• Không có kết quả nào được tìm thấy

Trả lời câu hỏi :tại sao nước ở trong Búng Bình Thiên trong xanh và có ranh giới với nước sông đục ở bên ngoài?

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Trả lời câu hỏi :tại sao nước ở trong Búng Bình Thiên trong xanh và có ranh giới với nước sông đục ở bên ngoài? "

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

GV phụ trách môn Quản Lý Chất Lượng Nước: PGS. TS. Nguyễn Phú Hòa

Sv: Nguyễn Thanh Bình

Lớp :DH12NT Mssv:12116002

Trả lời câu hỏi :tại sao nước ở trong Búng Bình Thiên trong xanh và có ranh giới với nước sông đục ở bên ngoài?

Theo em thì có ba nguyên nhân có hiện tượng” nước ở trong Búng Bình Thiên trong xanh mà ở ngoài búng thì đục” là do các nguyên nhân sau:

Trường hợp 1: là do hiện tượng cồn nổi, cù lao giữa sông

Bởi do có sự xuất hiên của cồn,cù lao do quá trình bồi tụ hay nội lực của trái đất.nên làm ảnh hưởng dòng chảy,mặt khác làm cho các vật chất dưới đáy sông (bùn,bã hửu cơ,phù sa,…..) hòa tan trong nước làn cho nước có hiện tượng bị đục.theo em được biết hiện tượng này là có khả năng xãy ra lớn nhất bởi An Gian là một tỉnh đầu nguồn.có con sông hậu chạy qua.như cô đã biết sông hậu là một nhánh của sông Mêkông có lưu tốc chảy khá cao thêm vào đó địa hình bị chia cắt mạnh bởi những cù lao,cồn nổi….nên ảnh hưởng khá lớn đến dòng chảy của nước.,nó làm cho dòng chảy đổi hướng nên làm cho nước sông bị đuc không phải là chuyện lạ.mặt khác do nước ở trong Búng Bình Thiên đổ ra sông ở phía ngoài nên dòng nước đục không thể vào được ở trong búng.điều đó phần nào lý giải vì sao nước trong búng thì trong còn ở ngoài búng thì đục.

Hinh1: ành hưởng của cồn nổi

(2)

Hinh2:ảnh hưởng của cù lao

Xin lưu ý: là hiện tượng này luôn kèm theo là hiện tượng sạc lở và bồi lắp ở hai bờ sông.vì thế không những chỉ có cồn và cù lao chịu tác động bởi dòng thủy lưu, mà hai bên bờ sông cũng bị tác động. Điều đó góp phần làm cho nước trên các vùng thủy vực bị đục.

Hình 3: sạc lở ở vùng đầu nguồn

Trường hợp 2: bị tác động bởi các yếu tố cơ học ở vùng đầu nguồn.

Theo em trường hợp này thì khả năng xảy ra là khá cao,bởi vì hệ thống sông ngòi của nước ta khá chằng chịt thế nên khả năng này là không thể loại bỏ.có lẽ cô cũng biết ở ĐBSCL thì phần lớn các con sông bắt nguồn từ các chi lưu của sông Mêkông,mà con sông này thì chảy qua khá nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.nên khi ở vùng thượng nguồn xảy ra các sự cố hay hoạt động cơ học của con người là vùng hả nguồn “lãnh đủ”.các tác động đó có thể là do các yếu tố tự nhiên(mưa,xói mòn,sạc lở..) hay các yếu tố cơ học của con người (hoạt động xây dựng,lấy đất,cát bằng các phương tiện cơ giới,nạo vét bùn các ao nuôi,trang trại nuôi trồng thủy sản,chặt phá rừng đầu nguồn…).hiễn nhiên là các yếu tố này cũng góp phần làm cho nước trở nên đục .hiện tượng này gặp khá nhiều tại các vùng đầu nguồn của ngước ta và các vùng lân cận.và cũng tương tự do nước ở trong Búng Bình Thiên đổ ra sông ở phía ngoài nên dòng nước đục không thể vào được ở trong búng.điều đó phần nào lý giải vì sao nước trong búng thì nước trong còn ở ngoài búng thì đục.

(3)

Hình 4: tác động của các yếu tố ở đầu nguồn.

Hinh 5: hoạt động lấy đất ở vùng đầu nguồn.

Trường hợp 3 : sự tác động của mạch nước ngầm.

Tuy nghe hơi vô lý nhưng theo em thì khả năng này ít khi xãy ra nhưng không phải là không có,vì vậy không thể loại bỏ trường hợp này.theo em thì ngay dưới lòng sông có một mạch nước ngầm “nông” vì một lý do nào đó (do nội lực hoặc do hoạt động khai thác đất,cát ở các con sông….) vô tình trúng mạch nước ngâm đó.vá nó cũng tương tự như hiện tượng núi lửa phun trào đẩy các lớp bùn đất trên bề mặt đáy lên trên làm cho các vật chất này hòa tan vào trong nước và thế là nước bị đục do hiện tượng này chỉ nằm trong phạm vi khả năng nên khả năng xãy ra là không cao.và cũng cách giải thích đó do nước ở trong Búng Bình Thiên đổ ra sông ở phía ngoài nên dòng nước đục không thể vào được ở trong búng.điều đó phần nào lý giải vì sao nước trong búng thì trong còn ở ngoài búng thì đục.

(4)

Hình 6: ảnh hưởng từ mạch nước ngầm.

Đó là ba nguyên nhân giải thích vì sao nước trong Búng Bình Thiên trong xanh mà ở ngoài búng thì đục của em rất hy vọng có sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn.

Trả lời câu hỏi: “tại sao có ranh giới rõ ràng giữa vùng nước xanh trong (chảy từ Búng Bình thiên ra) và vùng nước đục của nhánh sông”?

Theo em được biết thì nguyên nhân dẫn đến sự phân chia ranh giới giữa hai môi trường nước rõ ràng như vậy là do có sự tác động của hai lực từ hai phía tên cùng một diện tích tiếp xúc(dòng sông).hiễn nhiên đây chỉ là suy đoán của em vì em chưa đến đây lần nào cả.

Sự phân tích của em là như thế này:

Nếu ta gọi lực từ búng bình thiên chảy ra là lực F1 còn lực từ bản thân của con sông có(thủy triều) là F2,thì khi hai lực này tác động vào nhau theo một phương,chiều ngất định thì nó sẽ tạo ra một Momen lực và Monmen lực đó chính là lực cân bằng ta tạm thời gọi nó là Fcb.khi đó ta sẽ biểu diễn nó như sau:

Hình 7: lực tác động đến hứng nước chảy khi triều lên.

(5)

Hình 8:lực tác động đến hướng nước chảy khi triều rút.

Như ta đã thấy trong hình biểu diễn thì chính lực cân bằng Fcb từ Momen lực tạo nên ranh giới tự nhiên giữa hai nguồn nước trong búng bình thiên và vùng cửa sông.điều đó nói lên rằng lực cân bằng này chính là vùng bảo hòa giữa hai môi trường nước trong và nước đục khi có sự gặp nhau giữa hai con sông có màu nước khác nhau.

Nhưng chúng ta cần lưu ý là: lực căn bằng từ Momen lực này thì bị giảm dần trong quá trình di chuyễn của dòng nước ,điều này nói lên rằng lực cân bằng này chỉ tồn tại tạm thời,trong một khoãng không gian nhất định.chúng ta dễ dàng nhận ra điều này khi quan xác hai khu cực khác nhau trên cùng một con sông nhưng khác nhau về khoãng cách thì ta bắt gặp hiện tượng là đường ranh giới giữa hai môi trương bị thu hẹp dần về phía bờ.

Hình 9: ảnh hửng của quảng đường đường ranh giới.

Một điểm đáng chú ý thứ hai là : đường ranh giới này chỉ xuất hiện khi có sự tiếp xúc giữa hai nguồn nước khác nhau về màu sắc nếu hai nguồn nước giống nhau về màu sắc thì lực cân bằng vẫn có nhưng đường ranh giới giữa hai dòng nước này thì không có.

Lưu ý rằng: hiện tượng này chỉ xãy ra khi có sự biến động về màu sắc của một trong hai nguồn nước bị tiếp xúc. nhưng cũng có thể là đồng thời hai nguồn nước bị thay đổi màu sắc theo hai hướng khác nhau(trường hợp này rất hiếm khi xãy ra).

(6)

Sự giải thích này cũng áp dụng cho sự phân chia ranh giới giữa hai môi trường nước ở vùng cửa sông ven biển khi mà nước sông bi đục bị tác động bởi một yếu tố nào đó(tự nhiên hay cơ học).

Hinh10: ranh giới tự nhiên của hai môi trường nước ở vùng cửa sông ven biển.

Đây là sự suy luân của bản than em rất mong sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn.

(7)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan