• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đọc bản đồ tự nhiên

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đọc bản đồ tự nhiên"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 7 Cách đọc các dạng bản đồ

1. Đọc bản đồ tự nhiên:

* Địa hình – khoáng sản:

– Địa hình: Dựa vào thang phân tầng độ cao kết hợp các kí hiệu trên bản đồ, xác định các dạng địa hình, phân bố. Đối với địa hình trên bản đồ, có các dạng tìm tên, xác định vị trí, nhận định…

+ Núi: Kể tên các dãy núi, đỉnh núi cao, xác định vị trí (thuộc quốc gia, khu vực nào), hướng núi, độ cao trung bình.

+ Cao nguyên, sơn nguyên: kể tên các cao nguyên, sơn nguyên, vị trí của các cao nguyên, sơn nguyên.

+ Đồng bằng: Kể tên các đồng bằng, vị trí của các đồng bằng.

+ Nhận định chung về địa hình trên bản đồ

– Khoáng sản: Nhận xét chung về đặc điểm của tài nguyên khoáng sản, kể tên các loại khoáng sản, phân bố.

* Sông ngòi:

– Nhận diện kí hiệu: Là những đường màu xanh trên bản đồ.

– Nhận xét chung về đặc điểm của sông ngòi khi phân tích.

– Xác định vị trí của sông – Bắt nguồn từ đâu, đổ ra đâu – Hướng chảy của sông

– Tìm mối quan hệ của sông ngòi với địa hình

* Khí hậu:

Bản đồ khí hậu là bản đồ phức tạp, gồm nhiều yếu tố khác nhau trên bản đồ như kiểu khí hậu, vùng khí hậu, bão, gió, nhiệt độ, lượng mưa…

– Xác định được các đới khí hậu, kiểu khí hậu.

– Đọc tên các loại gió, hướng gió, phạm vi tác động, tính chất, tần suất hoạt động – Xác định được phạm vi hoạt động của bão, tháng hoạt động, tần suất hoạt động.

– Đọc được các biểu đồ trên bản đồ, từ đó rút ra đặc điểm khí hậu của một số địa phương, kết hợp với bản đồ địa hình, giải thích nguyên nhân.

– Xác định được nhiệt độ, lượng mưa ở các khu vực

(2)

* Cảnh quan:

– Kể tên các cảnh quan chính – Xác định được vị trí.

– Kết hợp với bản đồ địa hình, khí hậu giải thích 2. Bản đồ kinh tế – xã hội:

* Bản đồ hành chính:

Xác định vị trí của các quốc gia

* Bản đồ dân cư

– Kể tên, xác định vị trí của các đô thị lớn.

– Xác định được những nơi tập trung đông dân, thưa dân; những nơi mật độ dân số cao, mật độ dân số thấp.

– Kết hợp với các dạng bản đồ tự nhiên giải thích

– Phân tích các biểu đồ trên trang bản đồ để có thể trình bày được đặc điểm dân số.

* Bản đồ kinh tế:

Trên bản đồ kinh tế thể hiện các nội dung về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

– Nông nghiệp: Xác định được các vùng nông nghiệp (trồng trọt, đồng cỏ, rừng…), xác định được vị trí của các cây trồng, vật nuôi ở các khu vực, các quốc gia.

– Công nghiệp: Kể tên được các trung tâm công nghiệp, xác định được vị trí của các trung tâm công nghiệp; những vùng khai thác khoáng sản (phát triển công nghiệp khai khoáng), vị trí của các ngành công nghiệp.

– Dịch vụ: phân tích biểu đồ xuất nhập khẩu, xác định được vị trí các sân bay, hải cảng, điểm du lịch.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi những địa mảng lớn: mảng Thái Bình Dương, mảng Âu- Á, mảng Ấn Độ, mảng Nam Cực, mảng Phi, mảng Nam Mĩ, mảng Bắc Mĩd. - Các dãy núi cao,

1. Châu Á Đới khí hậu cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.. Châu Âu Đới khí hậu cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt. Châu Phi

- Những mỏ khoáng sản nhiên liệu chính: mỏ dầu khí Tiền Hải, mỏ than Cẩm Phả, mỏ than Vàng Danh, mỏ than nông Sơn và các mỏ dầu khí: Hồng Ngọc, Đại Hùng, Rạng

- Đặc điểm địa hình đồng bằng duyên hải miền Trung: có tổng diện tích khoảng 15000 nghìn km² và chia thành nhiều đồng bằng nhỏ bởi các dãy núi chạy theo hướng tây -

Dựa vào kiến thức đã học, em hãy so sánh và đưa ra nhận xét về những điểm khác nhau của hai lát cắt (các sườn núi, đường chia nước, bộ phận địa hình trên lãnh thổ

- Sự đa dạng của địa hình nước ta, nhất là độ cao và hướng của các dãy núi lớn đã góp phần quan trọng hình thành nhiều vùng khí hậu, nhiều kiểu khí hậu khác nhau..

- Vì ở miền Bắc có mùa đông biểu hiện rõ nhất, do vậy thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa (xuân, thu) ở đây cũng thể hiện rõ nét nhất...

❖ (2)Ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ, đó là………..... Apatit