• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn: 6/11/2020

Giảng: 10/11/2020

Tiết 38 PHÓ TỪ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp học sinh - Nắm được khái niệm phó từ .

- Hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa chính của phó từ . 2. Kĩ năng

- Nhận diện được phó từ trong câu - Phân biệt được các loại phó từ - Biết sử dụng phó từ để đặt câu 3. Thái độ

- Yêu tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 4. Định hướng phát triển phẩm chất năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC

*Tích hợp kĩ năng sống

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ loại theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng từ loại tiếng Việt.

*Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk; giáo án,; hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng, máy chiếu, bảng phụ - Trò: sgk, vở soạn, vở bài tập, chuẩn bị theo hướng dẫn của gv

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP đàm thoại, thuyết trình, luyện tập, dạy học nhóm, dạy học theo tình huống, thảo luận

- KT động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời, chia nhóm IV. Tiến trình hoạt động

1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn của học sinh 3. Bài mới

* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm

(2)

hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: 3p

Gv in phiếu học tập cho học sinh

Đặt 3 câu văn với các từ sau: đã, tôi, ăn, đang, cơm, sắp. Và chỉ ra sự khác biệt ở ba câu.

Dự kiến

Tôi đã ăn cơm ( sự việc đã diễn ra) Tôi đang ăn cơm ( sự việc đang diễn ra) Tôi sẽ ăn cơm (sư việc sắp sảy ra)

Sự khác biệt nằm ở từ đã, đang, sẽ. Vậy những từ này thuộc về từ loại nào, bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu

* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( 25 )

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 10’

- Mục tiêu: hs nắm được khái niệm phó từ - PP; đàm thoại, thuyết trình, vấn đáp

- KT: động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời B1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Đọc ngữ liệu

- Trả lời câu hỏi theo yêu cầu B2: Thực hiện nhiệm vụ

- Gv chiếu ngữ liệu trên màn hình - Y/c hs đọc ngữ liệu

? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?

- Hs trả lời, gv nhận xét, chốt

? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?

- Động từ, tính từ...

? Nếu quy ước những từ in đậm là X và những từ bổ sung là Y em hãy vẽ mô hình cụ thể từng trường hợp?

- Mô hình:

I. Phó từ là gì?

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- Các từ: đã, cũng, vẫn, chưa, thật, được, rất, ra bổ sung ý nghĩa cho các từ: đi, ra, thấy, lỗi lạc, soi, ưa nhìn, to, bướng.

- Từ loại:

+ Động từ: đi, ra, thấy, soi...

+ Tính từ: lỗi lạc, ưa, to, bướng...

(3)

X + Y  đã đi, cũng ra, thật lỗi lạc.

Y + X  soi gương được, to ra

? Nếu gọi mô hình X + Y là một cụm từ, nhận xét về vị trí và vai trò của X?

- X có thể đứng trước hoặc sau Y trong mô hình X + Y.

* GV: Những từ chuyên đi kèm theo động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ gọi là phó từ

? Phó từ là gì?

- Hs trả lời, gv chốt ghi nhớ

* Bài tập nhanh: Gv chiếu trên màn hình

Xác định mô hình X + Y hoặc Y +X trong 2 ngữ cảnh sau:

Ai ơi chua ngọt đã từng

Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau (Ca dao)

b. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì.

(Tô Hoài)

a. X + Y: đã từng, đừng quên.

b. X + Y: không trêu Y + X: thương lắm

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh..

...

...

Hoạt động 2: 15’

- Mục tiêu: hs nắm được các loại phó từ - PP đàm thoại, thuyết trình, thảo luận

- KT động não, trình bày một phút, chia nhóm

* GV cho HS đọc ngữ liệu trên màn hình

? Những phó từ nào đi kèm với các từ: chóng, trêu, trông thấy, loay hoay?

- Lắm, đừng, không, đã, đang

2. Ghi nhớ 1: SGK - tr12

II. Các loại phó từ

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

* Các phó từ: đừng, không,

(4)

? Mô hình hoá từng trường hợp cụ thể?

- X + Y: đừng trêu, không trông thấy, đang loay hoay, đã trông thấy.

- Y + X : chóng lớn lắm

? Điền các phó từ ở mục I và II vào bảng? (GV dùng bảng phụ đã chuẩn bị trước)

- Gv chia lớp thành 3 nhóm theo màu sắc: xanh, đỏ, tím

- Các nhóm thảo luận điền vào bảng phụ - Đại diện nhóm trình bày

- Gv và hs cùng nhau sửa chữa, bổ sung, chốt trên màn hình

Ý nghĩa PT đứng trước

PT đứng sau Chỉ quan hệ

thời gian

đã, đang

Chỉ mức độ thật, rất lắm Chỉ sự tiếp

diễn tương tự

cũng, vẫn Chỉ sự phủ

định

không, chưa Chỉ sự cầu

khiến

đừng Chỉ kết quả

và hướng

vào, ra

Chỉ khả năng được

? Em hãy nêu lại các loại phó từ?

- Hs nêu

? Em hãy đặt câu có phó từ và cho biết ý nghĩa của phó từ ấy?

- Hs thực hiện, gv nhận xét, chốt

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh..

...

đã, đang, lắm.

2. Nhận xét:

+ 2 loại lớn:

• Phó từ đứng trước ĐT, TT bổ sung ý nghĩa:

- Quan hệ thời gian.

- Mức độ.

- phủ định.

- cầu khiến

• Phó từ đứng sau bổ sung ý nghĩa:

- Mức độ - Khả năng - Kết quả, hướng

* Ghi nhớ: SGK/ 12

(5)

...

* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Thời gian: ( )

1. Bài tập 1: Tìm và nêu tác dụng của các phó từ trong đoạn văn:

a. - Đã: phó từ chỉ quan hệ thời gian.

- Không: sự phủ định

- Còn: sự tiếp diễn tương tự - Đã: thời gian

- Đều: sự tiếp diễn tương tự - Đương, sắp: thời gian - Lại: tiếp diễn

- Ra: kết quả và hướng - Cũng: sự tiếp diễn - Sắp : thời gian b. Đã: thời gian - Được: kết quả

Bài 2: Viết đoạn văn ngắn thuật lại sự việc dế mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của Choắt.

Gợi ý mẫu:

Một hôm tôi nhìn thấy chị Cốc đang rỉa cánh gần hang mình. Tôi nói với Choắt trêu chọc chị cho vui. Choắt rất sợ chối đây đẩy. Tôi hát cạnh khoé khiến chị Cốc điên tiết và tìm ra Dế Choắt. Chị Cốc đã mổ cho Choắt những cú trời giáng khiến cậu ta ngắc ngoải vô phương cứu sống.

- PT:

+ Đang, đã: thời gian + Rất : mức độ

+ Ra: kết quả

* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Thời gian: ( )

?Gạch chân các phó từ trong đoạn văn sau:

Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng rậm bụt cũng sắp có nụ.

Mùa xuân xinh đẹp đã về! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về.

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu

(6)

- Thời gian: (5p )

? Tóm lược kiến thức về phó từ bằng 1 sơ đồ tư duy?

4. Hướng dẫn Về nhà: 2’

- Học bài, thuộc ghi nhớ.

- Hoàn thiện bài tập.

- Chuẩn bị: Chủ đề: Từ loại + Đọc nội dung của bài.

+ Trả lời các câu hỏi trong sgk + Làm các bài tập phần luyện tập.

V. RÚT KINH NGHIỆM.

Tiết 39,40,41,42: CHỦ ĐỀ: TỪ LOẠI Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học - Kĩ năng xác định từ loại: Danh từ, động từ, tính từ.

Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học - Gồm các bài:

1. Danh từ.

2. Động từ

3. Phần I-II bài “ Tính từ và cụm tính từ”

- Số tiết: 04

Bước 3: Xác định mục tiêu bài học 1. Kiến thức

- Đặc điểm ngữ nghĩa của từ loại.

- Đặc điểm ngữ pháp của từ.

- Nắm được các loại từ loại.

2. Kĩ năng

(7)

- Nhận diện được các từ loại trong câu.

- Phân biệt từ loại - Sử dụng từ để đặt câu 3. Thái độ:

- Yêu tiếng Việt.

- Dùng đúng các từ loại trong khi nói hoặc viết.

4. Định hướng phát triển phẩm chất - năng lực:

Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu Mức độ nhận

biết

Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dụng cao Nắm được ý

nghĩa khái quát.

Hiểu được Phân biệt được danh từ, động từ, tính từ trong trường hợp cụ thể

Nắm được đặc

điểm ngữ

pháp, chức năng của từ loại.

Xác định được các từ loại

Viết được một đoạn văn (5-7 câu) xác định các từ loại được sử dụng trong đó.

Nêu được các loại nhỏ của từng từ loại.

Hiểu, phân loại được các tiểu loại.

Viết được một đoạn văn (5-7 câu) xác định các từ loại được sử dụng trong đó.

Bước 5: Biên soạn câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học

Tiến trình giờ dạy – giáo dục

TIẾT 39 DANH TỪ

* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: 3p

Trò chơi: Ô chữ

A E T R E T R U N G

G Ă K L D I P X N L

B B S P O O C Ơ K H

I N P H E M Ư M I T

N P O K R R D P C K

(8)

H O B U T B I O D A

S T L I G S D Y E E

D O Ô R T Y U I S A

N G O T L I M O P K

N A C V B F S Q T L

? Từ những ô hàng dọc, ngang, chéo em hãy tìm những từ ẩn trong đó?

- NGÔI TRƯỜNG, GỌT, NGỌT LỊM, TREO...

? Bằng kiến thức đã học từ Tiểu học, em hãy giúp cô phân loại các từ trên:

Danh từ, động từ, tính từ Phiếu học tập:

DANH TỪ ĐỘNG TỪ TÍNH TỪ

Hs thực hiện nhiệm vụ.

GV: Ở bậc Tiểu học, ít nhiều chúng ta cũng đã đi làm quen với từ loại: động từ, danh từ, tính từ. Vậy nên trong chương trình lớp 6 sẽ giúp chúng ta củng cố, nâng cao hơn nũa kiến thức về các từ loại trên. Với kết quả PHT vừa rồi chúng mình sẽ lưu lại và sau mỗi buổi học sẽ mang ra tự mình kiểm tra xem đã làm đúng chưa nhé.

Và để mở đầu cho chủ đề từ loại chúng ta đi tiết 39: DANH TỪ.

Hoạt động của thầy và trò

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của danh từ.

Mục tiêu: Học sinh nắm được đặc điểm của danh từ.

PP: Thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại KT: Động não, kích thích tư duy.

TG: 10p

Gv: Treo bảng phụ đã ghi NL.

? Đọc đoạn văn trên bảng và chú ý những từ gạch chân.

Gv: ở câu văn này có cụm DT: “ba con trâu ấy”

DT

? Hãy xác định danh từ trong cụm từ này?

Gv: Trong cụm danh từ trên con trâu là phần trung tâm của cụm DT trong đó con là DT chỉ đơn vị, trâu là DT chung. Nhưng để tiện phân tích ta coi con trâu là DT.

? Quan sát cụm DT trên em cho biết xem trước và sau DT có những từ nào?

- Trước có từ ba.

- Sau có từ ấy.

Gv: Như vậy trước DT “con trâu” có số từ không? DT “con trâu” có chỉ từ “ấy”.

? Em cho biết trong câu văn trên còn có danh

Nội dung I/ Đặc điểm của danh từ 1. Khảo sát và phân tích ngư liệu.

(9)

từ nào?

- Vua, làng, gạo nếp,.

? Vậy đây là những danh từ chỉ gì?

- Đây là những DT chỉ người, chỉ vật.

Gv: cho VD: Tôi rất thích sống độc lập.

? Xác định DT trong VD trên?

Gv: DT độc lập ở đây được coi là DT từ chỉ khái niệm.

? Hãy đặt câu với danh từ mà em vừa tìm được?

VD: Vua Hùng cho người nối ngôi.

Làng tôi khuất sau rặng tre.

? Qua tìm hiểu các vd em chi bết thé nào là danh từ?

? Trong cụm DT thì có khả năng kết hợp như thế nào?

? Dựa vào các ví dụ vừa tìm hiểu em phân tích cấu trúc ngữ pháp.

Vua Hùng chọn người nối ngôi.

CN VN Làng tôi khuất sau rặng tre.

CN VN Hà là học sinh ngoan.

CN VN

? Vậy em thấy DT thường giữ chức vụ gì trong câu?

? Hãy xác định cấu trúc ngữ pháp trong các câu sau?

Nhân dân là bể C V

Văn nghệ là thuyền.

C V Sóng đẩy thuyền lên.

C V

Gv: Qua VD các em thấy khi DT làm VN thì thường đừng sau từ là.

- DT thường làm CN trong câu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại danh từ.

Mục tiêu: Hs nắm được 2 loại lớn của danh từ.

PP: Thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại KT: Động não, kích thích tư duy.

2. Nhận xét

a) Thế nào là DT: là những từ chỉ người, vật hiện tượng, khái niệm

b) DT có khả năng kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước các từ này, ấy, đó ở phía sau một số từ ngữ khác đẻ lập thành cụm DT.

c) Chức vụ điển hình của DT trong câu. là CN, khi làm VN danh từ cần có từ là đứng trước.

II/ Danh từ chỉ đơn vị và DT chỉ sự vật

1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu.

(10)

TG: 10p

Gv: Ghi sẵn VD ra bảng phụ.

VD: ba con trâu Một viên quan Ba thúng gạo Sáu tạ thóc.

Gv: Các em chú ý những từ gạch chân.

? Em có nhận xét gì về vị trí của các DT gạch chân?

- Các DT này đứng trước.

- Các DT còn lại đứng sau.

? Nêú thay DT chỉ đơn vị bằng một số từ khác.

Em hãy nhận xét trường hợp thay thế nào thì đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi- không đổi? Vì sao?

Thay con = từ chú, bác.

Thay viên = từ ông.

Thay thúng = rá.

Thay tạ = cân.

- Trường hợp thay con, thay viên = ông, bác thì đơn vị tính đếm đo lường không thay đổi.

- Trường hợp thay thúng, tạ = ra, cân thì đơn vị tính đếm, đo lường sẽ thay đổi theo.

Gv: Những trường hợp thay DT chỉ đơn vị đo lường không thay đổi người ta gọi đó là DT chỉ đơn vị tự nhiên.

- Những trường hợp thay DT đơn vị đo lường, tính đếm sẽ thay đổi theo. Người ta gọi đó là DT chỉ đơn vị quy ước.

? Qua đây ta thấy DT chỉ đơn vị gồm mấy loại?

- Gồm hai loại.

* Cho 2 từ sau: “Tạ”, “Thúng”.

? Em hãy cho biết 2 từ trên thuộc loại danh từ nào?

- ĐV quy ước.

? Đều là danh từ quy ước nhưng 2 từ ấy có gì khác nhau.

- Tạ: 100kg.

Gv: Chính vì vậy người ta gọi đây là DT chỉ đơn vị chính xác, nó không thể được miêu tả được về lượng.

- Thúng: - Không xác định được chính xác (ước chừng)

? Qua VD trên em thấy DT chỉ đơn vị quy ước

2. Nhận xét

a) DT chỉ đơn vị là những DT dùng để tính đếm đo lường sv.

b) DT chỉ sự vật là nên tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, kháI niệm

+ DT chỉ đơn vị gồm 2 loại.

- DT chỉ đơn vị tự nhiên.

- DT chỉ đơn vị quy ước.

VD: tạ, tấn.

(11)

được chia làm mấy loại?

2 loại: DT chỉ đơn vị chính xác.

DT chỉ đơn vị ước chừng.

Gv: Nhắc lại toàn bộ nội dung bàI học hôm nay.

Gọi hs đọc phần ghi nhớ.

- DT chỉ đơn vị quy ước.

+ DT chỉ đơn vị chính xác kg + DT chỉ đơn vị ước chừng.

VD: nắm, mớ, gói Ghi nhớ: sgk. :

PHT: Em hãy tìm những danh từ chỉ đơn vị rồi phân loại chúng theo bảng sau:

DANH TỪ

Đơn vị tự nhiên ĐV quy ước.

ĐV chính xác ĐV ước chừng.

Hoạt động 3: Tìm hiểu danh từ riêng, danh từ chung.

Mục tiêu: hs phân biệt được danh từ chung và danh từ riêng; quy tắc viết danh từ riêng.

- PP: thuyết trình, đàm thoạ, giải quyết vấn đề, phân tích, quy nạp

- KT: hỏi và trả lời, trình bày một phút - GV chiếu ngữ liệu

? Hãy xác định các DT trong câu trên?

- Hs xác định

- Gv chốt trên màn hình

? Em hãy điền DT chung và DT riêng vào bảng phân loại?

DT chung Vua, tráng sĩ, làng, xã, huyện...

DT riêng PDTV, Phù Đổng, Gia Lâm, hà Nội.

? Danh từ chỉ sự vật có mấy loại?

- DT chung và DT riêng?

? Thế nào là DT chung, DT riêng?

- Hs trả lời, gv chốt

? Em có nhận xét gì về cách viết DT riêng trong ngữ liệu vừa tìm hiểu?

- Chữ cái đầu tiên được viết hoa

III. Danh từ riêng, danh từ chung

- Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng.

- Tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm qua Hán Việt:

viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.

- Tên người, tên địa lí nước

(12)

*Xét các VD sau:

- Mao Trạch Đông, Bắc Kinh, Ấn Độ...

- Pu-skin, Mát-xcơ-va, Vích-to Huy-gô..

- Trường Trung học cơ sở Việt Dân, Đảng cộng sản Việt Nam, Liên hợp quốc...

? Em hãy nhận xét về cách viết hoa của các DT riêng trong VD?

- Hs nhận xét

- GV tổng hợp và rút ra kết luận.

HS đọc ghi nhớ.

ngoài phiên âm trực tiếp: viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận; nếu mỗi bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối.

- Tên các cơ quan, tổ chức:

chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này đều được viết hoa.

2. Ghi nhớ: SGK - tr109

* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Thời gian: 5p

Hoạt động nhóm: Chia sẻ nhóm đôi.

Thời gian: 5p Nhiệm vụ:

Nhóm 1: BT1 Nhóm 2: BT2

Đại diện nhóm báo cáo lết quả.

- Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: Ông, cô, cậu, bà, thím, mợ, ...

- Chuyên đứng trước danh từ chỉ sự vật: Bức, tấm, miếng, mảnh, chiếc, cái, quyển..

- Chỉ đơn vị quy ước chính xác: mét, gam, lít, hecta, hải lý, dặm, kilôgam.

- Chỉ đơn vị quy ước ước chừng: nắm, mớ, đàn, gói, vốc, thúng, bao, khoang, BT3: T109

1. Bài 1: Tìm DT chung và DT riêng

- DT chung: Ngày xưa, miền, đất, nước, vị, thần, nòi, rồng, con trai, tên.

- DT riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân...

BT4:

Các từ in đậm trong bài:

- Chim, Mây, Hoạ Mi, Nước, Hoa: tên riêng của nhân vật vốn là loài vật được nhân cách hoá.

- Nàng Út: Tên riêng của người.

- Làng Cháy: Tên địa lí.

* HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Thời gian: 5P

?Tìm các danh từ chỉ đơn vị để điền vào chỗ chấm cho thích hợp:

1. ….trẻ tập trung ở đầu làng

(13)

2. Mẹ em mua cho em hai….quần áo mới.

3. Những……cây xanh trải dài theo con đường.

4. Những ……nhà cao tầng mới mọc lên.

5. Đó chính là…..sách em thích nhất.

6. Hôm nay nó ăn khỏe qua, ăn những năm….cơm.

7. Nhìn đằng xa xem, có một….mèo đang đuổi bắt….chuột.

8. Bao nhiêu tiền một…..rau muống vậy?

9. Tôi có hai….kẹo, chia cho em An một….kẹo.

10. 100 kg gạo sẽ bằng 1…..gạo.

? Tìm các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ) cho những danh từ: đá, thuyền, vải.

HS:

- Đá: cục, hòn, tảng, mẩu, phiến, viên, mảng…

- Thuyền: cái, chiếc, con

- Vải: cây, cuộn, xấp, mảnh, mẩu, tấm…

* HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Thời gian: 5p

? Em hãy khái quát bài học bằng sơ đồ tư duy.

4. Hướng dẫn về nhà - Học bài cũ

- Tìm mỗi loại danh từ lấy 5 VD.

- Tìm sửa lỗi vủa mình hoạc của bạn bè khi viết sai danh từ riêng.

- Chuẩn bị bài mới: Chủ đề từ loại: Động từ.

- Đọc ngữ liệu, trả lời câu hỏi.

- So sánh động từ và tính từ.

+ Tìm động từ trong các văn bản đã học.

V. RÚT KINH NGHIỆM.

(14)

TIẾT 40:

ĐỘNG TỪ

* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, tình huống

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, , trình bày 1 phút - Thời gian: 3p

* Để khởi động cho bài học, Thùy Trang sẽ biểu diễn một bài võ cổ truyền Việt Nam.

HS quan sát.

? Võ thuật có tác dụng gì?

? Em hãy liệt kê những hoạt động của Trang qua bài quyền vừa biểu diễn.

- Đấm, đá, xoay, đứng tấn, hất...

? Những từ chỉ hoạt động của Trang thuộc từ loại nào?

GV; Nhứng từ trên là động từ. Để hiểu sâu hơn về từ loại này về đặc điểm, cách phân loại, ta đi tìm hiểu bài ngày hôm nay.

* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( 25 )

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 10’

- Mục tiêu: hs nắm được những đặc điểm cơ bản của động từ như chỉ hoạt động trạng thái của sự vật, so sánh sự khác nhau giữa động từ và danh từ.

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp.

- KT động não, đặt câu hỏi, trình bày một phút - Gv chiếu ngữ liệu. Y/c hs quan sát.

- Gv gọi 1 hs đọc

? Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học, nhắc lại khái niệm động từ?

I. Đặc điểm của động từ

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

(15)

- Động từ là những từ chỉ hành động trạng thái của sự vật.

? Vậy hãy tìm những động từ trong các ngữ liệu trên?

a. đi, đến, ra, hỏi.

b. lấy, làm, lễ.

c. treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề.

? Ý nghĩa khái quát của các ĐT vừa tìm được là gì?

- Những từ trên chỉ hành động trạng thái của sự vật.

THẢO LUẬN NHÓM: 5P

- 3 NHÓM: So sánh DT và ĐT bằng viẹc hoàn thành PHT sau:

SS Từ loại

Khả năng kết hợp

Chức vụ ngữ pháp

Ví dụ

*Kết quả dự kiến SS

Từ loại

Khả năng kết hợp

Chức vụ ngữ pháp

Ví dụ

Danh từ

Không kết hợp với các từ: hãy, đừng, chớ, đã, sẽ, đang, cũng,

vẫn….

- Thường làm chủ ngữ trong câu . - Khi làm vị ngữ phải có từ “là” đứng trước.

- Học tập là nhiệm vụ của học sinh.

Động từ

Có khả năng kết hợp với các từ: hãy, đừng, chớ, đã, sẽ, đang, cũng,

vẫn….

- Thường làm vị ngữ trong câu.

- Khi làm CN mất k/n kết hợp với : hãy, đừng, chớ, đã, sẽ, đang,

cũng ,

vẫn….

- Bé đang học bài.

Gv cho hs đọc ghi nhớ : sgk/146

………

-> Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

2. Ghi nhớ : sgk/14

II. Các loại động từ chính

(16)

Hoạt động 2: 15’

- Mục tiêu: hs phân biệt được các loại động từ chính: động từ chỉ tình thái và động từ chỉ hoạt động

- PP vấn đáp, phân tích, thảo luận.

- KT động não, chia nhóm, xử lí tình huống - Gv chia lớp làm 3 nhóm theo màu sắc: xanh, đỏ, tím, cho các nhóm TL và phân loại các ĐT vào bảng :

ĐT đòi hỏi ĐT khác đi kèm phía sau

ĐT không đòi hỏi ĐT khác đi kèm

Trả lời câu hỏi

Làm gì?

Đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi , đứng

→ ĐT chỉ hoạt động.

Trả lời câu hỏi

Làm sao?

Thế nào?

Dám, toan, định

→ ĐT chỉ tình thái.

Buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu

→ ĐT chỉ trạng thái.

? Cho biết ý nghĩa khái quát của các ĐT đòi hỏi có động từ khác đi kèm?

- Chỉ tình thái.

? Cho biết ý nghĩa khái quát của các ĐT không đòi hỏi có động từ khác đi kèm?

- ĐT chỉ hoạt động và trạng thái.

? Vậy theo em có mấy loại động từ chính?

- 2 loại: động từ chỉ tình thái và động từ chỉ hoạt động, trạng thái.

? Các ĐT đòi hỏi có động từ khác đi kèm, trả lời cho câu hỏi : “ làm gì?” Chỉ điều gì?

- Chỉ hoạt động.

? Các ĐT đòi hỏi có động từ khác đi kèm, trả lời cho câu hỏi : “Làm sao? Thế nào? ”Chỉ điều gì?

- Chỉ trạng thái.

Gv : Như vậy trong động từ chỉ hoạt động , trạng thái chia ra thành 2 động từ nhỏ : động từ chỉ hoạt động (trả lời cho câu hỏi làm gì?) còn động từ chỉ trạng thái (trả lời cho câu hỏi làm sao? Thế nào?).

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- HS hoàn thiện bảng vào vở.

- Có hai loại động từ:

+ Động từ tình thái (thường đòi hỏi có động từ khác đi kèm).

+ Động từ chỉ hoạt động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm).

- Động từ chỉ hoạt động trạng thái có hai loại nhỏ:

+ ĐT chỉ hoạt động: trả lời cho câu hỏi làm gì.

+ ĐT chỉ trạng thái trả lời cho câu hỏi làm sao, thế nào.

2. Ghi nhớ - sgk (146)

(17)

………

………

* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: hs biết vận dụng kiến thức phần lí thuyết để làm các bài tập - Thời gian:

- Gv chia lớp thành 4 nhóm theo số thứ tự - N1+2 thảo luận BT 1

- N3+4 thảo luận BT 2

- Y/c các nhóm thảo luận vào giấy A3. Sau khi các nhóm thảo luận xong, sẽ trao đổi cho nhau để bổ sung ( nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, nhóm 4 chuyển cho nhóm 1 cứ thế đến khi các nhóm nhận được đúng kết quả của nhóm mình)

- Gv và các nhóm cùng nhau nhận xét, bổ sung, chốt.

1. Bài tập 1

- ĐT: khoe, may, đem, mặc, đứng, thấy, hỏi, tức, chạy, đến, giơ.

→ ĐT chỉ hoạt động, trạng thái.

2. Bài tập 2

- Cầm: có nghĩa là nhận lấy một vật gì đó.

- Đưa: là trao trực tiếp một vật gì đó cho người khác.

→ Cầm và đưa trái ngược nhau.

→ Nhằm nêu bật tính tham lam của anh chàng keo kiệt, chỉ muốn nhận mà không muốn cho.

* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG.

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Thời gian: 5p

? Viết đoạn văn 7-9 câu, thuật lại trận bóng mà em vừa được xem.

Chiều nay, trên sân cỏ của trường đã diễn ra trận bóng nảy lữa giữa lớp tôi và lớp 6A. Trận bóng vừa bắt đầu thì Đạt đã cướp được bóng. Bạn ấy bấm nhẹ bóng sang cánh phải cho Vũ. Vũ dẫn bóng lên. Bốn năm cầu thủ đội bạn lao đến. Vũ ngần ngử giây lát. Chợt nhận ra cánh trái trống hẳn đi, Vũ chuyển bóng cho Long. Long như chỉ đợi có vậy, dốc bóng nhanh về phía khung thành đối phương, nhưng quả bóng không đi đúng ý. Lần này, Vũ quyết định chơi bóng bổng. Còn cách khung thành chừng năm mét bạn ấy co chân sút rất mạnh. Quả bóng vút lên nhưng lại đi chệch lên vỉa hè về phía Lan đang ngồi hàng khán giả.

Lan hơi choáng váng nhưng nhanh chóng xua tay ra hiệu rằng mình không sao.

Trận bóng lại tiếp tục.

Mặc dù hai đội không bỏ lỡ một cơ hội phản công nào nhưng kết quả chung cuộc vẫn là 0-0. Không bằng lòng vói kết quả ấy, hai lớp hẹn nhau một buổi gần nhất để so găng cao thấp.

? Tìm những động từ được sử dụng trong đoạn văn em vừa viết.

* HOẠT DÔNG 5: MỞ RỘNG SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu

(18)

học tập suốt đời.

- Thời gian: 3p

Tìm câu ca dao tục ngữ có chúa động từ:

1.Tay làm hàm nhai Tay quai miệng trễ.

2. Nói lời phỉa giữ lấy lời

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

3. Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trồng trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm...

4. Hướng dẫn về nhà ( )

- Học bài cũ: Học thuộc ghi nhớ, nhớ các đơn vị kiến thức về động từ; Đặt câu và xác định được chức vụ ngữ pháp của động từ trong câu;

- Chuẩn bị bài mới: Đọc tìm hiểu trước bài: Phần I-II bài tính từ và cụm tính từ.

+ Tìm các tính từ trong phần ngữ liệu + So sánh tính từ với động từ.

+ Khả năng kết hợp của tính từ.

+ Vai trò của tính từ trong câu.

+Tìm một cụm động từ ? Đặt câu với cụm động từ ấy?

+ Lấy 15 VD về tính từ.

V. RÚT KINH NGHIỆM.

TIẾT 41 TÍNH TỪ

* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, tình huống

(19)

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, , trình bày 1 phút - Thời gian: 3p

Trò chơi: Truyền tin

Lớp chia làm 2 đội, mỗi đội sẽ cử đại diện lên nhận tin.

GV sẽ đưa ra các từ khóa về các cảm xúc của con người: vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tiếc nuối.

Hs sẽ phải dùng hành động, nét mặt để truyền tin về từ khoa áy cho đồng đội.

Không đuọc sử dụng lời nói.

Hs đoán ra từ khóa.

? Những từ ấy thuộc từ loại nào mà các em biết?

- Tính từ

Gv: Từ các em vùa tìm được là tính từ chỉ trạng thái. Những từ ấy mới chỉ thể hiện đuọc một đặc điểm của từ loại. Để hiểu sâu hơn nữa chúng ta cùng đi bài học ngày hôm nay.

* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/

vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

- Thời gian :

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: 10’

- Mục tiêu: hs nắm được các đặc điểm của cụm tính từ như khả năng kết hợp, hoạt động trong câu.

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp

- KT động não, đặt câu hỏi, xử lí tình huống, trình bày một phút.

? Đọc ví dụ mục I/ SGK 153, 154. Tìm các tính từ trong ví dụ a, b?

HS suy nghĩ, trả lời GV chốt

? Những tính từ trên có ý nghĩa gì?

HS suy nghĩ, trả lời GV chốt

? Em hãy tìm thêm một số tính từ khác (chỉ màu sắc, mùi vị, hình dáng)?

+ Tình từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng...

+ Chỉ mùi vị: chua, cay, mặn...

+ Hình dáng: gầy gò, phốp pháp...

I. Đặc điểm của tính từ

1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu

- Các tính từ:

a. bé, oai

b. vàng lịm, vàng hoe, vàng tươi

-> Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật.

- TT + đã, đang, sẽ, vẫn, cũng -> cụm tính từ.

(20)

? Đặt câu có tính từ?

HS tự bộc lộ

GV: TT + đã, đang, sẽ, vẫn, cũng -> CTT

? Tìm tính từ kết hợp với: đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng?

VD: đã già, sẽ ngoan hơn...

* GV so sánh khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, hãy, chớ, đừng của tính từ và động từ.

- đã, đang, sẽ + đi - cũng, vẫn + đi - hãy, đừng, chớ + đi

- đã, đang, sẽ + đẹp - cũng, vẫn + đẹp - hãy, chớ, đừng không kết hợp với đẹp

? Từ đó em có nhận xét gì về khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, vẫn, cũng, hãy, chớ, đừng của tính từ với động từ?

HS suy nghĩ, trả lời GV chốt

? Xác định tính từ và CN – VN trong các câu sau:

- ... Nó thì oai như một vị chúa tể.

- ... Từng chiếc lá mít vàng ối ...

- Ngôi nhà đẹp quá.

- Vụng về vốn là bản tính của nó.

- Vàng ối là màu của ổi chín.

? Từ đó em có nhận xét gì về chức vụ ngữ pháp của TT?

Thường làm VN giống như động từ.

? So sánh các tổ hợp từ sau: Em bé ngã / Em bé thông minh?

- Em bé ngã -> Đã thành câu, VN là động từ.

- Em bé thông minh -> Chưa thành câu, TT làm phụ ngữ cho DT – cụm danh từ.

? Từ đó rút ra nhận xét gì?

HS suy nghĩ, trả lời GV chốt

* GV: Tính từ thường làm phụ ngữ trong các cụm danh từ, cụm động từ.

- ... màu vàng hoe/ ... năm cánh vàng tươi/

Sóng gợn lăn tăn.

? Khái quát lại đặc điểm của tính từ?

=> Ghi nhớ SGK/154.

Tính từ rất hạn chế khi kết hợp với hãy, chớ, đừng.

- Làm VN, CN trong câu,

- Khả năng làm VN hạn chế hơn động từ

2. Ghi nhớ: SGK – T154

(21)

Hoạt động 2: 10’

- Mục tiêu: hs nắm được các loại tính từ như tính từ chỉ đặc điểm tương đối, tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, phân tích, quy nạp

- KT động não, đặt câu hỏi, xử lí tình huống, trình bày một phút

? Trong các từ ở mục I, tính từ nào kết hợp với các phó từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm, quá... ) những tính từ nào không có khả năng kết hợp đó?

HS suy nghĩ, trả lời GV chốt

? Giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó?

- Các tính từ “bé, oai” nêu đặc điểm, tính chất của sự vật chưa cụ thể xác định -> có thể kết hợp với những từ chỉ mức độ.

- Các tính từ “vàng hoe, vàng lịm, vàng ối” chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật một cách cụ thể, xác định -> không kết hợp được với những từ chỉ mức độ.

? Từ việc kết hợp trên cho biết tính từ gồm những loại nào?

- Tính từ tương đối + từ chỉ mức độ

- Tính từ tuyệt đối không kết hợp với từ chỉ mức độ

? Lấy ví dụ cho mỗi loại tính từ trên?

HS tự bộc lộ

GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/154

II. Các loại tính từ 1. Phân tích ngữ liệu

- bé, oai + rất, lắm, hơi, quá...

-> tính từ tương đối

- vàng hoe, vàng lịm, vàng ối không kết hợp được với rất, hơi, quá, lắm,..

-> tính từ tuyệt đối

 Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian:

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 156 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Việc dùng các tính từ và phụ ngữ so sánh trong những câu trên có tác dụng phê bình và gây cười như thế nào?

Lời giải chi tiết:

(22)

- Các tính từ: sun sun, chần chẫn, bè bè, sừng sững, tun tủn => Các tính từ đều là từ láy, có tác dụng gợi hình, gợi cảm.

- Các sự vật được đem so sánh với con voi như là những sự vật quen thuộc hằng ngày nhỏ bé, tầm thường so với thực tế đồ sộ của con voi

⟶ Điều này tố cáo sự hiểu biết nông cạn, eo hẹp, phiến diện của các ông thầy bói.

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 156 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, ông lão tội nghiệp phải ra biển năm lần để cầu xin con cá thoả mãn lòng tham của vợ. Mỗi lần như vậy, biển xanh được tả một khác. Hãy so sánh cách dùng động từ, tính từ trong năm câu văn tả biển ấy và cho biết những khác biệt đó nói lên điều gì.

- Lần 1 (xin cái máng lợn mới): Biển gợn sóng êm ả.

- Lần 2 (xin một ngôi nhà mới): Biển xanh đã nổi sóng.

- Lần 3 (xin cho vợ làm nhất phẩm phu nhân): Biển xanh nổi sóng dữ dội.

- Lần 4 (xin cho vợ làm nữ hoàng): Biển nổi sóng mù mịt.

- Lần 5 (xin cho vợ làm Long Vương): Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Lời giải chi tiết:

Động từ và tính từ được dùng trong những lần sau mang tính chất mạnh mẽ, dữ dội hơn lần trước, thể hiện sự thay đổi thái độ của con cá vàng trước những đòi hỏi mỗi lúc một quá quắt của vợ ông lão. Cụ thể:

- gợn sóng êm ả - nổi sóng

- nổi sóng dữ dội - nổi sóng mù mịt - nổi sóng ầm ầm

* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG.

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Thời gian: 5p

Vẽ sơ đồ tóm tắt nộindung bào học.

(23)

4. Hướng dẫn về nha

4. Hướng dẫn về nhà.

-Học bài cũ

- Tìm thêm mỗi loại 10 từ.

- Viết thành bài văn hoàn chỉnh với đề đã cho.

- Chuẩn bị tiết luyện tập, tổng kêt.

+ Khái quát lại nội dung của 3 bài trong chủ đề/

+ Chuẩn bị bút màu: 3 màu V. RÚT KINH NGHIỆM.

Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học

Tiết 42: LUYỆN TẬP- TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ Hoạt động 1: TRÒ CHƠI: MẢNH GHÉP.

Cho ma trận các từ trên:

Hoa Lan Mù mịt Dông bão Yêu tinh Hoang tử

(24)

Chạy Đắng ngắt Ăn Hùng Vương Bắn Tí xíu Nghe ngóng Thơm lừng Sung sướng Sính lễ

Quái vật Đấm Hô Trắng tinh Băn khoăn

Mỏi mệt Bay Bánh Chưng Đau đớn Gả

HS thực hiện theo nhóm bàn.

- HS chuẩn bị ba bút có màu khác nhau.

- Xác định các từ loại trong bảng đã cho.

- Tô màu vào các ô có có từ cùng loại với nhau: Danh từ: Đỏ; Động từ: màu vàng; tính từ: màu xanh

Hoạt động 2: TỔNG HỢP NỘI DUNG.

HS hoàn thành bảng sau: (Đã chuẩn bị ở nhà) Nhóm 1: Danh từ

Nhóm 2: Động từ Nhóm 3: Tính từ

Danh từ Tính từ Tính từ

Ý nghĩa

Khả năng kết hợp Chức năng.

Ví dụ

Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả:

Danh từ Tính từ Tính từ

Ý nghĩa Dùng để chỉ người, sự vật, hiện tượng, khái niệm, ...

Làm chủ ngữ, vị ngữ cho câu ,

Dùng để biểu thị trạng thái, hành động, ...

Thường được làm vị ngữ trong câu

Dùng để chỉ đặc điểm, tính chất.

Có thể dùng chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu

Khả năng kết hợp

Kết hợp vói từ chỉ số lượng ở phía

Thường kết hợp với các từ đã

Thường kết hợp với các từ đã sẽ đang, cũng,

(25)

trước.

- Các từ này, ấy, đó...ở phía sau

đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng...

vẫn để tạo thành cụm tính từ.

- Khả năng kết hợp với hãy, đừng, chớ rất hạn chế.

Chức năng. Làm chủ ngữ, khi làm vị ngữ thì phải có từ “là”. ,

Thường được làm vị ngữ trong câu.

Có thể dùng chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu

Ví dụ bàn , ghế, bảng, cặp, bài kiểm tra, ...

chạy, nhảy, chơi, xem phim ,...

đẹp, xấu , giỏi, to, ...

GV nhận xét, bổ sung.

* HOẠT ĐỘNG 3: CÁC BÀI TẬP BỔ TRỢ I. DANH TỪ.

BT1: Hãy giải thích tại sao từ “sọ dừa” trong hai trường hợp sau lại có cách viết khác nhau?

a. Một hôm, trời nắng to, người vợ vào rừng hái củi cho chủ, khát nước quá mà không tìm thấy suối. Thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bưng lên uống. Thế rồi bà có mang.

b. Lớn lên, Sọ Dừa vẫn không khác lúc nhỏ, cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì.

BT2: Hãy tìm những danh từ khác nhau có thể kết hợp với danh từ chỉ đơn vị tự nhiên sau: bức, tờ, dải

BT3: Tìm các danh từ chỉ đơn vị quy ước có thể đi kèm các danh từ: nước, sữa, dầu

BT3: . Tìm danh từ riêng trong các câu sau và viết hoa cho đúng quy tắc.

- Em là học sinh lớp 6A trường trung học cơ sở nguyễn văn trỗi.

- Huyện sông thao thuộc tỉnh phú thọ.

- Nhà em ở gần sông hồng.

- Đây là tờ báo của hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam II. ĐỘNG TỪ.

Bài 1. Tìm động từ trong các câu sau:

1. Anh nên giữ sức khỏe.

2. Tôi không thể nói với anh được.

3. Họ phải làm việc mười bốn tiếng một ngày.

4. Trước kia, anh ấy làm chính trị viên đại đội.

5. Cha tôi làm thợ cơ khí ở nhà máy.

6. Những anh em của chàng sai người đi tìm của quý trên rừng, dưới biển. Còn chàng, từ khi lớn lên, ra ở riêng chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai…

(26)

Bài 2. Những từ in đậm trong những câu sau là danh từ hay động từ? Phân biệt danh từ với động từ.

a, Nó hành động rất đúng.

b, Tôi rất trân trọng những hành động của nó.

c, Mấy hôm nay, anh ấy suy nghĩ nhiều quá.

d, Những suy nghĩ của nó làm mọi người khâm phục e. Bà nắm ba nắm cơm.

f. Cày đồng đang buổi ban trưa./ Con trâu đi trước, cái cày theo sau.

g. Nó bước từng bước chắc chắn Bài 3. Đặt câu với mỗi động từ sau:

Đi, đứng, nằm, đọc, tặng, biếu, cho, vẽ, viết, hát, múa, quét, lau, rửa, ăn, uống, bước, đá, cầm, giữ, vác, bê, kéo, chở, nhảy, ngồi, bơi, lặn.

Bài 4: Viết một đoạn văn (từ 10 đến 13 câu) trong đó có sử dụng ít nhất 5 động từ.

III. TÍNH TỪ

Bài 1. Cho biết những tính từ in đậm giữ chức vụ gì trong các câu sau ?

1. Bầu trời mùa thu xanh ngăn ngắt.

2. Cây sòi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ

3. Đàn cá chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp.

4. Khóm tre bên bờ xanh mượt mà rủ cành lá soi xuống dòng sông.

Bài 2. Cho đoạn thơ sau:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo […]

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo (Thu điếu - Nguyễn Khuyến)

? Tìm tính từ trong đoạn thơ trên?

ĐÁP ÁN GỢI Ý I. DANH TỪ:

Bài 1:

- Ở trường hợp a là chỉ một loại vật chung: sọ dừa nên không viết hoa - Ở trường hợp b là chỉ tên riêng của nhân vật nên cần phải viết hoa Bài 2. Tham khảo các từ sau:

- Tờ: tờ giấy, tờ đơn, tờ lịch, tờ báo, tờ tiền…

- Bức: bức tường, bức tranh, bức họa, bức vẽ, bức rèm, bức màn…

- Dải: dải lụa, dải dây…

Bài 3. Tham khảo cách viết sau:

- Em là học sinh lớp 6A Trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi.

- Huyện Sông Thao thuộc Tỉnh Phú Thọ.

- Nhà em ở gần sông Hồng.

(27)

- Đây là tờ báo của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

II. ĐỘNG TỪ.

Bài 1. Động từ được in đậm sau:

1. Anh nên giữ sức khỏe.

2. Tôi không thể nói với anh được.

3. Họ phải làm việc mười bốn tiếng một ngày.

4. Trước kia, anh ấy làm chính trị viên đại đội.

5. Cha tôi làm thợ cơ khí ở nhà máy.

6. Những anh em của chàng sai người đi tìm của quý trên rừng, dưới biển. Còn chàng, từ khi lớn lên, ra ở riêng chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai…

Bài 2.

a, Trong câu: Nó hành động rất đúng + Từ hành động là động từ.

b, Trong câu: Tôi rất trân trọng những hành động của nó + Từ hành động là danh từ.

c, Trong câu: Mấy hôm nay, anh ấy suy nghĩ nhiều quá + Từ suy nghĩ là động từ.

d, Trong câu: Những suy nghĩ của nó làm mọi người khâm phục + Từ suy nghĩ là danh từ.

Bài 4. Tham khảo một số câu sau:

1. Bạn Hùng đang đi vào lớp học.

2. Tôi đứng mãi ở vị trí này cũng được mười phút rồi.

3. Thời tiết rất đẹp, nằm trên võng mà ngắm cảnh biển thì thật là tuyệt vời.

4. Trên hàng ghế đầu tiên, có một cậu bé đang chăm chú đọc sách.

5. Tôi đã tặng Lan bức tranh tôi mới vẽ hôm qua.

6. Tôi sẽ viết cho Hoa một bức thư.

7. Trên sân khấu, ca sĩ đang hát những bài mà khán giả yêu cầu.

8. Chúng tôi đang tập múa để chuẩn bị cho tiết mục văn nghệ chào mừng 20/11.

9. Các bác ấy đang quét dọn nhà cửa cho sạch sẽ.

10. Chị nấu cơm, còn em sẽ lau bàn ăn nhé.

11. Để em đi rửa rau cho.

12. Anh chị ấy đang ăn cơm trên nhà.

13. Sau giờ tan học, cả lớp chúng tôi sẽ đi uống trà chanh.

14. Mau bước nhanh chân lên các bạn, chúng ta sắp muộn giờ rồi.

15. Khi bóng gần tới, anh sẽ đá chuyền cho tôi nhé.

III. TÍNH TỪ.

Bài 1.

1. Bầu trời mùa thu xanh ngăn ngắt. -> Phụ ngữ sau cụm tính từ.

2. Cây sòi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ -> Phụ ngữ sau cụm danh từ

3. Đàn cá chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. -> Phụ ngữ sau cụm động từ 4. Khóm tre bên bờ xanh mượt mà rủ cành lá soi xuống dòng sông. -> Phụ ngữ sau cụm tính từ

Bài 2.

- Tính từ: lạnh lẽo, trong, bé, biếc, vàng, khẽ, dưới

(28)

* Hướng dẫn về nhà - Học bài cũ

- Làm các bài tập còn lại

- Chuẩn bị bài mới: Luyện nói kể chuyện.

+ Lập dàn bài theo một số đề bài SGK T77, T111 + Viết thành bài hoàn chỉnh.

+ Học thuộc để thực hành nói truóc lớp.

V. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ x, y, z là các số nguyên chỉ số nguyên tử của nguyên tố có trong một phân tử hợp chất, nếu các chỉ số này bằng 1 thì không ghi.. Ví dụ: Công thức hóa học của hợp chất: nước

Bằng các phương pháp đo đạc trên phim sọ mặt từ xa kỹ thuật số và ảnh chuẩn hóa kết hợp với hệ thống phần mềm chuyên dụng để phân tích, đề tài đã đưa ra

BÀI 2: Đặt câu với một danh từ có trong đoạn

TS. Nguyễn Ngọc Long, ThS.Vũ Phi Hùng và tập thể phòng Đào tạo sau Đại học, trường Đại học Y Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin

Không những vậy Diếp cá còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để trị các bệnh ho, trĩ, viêm nhiễm đường tiết niệu, nhiễm trùng, v.v [1]…Công trình này nghiên cứu

Kết quả phân tích phổ EDS-FeSEM (hình 3) cho thấy Fe, Al chiếm thành phần chủ yếu trong vật liệu, hai nguyên tử đó là thành phần chính của khoáng

Hoạt tính độc tế bào được Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI) xác nhận là phép thử độ độc tế bào nhằm sàng lọc, phát hiện các chất có khả năng kìm hãm sự phát triển tế bào

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của điện áp đến sự hình thành hạt và các đặc tính quang của nano vàng điều chế bằng phương pháp điện hóa.. Hai