• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Lịch sử 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại | Giải bài tập Lịch sử lớp 6 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Lịch sử 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại | Giải bài tập Lịch sử lớp 6 Chân trời sáng tạo"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 7 – LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

A. CÂU HỎI GIỮA BÀI 1. Điều kiện tự nhiên

Câu hỏi trang 37 SGK Lịch Sử 6: Quan sát hình 7.1 và lược đồ 7.2, kết hợp với kiến thức đã học, em hãy chỉ ra điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.

Trả lời:

- Điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa Ai Cập và Lưỡng Hà

Ai Cập Lưỡng Hà

Vị trí - Nằm ở khu vực Đông bắc Châu Phi. - Nằm ở khu vực Tây Nam Á.

Biên giới tự nhiên

- Có biên giới thiên nhiên hiểm trở:

+ Phía Bắc giáp Địa Trung Hải.

+ Phía Nam giáp sa mạc Nu-bi-an + Phía Đông giáp sa mạc Đông + Phía Tây giáp sa mạc Tây.

- Không có biên giới thiên nhiên hiểm trở nên hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Lưỡng Hà và các vùng xung quanh rất phát triển.

Câu hỏi trang 37 SGK Lịch Sử 6: Tại sao nhiều người Lưỡng Hà lại trở thành thương nhân?

Trả lời:

- Không có biên giới thiên nhiên hiểm trở nên hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Lưỡng Hà và các vùng xung quanh rất phát triển. Do đó, nhiều người Lưỡng Hà trở thành thương nhân. Họ rong ruổi khắp Tây Á thời bấy giờ với những đàn lạc đà chất đầy hàng hóa trên lưng.

2. Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại

Câu hỏi trang 38 SGK Lịch Sử 6: Em hãy trình bày quá trình thành lập của nhà nước Lưỡng Hà cổ đại.

Trả lời:

(2)

- Người Xu-me là nhóm người đến cư trú sớm nhất ở Lưỡng Hà. Khoảng 3500 năm TCN, họ xây dựng những quốc gia thành thị nổi tiếng là: U-rúc, Ki-sơ, La-gát… ở vùng hạ lưu hai con sông.

- Sau người Xu-me, những tộc người khác thay nhau làm chủ vùng đất này và lập nên các vương quốc khác nhau. Nhiều thành thị mới tiếp tục được xây dựng.

Câu hỏi trang 38 SGK Lịch Sử 6: Quan sát lược đồ hình 7.2, em hãy kể tên những thành thị gắn với những nhà nước ra đời sau giai đoạn Xu-me.

Trả lời:

- Những thành thị mới được xây dựng sau khi người Xu-me đến cư trú ở Lưỡng Hà là: Ua; U-rúc;

Ki-sơ; La-gát; Ma-ri; Át-sua; Um-ma; Ba-bi-lon…

3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

Câu hỏi trang 38 SGK Lịch Sử 6: Em hãy kể tên những thành tựu điển hình của văn hóa Lưỡng Hà cổ đại.

Trả lời:

* Những thành tựu điển hình của văn hóa Lưỡng Hà cổ đại là:

- Chữ viết: chữ hình nêm (hoặc gọi là chữ hình góc).

(3)

- Văn học: bộ sử thi Gin-ga-mét nói về người anh hùng huyền thoại của Lưỡng Hà, được xây dựng trên hình tượng một vị vua có thật của người Xu-me.

- Luật pháp: ban hành bộ luật thành văn Ha-mu-ra-bi quy định những nguyên tắc trong đời sống như:

quan hệ cộng đồng, gia đình, buôn bán, xây dựng…

- Toán học: phát minh ra nhiều hệ đếm khác nhau, nổi bật là hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.

- Kiến trúc, điêu khắc:

+ Sử dụng gạch làm vật liệu xây dựng và đất sét để tạc tượng, nặn tuowngtj.

+ Công trình kiến trúc nổi tiếng là: vườn treo Ba-bi-lon…

Câu hỏi trang 38 SGK Lịch Sử 6: Quan sát hình 7.3, theo em, người Xu-me dùng dụng cụ có hình dạng như thế nào để khắc chữ trên những miếng đất sét?

Trả lời:

- Người Lưỡng Hà dùng những vật nhọn làm bút rồi viết lên những tấm đất sét còn ướt, tạo thành chữ viết mà hình dạng giống như những chiếc đinh hay góc nhọn nên được gọi là chữ hình nêm hay hình góc.

Câu hỏi trang 38 SGK Lịch Sử 6: Đọc đoạn tư liệu 7.4, em hãy cho biết vua Ha-mu-ra-bi (Hammurabi) ban hành bộ luật để làm gì?

(4)

Trả lời:

- Vua Ha-mu-ra-bi ban hành bộ luật để: phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ kẻ gian ác, không tuân theo luật pháp, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu…

B. CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1 trang 40 SGK Lịch Sử 6: Quan sát lược đồ 7.2, em hãy cho biết các thành thị của Lưỡng Hà cổ đại phân bố chủ yếu ở khu vực nào?

Trả lời:

- Các thành thị của Lưỡng Hà cổ đại (Ua; U-rúc; Ki-sơ; La-gát; Ma-ri; Át-sua; Um-ma; Ba-bi-lon) phân bố chủ yếu ở lưu vực hai con sông lớn: Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ.

Câu 2 trang 40 SGK Lịch Sử 6: Thành tựu nào của người Lưỡng Hà cổ đại còn có ảnh hưởng đến ngày nay?

(5)

Trả lời:

- Những thành tựu của người Lưỡng Hà cổ đại còn ảnh hưởng đến ngày nay là:

+ Nông lịch (âm lịch).

+ Phương pháp đếm lấy số 60 làm cơ sở, ví dụ: chia một giờ thành 60 phút, một phút thành 60 giây;

chia một vòng tròn thành 360 độ..

Câu 3 trang 40 SGK Lịch Sử 6: Kể tên những đồ vật xung quanh em có liên quan đến thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại.

Trả lời:

- Những đồ vật xung quanh có liên quan đến thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại là:

+ Đồng hồ

+ Thước đo độ 3600

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi trang 23 SGK Lịch Sử 6: Quan sát hình 4.8, em hãy cho biết đời sống của người nguyên thủy ở Việt Nam (cách thức lao động, vai trò của lửa trong đời

- Việc sử dụng các công cụ lao động bằng kim loại đã giúp người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú, chuyển dần xuống vùng đồng bằng và định cư ven các con sông lớn

Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên lưu vực các đồng sông lớn như sông Nin, Hoàng Hà, Trường Giang… Điều kiện tự nhiên ở đây thuận lợi để

Câu hỏi trang 41 SGK Lịch Sử 6: Điều kiện tự nhiên nào của vùng lưu vực sông Ấn, sông Hằng ảnh hưởng đến sự hình thành của văn minh Ấn

=> Ý nghĩa của câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” là: khuyên mỗi chúng ta nên học cách ứng xử, tu dưỡng đạo đức trước rồi mới bàn đến vấn đề học hỏi kiến

Câu hỏi trang 55 SGK Lịch Sử 6: Em hãy kể một số thành tựu văn hóa của người Hy Lạp cổ đại vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay.. CÂU HỎI

Câu 3 trang 66 SGK Lịch Sử 6: Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ VII có vị trí tương ứng với các quốc gia Đông Nam Á

- Con đường giao thương chính từ Ấn Độ sang Đông Nam Á: chủ yếu được thực hiện bằng đường biển, bắt đầu từ cảng thị Ma-man-la-pu-ram (Ấn Độ) tới các cảng thị khác của