• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: …../…../…..

Ngày dạy: ……/…../……

Tiếng Việt: CÂU CẢM THÁN Thời gian thực hiện: 01 tiết

Tiết PPCT: 93 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Hiểu rõ đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán. Phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác. Nắm vững chức năng của câu cảm thán; biết dùng câu cảm thán phù hợp tình huống giao tiếp.

2. Năng lực:

HS có kĩ năng dùng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp.Kỹ năng sử dụng câu đúng và hay.

3. Phẩm chất:

HS có ý thức trau dồi vốn ngôn ngữ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục đích: Tạo tâm thế hứng thú cho HS khi ôn tập về văn thuyết minh b) Nội dung: Sử dụng kiến thức bản thân thực hiện nhiệm vụ

c) Sản phẩm: Trình bày miệng d) Tổ chức thực hiện:

- Gv: nêu câu hỏi

? Kể tên cá kiểu câu đã được học trong học kỳ 2?

? Cho biết các câu sau đây thuộc kiểu câu nào ? a. Em nên chăm chỉ học tập.

b. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi !

- HS tiếp nhận và trả lời, GV nhận xét đánh giá ->GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đặc điểm hình thức và chức năng

a) Mục đích: Nêu được những hiểu biết của mình về câu cảm thán b) Nội dung: Sử dụng sgk và kiến thức bản thân thực hiện nhiệm vụ c) Sản phẩm: Phiếu học tập của nhóm.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC

(2)

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.

I. Đăc điểm hình thức và chức năng chính.

? Trong các đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán? Dựa vào đâu để xác định đó là câu cảm thán?

- Hỡi ôi lão Hạc! Than ôi! -> Có từ ngữ cảm thán + kết thúc câu bằng dấu!

? Khi đọc câu cảm thán đọc với giọng ntn?

-> Đọc diễn cảm, bộc lộ cảm xúc.

? Câu cảm thán dùng để làm gì?

- Bộc lộ trực tiếp cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói đối với sự vật, sự việc

* GV: Khác với các loại câu khác (cầu khiến, NVấn, trần thuật) Câu cảm thán cảm xúc được biểu thị bằng phương tiện đặc thù là từ ngữ cảm thán, giọng điệu cảm xúc.

? Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng, trình bày kết quả, giải bài toán...có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao?

- Không. Vì các văn bản này dùng ngôn ngữ của tư duy lôgic. Đòi hỏi sự chính xác.

? Trường hợp nào người ta dùng từ ngữ cảm thán?

* Lưu ý: GV lưu ý một số cấu trúc thường gặp của câu cảm thán và một số lưu ý khác

+ Các từ: còn thay, biết bao, xiết bao...đứng sau từ ngữ mà nó bổ sung

+ biết bao người -> chỉ lượng người + đẹp biết bao -> từ ngữ cảm thán

? Qua các ví dụ trên, em hãy cho biết đặc điểm,

1. Phân tích ngữ liệu:

* Câu cảm thán:

a) Hỡi ơi lão Hạc!

b) Than ôi!

- Hình thức nhận biết:

+ Từ ngữ cảm thán: Hỡi ôi, than ôi.

+ kết thúc câu bằng dấu (!) + Đọc diễn cảm

- Mục đích (chức năng):

Bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, viết bằng ngôn ngữ văn chương.

* Lưu ý:

- Các thán từ biểu thị cảm xúc có thể tách thành câu đặc biệt hoặc

(3)

chức năng của câu cảm thán?

- 2 HS nêu -> 1 HS đọc ghi nhớ.

Bài tập nhanh : GV ghi bảng phụ – HS làm theo nhóm.

Thêm từ ngữ cảm thán và dấu chấm than để chuyển đổi câu sau thành câu cảm thán.

a. Anh đến muộn quá.

-> Trời ơi ! Anh đến muộn quá.

b. Những đêm trăng lên.

-> Ôi! Những đêm trăng l

đứng ở đầu câu

- Xác định cảm xúc phải dựa vào từ ngữ cảm thán và nội dung câu

2. Ghi nhớ: SGK (44)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10’)

a) Mục đích: Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập b) Nội dung: Sử dụng kiến thức bản thân thực hiện nhiệm vụ c) Sản phẩm: HS làm vào vở bài tập

d) Tổ chức thực hiện:

- Gv yêu cầu: hoạt động cặp đôi (Bt1), nhóm (BT2), cá nhân (BT3).

- HS tiếp nhận, trả lời bằng cách trình bày miệng:

Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập II. Luyện tập

? Hãy cho biết các câu trong đoạn trích có phải là câu cảm thán không?

- HS làm miệng

Bài tập 1 : Nhận biết câu cảm thán

Các câu cảm thán (có từ ngữ cảm thán, dấu chấm than)

a)Than ôi! Lo thay! Nguy thay!

b) Hỡi ....ơi!

c) Chao ôi...mình thôi!

- Dấu chấm hỏi ở cuối câu.

Bài tập 2,3

Thảo luận: Nhóm bàn Cách thức:

Bài tập 2

Các câu đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc

(4)

+ Bước 1: Giao nhiệm vụ - Thời gian: 5 phút

Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn.

Nội dung: ? Phân tích cảm xúc thể hiện trong những câu sau ?

Phân công: làm theo nhóm bàn.

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

+ Bước 3: Trao đổi thảo luận.

+ Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức.

a) Lời than thở của người nông dân dưới chế độ phong kiến

b) Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra

c) Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống (trước cách mạng tháng 8)

d) Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế Choắt.

=> Các câu trên không phải là câu cảm thán vì không có hình thức đặc trưng của câu cảm thán.

Bài tập 3: - HS làm ra phiếu học tập

-> Chấm chéo -> Đại diện trình bày -> GV sửa

Bài tập 3 Mẫu:

1) Mẹ ơi, tình mẫu tử thiêng liêng biết bao!

2) Kì diệu thay cảnh mặt trời lúc bình minh!

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’)

a) Mục đích: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn b) Nội dung: Sử dụng kiến thức bản thân thực hiện nhiệm vụ

c) Sản phẩm: Bài viết của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

Bài tập 6: Thảo luận nhóm bàn: 2p

Viết đoạn văn ngắn có ít nhất 2 câu cảm thán.

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’)

- Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học để lập bảng tổng kết . - Phương pháp: thuyết trình.

- Kĩ thuật: trình bày một phút, động não.

Lập bảng hệ thống chức năng và đặc điểm các kiểu câu đã học theo mẫu:

(5)

CÂU CHỨC NĂNG ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC

Nghi vấn Dùng để hỏi ( ch.năng chính)

- Có chứa từ nghi vấn: ai, gì, nào, tại sao, hay...

- Kết thúc bằng dấu hỏi (?)

Cầu khiến Dùng để yêu cầu, ra lệnh, đề nghị, khuyên bảo

- Có chứa từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào...

- Kết thúc bằng dấu chấm than(!) hoặc dấu chấm (.)

Cảm thán

Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, viết

(trong giao tiếp và văn chương)

- Có chứa từ cảm thán: Ôi, than ôi, hỡi ôi...

- Kết thúc bằng dấu chấm than (!)

*Rút kinh nghiệm:

...

...

...

---

Tiếng Việt: CÂU TRẦN THUẬT Thời gian thực hiện: 01 tiết

Tiết PPCT: 94 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Hiểu rõ đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật. Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác.

2. Năng lực:

HS có kĩ năng dùng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.Năng lực sử dụng câu đúng và hay.

3. Phẩm chất:

HS có ý tình yêu Tiếng Việt; có ý thức trau dồi vốn ngôn ngữ Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên:

(6)

- Kế hoạch bài học.

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục đích: Tạo tâm thế hứng thú cho HS

b) Nội dung: Sử dụng sgk và kiến thức bản thân thực hiện nhiệm vụ c) Sản phẩm: Trình bày miệng

d) Tổ chức thực hiện:

- GV treo bảng phụ ghi đoạn hội thoại của 2 HS.

Trên đường đi học về, An hỏi Quỳnh:

- Bài viết tập làm văn số 5 vừa rồi bạn được mấy điểm ? - Mình được 9 điểm.

- Ôi, điểm cao thế!

- Điểm của bạn cũng cao mà…

? Dựa vào kiến thức đã được học về kiểu câu chia theo mđ nói, em hãy xác định kiểu câu của 4 câu hội thoại trên? Dựa vào đâu để em xác định câu trên ?

- Dự kiến sản phẩm:

+ Bài viết tập làm văn số 5 vừa rồi bạn được mấy điểm ?(câu nghi vấn) + Mình được 9 điểm. (câu trần thuật - có thể không xđ được)

+ Ôi, điểm cao thế! (câu cảm thán)

+ Điểm của bạn cũng cao mà…(câu trần thuật - có thể không xđ được)

HS có thể trả lời được câu nghi vấn và cảm thán dựa vào đặc điểm hình thức và chức năng, còn câu trần thuật có thể không...

=> GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đặc điểm hình thức và chức năng

a) Mục đích: Nêu được những hiểu biết của mình về câu trần thuật b) Nội dung: Sử dụng sgk và kiến thức bản thân thực hiện nhiệm vụ c) Sản phẩm: Phiếu học tập nhóm

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính

I. Đăc điểm hình thức và chức năng chính.

GV treo (chiếu) bảng phụ – HS đọc VD

? Những câu nào trong ví dụ không mang đặc điểm của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán?

-> Chỉ có 1 câu cảm thán - câu (d): Ôi Tào Khê!

? Những câu này dùng để làm gì?

VD (a):

1. Phân tích ngữ liệu:

* Đặc điểm:

- Câu a, b, c: Không có dấu hiệu hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán

- Câu (d): chỉ có câu: Ôi! Tào Khê

(7)

- Câu 1, 2: Trình bày những suy nghĩ của người viết về truyền thống của dân tộc ta

- Câu 3: Nhắc nhở trách nhiệm của người sống. VD (b):

- Câu 1: Dùng để kể – tả.

- Câu 2: thông báo

VD (c): Miêu tả ngoại hình cai tứ: Độ tuổi, đặc điểm, nét mặt

VD (d): Trừ câu đầu (1)

- Câu 2: Dùng để nhận định.

- Câu 3: bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

* GV: Các câu trên gọi là câu trần thuật.

? Em hiểu như thế nào về câu trần thuật? nêu đặc điểm, chức năng của câu trần thuật?

GV: Ngoài chức năng thông tin thông báo câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc.

? Em có nhận xét gì về cách sử dụng dấu câu ? Câu thường được kết thúc bằng dấu câu nào ? * Lưu ý: Khi câu trần thuật dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc...được biểu thị bằng tình thái từ hoặc dấu (!)

VD: Con đi ạ! Cậu này khá!

? Phần ghi nhớ yêu cầu chúng ta nắm được kiến thức nào về câu trần thuật ?

- 1 HS đọc ghi nhớ (46)

? Trong các kiểu câu đã học, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao?

-> Câu trần thuật.Vì nó thỏa mãn nhu cầu trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm của con người ở tất cả các mục đích giao tiếp cũng như văn bản khác nhau đều có thể sử dụng câu trần thuật.

là câu cảm thán.

* Chức năng: Các câu trên được dùng để:

- Trình bày suy nghĩ, nhận định, Kể, tả, thông báo, miêu tả, biểu cảm.(cung cấp các thông tin) - Yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc

- Khi viết thường dùng dấu chấm, dấu chấm lửng hoặc chấm than.

2. Ghi nhớ: SGK (46)

Câu trần thuật: Là kiểu câu cơ bản dùng phổ biến trong giao tiếp. Là câu không có dấu hiệu hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm

(8)

Bài tập nhanh: GV ghi bảng phụ, HS thảo luận nhóm bàn.

Cho biết chức năng của câu trần thuật sau đây?

A. Rắn là loài bò sát không chân.

=> Thông tin K.học.

B. Một người vừa cởi áo mưa vừa làm quen với chúng tôi. => thông tin miêu tả.

C. Chúng ta phải thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. => Yêu cầu.

D. Buổi chia tay cuối năm học cứ bâng khuâng 1 nỗi buồn. => Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

thán...

dùng để:

- Trình bày suy nghĩ, nhận định, Kể, tả, thông báo, miêu tả, biểu cảm.(cung cấp các thông tin) - Chức năng khác : Dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc

- Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm lửng hoặc chấm than.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục đích: Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập b) Nội dung: Sử dụng kiến thức bản thân thực hiện nhiệm vụ c) Sản phẩm: HS làm vào vở bài tập.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thực hiện: hoạt động cặp đôi (Bt1,3), nhóm (BT2,4), cá nhân (BT5)

1. Bài tập 1:

Cả 3 câu đều là câu trần thuật.

+ C1: dùng để kể.

+ C2;3: bộc lộ tình cảm, cảm xúc của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt.

2. Bài tập 2 :

+ Nguyên tác : câu nghi vấn.

+ Dịch: câu trần thuật.

=> Cả hai câu đều diễn đạt một ý nghĩa, đêm trăng đẹp gây xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm điều gì đó.

Nhưng câu dịch đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối được thể hiện ở lời tự hỏi “biết làm thế nào?”. Câu thơ dịch “Khó hững hờ” cho thấy nhân vật trữ tình quá bình thản chứ không rung cảm mạnh mẽ như trong người Bác.

3. Bài tập 3 : a, Câu cầu khiến.

b, Câu nghi vấn.

c, Câu trần thuật.

=> Cả ba câu có chức năng giống nhau dùng để cầu khiến.

- Về ý nghĩa: câu b, c thể hiện ý cầu khiến (đề nghị) nhẹ nhàng, nhã nhặn và lịch sự hơn câu (a).

(9)

4. Bài tập 4:

- Tất cả đều là câu trần thuật:

+ Câu a và 2b ý cầu khiến.

+ Câu 1b trần thuật- kể.

5. Bài tập 5 :

+ Viết bài (bảng phụ).

+ Yêu cầu: viết đúng chủ đề.

+ Sử dụng bấn kiểu câu đã học một cách chính xác, hợp lí.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục đích: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn b) Nội dung: Sử dụng kiến thức bản thân thực hiện nhiệm vụ

c) Sản phẩm: Bài viết của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu bài 6: Viết 1 đoạn đối thoại ngắn (Giữa GV với hs hoặc hs với hs...) có sử dụng cả 4 kiểu câu đã học (chỉ rõ từng kiểu câu)?

VD đoạn văn:

Trên đường đi học về, Lan và An đang nói chuyện bỗng Lan reo to:

- Ôi, hoa súng nở đẹp quá ! (câu cảm thán) - Hoa ở đâu ? (câu nghi vấn)

- Phía ao bên kia kìa. (câu trần thuật) - Cậu lội xuống hái đi ! (câu cầu khiến)

*Rút kinh nghiệm:

...

...

...

--- Tập làm văn:

LUYỆN VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH Thời gian thực hiện: 02 tiết

Tiết PPCT: 95,96 I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Kiểm tra việc nắm lí thuyết và kiểu bài văn thuyết minh của học sinh.

- Củng cố kiến thức về văn học kiến thức văn thuyết minh (tập làm văn).

2. Năng lực

- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng và kiểu bài thuyết minh.

- Khảo sát, bao quát một số kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ văn 8 theo tích hợp Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh.

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản bản thân.

(10)

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, quản lí thời gian…

3. Phẩm chất

Giáo dục ý thức tự giác trong học tập và tình cảm qua cảm nhận của người viết.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đặc điểm hình thức và chức năng

a) Mục đích: Nêu được những hiểu biết của mình về câu trần thuật b) Nội dung: Sử dụng sgk và kiến thức bản thân thực hiện nhiệm vụ c) Sản phẩm: Phiếu học tập nhóm

d) Tổ chức thực hiện:

I. Dàn Ý Chung Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh 1. Mở bài

- Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Danh lam thắng cảnh mà em định giới thiệu.

- Cảm nghĩ khái quát của em về danh lam thắng cảnh đó.

2. Thân bài

a) Giới thiệu khái quát:

- Vị trí địa lí, địa chỉ - Diện tích

- Phương tiện di chuyển đến đó - Khung cảnh xung quanh

b) Giới thiệu về lịch sử hình thành:

- Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành - Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác (nếu có) c) Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật

- Cấu trúc khi nhìn từ xa...

- Chi tiết cụ thể...

d) Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của danh lam thắng cảnh đó đối với:

- Địa phương...

- Đất nước...

- Du khách nước ngoài…

(11)

3. Kết bài

- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của đối tượng thuyết minh.

- Nêu cảm nghĩ của bản thân.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục đích: Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập b) Nội dung: Sử dụng kiến thức bản thân thực hiện nhiệm vụ c) Sản phẩm: HS làm vào vở bài tập.

d) Tổ chức thực hiện:

1. Phát đề cho học sinh

Đề bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của địa phương em.

2. HS làm bài 3. Kỹ năng làm bài

- GV: Yêu cầu HS thực hiện làm bài đúng về nội dung đẹp, khoa học về hình thức

* Trả lời tốt phần lý thuyết

* Viết đúng quy trình một bài văn

- Đọc kĩ đề làm bài đúng yêu cầu 4 bước:

- Tìm hiểu đề, tìm ý (định hướng văn bản) - Lập dàn ý.

- Viết văn bản thuyết minh.

- Đọc lại bài viết và sửa chữa

4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới (1’)

* Đối với bài cũ

- GV thu bài, nhận xét ý thức viết bài của HS trong giờ.

- Nhắc lại cách viết bài văn thuyết minh.

* Đối với bài mới

Chuẩn bị: Đọc thêm: Chiếu dời đô.

+ Tập đọc diễn cảm

+ Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm

(12)

+ Trả lời câu hỏi phần Đọc - hiểu văn bản(đọc và trả lời câu hỏi phần: Đọc - hiểu văn bản trong sgk)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a) Mục đích: Hs Giới thiệu nhiệm vụ và cách tiến hành xác định khoảng cách... b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV..

 Chuyển giao nhiệm vụ: Đọc SGK và trả lời câu hỏi; Phát phiếu học tập số 2, Giao yêu cầu cho các nhóm trả lời hai ý được bao hàm trong phiếu ( Cho ví dụ máy tính

Chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi: Các em hãy dựa vào kiến thức bản thân, nêu những hiểu biết về động vật nguyên sinh Thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ

- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm 4 và giao nhiệm vụ: Giới thiệu về bản thân với các bạn trong nhóm. - GV cho HS đổi nhóm để các em có thể làm quen

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Ra-bin-đơ -ra-nát Ta-go và xuất xứ của bài thơ..

Thực hiện nhiệm vụ HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm, tiến hành thảo luận và hoàn thành yêu cầu GV.. GV theo dõi, giúp

Thực hiện nhiệm vụ HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.. GV theo dõi và giúp đỡ các

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh... Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và