• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41 Tập 2| Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41 Tập 2| Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Thực hành tiếng Việt trang 41

* Dấu câu

Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Chỉ ra công dụng của dấu chấm lửng trong các trường hợp sau:

a. Nhưng tôi chạm ngay vào một vật rắn. Tôi níu lấy nó. Tôi cảm thấy mình được đưa lên mặt nước và dễ thở hơn... Tôi ngất đi...

b. Chính chúng ta đã biết rõ hơn ai hết tốc độ con tàu này! Muốn đạt tốc độ đó cần có máy móc, muốn điều khiến máy móc, phải có thợ. Từ đó tôi kết luận rằng...

chúng ta đã thoát chết!

c. Chúng tôi lần mò từng ngóc ngách, từ điện thờ thần A-pô-lô đến thánh đường A- then-na P2-rô-nai-a, thậm chí không bỏ sót những vết tích còn lại của đấu trường, rạp hát,... bên bờ suối Cát-xta-líc,

- Tớ nghĩ ta nên quay lại điện thờ thần A-pô-lô, vì trong câu đố có nhắc đến vị thần đội vòng nguyệt quế và nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải bày tỏ lòng thành kính - Tôi kết luận sau khi đã kiểm tra một vòng.

- Có lí! Nhưng mà cái khoản bày tỏ lòng thành kính ấy, cậu bày tỏ đi nhé...

Trả lời:

a. Dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu của câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một nội dung bất ngờ là “Tôi ngất đi”

b. Dấu chấm lửng thể hiện lời nói ngập ngừng: “Từ đó tôi kết luận rằng … chúng ta đã thoát chết!”

c. Dấu chấm lửng thứ nhất phối hợp với dấu phẩy thể hiện sự liệt kê sự vật, hiện tượng. Còn hai dấu chấm lửng còn lạ làm giãn ra nhịp điệu của câu văn.

Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Tìm trong văn bản “Đường vào trung tâm vũ trụ” một câu có dấu chấm lửng với công dụng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của 1 từ ngữ biểu thị nội dung hài hước.

(2)

Trả lời:

- “Chẳng qua chỉ là cái … ổ voi thôi mà! Ai bảo có người “mắt toét”!”

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong các câu sau:

a. Cả Thần Đồng và tôi đều tin “cái rốn” ấy hẳn vẫn còn ở trong đền chứ không thể là hòn đá Ôm-phe-lốt kia.

b. Câu hỏi đầu tiên chạy qua đầu hắn chắc chắn là: Sao có thể lưu giữ được những

“hiện vật” này?

Trả lời:

a. Dấu ngoặc kép biểu thị từ ngữ có hàm ý, ý nói cái rốn ở đây là chỉ cổng vào tâm trái đất.

b. Dấu ngoặc kép biểu thị từ ngữ với hàm ý bao quát những sự vật đã được nhắc tới ở phía trước.

Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) về một nội dung được gợi ra từ văn bản “Đường vào trung tâm vũ trụ”, trong đó có sử dụng dấu chấm lửng.

Trả lời:

Qua văn bản, em thấy ý tưởng về công nghệ gen rất thú vị. Chúng ta đang sống trong một xã hội mà mọi điều kiện để nghiên cứu và khám phá đều thuận lợi bởi có máy móc công nghệ hỗ trợ. Trong bài, em có thể thấy rất nhiều những sinh vật kì lạ như cây nấm khổng lồ, gốc cây dương xỉ cao ngất, con chuồn chuồn khổng lồ,

… Rất có thể trong tương lai, chúng ta có thể tái tạo hoặc phát minh ra những giống loài như vậy. Hơn thế nữa, con người cũng có thể chế tạo ra nhiều phương thuốc mới để chữa bệnh, hoặc những giống loài có thể phục vụ đời sống cho con người.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hãy tìm thêm những trường hợp tương tự và cho biết sự khác nhau về nghĩa giữa cụm từ có số từ hai và cụm từ có danh từ đơn vị đôi có ý nghĩa số lượng trong

Hãy vẽ một bức tranh như thế, sao cho bức tranh ấy giống như tiếng gọi của Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại, sẽ vang dội mãi trong

Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn trên đó là làm nổi bật sức sống của mùa xuân khi tác động tới con người. Cách so sánh trong câu này là so sánh kép,

- Liệt kê một số từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản “Chuyện cơm hến” và những từ từ có nghĩa tương đương với những từ ngữ được dùng trên toàn dân... Tác

Vì thành ngữ đẽo cày giữa đường chỉ những người nghe theo lời người khác một cách thụ động, và không biết suy nghĩ cái nào đúng, cái nào sai.. Học

Người ta dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày vì tục ngữ là những câu ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ, thể hiện một phép ứng xử, đạo đức nào đó gần

Nội dung chính của đoạn văn nói về cuộc săn đuổi con quái vật, cả đoạn được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian từ xa tới gần, rồi lại từ gần tới xa. Điều này

Văn bản kể về hành trình đi vào trung tâm vũ trụ của ba nhân vật: người kể chuyện, Thần Đồng, Thần Thoại.. Ba nhân vật cùng đi tìm chìa khoá dẫn đến cánh cổng vào trung