• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - Sở GDĐT Hà Tĩnh lần 2 - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - Sở GDĐT Hà Tĩnh lần 2 - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GDĐT HÀ TĨNH ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 04 trang) (40 câu trắc nghiệm)

THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 2 NĂM HỌC 2021-2022

Môn: HOÁ HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 020 Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

Câu 1: Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl propionat là

A. HCOOC2H5. B. C2H5COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOCH3. Câu 2: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?

A. Mg2+. B. Fe2+. C. Na+. D. Cu2+.

Câu 3: Công thức của axit oleic là

A. C17H33COOH. B. C2H5COOH. C. HCOOH. D. CH3COOH.

Câu 4: Phân tử xenlulozơ được tạo nên từ nhiều gốc

A. α-fructozơ. B. α-glucozơ. C. β-glucozơ. D. β-fructozơ.

Câu 5: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?

A. Ag. B. Au. C. Cu. D. Al.

Câu 6: Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch nào sau đây?

A. CuSO4. B. Zn(NO3)2. C. AgNO3. D. Fe2(SO4)3. Câu 7: Chất nào sau đây là đồng phân của glucozơ?

A. Fructozơ. B. Xenlulozơ. C. Saccarozơ. D. Mantozơ.

Câu 8: Gốc glucozơ và gốc fructozơ trong phân tử saccarozơ liên kết với nhau qua nguyên tử

A. oxi. B. nitơ. C. hidro. D. cacbon.

Câu 9: Amin nào sau đây là amin bậc 2?

A. C2H5NH2. B. C6H5NH2. C. (CH3)3N. D. (CH3)2NH.

Câu 10: Amino axit H2NCH2COOH có tên gọi là

A. lysin. B. alanin. C. glyxin. D. valin.

Câu 11: Số liên kết peptit trong phân tử Gly-Ala-Ala-Gly (mạch hở) là

A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

Câu 12: Loại tơ nào sau đây được sản xuất từ xenlulozơ?

A. tơ visco. B. tơ nilon-6,6. C. tơ tằm. D. tơ capron.

Câu 13: Polime nào sau đây thuộc loại poliamit?

A. Tinh bột. B. Nilon-6,6. C. Polietilen. D. Poli(vinyl clorua).

Câu 14: Chất nào sau đây là chất điện ly yếu?

A. NaCl. B. HCl. C. CH3COOH. D. KOH.

Câu 15: Công thức chung của este no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2n-4O2 (n ≥ 3). B. CnH2n-2O2 (n ≥ 2).

C. CnH2nO2 (n ≥ 2). D. CnH2n+2O2 (n ≥ 3).

Câu 16: Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được oxit nào sau đây?

A. CaO. B. Al2O3. C. MgO. D. Fe2O3.

(2)

Câu 17: Axit axetic phản ứng với chất nào sau đây?

A. CaCO3. B. HCl. C. NaCl. D. Dung dịch Br2.

Câu 18: Cho vài giọt dung dịch phenolphthalein vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành A. màu vàng. B. màu cam. C. màu hồng. D. màu xanh.

Câu 19: Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí, có thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây?

A. H2. B. O3. C. N2. D. CO.

Câu 20: Tơ lapsan là sản phẩm của phản ứng đồng trùng ngưng giữa

A. axit terephtalic và etylen glicol. B. axit terephtalic và hexametylenđiamin.

C. axit caproic và vinyl xianua. D. axit ađipic và etylen glicol.

Câu 21: Cặp dung dịch nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra chất khí A. NH4Cl và AgNO3. B. NaOH và H2SO4. C. Ba(OH)2 và NH4Cl. D. Na2CO3 và KOH.

Câu 22: Trong hợp chất NaNO2 nitơ có số oxi hóa là

A. +2. B. +1. C. +5. D. +3.

Câu 23: Cặp chất nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. NaOH và Na2CO3. B. Cu(NO3)2 và H2SO4. C. CuSO4 và NaOH. D. FeCl3 và NaNO3.

Câu 24: Hợp chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch NaOH

A. Metylamin. B. Trimetylamin. C. Anilin. D. Axit glutamic.

Câu 25: Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ Plexiglas. Tên gọi của X là

A. poliacrilonitrin. B. poli(metyl metacrylat).

C. poli(vinyl clorua). D. polietilen.

Câu 26: Thủy phân đisaccarit X, thu được 2 monosaccarit Y, Z. Oxi hóa Y hoặc Z bằng dung dịch AgNO3/NH3, thu được chất hữu cơ T. Hai chất X, T lần lượt là

A. Saccarozơ và axit gluconic. B. saccarozơ và amoni gluconat.

C. tinh bôt và glucozơ. D. glucozơ và fructozơ.

Câu 27: Cho các chất sau: alanin, etyl axetat, ala-gly, phenylamin. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 10,08 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng Al trong X là

A. 58,70%. B. 20,24%. C. 39,13%. D. 76,91%.

Câu 29: Xà phòng hóa 14,8 gam hỗn hợp etyl fomat và metyl axetat (tỉ lệ mol 1 : 1) trong dung dịch KOH lấy dư. Sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị m bằng

A. 18,20 gam. B. 15,0 gam. C. 21,0 gam. D. 20,23 gam.

Câu 30: Chia hỗn hợp gồm glucozơ và saccarozơ thành 2 phần bằng nhau Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn phần một cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc)

Phần 2: Thủy phân hoàn toàn phần hai, lấy toàn bộ lượng monosaccarit tạo thành phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được tối đa 10,8 gam Ag. Giá trị của V là

A. 10,08. B. 6,72. C. 11,2. D. 13,44.

(3)

Câu 31: Hợp chất hữu cơ X, mạch hở (C7H10O4) tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm muối (C4H4O4Na2) và ancol. Số công thức cấu tạo của X là

A. 6. B. 1. C. 4. D. 2.

Câu 32: X là tripeptit Gly-Ala-Glu; Y là tripeptit Ala-Val-Lys. Tiến hành 2 thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho m gam hỗn hợp X, Y tác dụng hoàn toàn với KOH thì cần tối đa 0,85 mol

Thí nghiệm 2: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X, Y trong HCl dư thu được (m + 41,85) gam muối Giá trị của m là

A. 83,9. B. 79,4. C. 74,9. D. 72,85.

Câu 33: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm 3 triglixerit trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được H2O và 6,84 mol CO2. Mặt khác, xà phòng hóa hoàn toàn m gam X bằng KOH vừa đủ, lấy toàn bộ muối sau phản ứng đem đốt cháy trong oxi dư thì thu được tối đa a gam CO2. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 277. B. 300. C. 285. D. 270.

Câu 34: Một bình kín chỉ chứa các chất sau: axetilen (0,5 mol), hidro (0,65 mol) và một ít bột niken.

Nung nóng bình một thời gian, thu được 0,56 mol hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được hỗn hợp khí Y và 26,4 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng tối đa a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,13. B. 0,19. C. 0,11. D. 0,39.

Câu 35: Cho các phát biểu sau:

(a) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat (b) Giấm ăn hoặc chanh khử được mùi tanh của cá

(c) Có thể dùng nhiệt để hàn và uốn ống nhựa PVC

(d) Nước ép của quả nho chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc (e) Trong tơ tằm có chứa các gốc α-amino axit

(g) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thường Số phát biểu đúng là

A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.

Câu 36: Cho các phương trình hóa học sau theo đúng tỉ lệ:

X + 3NaOH → Y + Z + T + H2O (1) Y + HCl → C2H4O3 + NaCl (2) Z + 2HCl → C9H8O3 + 2NaCl (3)

T + 2AgNO3 + 3NH3 + X1 → C2H7O2N + 2X2 + 2X3↓ (4) Cho các nhận xét sau:

(a) Có 4 công thức cấu tạo phù hợp với X (b) Đốt cháy 1 mol Y thu được 2 mol CO2

(c) Z là hợp chất hữu cơ tạp chức

(d) Trong phân tử Z số nguyên tố cacbon bằng số nguyên tố hidro (e) X2 phản ứng với NaOH theo tỉ lệ số mol 1:1

(g) X có khối lượng phân tử 250 đvC Số phát biểu đúng là

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 37: Chất X (CxHyO4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức; chất Y (CmHnO2N2) là muối amoni của một amino axit. Cho m gam E gồm X và Y (có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3) tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được 1,568 lít (đktc) hỗn hợp khí (gồm 2 chất hữu cơ là đồng

(4)

đẳng liên tiếp) có tỉ khối so với hidro bằng 17,5 và 6,53 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của Y trong E là

A. 48,13%. B. 48,92%. C. 48,38%. D. 54,64%.

Câu 38: Cho m gam hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng hết với 600 ml dung dịch hỗn hợp chứa HCl 2M và KNO3 0,2M thu được dung dịch X chứa m + 47,54 gam chất tan và hỗn hợp khí Y chứa 0,05 mol NO và 0,04 mol NO2 (không còn sản phẩm khử khác). Cho một lượng Al vào X sau phản ứng thu được dung dịch Z, m – 0,89 gam chất rắn và thấy thoát ra hỗn hợp khí T gồm N2 và H2 có tỷ khối hơi so vói He là 35/44. Biết các phản ứng hoàn toàn. Tổng khối lượng chất tan có trong Z là:

A. 60,3. B. 55,62. C. 57,09. D. 59,18.

Câu 39: X là este hai chức, mạch hở, Y là este đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T (gồm X và Y) thu được 230,208 gam CO2 và 51,84 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn T cần dùng 113,028 gam dung dịch NaOH 50,96%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Z gồm 3 muối (đều có phân tử khối lớn > 90 đvC). Ngưng tụ phần hơi thu được 94,3 ml ancol etylic 40°. Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8g/ml và của nước bằng 1 g/ml. Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là

A. 61,664 gam. B. 66,24 gam. C. 67,68 gam. D. 64,288 gam.

Câu 40: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm chứa 1-2ml dung dịch hồ tinh bột Bước 2: Đun nóng ống nghiệm một lát trên ngọn lửa đèn cồn

Bước 3: Ngừng đun, để dung dịch trong ống nghiệm nguội dần về nhiệt độ thường Cho các phát biểu sau:

(a) Sau bước 1, dung dịch trong ống nghiệm có màu xanh tím (b) Sau bước 2, dung dịch bị nhạt màu hoặc mất màu

(c) Ở bước 3, màu xanh tím của dung dịch sẽ xuất hiện lại

(d) Nếu thay dung dịch tinh bột trong thí nghiệm bằng xenlulozơ thì hiện tượng ở bước 1 vẫn thu được dung dịch màu xanh tím

(e) Nếu nhỏ vài giọt dung dịch I2 lên mặc cắt củ khoai lang tươi cũng xuất hiện màu xanh tím (g) Ở bước 2, Iot đã oxi hóa tinh bột

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

(5)

ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

1B 2D 3A 4C 5A 6B 7A 8A 9D 10C

11D 12A 13B 14C 15C 16D 17A 18C 19D 20A

21C 22D 23C 24D 25B 26B 27A 28C 29A 30B 31D 32C 33A 34B 35C 36C 37C 38C 39B 40D

Câu 16:

CO khử được các oxit kim loại đứng sau Al

—> CO khử được Fe2O3:

Fe2O3 + 3CO —> 2Fe + 3CO2

Câu 17:

Axit axetic phản ứng với CaCO3:

CaCO3 + 2CH3COOH —> (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

Câu 18:

Cho vài giọt dung dịch phenolphthalein vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành màu hồng do dung dịch NH3 có môi trường bazơ.

Câu 19:

Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí CO, khí này thay thế O2 tạo liên kết bền vững với hemoglobin trong máu và gây ngạt.

Câu 20:

Tơ lapsan là sản phẩm của phản ứng đồng trùng ngưng giữa axit terephtalic và etylen glicol:

nHOOC-C6H4-COOH + nHO-CH2-CH2-OH

—> (-OC-C6H4-COO-CH2-CH2-O-)n + 2nH2O

Câu 21:

A. NH4Cl + AgNO3 —> AgCl + NH4NO3 B. NaOH + H2SO4 —> BaSO4 + H2O

(6)

C. Ba(OH)2 + NH4Cl —> BaCl2 + NH3 + H2O D. Không phản ứng.

Câu 22:

Trong hợp chất NaNO2 nitơ có số oxi hóa là +3

Câu 23:

A, B, D cùng tồn tại trong dung dịch vì không có phản ứng nào xảy ra giữa chúng.

C không cùng tồn tại vì xảy ra phản ứng:

CuSO4 + 2NaOH —> Cu(OH)2 + Na2SO4

Câu 24:

Axit glutamic vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch NaOH:

H3N-C3H5(COOH)2 + HCl —> ClH3N-C3H5(COOH)2

H3N-C3H5(COOH)2 + 2NaOH —> H3N-C3H5(COONa)2 + 2H2O

Câu 25:

X là poli(metyl metacrylat): (-CH2-C(CH3)(COOCH3)-)n

Câu 26:

Saccarozơ + H2O —> Glucozơ + Fructozơ Fructozơ ↔ Glucozơ

C5H11O5-CHO + AgNO3 + NH3 + H2O —> C5H11O5-COONH4 + Ag + NH4NO3 Hai chất X, T lần lượt là: saccarozơ và amoni gluconat.

Câu 27:

Có 3 chất phản ứng được với dung dịch NaOH là:

CH3-CH(NH2)-COOH + NaOH —> CH3-CH(NH2)-COONa + H2O CH3COOC2H5 + NaOH —> CH3COONa + C2H5OH

Ala-Gly + NaOH —> AlaNa + GlyNa + H2O

Câu 28:

Đặt x, y là số mol Al, Fe —> mX = 27x + 56y = 13,8 nH2 = 1,5x + y = 0,45

—> x = 0,2; y = 0,15

—> %Al = 39,13%

Câu 29:

nHCOOC2H5 = nCH3COOCH3 = 0,1

(7)

Muối gồm HCOOK (0,1) và CH3COOK (0,1)

—> m muối = 18,20 gam

Câu 30:

nAg = 0,1 —> nC6H12O6 = 0,1/2 = 0,05

—> nO2 = nC = 0,05.6 = 0,3

—> V = 6,72 lít

Câu 31:

C7H10O4 + NaOH —> C4H4O4Na2 + Ancol Các cấu tạo phù hợp:

HOOC-CH2-CH2-COO-CH2-CH=CH2 HOOC-CH(CH3)-COO-CH2-CH=CH2

Câu 32:

Đặt x, y là số mol X, Y TN1: nKOH = 4x + 3y = 0,85

TN2: nH2O phản ứng = 2x + 2y; nHCl phản ứng = 3x + 4y

—> 18(2x + 2y) + 36,5(3x + 4y) = 41,85

—> x = 0,1; y = 0,15

—-> m = 74,9

Câu 33:

Các muối đều 18C —> X có 57C

—> nX = nCO2/57 = 0,12

—> n muối = 0,36 —> nNa2CO3 = 0,18

Bảo toàn C —> nCO2 đốt muối = 0,36.18 – 0,18 = 6,3

—> mCO2 = a = 277,2 gam

Câu 34:

nH2 phản ứng = n hỗn hợp đầu – nX = 0,59 nC2H2 dư = nC2Ag2 = 0,11

Bảo toàn liên kết pi:

0,5.2 = 0,11.2 + 0,59 + nBr2 —> nBr2 = 0,19

Câu 35:

(a) Đúng, isoamyl axetat là este có mùi chuối

(b) Đúng, mùi tanh do amin gây ra, giấm hoặc chanh chứa axit sẽ tạo muối tan với amin, dễ bị rửa trôi

(8)

(c) Đúng

(d) Đúng, nước ép nho chứa glucozơ

(e) Đúng, to tằm là loại protein đơn giản, tạo bởi các gốc α-amino axit (g) Đúng

Câu 36:

(2) —> Y là HO-CH2-COONa (3) —> Z là:

NaO-C6H4-CH=CH-COONa NaO-C6H4-C(=CH2)-COONa

(NaO-)(C2H3-)(NaOOC-)C6H3 (x10) (4) —> T là CH3CHO

X1 là H2O, X2 là NH4NO3, X3 là Ag, C2H7O2N là CH3COONH4.

(1) —> X là:

HO-CH2-COO-C6H4-CH=CH-COO-CH=CH2 HO-C6H4-CH=CH-COO-CH2-COO-CH=CH2 (a) Sai, Z có 12 cấu tạo nên X có 24 cấu tạo.

(b) Sai, 1 mol Y cháy tạo 1,5 mol CO2 (c) Đúng

(d) Sai, Z có 9C, 6H

(e) Đúng: NH4NO3 + NaOH —> NaNO3 + NH3 + H2O (g) Sai, MX = 248

Câu 37:

M = 35 —> CH5N (0,05) và C2H7N (0,02) Do tỉ lệ mol là 2 : 3 nên:

X là CH3NH3-OOC-A-COO-NH3-C2H5 (0,02) Y là NH2-B-COO-NH3-CH3 (0,03)

Muối gồm A(COONa)2 (0,02) và NH2-B-COONa (0,03) m muối = 0,02(A + 134) + 0,03(B + 83) = 6,53

—> 2A + 3B = 136

—> A = 26, B = 28 là nghiệm duy nhất

—> %Y = 48,39%

Câu 38:

nHCl = 1,2 và mKNO3 = 0,12 Bảo toàn khối lượng:

(9)

m + 1,2.36,5 + 0,12.101 = m + 47,54 + 0,05.30 + 0,04.46 + mH2O

—> nH2O = 0,28

Bảo toàn H —> nH+ phản ứng = 0,56 nH+ phản ứng = 4nNO + 2nNO2 + 2nO(A)

—> nO(A) = 0,14

X + Al —> N2 (x), H2 (y) và NH4+ (z) mT = 28x + 2y = 4(x + y).35/44

Bảo toàn N: 2x + z + 0,05 + 0,04 = 0,12 nH+ dư = 12x + 2y + 10z = 1,2 – 0,56

—> x = 0,01; y = 0,21; z = 0,01

mFe + mCu = mA – mO = m – 2,24 < m – 0,89

—> Chất rắn không tan chứa cả Al dư

—> Fe3+ và Cu2+ đã bị khử hết thành kim loại.

Dung dịch Z chứa K+ (0,12), Cl- (1,2), NH4+ (0,01), bảo toàn điện tích —> nAl3+ = 107/300

—> m chất tan trong Z = 57,09

Câu 39:

nC2H5OH = 94,3.40%.0,8/46 = 0,656 mol mH2O = 94,3.60%.1 = 56,58 gam

nNaOH = 113,028.50,96%/40 = 1,44 mH2O = 113,028 – mNaOH = 55,428

—> nH2O sản phẩm = (56,58 – 55,428)/18 = 0,064

—> Y là ACOOP (0,064 mol)

nNaOH phản ứng với X = 1,44 – 0,064.2 = 2nC2H5OH nên X có dạng:

ACOO-B-COO-C2H5 (0,656 mol) Đốt T —> nCO2 = 5,232; nH2O = 2,88

—> mT = mC + mH + mO = 112,576

mT = 0,064(A + P + 44) + 0,656(A + B + 117) = 112,576

—> 0,72A + 0,656B + 0,064P = 33,008

—> 45A + 41B + 4P = 2063

A ≥ 1; B ≥ 14; P ≥ 77 —> A = 25; B = 14; P = 91 là nghiệm duy nhất Các muối gồm:

CH≡C-COONa: 0,72 mol —> m = 66,24 gam HO-CH2-COONa: 0,656 mol

CH3-C6H4-ONa: 0,064 mol

(10)

Câu 40:

(a)(b)(c) Đúng, tinh bột có phản ứng màu với iot tạo màu xanh tím, khi đun nóng màu xanh tím biến mất, để nguội lại hiện ra.

(d) Sai, không có hiện tượng gì với xenlulozơ (e) Đúng, khoai lang cũng chứa nhiều tinh bột.

(g) Sai, ở bước 2 iot đã tách ra khỏi phân tử tinh bột thành dạng tự do.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

(b) Xenlulozơ bị thủy phân khi đun nóng (có xúc tác axit vô cơ) (c) Axit glutamic được dùng sản xuất thuốc hỗ trợ thần kinh (d) Trùng ngưng axit

Mặt khác, cho m gam E tác dụng với dung dịch chứa 0,9 mol KOH (lấy dư 20% so với lượng cần phản ứng) đun nóng, thu được glixerol và hỗn hợp chứa 3 muối có số mol

Mặt khác, cho m gam E tác dụng với dung dịch chứa 0,9 mol KOH (lấy dư 20% so với lượng cần phản ứng) đun nóng, thu được glixerol và hỗn hợp chứa 3 muối có số mol

Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH đun nóng, sau phản ứng thu được ancol Y và muối của hai axit cacboxylic Z, T.. Các chất Y, Z, T đều có số nguyên

Câu 22: Cho hỗn hợp gồm Zn, Mg và Ag vào dung dịch CuCl 2 , sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm ba kim loại.. Chất béo nhẹ hơn nước

(d) Chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật) để lâu thường có mùi khó chịu (hôi, khét) do liên kết C=C ở gốc axit không no bị oxi hóa... Amino axit là hợp

Phần 2: Thủy phân hoàn toàn phần hai, lấy toàn bộ lượng monosaccarit tạo thành phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 thu được tối đa 10,8 gam AgC. Tiến

(d) Nếu thay dung dịch tinh bột trong thí nghiệm bằng xenlulozơ thì hiện tượng ở bước 1 vẫn thu được dung dịch màu xanh tím. (e) Nếu nhỏ vài giọt dung dịch I 2 lên