10m/s2. Thời gian vật rơi từ lúc thả đến khi chạm đất là

A. 4 s. B. 3 s.

C. 1,5 s. D. 5 s.

Câu 100. Thả một vật rơi tự do từ một tòa tháp. Cho g = 10 m/s2. Sau 20 s kể từ lúc thả thì vật chạm đất. Độ cao của vật sau khi vật thả được 4 s là

A. 1920 m. B. 1290 m.

C. 2910 m. D. 1029 m.

Câu 101. Thả một vật rơi tự do từ một tòa tháp. Cho g = 10 m/s2. Sau 20 s kể từ lúc thả thì vật chạm đất. Độ cao của tòa tháp là

A. 4000 m. B. 3000 m.

C. 2000 m. D. 1000 m.

Câu 102. Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h so với mặt đất. Cho g = 10 m/s2. Tốc độ của vật khi chạm đất là 60 m/s. Giá trị của h là

A. 160 m. B. 180 m.

C. 160 m. D. 170 m.

Câu 103. Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h so với mặt đất. Cho g = 10 m/s2. Tốc độ của vật khi chạm đất là 60 m/s. Quãng đường vật rơi trong giây thứ tư là

A. 35 m. B. 53 m.

C. 25 m. D. 52 m.

Câu 104. Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h so với mặt đất. Cho g = 10m/s2. Thời gian vật rơi hết độ cao h là 8 s. Quãng đường vật rơi trong giây cuối trước khi chạm đất là

A. 75 m. B. 57 m.

C. 70 s. D. 60 m.

Câu 105. Một vật rơi tự do từ độ cao h. Sau 10 s kể từ lúc thả thì vật tiếp đất. Lấy g = 10m/s2. Quãng đường vật rơi trong 2 s cuối là

A. 160 m. B. 150 m.

C. 180 m. D. 170 m.

Câu 106. Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h. Biết rằng trong 7 s cuối cùng vật rơi được 385 m. Cho g = 10 m/s2. Giá trị của h là

A. 405 m. B. 504 m.

C. 500 m. D. 450 m.

Câu 107. Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h. Biết rằng trong 7 s cuối cùng vật rơi được 385 m. Cho g = 10 m/s2. Quãng đường vật rơi trong giây thứ 6 là

A. 75 m. B. 55 m.

C. 45 m. D. 65 m.

Câu 108. Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h. Biết rằng trong 7s cuối cùng vật rơi được 385 m. Cho g = 10m/s2. Thời gian để vật rơi 85 m cuối cùng là

A. 3 s. B. 2 s.

C. 4 s. D. 1 s.

Câu 109. Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Biết rằng trong 2 s cuối cùng vật rơi được đoạn bằng 1

4 độ cao h ban đầu. Lấy g = 10m/s2. Thời gian vật rơi từ độ cao h đến khi chạm đất là A. 19 s. B. 20 s.

C. 21 s. D. 22 s.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Một xe ô tô bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,5m/s 2 đúng lúc một xe máy chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h vượt qua nó.Xác định thời điểm

Câu 24: Một ô tô đang chạy với tốc độ thì người lái đạp phanh, từ thời điểm đó ô tô chuyển động chậm dần đều với vận tốc , trong đó là khoảng thời gian tính bằng giây, kể từ lúc bắt

- Như vậy, giai đoạn 1, vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu bằng 0, với gia tốc có độ lớn 0,4 m/s 2 đến vị trí P nào đó, khi đó tại P vật có

Câu 1: (4 điểm) Một mô-tô đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 6 m/s thì tăng tốc chuyển động nhanh dần đều.. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn

Chú ý: Cần xem lại phần “Kiến thức cần nắm vững” để xác định chính xác dấu của vận tốc và gia tốc Ví dụ 3: Một xe buýt bắt đầu rời bến chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1

Câu 3 (2,0 điểm) Một ôtô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với vận tốc 18 km/h thì tăng tốc chuyển động thẳng nhanh dần đều sau khi đi được quãng đường 50 m thì đạt

Chọn câu trả lời đúng Một ôtô đang chạy với vận tốc không đổi 25m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh cho ôtô chạy chậm dần đều .Sau khi chạy được

xe (II) chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu cùng hướng với xe (I). biết khoảng cách ngắn nhất giữa hai xe là 5m. tìm lực kéo của động cơ mỗi xe. Hỏi con tàu