• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Đường vào trung tâm vũ trụ | Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Đường vào trung tâm vũ trụ | Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Đường vào trung tâm vũ trụ

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Nêu hiểu biết của em về hệ Mặt Trời.

Trả lời:

Hệ Mặt Trời gồm có 8 hành tinh quay quanh. Đó là sao Thuỷ, sao Hoả, sao Kim, Trái đất, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương.

Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Tìm đọc và trình bày trước lớp một vài thông tin cơ bản về người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến bay vào vũ trụ.

Trả lời:

Người đầu tiên bay vào vũ trụ là người Nga có tên là Yuri Aleksetevich Gagarin (1934 – 1968). Ngày ông bay vào vũ trụ là ngày 12 tháng 4 năm 1961 trên con tàu vũ trụ Vostok 1. Sau chuyến bay, ông được mọi người biết đến nhiều hơn và đạt rất nhiều huân chương và danh hiệu cao quý.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Hình dung: Hình ảnh con ngựa có cánh.

- Được thả ở trong rừng, đủ thông minh để biết tự bảo vệ mình.

2. Theo dõi: Đặc điểm của hòn đá Ôm-phe-lốt.

- Hòn đá được điêu khắc và chạm trổ tinh vi. Nhưng theo lời của nhân vật tôi thì hòn đá là một tác phẩm bình thường, có thể chỉ là bản cóp – pi.

3. Hình dung: Không gian trung tâm vũ trụ.

- Một thung lũng lọt thọt dưới những núi đá cao vời vợi, không biết đến tận cùng.

Là một nơi không có mây, ko có mặt trời, không có trăng sao, không có gì cả. Xung được thắp sáng bằng bột lân tinh.

4. Theo dõi: Tâm Trái Dất theo như miêu tả của Giuyn Véc-nơ.

(2)

- Giống như một bảo tàng sống động, lưu giữ tất cả những gì đã biến mất khỏi mặt đất: cây nấm cổ đại khổng lồ, những con khủng long từ thời tiền sử, những con chim điện quý hiếm, …

5. Hình dung: Không gian khu rừng cổ sinh với những sinh vật kì lạ.

- Nơi này có những ngọn cây rất cao. Nhìn từ trên cao có thể nhìn thấy con khủng long Spi – nô – sô – rớt Ê – gip – ti – cớt. Nó đang ăn thịt một con voi ma mút.

* Sau khi đọc

Nội dung chính “Đường vào trung tâm vũ trụ”:

Văn bản kể về hành trình đi vào trung tâm vũ trụ của ba nhân vật: người kể chuyện, Thần Đồng, Thần Thoại. Ba nhân vật cùng đi tìm chìa khoá dẫn đến cánh cổng vào trung tâm vũ trụ và khám phá ra được biết bao điều thú vị tại nơi đây.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Câu chuyện xảy ra trong những không gian nào? Em hãy kể tóm tắt những diễn biến chính của câu chuyện.

Trả lời:

(3)

- Câu chuyện xảy ra trong những không gian: trong rừng, trong bảo tàng, trong đền thờ, trong trung tâm vũ trụ.

- Những diễn biến chính của câu chuyện:

+ Ba nhân vật dừng chân ở phía bên kia và trốn vào trong rừng, sau đó Thần Đồng rủ cả đội xuống bảo tàng dưới chân núi, nơi trưng bày bức tượng Nhân sư quý giá.

+ Thần Đồng đọc được một cuốn sách nói về nơi đặt hòn đá trung tâm của vũ trụ.

+ Đêm xuống, ba nhân vật cùng vào đền thờ để tìm manh mối.

+ Thần Đồng và nhân vật tôi phát hiện ra một cái hố. Đó chính là nơi lắp hòn đá Ôm – phe – lốt.

+ Thần Đồng ngay lập tức cưỡi Thần Thoại đi tới Bảo tàng khu di tích Delphi bỏ lại nhân vật tôi ở lại.

+ Thần Đồng quay trở lại với hòn đá và cả ba nhân vật cùng bước vào trung tâm của vũ trụ với biết bao điều kì lạ.

Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Kể tên các nhân vật xuất hiện trong văn bản và nêu ấn tượng của em về một nhân vật dị thường trong số đó.

Trả lời:

- Các nhân vật xuất hiện trong văn bản: Thần Đồng, Thần Thoại và nhân vật tôi.

- Trong số đó có một nhân vật dị thường. Đó là Thần Thoại, một chú ngựa màu trắng, có đôi cánh dài rộng.

Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Theo lời nhân vật người kể chuyện, nhà văn Giuyn Véc-nơ đã miêu tả không gian Tâm Trái Đất như thế nào? Giữa Tâm Trái Đất với Tâm Vũ Trụ có mối liên hệ gì?

Trả lời:

- Theo lời nhân vật người kể chuyện, nhà văn Giuyn Véc – nơ đã miêu tả không gian tâm Trái đất: “những cây nấm cổ đại khổng lồ, những con khủng long từ thời tiền sử, những con chim điện quý hiếm, …”

(4)

- Tâm Trái Đất cũng có những sinh vật kì lạ giống với Tâm Vũ Trụ mà các nhân vật đang chứng kiến.

Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

“Bước nhảy không gian” kì diệu đã đưa các nhân vật chính trở lại với khoảng thời gian nào?

Trả lời:

- “Bước nhảy không gian” kì diệu đã đưa các nhân vật chính trở lại với khoảng thời gian cổ đại.

Câu 5 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Em hãy hình dung không gian thảo nguyên ở cuối văn bản, tiếp tục tưởng tượng thêm những loài sinh vật kì lạ sống ở đó và miêu tả bằng lời của mình.

Trả lời:

- Đột nhiên, trên trời xuất hiện những sinh vật vừa giống như cá, vừa lại giống như chim. Chúng cứ bay lượn trên bầu trời trong xanh như muốn biểu diễn một tiết mục nghệ thuật.

- Đằng xa, có một đàn thiên nga với đủ loại màu sắc đang bơi dưới hồ nước trong xanh.

Câu 6 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Em có thích ý tưởng về công nghệ gen được đề cập tới trong văn bản không? Em suy nghĩ gì nếu công nghệ gen đó trở thành hiện thực?

Trả lời:

- Em rất thích ý tưởng về công nghệ gen được đề cập tới trong văn bản. Em nghĩ nếu công nghệ gen trở thành hiện thực, thì rất nhiều loài sinh vật có thể được lai tạo.

* Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

(5)

Hãy tưởng tượng em sở hữu phát minh “bước nhảy không gian”. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) kể về không gian em định tới (không gian vũ trụ, Tâm Trái Đất hoặc các hành tinh khác).

Đoạn văn tham khảo:

Nếu tưởng tưởng bản thân có thể thực hiện “bước nhảy không gian” thì em sẽ tới không gian của thế giới tương lai. Tại nơi đây, em được ngắm nhìn những phát minh vĩ đại nhất của con người, nơi máy móc là công cụ đắc lực cho đời sống. Vừa đặt chân tới thế giới tương lai, em sẽ được một cô người máy biết nói dẫn đi tham quan khắp thành phố. Sau đó, em được ăn những món ăn ngon do chính những bàn tay bằng sắt thực hiện, em không phải chờ đợi quá lâu. Ăn xong, em được đi lên máy bay không người lái đến thế giới thuỷ sinh, nơi con người nghiên cứu và cho phối gen những loài động vật kì lạ, đầy thú vị

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Liệt kê những câu văn thể hiện tư duy lô-gíc đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng trong đoạn kể lại những phán đoán của nhân vật giáo sư Pi-e A-rôn-nác – người

Trong hệ thống truyện thần thoại của Việt Nam về sự sáng lập vũ trụ, truyện Thần Trụ trời được coi như truyện mở đầu, tiếp theo đó là các truyện về các thần khác

Tuỳ theo mức độ tham gia vào mạch vận động cốt truyện, người kể chuyện ngôi thứ nhất có thể là nhân vật chính, nhân vật phụ, người chứng kiến, người kể lại

- Truyện cổ tích thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thể hiện ước mơ đổi thay số phận của chính họ.. Ví dụ: Tấm Cám

- Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời

- Truyện cổ tích thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thể hiện ước mơ đổi thay số phận của chính họ.. Ví dụ: Tấm Cám

A. Soạn bài Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích ngắn gọn : Phân tích bài viết tham khảo: Đóng vai nhân vật kể lại một phần truyện Thạch Sanh. -

Bộ phim có nhiều từ ngữ thêm thắt như các lời thoại của nhân vật, chưa có phần chỉ ra các địa danh mà Thánh Gióng để lại