• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC

Câu 1: Nhận biết

- Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm về thông tin và tin học

- Câu hỏi: Trước khi sang đường, theo em con người cần xử lí thông tin gì?

A. Quan sát xem có phương tiện giao thông đang đến gần hay không.

B. Nghĩ về bài toán hôm qua trên lớp chưa làm được.

C. Kiểm tra lại đồ dùng học tập đã có đủ trong cặp sách chưa.

D. Nhớ lại những công việc cần làm trong ngày.

- Đáp án: A.

Câu 2: Nhận biết

- Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm về thông tin và tin học

- Câu hỏi: Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có mưa”, em sẽ xử lí thông tin và quyết định như thế nào (thông tin ra)?

A. Mặc đồng phục.

B. Đi học mang theo áo mưa.

C. Ăn sáng trước khi đến lớp.

D. Hẹn bạn cùng đi học - Đáp án: B

Câu 3 Thông hiểu

- Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm về thông tin và tin học - Câu hỏi: Hoạt động thông tin của con người không diễn ra khi nào?

A. Tập trung làm việc B. Hát thầm một bài hát.

C. Tập bơi.

D. Đã chết.

- Đáp án: D.

Câu 4: Thông hiểu

- Mục tiêu: Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.

- Câu hỏi: Những công cụ nào dưới đây được làm ra không phải để hỗ trợ con người trong hoạt động thông tin?

A. Ống nhòm.

B. Chiếc nơ buộc tóc.

C. Máy đo huyết áp.

D. Tai nghe của bác sĩ.

- Đáp án: B Câu 5: Thông hiểu

- Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm về thông tin và tin học - Câu hỏi: Thông tin là gì? Cho ví dụ

- Đáp án: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện,…) và về chính con người.

Ví dụ: Tiếng trống trường, tiếng còi xe, bài văn, bài thơ,….

Câu 6: Thông hiểu

- Mục tiêu: Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.

(2)

- Câu hỏi: Hãy cho ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não

- Đáp án: Kính hiển vi, kính lúp, kính thiên văn,…

Bài 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN Câu 7: Nhận biết

- Mục tiêu: Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản.

- Câu hỏi: Theo em, mùi vị của món ăn ngon mẹ nấu cho em là thông tin dạng nào?

A. Văn bản.

B. Âm thanh.

C. Hình ảnh.

D. Không phải là dạng thông tin cơ bản hiện nay của tin học.

- Đáp án: D.

Câu 8: Nhận biết

- Mục tiêu: Biết được cách biểu diễn thông tin trong máy tính.

- Câu hỏi: Để máy tính hiểu và xử lí, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng nào?

A. Gam B. Bit C. Met D. Lit - Đáp án: B Câu 9: Nhận biết

- Mục tiêu: Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản.

- Câu hỏi: Để nói chuyện với người bị kiếm thính hoàn toàn, người ta không thể A. Nói hoặc đọc thật to.

B. Vẽ hoặc viết ra giấy.

C. Dùng điệu bộ của nét mặt hoặc cử chỉ của bàn tay.

D. Cho xem những tấm ảnh.

- Đáp án: A Câu 10: Thông hiểu

- Mục tiêu: Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản.

- Câu hỏi: Tập truyện tranh quen thuộc với nhiều bạn nhỏ “Đô-rê-mon” cho em thông tin dạng:

A. Dạng văn bản.

B. Dạng hình ảnh.

C. Dạng âm thanh.

D. Dạng tiếng nói.

- Đáp án: A, B.

Câu 11: Thông hiểu

- Mục tiêu: Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản.

- Câu hỏi: Sách giáo khoa môn tin học lớp 6 cho em thông tin dạng:

A. Dạng văn bản.

B. Dạng hình ảnh.

(3)

C. Dạng âm thanh.

D. Dạng tiếng nói.

- Đáp án: A, B Câu 12: Thông hiểu

- Mục tiêu: Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản.

- Câu hỏi: Văn bản, số, hình ảnh, âm thanh, phim ảnh trong máy tính được gọi chung là:

A. Lệnh.

B. Chỉ dẫn.

C. Thông tin.

D. Dữ liệu.

- Đáp án: D Câu 13: Thông hiểu

- Mục tiêu: Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản.

- Câu hỏi: Nêu các dạng thông tin cơ bản? Cho ví dụ từng dạng - Đáp án:

+ Dạng văn bản, ví dụ: bài văn, bài thơ,….

+ Dạng hình ảnh, ví dụ: tấm ảnh chụp người bạn,….

+ Dạng âm thanh, ví dụ: tiếng trống trường, tiếng còi xe,…

Câu 14: Thông hiểu

- Mục tiêu: Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng các dãy bit.

- Câu hỏi: Để máy tính có thể xử lí, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng gì?

- Đáp án: Để máy tính có thể xử lí, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng dãy bit chỉ gồm hai kí hiệu 0 và 1.

Bài 3: EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH?

Câu 15: Nhận biết

- Mục tiêu: Biết được khả năng ưu việt của máy tính cũng như các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội.

- Câu hỏi: Máy tính không thể:

A. Nói chuyện tâm tình với em như một người bạn thân.

B. Lưu trữ những trang nhật kí em viết hàng ngày.

C. Giúp em học ngoại ngữ.

D. Giúp em kết nối với bạn bè trên toàn thế giới.

- Đáp án: A.

Câu 16: Nhận biết

- Mục tiêu: Biết được khả năng ưu việt của máy tính cũng như các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội.

- Câu hỏi: Máy tính có thể:

A. Đi học thay cho em.

B. Đi chợ thay cho mẹ.

C. Chủ trì thảo luận tại hội nghị.

D. Lập bảng lương cho cơ quan.

- Đáp án: D.

(4)

Câu 17: Thông hiểu

- Mục tiêu: Biết được máy tính chỉ là công cụ thực hiện những gì con người chỉ dẫn.

- Câu hỏi: Sức mạnh của máy tính tùy thuộc vào:

A. Khả năng tính toán nhanh.

B. Giá thành ngày càng rẻ

C. Khả năng và sự hiểu biết của con người.

D. Khả năng lưu trữ lớn.

- Đáp án: C Câu 18: Thông hiểu

- Mục tiêu: Biết được máy tính chỉ là công cụ thực hiện những gì con người chỉ dẫn.

- Câu hỏi: Hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay là:

A. Khả năng lưu trữ còn hạn chế.

B. Tính toán còn chậm.

C. Không có khả năng tư duy như con người.

D. Kết nối Internet còn chậm.

- Đáp án: C Câu 19: Thông hiểu

- Mục tiêu: Biết được sức mạnh máy tính phụ thuộc vào con người.

- Câu hỏi: Điền vào chỗ trống (...) trong câu dưới đây bằng cách chọn từ hoặc cụm từ thích hợp trong danh sách:, con người, bàn phím, con người (1.0đ) Sức mạnh máy tính phụ thuộc vào (……….) và do những hiểu biết của (………...) quyết định.

- Đáp án: Con người, con người Câu 20: Thông hiểu

- Mục tiêu: Biết được khả năng ưu việt của máy tính cũng như các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội.

- Câu hỏi: Một số khả năng của máy tính hiện nay là gì:

Đáp án:

+ Khả năng tính toán nhanh.

+ Tính toán với độ chính xác cao.

+ Khả năng lưu trữ lớn.

+ Khả năng “làm việc” không mệt mỏi.

Câu 21: Thông hiểu

- Mục tiêu: Biết được khả năng ưu việt của máy tính cũng như các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội.

- Câu hỏi: Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì?

- Đáp án:

+ Thực hiện các tính toán.

+ Tự động hóa các công việc văn phòng.

+ Hỗ trợ công tác quản lí.

+ Công cụ học tập và giải trí.

+ Điều khiển tự động và rô-bốt.

+ Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

1.2.3.. Biểu diễn thông tin trong máy tính 1.2.4. Các phép tính số học trên hệ 2 a) Phép cộng. b)

Trong quá trình nhận dạng nó được sự hỗ trợ bởi bộ nhớ dài hạn, nơi lưu trữ các biểu tượng đã nhận dạng trước

- Nhập số lượng ô nhịp muốn chèn (2) vào rồi nhấn Đồng ý Để nhập nốt nhạc vào khuông nhạc, em làm theo hướng dẫn sau:... Nhấn chọn trường độ nốt

Sau khi thu lại các phiếu khảo sát, em cần thống kê dữ liệu thành dạng bảng. Các câu trả lời là kết quả của việc xử lí bảng dữ liệu thu được. - Dữ liệu là những ghi

Trả lời: a) Các con số trong bảng là dữ liệu. b) Phát biểu “Tháng 6, Đà Nẵng ít mưa nhất so với các thành phố Hà Nội, Huế, Vũng Tàu” là thông tin. c) Trả lời: Huế ít

Ví dụ: Em nhìn, ngửi thấy và sờ vào bông hoa vừa nở trong vườn trường có mùi thơm, nghe thấy tiếng trống vừa điểm, em ăn kẹo nho thấy vị chua ngọt.. - Con người

Máy tính giúp con người đạt được những thành tựu khoa học công nghê - Với khả năng thực hiện hàng tỉ phép tính trong một giây, máy tính giúp con người đạt được

1. Thông tin em vừa nhận được là: mây đen kéo tới bao phủ bầu trời và gió mạnh nổi lên, báo hiệu trời sắp mưa.. Thông tin này là do em nhận biết được trực tiếp từ