• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Lịch sử 6 Bài 10: Hy Lạp cổ đạii | Giải bài tập Lịch sử lớp 6 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Lịch sử 6 Bài 10: Hy Lạp cổ đạii | Giải bài tập Lịch sử lớp 6 Chân trời sáng tạo"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 10 – HY LẠP CỔ ĐẠI

A. CÂU HỎI GIỮA BÀI 1. Điều kiện tự nhiên

Câu hỏi trang 53 SGK Lịch Sử 6: Đọc thông tin và quan sát lược đồ 10.2, em hãy cho biết:

- Điều kiện tự nhiên tác động thế nào đến sự phát triển của Hy Lạp cổ đại?

- Vai trò của cảng biển Pi-rê (Piraeus) đối với sự phát triển của kinh tế Hy Lạp cổ đại.

Trả lời:

* Tác động của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển của Hy Lạp cổ đại:

- Điều kiện tự nhiên của Hi Lạp:

+ Nằm ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, vịnh biển,...

+ Địa hình bị chia cắt bởi biển, núi đồi, cao nguyên,...

(2)

+ Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn khô.

+ Có nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc, đặc biệt là đá cẩm thạch…

- Tác động của điều kiện tự nhiên:

+ Thứ nhất, tác động tới sự hình thành nhà nước:

▪ Do đất đai canh tác xấu, công cụ bằng đá, bằng đồng không có tác dụng mà phải đến khi công cụ bằng sắt xuất hiện, việc trồng trọt mới có hiệu quả => có sản phẩm dư thừa, khi đó mới xuất hiện tư hữu và sự phân chia giai cấp trong xã hội. Vì vậy, tới khoảng thiên niên kỉ I TCN, các nhà nước cổ đại mới ra đời ở Hi Lạp (muộn hơn so với các nước phương Đông).

▪ Do lãnh thổ bị chia cắt nên khó có điều kiện tập trung đông dân cư => khi xã hội có giai cấp hình thành thì mỗi vùng, mỗi bán đảo trở thành một quốc gia => diện tích mỗi nước khá nhỏ.

+ Thứ hai, tác động tới đời sống kinh tế:

▪ Đất đai ít, khô cứng nên kinh tế nông nghiệp không phát triển mạnh.

▪ Giàu tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là có vị trí địa lí thuận lợi (ven biển) nên kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp (đặc biệt là mậu dịch hàng hải) rất phát triển.

+ Thứ ba, tác động tới sự phát triển của văn hóa:

▪ Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa.

* Vai trò của cảng biển Pi-rê đối với sự phát triển của kinh tế Hy Lạp cổ đại.

- Cảng Pi-rê là cảng biển nổi tiếng nhất của Hi Lạp cổ đại, trung tâm buôn bán của tất cả các thành bang thời bấy giờ.

- Từ cảng Pi-rê, người Hi Lạp đem hàng hóa giao thương khắp Địa Trung Hải, tới tận vùng Biển Đen.

2. Tổ chức nhà nước thành bang

Câu hỏi trang 54 SGK Lịch Sử 6: Em hãy trình bày cơ cấu tổ chức của nhà nước thành bang A-ten.

Trả lời:

- Nhà nước thành bang A-ten gồm 4 cơ quan chính: đại hội nhân dân; hội đồng 10 tướng lĩnh; hội đồng 500; tòa án 6000 người.

- Trong 4 cơ quan này, đại hội nhân dân là cơ quan nắm quyền lực cao nhất, gồm tất cả các nam công dân từ 18 tuổi trở lên, có quyền bầu cử, giám sát, bãi nhiệm các viên chức trong bộ máy nhà nước thông quan hình thức bỏ phiếu bằng vỏ sò.

(3)

Câu hỏi trang 54 SGK Lịch Sử 6: Quan sát hình 10.3, theo em nền dân chủ của nhà nước A-ten được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Yếu tố dân chủ của nhà nước A-ten được thể hiện qua bức tranh minh họa hình 10.3:

+ Một viên chức trong bộ máy nhà nước đang diễn thuyết về chủ trương, chính sách của nhà nước trước Đại hội nhân dân.

+ Các công dân đang thảo luận, biểu quyết về vấn đề trọng đại của quốc gia.

3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

Câu hỏi trang 55 SGK Lịch Sử 6: Em hãy kể một số thành tựu văn hóa của người Hy Lạp cổ đại vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay.

Trả lời:

* Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hi Lạp cổ đại vẫn được bảo tồn đến ngày nay:

- Về văn học:

+ 2 bộ sử thi Iliat và Ô-đi-xê.

+ Các vở kịch của tác giả Ê-sin, Xô-phốc-clơ, Ơ-ri-pít…

- Một số định lí, định đề khoa học, Ví dụ:

+ Định lí Ta-lét.

+ Định lí Pi-ta-go.

(4)

+ Tiên đề Ơ-cơ-lít.

+ Lực đẩy Ác-si-mét.

- Các quan điểm triết học của Xô-crat; Pla-tông; A-ri-xtốt…

- Các công trình kiến trúc và điêu khắc:

+ Đền Pác-tê-nông; Đền A-tê-na; nhà hát Đi-ô-ni-xốt…

+ Tượng thần Dớt; tượng nữ thần A-tê-na; tượng Vệ nữ thành Mi-lô…

B. CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1 trang 57 SGK Lịch Sử 6: Dựa vào thông tin trong phần I, em hãy cho biết những ngành kinh tế nào có thể phát triển mạnh ở Hy Lạp cổ đại? Tại sao?

Trả lời:

- Những ngành kinh tế có thể phát triển mạnh ở Hi Lạo cổ đại là: nghề thủ công và mậu dịch hàng hải. Vì ở Hi Lạp có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho những ngành nghề này, như:

+ Có nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc, đặc biệt là đá cẩm thạch…

+ Có đường bở biển dài; nhiều vũng, vịnh kín gió, tạo nên các cảng tự nhiên…

Câu 2 trang 57 SGK Lịch Sử 6: Theo ước tính, vào thế kỉ V TCN, ở thành bang A-ten có khoảng 400.000 dân, trong đó đàn ông tự do có quyền công dân, chỉ khoảng 30.000 người. Em hãy tính xem có bao nhiêu % dân số có quyền công dân trong nhà nước dân chủ A-ten?

Trả lời:

- Vào thế kỉ V TCN, ở thành bang A-ten, chỉ có khoảng 7.5% dân số có quyền công dân trong nhà nước dân chủ A-ten.

Câu 3 trang 57 SGK Lịch Sử 6: Quan sát logo của tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), em hãy cho biết: Logo đó lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào của Hy Lạp cổ đại?

Trả lời:

(5)

- Logo của tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) lấy cảm hứng từ công trình Đền Pác-tê-nông của người Hi Lạp cổ đại.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trải qua quá trình tiến hóa, khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh vượn người đã thoát li khỏi đời sống leo trèo, có khả năng đứng thẳng trên mặt đất, đi bằng hai

Câu hỏi trang 23 SGK Lịch Sử 6: Quan sát hình 4.8, em hãy cho biết đời sống của người nguyên thủy ở Việt Nam (cách thức lao động, vai trò của lửa trong đời

Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên lưu vực các đồng sông lớn như sông Nin, Hoàng Hà, Trường Giang… Điều kiện tự nhiên ở đây thuận lợi để

Câu 3 trang 40 SGK Lịch Sử 6: Kể tên những đồ vật xung quanh em có liên quan đến thành tựu toán học của người Lưỡng Hà

Câu hỏi trang 41 SGK Lịch Sử 6: Điều kiện tự nhiên nào của vùng lưu vực sông Ấn, sông Hằng ảnh hưởng đến sự hình thành của văn minh Ấn

=> Ý nghĩa của câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” là: khuyên mỗi chúng ta nên học cách ứng xử, tu dưỡng đạo đức trước rồi mới bàn đến vấn đề học hỏi kiến

Câu 3 trang 66 SGK Lịch Sử 6: Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ VII có vị trí tương ứng với các quốc gia Đông Nam Á

- Con đường giao thương chính từ Ấn Độ sang Đông Nam Á: chủ yếu được thực hiện bằng đường biển, bắt đầu từ cảng thị Ma-man-la-pu-ram (Ấn Độ) tới các cảng thị khác của