• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tiếng Việt 5 - Cuối HK I - Năm học 2016-2017

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tiếng Việt 5 - Cuối HK I - Năm học 2016-2017"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ A

Họ và tên: ………

Lớp: 5

Thứ……… ngày …… tháng…… năm 2016.

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5

(KIỂM TRA ĐỌC) Năm học 2016 - 2017 (Thời gian làm bài: 30 phút)

Đọc tiếng: Điểm Nhận xét của giáo viên

………

.……….

………...

GV chấm

Đọc hiểu:

I. Đọc thành tiếng (5 điểm).

II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm).

* Đọc thầm câu chuyện sau:

DÒNG SÔNG VÀ SUỐI NGUỒN

Có một dòng sông xinh xắn, đáy nước soi cả trời mây lồng lộng. Ban đêm, mặt nước lấp lánh trăng sao. Dòng sông ấy là con của bà mẹ suối nguồn.

Lớn lên, dòng sông từ biệt mẹ để về xuôi. Từ lúc xa con, mẹ suối nguồn luôn lo lắng. Bà tưởng tượng ra bao nhiêu ghềnh thác, vực thẳm mà đứa con gặp phải và nghĩ:

“Ôi, đứa con bé bỏng của ta!”.

Dòng sông thì vẫn say sưa trôi về phía trước. Càng đi, tầm mắt càng mở rộng. Hai bên bờ, làng mạc trù phú. Những mái ngói rực lên trong nắng mai. Ngờm ngợp, xa xanh là những đồng ngô, bãi mía. Gió thổi lao xao. Đây đó, từng đàn trâu thung thăng gặm cỏ.

Trẻ chăn trâu chơi trò trận giả reo hò náo động cả bãi sông.

Cho đến khi gặp biển, dòng sông bỗng giật mình nghĩ đến mẹ. Nó ứa nước mắt, thốt lên: “Ước gì ta được về thăm mẹ một lát!”.

Từ trên trời cao, một đám mây lớn sà xuống, mỉm cười, nói:

- Đừng buồn, tôi sẽ giúp bạn. Nào, hãy bám chắc vào cánh tôi nhé!

Đám mây trở nên nặng trĩu bởi vô vàn hạt nước nhỏ li ti. Nhằm hướng thượng nguồn, đám mây cõng bạn bay tới. Khi đã trông rõ cánh rừng đại ngàn, đám mây khẽ lắc cánh, nói:

- Chúng mình chia tay ở đây thôi. Bạn hãy về thăm và xin lỗi mẹ. Trên đời này, không có gì sánh nổi lòng mẹ đâu!

Những giọt nước nối đuôi nhau rơi xuống mau dần, rồi ào ạt thành cơn mưa.

Mẹ suối nguồn nhận ra bóng dáng đứa con thân yêu. Bà sung sướng dang tay đón con. Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau, mừng mừng tủi tủi.

(Theo Nguyễn Minh Ngọc)

*Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau.

1. Câu chuyện có mấy nhân vật?

a. Hai nhân vật (Đó là: ...) b. Ba nhân vật (Đó là: ...) c. Bốn nhân vật (Đó là: ...)

(2)

2. Dòng sông từ biệt mẹ suối nguồn để làm gì?

a. Để về xuôi gặp biển.

b. Để dạo chơi đây đó.

c. Để vui cùng bọn trẻ.

3. Dòng sông làm thế nào để gặp lại được người mẹ thân yêu?

a. Biến thành những hạt nước nhỏ li ti, nhờ cơn gió thổi tới nơi mẹ ở.

b. Biến thành những hạt nước nhỏ li ti, nhờ đám mây cõng tới nơi mẹ ở.

c. Biến thành những hạt nước nhỏ li ti, làm cơn mưa rơi xuống nơi mẹ ở.

4. Câu chuyện nêu lên được điều gì có ý nghĩa?

a. Lòng mẹ thật bao la, rộng lớn và đẹp đẽ.

b. Tình bạn thật bao la, rộng lớn và đẹp đẽ.

c. Tình mẫu tử bao la, rộng lớn và đẹp đẽ.

5. Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ “sung sướng”?

a. cực khổ, đau khổ, gian khổ, vui sướng, khổ sở.

b. cực khổ, đau đớn, gian khó, khổ cực, khổ sở.

c. cực khổ, đau khổ, gian khổ, khổ cực, khổ sở.

6. Dòng nào dưới đây gồm 4 từ láy có trong đoạn 3 (“Dòng sông... bãi sông.”)?

a. say sưa, ngờm ngợp, lao xao, thung thăng.

b. say sưa, ngờm ngợp, thung thăng, làng mạc.

c. say sưa, ngờm ngợp, trù phú, thung thăng.

7. Có mấy quan hệ từ trong câu “Dòng sông thì vẫn say sưa trôi về phía trước.”?

a. 1 quan hệ từ. (Đó là từ: ...) b. 2 quan hệ từ. (Đó là các từ: ...) c. 3 quan hệ từ. (Đó là các từ : ...) 8. Chủ ngữ của câu : “Trẻ chăn trâu chơi trò trận giả hò reo náo động cả bãi sông.”

là những từ ngữ nào?

a. Trẻ chăn trâu

b. Trẻ chăn trâu chơi trò trận giả

c. Trẻ chăn trâu chơi trò trận giả hò reo

9. Gạch chân dưới các tính từ có trong câu văn sau :

Có một dòng sông xinh xắn, đáy nước soi cả trời mây lồng lộng.

10. Hãy viết một câu văn để nói suy nghĩ của em về mẹ suối nguồn trong câu chuyện trên. Trong câu có sử dụng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ.

...

...

(3)

PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ A

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5

Năm học 2016 - 2017 (KIỂM TRA VIẾT) Thời gian làm bài: 50 phút

I. Chính tả (5 điểm): Nghe viết - 15 phút Sa Pa

Sa Pa nằm ở lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn. Giống như Đà Lạt của Tây Nguyên, Sa Pa là vườn hoa trái ôn đới giữa thiên nhiên Việt Nam nhiệt đới, là đất của rừng già và chim thú, lắm thác và mây, một nơi nghỉ mát kì thú.

Sa Pa một năm có thể thấy cả bốn mùa. Mùa thu, trời đất mờ ảo trong mây. Mùa đông, có năm tuyết phủ trắng núi rừng. Mùa xuân, hoa nở khắp triền núi và vườn nhà.

Mùa hè, không khí trong lành mát rượi.

Theo Lãng Văn

II. Tập làm văn (5 điểm) - 35 phút

* Đề bài: Em hãy tả một người mà em yêu quý nhất.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đã không biết bao nhiêu buổi chiều tôi và bạn đứng ngẩn ngơ nhìn những bông hoa tím đang chuyển sang màu tím nhạt, rồi màu trắng.... Con gái chúng mình hình như đứa

- Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên các đám mây.. - Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống

Mặc dù cuộc sống khổ cực nhưng thanh niên Việt Nam vẫn vượt qua mọi khó khăn, hăng say học tập, mong được mau chóng trở về nước để cứu nước.. Câu 4 (1 điểm): Điền số

(b) Một loại kí sinh trùng. b) Để người lạ vào nhà. c) Nhận quà hoặc sự giúp đỡ của người khác mà không rõ lí do. d) Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ.. Nêu 2 việc

Cho 3 mảnh gỗ hình chữ nhật có kích thước như nhau và chiều dài mỗi mảnh gấp 3 lần chiểu rộng.. Ghép 3 mảnh gỗ đó ta được một hình vuông có chu

- Quá trình tạo thành mây, mưa: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây.. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước

Có nhiều hạt kết tụ nhỏ xuất hiện trên bề mặt của các hạt bát diện (Hình 2c). Các hạt nhỏ li ti này có thể là các mầm tinh thể của Zn-BTC bắt đầu lớn lên trên bề

Vì sao khi kích thích một điểm trên cơ thể, động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng.. Vì xung thần kinh xuất hiện lan ra một