• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
47
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 12

Thực hiện từ ngày 22/11 đến ngày 26/11 Ngày soạn: 20/11/2021

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 22 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

Toán

Tiết 70: CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ I. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện được phép chia một tích cho một số. Vận dụng cách chia một số cho một tích để giải các bài toán liên quan. HS làm được bài 1, bài 2;

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học; Năng lực giải quyết vấn đề toán học; Năng lực giao tiếp toán học.

- Yêu thích môn học. Có hứng thú với các con số.

II. Đồ dùng dạy học - GV : Bảng phụ, thước.

- HS: SGK, nháp, vở

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động( 5p)

-Tổ chức trò chơi “cầu nối”: HS Nối tiếp nối nhanh kết quả đúng cho biểu thức( 4 HS / Nhóm; 2 nhóm)

72 : ( 9 × 8 ) 2

81 : ( 3 × 9) 1 28 : ( 7 × 2 ) 3

80 : ( 10 × 2) 4

- GV chữa bài, nhận xét, tuyên dương và chuyển sang bài mới “ Chia một tích cho một số”.

2. Hoạt động khám phá( 10p)

* Cách tiến hành:

- GV viết lên bảng ba biểu thức sau:

(9 ×15): 3 9 × (15: 3) (9: 3) × 15 - YC tính giá trị của các biểu thức trên.

- GV yêu cầu HS so sánh giá trị của ba biểu thức.

- Vậy ta có

(9 × 15): 3 = 9 × (15: 3) = (9: 3) × 15 * Ví dụ 2:

- GV viết lên bảng hai biểu thức sau:

(7 × 15): 3 ; 7 x (15: 3)

- Các em hãy tính giá trị của các biểu thức trên.

*Ta không tính 7: 3 vì 7 không chia hết

- 2 nhóm HS lên bảng làm bài.

- HS nêu qui tắc “Chia một số cho một tích”.

- HS nghe GV giới thiệu bài.

- HS đọc các biểu thức.

- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài giấy nháp.

(9 × 15) : 3 9 × (15: 3) 9: 3) × 15

= 135: 3 = 45; = 9 × 5 = 45; = 3 × 15 = 45 - Giá trị của biểu thức trên cùng bằng nhau là 45.

- HS đọc các biểu thức

- HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào giấy nháp.

(7 × 15): 3 = 105: 3 = 35

(2)

cho 3.

- Các em hãy so sánh giá trị của các biểu thức trên.

- Vậy ta có (7 × 15): 3 = 7 × (15: 3) - Biểu thức (9 × 15): 3 có dạng như thế nào?

- Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này em làm như thế nào?

- Em có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của (9 × 15): 3? (Gợi ý dựa vào cách tính giá trị của biểu thức 9 × (15: 3) và biểu thức (9: 3) × 15

+ 9; 5 là gì trong biểu thức (9 × 15): 3?

+ Qua hai ví dụ em hãy rút ra qui tắc tính?

=> GV kết luận: công thức

( a × b): c = a: b × c = a : c × b( Lưu ý trong trường hợp a chia hết cho b hoặc c)

3. Hoạt động luyện tập, thực hành 20p

* Cách tiến hành:

Bài 1:Tính bằng hai cách:

+ GV gọi HS lên bảng.

- Nhận xét

+ Khi chia một tích cho một số, em làm thế nào?

= > Củng cố tính chất chia một tích cho một số.

Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất.

- GV ghi biểu thức (25 × 36): 9

+ Yêu cầu HS tính cách nào thuận tiện nhất.

+ Tại sao không thực hiện luôn 25 × 36?

+ Vì sao không lấy 25 : 9?

=> GV chốt : Vì ở cách làm thứ nhất ta phải thực hiện nhân số có hai chữ số với số có hai chữ số (25 × 36) rất mất

7 × (15: 3) = 7 × 5 = 35

- Giá trị của ba biểu thức trên bằng nhau là 45.

- Có dạng là một tích chia cho một số.

- Tính tích 9 × 15 = 135 rồi lấy 135: 3

= 45.

- Lấy 15 chia cho 3 rồi lấy kết quả tìm được nhân với 9 (Lấy 9 chia cho 3 rồi lấy kết quả vừa tìm được nhân với 15).

- Là các thừa số của tích (9 × 15).

+ HS nêu qui tắc. (SGK)

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.

a. (8 × 23): 4 (8 × 23): 4 = 184: 4 = 46 = (8: 4) × 23 = 2 × 23 = 46 b. (15 × 24): 6 (15 × 24): 6 = 360: 6 = 60 = 15× (24: 6) = 15 × 4 = 60 - Nhận xét, bổ sung.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS làm bài

Cách 1: (25 × 36): 9 = 900: 9 = 100 Cách 2: (25 × 36): 9 = 25 × (36: 9) = 25 × 4 = 100

(3)

thời gian ; còn ở cách làm thứ hai ta được thực hiện một phép chia trong bảng (36: 9) đơn giản, sau đó lấy 25 × 4 là phép tính nhân nhẩm được. Củng cố tính chất chia một tích cho một số và vận dụng để tính cho thuận tiện.

3. Hoạt động vận dụng( 5p)

* Cách tiến hành:

Bài 3

- Gọi HS đọc bài toán.

+ Bài cho biết gì? Bài tập yêu cầu gì?

+ Muốn tìm được số vải cửa hàng đã bán em phải biết gì?

+ Làm thế nào để tính được số vải cửa hàng có?

+ Để tính được số vải cửa hàng đã bán em làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm vở, 1 HS lên bảng.

- Chữa bài. Nhận xét đúng-sai.

+ Để có được kết quả 30m, bạn đã làm thế nào?

+Ai có cách giải khác?

= > GV chốt: Củng cố tính chất chia một tích cho một số, vận dụng để giải bài toán có lời văn. Lưu ý luôn lựa chọn cách dễ dàng nhất để giải toán.

- GV gọi HS nhắc lại quy tắc chia một số cho một tích.

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc yêu cầu - HS trả lời

- HS làm bài + Cách 1:

Bài giải

Cửa hàng có số vải là:

30 × 5 = 150 ( m)

Cửa hàng đã bán số mét vải là:

150 : 5 = 30 ( m )

Đáp số : 30m vải.

+ Cách 2:

Cửa hàng đã bán số tấm vải là:

5 : 5 = 1 ( tấm vải)

Cửa hàng đã bán số mét vải là:

30 × 1 = 30(m)

Đáp số: 30m vải.

+ Cách 3:

Nếu mỗi tấm cứ bán đi của nó thì mỗi tấm vải bán đi là:

30 : 5 = 6(m)

Số vải cửa hàng đã bán đi là:

6 × 5 = 30(m)

Đáp số: 30m vải.

- HS nêu

+ HS đọc lại qui tắc tính.

- Lắng nghe - 1 HS nêu

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

____________________________________________

(4)

Tiếng việt Luyện từ và câu

Tiết 25: MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ - NGHỊ LỰC I. Yêu cầu cần đạt

- Nắm được thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người. Bước đầu tìm từ (BT1), đặt câu (BT2), viết đoạn văn ngắn (BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học.

- Hs có năng lực vận dụng các từ ngữ vào trong cuộc sống.

- Giáo dục học sinh ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ, bút dạ, từ điển PHIẾU HỌC TẬP

Nói lên ý chí nghị lực con người Nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người

...

...

...

...

- HS: Từ điển, VBT

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động (5p)

- GV tổ chức cho HS hát bài hát: Niềm tin chiến thắng

+ Bài hát khuyên chúng ta điều gì?

- GVKL + Giới thiệu: Trong cuộc sống mỗi chúng ta có muôn vàn điều tốt đẹp nhưng cũng không ít khó khăn. Ý chí, nghị lực chính là điểm tựa giúp ta vượt qua khó khăn, thử thách. Hôm nay cô và trò chúng ta cùng nhau học mở rộng vốn từ về Ý chí – Nghị lực.

2. Hoạt động khám phá và hoạt động luyện tập. (17p)

Bài tập 1:Tìm các từ:

- Giáo viên mời học sinh đọc yêu cầu của bài tập, đọc cả mẫu.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trong 4p, làm bài vào PHT.

- Yêu cầu hs làm bài - Gv giúp đỡ hs làm bài

- Học sinh hát

- Bài hát khuyên chúng ta phải có niềm tin, ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Hoạt động nhóm 4, 2 nhóm làm bảng phụ to, các nhóm khác làm VBT.

(5)

- Gọi đại diện các nhóm nhận xét.

- GV gọi các nhóm NX, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- GV gọi HS giải nghĩa 1 số từ vừa tìm được trong bài 1.

- GVKL: Chúng ta vừa tìm được một số từ thuộc chủ điểm ý chí, nghị lực.

Sau đây cô và các em sẽ sử dụng các từ đó để đặt câu ở bài tập 2.

Bài tập 2: Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở BT1.

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở bài tập, 2 hs viết vào PHT

- Gọi HS dưới lớp đọc câu đã đặt.

- Gọi HS nhận xét.

- Chữa bài trên PHT

- GV nhận xét, sửa câu cho HS

- Gv kết luận: Qua bài tập số 2 chúng ta đã được vận dụng các từ đã nêu trên để đặt câu. Sau đây chúng ta cùng tiếp tục sử dụng các từ, câu đó vào bài tập 3.

3. Hoạt động vận dụng (18p)

Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về một người...

- Gọi HS đọc yêu cầu.

+ Đoạn văn yêu cầu em viết về nội dung gì?

- Đại diện các nhóm báo cáo.

Nói lên ý chí nghị lực con người

Nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người

quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, vững dạ,...

khó khăn, gian khổ, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, ...

- HS theo dõi, bổ sung - HS lắng nghe.

- 3 Hs nêu.

VD: quyết chí: có ý chí và quyết làm bằng được.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài cá nhân, 2 học sinh làm PHT.

- 3 HS đọc - Lớp nhận xét.

- HS lên trình bày kết quả VD:

a, Với năng lực và sự quyết tâm tôi tin bạn sẽ thành công.

b, Gian khó mấy mong bạn cũng đừng nản lòng.

- Nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

+ Viết về một người có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách đạt

(6)

+ Bằng cách nào em biết người đó?

- Nhắc HS: Để viết được đoạn văn hay, các em có thể sử dụng các từ, các câu ở BT1, 2 vào đoạn văn của mình.

- Yêu cầu HS viết bài.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét, chỉnh sửa

- Nêu các câu tục ngữ, thành ngữ nói về ý chí, nghị lực.

- GV nhận xét, sửa câu cho HS

- GVKL: Bài học hôm nay chúng ta đã được mở rộng vốn từ về chủ điểm ý chí, nghị lực. Ý chí và nghị lực là những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân Việt Nam ta. Các em hãy cố gắng vận dụng và phát huy những phẩm chất tốt đẹp đấy vào trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày.

- GV nhận xét tiết học

thành công.

+ 1 HS nêu: nghe kể, tiếp xúc trực tiếp, ...

- Lắng nghe - HS tự viết bài.

- 3 HS đọc bài viết của mình:

VD: Nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nghèo khổ, nhờ giàu nghị lực và ý chí nên đã thành công lừng lẫy. Trải đủ mọi nghề, có lúc trắng tay, ông vẫn không chút nản lòng.

Chỉ trong mười năm kiên trì, ông đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” như đánh giá của người đương thời.

- HS nhận xét bài làm của bạn.

- 3 HS nêu

VD: Chân cứng đá mềm

Có công mài sắt có ngày nên kim Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo - Nhận xét

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

____________________________________________

Lịch sử

NHÀ TRẦN THÀNH LẬP I. Yêu cầu cần đạt

- Biết được sau khi nhà Lý là nhà Trần , kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt. Biết được đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập. Nghiên cứu SGK, tư liệu để tìm hiểu về sự quan tâm đến sản xuất nông nghiệp và phòng thủ đát nướccủa nhàTrần.

- Nêu được những chính sách nhà Trần thực hiện để xây dựng đất nước. Biết được lợi ích của việc phát triển nông nghiệp và phòng thủ đất nước. Tự hào và tiếp nối truyền thống văn hóa, tinh thần tốt đẹp của dân tộc ta.

- Có ý thức bảo vệ và xây dựng đất nước.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Tranh minh họa bài học ; phiếu câu hỏi, đền thờ các vị vua thời Trần

(7)

- HS : SGK; VBT

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu

GV mời lớp trưởng lên cho các bạn khởi động. Trò chơi “Bắn tên”.

- Nhận xét, tuyên dương.

Tiếp nhà Lý là nhà Trần. Nhà Trần tồn tại từ năm 1226 đến năm 1400 . Hôm nay cô cùng các con tìm hiểu xem nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào? Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố và xây dựng đất nước - GV ghi tên bài lên bảng.

2. Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà trần (8')

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu HS đọc SGK/37 từ đầu … nhà Trần thành lập và trả lời :

+ Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XII như thế nào?

+ Trong hoàn cảnh đó nhà Trần đã thay thế nhà Lý như thế nào?

- Nhận xét, khen ngợi

* KL: Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu.

- HS lên cho các bạn khởi đứng dậy thực hiện chơi.

- Lớp trưởng hô: Bắn tên, bắn tên - Cả lớp hô: Tên gì?, tên gì?

- Lớp trưởng: Tên một bạn bất kì trong lớp. Sau đó bạn đó đứng dậy thực hiện theo yêu cầu.

+ Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt?

(Bạn khác tương tự)

- Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến?

- Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc. Trả lời:

- Nhà Lý suy yếu, nội bộ triều đình lục đục, đời sống nhân dân cực khổ. Giặc ngoại xâm lăm le ngoài bờ cõi nước ta. Vua Lý phải dựa vào thế lực của nhà Trần mới giữ được ngai vàng.

+ Vua Lý Huệ Tông không có con trai nên truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng.

Trần Thủ Độ tìm cách cho Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, rồi nhường ngôi cho chồng.

- Nhận xét

(8)

Trong tình thế triều đình lục đục, nhân dân cơ cực , nạn ngoại xâm đe dọa, nhà Lý phải dựa vào họ Trần để gìn giữ ngai vàng. Lý Chiêu Hoàng lên ngôi lúc 7 tuổi …. Đầu năm 1226 nhà Trần thành lập.

2.2. Hoạt động 2:Nhà Trần xây dựng đất nước (8p)

* Cách tiến hành:

- HS đọc SGK/38

- GV phát phiếu câu hỏi cho các nhóm, yêu cầu thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi:

+ Nêu những chính sách nhà Trần thực hiện để xây dựng đất nước?

+ Nêu những việc làm của nhà Trần nhằm củng cố, xây dựng đất nước ?

Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét.

*KL : Dưới thời Trần, cả nước được chia làm 12 lộ dưới lộ là phủ, châu, huyện, sau cùng là xã.Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con…

2.3. Hoạt động 3: Mối quan hệ gần gũi giữa vua với quan, giữa vua với dân. (8p)

* Cách tiến hành

- Yêu cầu thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:

- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

+ Những sự kiện nào trong bài chứng tỏ rằng giữa vua, quan và dân chúng dưới thời nhà Trần chưa có sự cách biệt quá xa?

+ Em có nhận xét về quan hệ giữa vua với

- Lắng nghe

- 1HS đọc

- Thảo luận nhóm 4

+ Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con.

+ Lập Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ.

+ Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu.

+ Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã.

+ Trai tráng khoẻ mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì sản xuất,khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.

+ Chú ý xây dựng lực lượng quân đội, chăm lo bảo vệ đê điều ,khuyến khích nông dân sản xuất

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe

- Thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi

+ Đặt chuông ở thềm cung điện cho dân

đến đánh khi có điều gì cầu xin, oan ức.

+ Nắm tay nhau, ca hát vui vẻ.

(9)

quan, vua với dân dưới thời nhà Trần ? + Những việc làm trên cả vua Trần nhằm mục đích gì?

Gv nhận xét, chốt ý rút ra bài học.

- Gọi HS đọc nội dung

* Kết luận: Nhà Trần rất quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp, bảo vệ và xây dựng đất nước.

3. Hoạt động luyện tập(3 p)

* Cách tiến hành

- Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ

Em hãy đánh dấu x vào □ sau những chính sách được nhà Trần thực hiện:

+ Đứng đầu nhà nước là vua. □

+ Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con. □ + Lập Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ. □

+ Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu.□

+ Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã. □

+ Trai tráng khoẻ mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì sản xuất,khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.□

4. Hoạt động vận dụng (3p)

- Cho HS quan sát tranh đền thờ các vị vua Hùng

- Giới thiệu đền Sinh thờ 8 vị vua Hùng ở Đông Triều Quảng Ninh.

+ Các em có biết ai là người sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử?

+ Giới thiệu Phật Hoàng Trần Nhân Tông là vị vua thứ 3 đời Trần đã sáng tạo ra Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử.

- Nhận xét giờ học, dặn dò.

+ Mối quan hệ gần gũi, quân dân đồng lòng.

- Lắng nghe

- 1 HS đọc

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS quan sát - HS nghe

- HS nêu theo hiểu biết - HS theo dõi

- Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

____________________________________________

Đạo đức

BÀI 6: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ tiết 1 I. Yêu cầu cần đạt

- Biết được: con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.

(10)

- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình.

- Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.

* QTE: Quyền trẻ em được sống chung với cha mẹ và có bổn phận hiếu thảo với ông bà cha mẹ.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

- KN xác định giá trị tình cảm của ông bà , cha mẹ dành cho con cháu.

- KN lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ, thầy cô.

- KN thể hiện tình cảm yêu thương của mình đối với ông bà, cha mẹ, thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô.

III. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ ghi các tình huống IV. Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu (5p)

* Khởi động: HS cả lớp hát bài Cho con của nhạc sĩ Vũ Trọng Cầu.

+ Bài hát Cho con của nhạc sĩ Vũ Trọng Cầu cho em biết điều gì?

- GV giới thiệu, ghi bài.

2. Hình thành kiến thức, luyện tập

* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện kể (10p) - GV tổ chức làm việc cả lớp:

+ GV kể cho cả lớp nghe câu chuyện

“Phần thưởng”.

- YCHS làm việc nhóm:

+ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng trong câu chuyện?

+ Theo em, bà bạn Hưng sẽ cảm thấy thế nào trước việc làm của Hưng?

+ Chúng ta phải đổi xử với ông bà, cha mẹ như thế nào ? Vì sao?

- GV các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.

+ Các em có biết câu thơ nào khuyên răn chúng ta phải biết yêu thương, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ không?

- GV nhận xét, KL.

Hoạt động 2: Thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? (10p)

- YCHS làm việc theo cặp: GV treo bảng phụ ghi sẵn các tình huống BT1- SGK, YCHS đọc cho nhau nghe lần lượt từng tình huống và bàn bạc xem cách ứng xử

- Cả lớp hát

- Cha mẹ là người cho con cái tất cả.

- HS nghe GV kể chuyện.

- HS thảo luận nhóm các câu hỏi.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, đóng vai tiểu phẩm.

- Nhận xét, bổ sung, phỏng vấn những bạn đóng vai bà, vai bạn Hưng

- HS đọc ghi nhớ SGK.

- HS thảo luận theo cặp.

(11)

của bạn đó trong tình huống đó là đúng hay sai.

- Gọi các cặp báo cáo kết quả, giải thích.

+ Theo em, việc làm thế nào là hiếu thảo với ông bà cha mẹ?

+ Chúng ta không nên làm gì đối với ông bà cha mẹ?

- GVKL.

Hoạt động 3: Em đã hiếu thảo với ông bà cha mẹ hay chưa? (10p)

- YC làm việc cặp đôi: Kể những việc đã làm thể hiện sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Kể một số việc chưa tốt và giải thích vì sao chưa tốt.

- YC làm việc cả lớp:

+ Kể những việc tốt em đã làm?

+ Kể một số việc chưa tốt mà em đã mắc phải? Vì sao chưa tốt?

+ Vậy khi ông bà cha mẹ ốm, mệt, chúng ta phải làm gì?

+ Khi ông bà cha mẹ đi xa về ta phải làm gì?

+ Có cần quan tâm tới sở thích của ông bà cha mẹ không?

+ Tại sao phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?

* Em sẽ làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo của mình với ông bà, cha mẹ?

- Nhận xét tiết học và dặn dò: VN sưu tầm các câu chuyện, câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về lòng hiếu thảo của con cháu

- Các cặp báo cáo kết quả, giải thích.

- HS phát biểu

- HS thảo luận theo cặp.

+ Chúng ta chăm sóc, lấy thuốc, nước cho ông bà cha mẹ uống...

+ HS nêu

+ ... ta lấy nước mát, quạt mát, đón, cầm đồ đạc.

+ Cần hỏi han

+ Quan tâm tới sở thích và giúp đỡ ông bà cha mẹ.

- HS trả lời - HS trả lời - Theo dõi

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

____________________________________________

Buổi chiều TC Toán

Ôn Tập I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố cho học sinh các kiến thức về tính thuận tiện; tính giá trị biểu thức số và giải toán văn.

- Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

- Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

(12)

- Bảng phụ, phiếu bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu.

yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Bài 1. Tính:

a) 9 x (12 - 2) b) 27 x 14 - 27 x 4

Cách 1:………. Cách 1:………

………. ………

………. ………

Cách 2:………. Cách2:……….

………. ……….

………. ……….

Bài 2. Tính (theo mẫu):

Mẫu: 9 x ( 3 + 7) = ?

Cách 1: 9 x ( 3 + 7) = 9 x10 Cách 2: 9 x ( 3 + 7) = 9 x 3 + 9 x 7

= 90 = 27 + 63

= 90 a)12 x ( 2 + 8) b) 8 x (60 + 40)

Cách 1:……….... Cách 1:………

………... ………..……

Cách 2:………. Cách2:……….

………..…. ………....….

………..…. ……….

Bài 3. Tính bằng cách thuận tiện nhất :

a) 102 x 7 + 102 x 3 b) 38 x 2 + 38 x 8

………..…. ………....….

………..…. ……….

………..…. ………....….

Bài 4. Một người mua 7 hộp bút chì màu, loại mỗi hộp có 8 chiếc và 7 hộp bút chì màu, loại mỗi hộp có 12 chiếc. Hỏi người đó đã mua tất cả bao nhiêu chiếc bút chì

(13)

màu?

Bài giải

………

………

………

………

………

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.

- Giáo viên chốt đúng - sai.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

_________________________________________________________________

Ngày soạn: 20/11/2021

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 23 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

Toán

Tiết 71: CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0 I. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học.

- Yêu thích môn học. Có hứng thú với các con số II. Đồ dùng dạy học

- Thẻ số 5; 50 ; Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút)

- Trò chơi: Ai nhanh ai đúng?

Đưa ra 2 phép tính lên bảng và các thẻ số 5; 50; yêu cầu HS lựa chọn đáp án bằng cách gắn thẻ số vào kết quả các phép tính.

Bạn nào đúng và nhanh hơn bạn đó thắng cuộc.

- Nhận xét; đánh giá.

- Các phép chia trên có số bị chia và số chia đều có chữ số tận cùng là chữ số 0.

- 2 học sinh lên thi 50 : 10 = 5

500 : 100 = 5

- Lớp nhận xét, tuyên dương.

(14)

Để thực hiện phép chia ngắn gọn và chính xác kết quả chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua giờ học hôm nay.

2. Hoạt động khám phá (15 phút):

*Cách tiến hành +Ví dụ 1:320 : 40

-Nhận xét về số bị chia và số chia?

- Yêu cầu Hs áp dụng tính chất một số chia cho một tích để tính.

Vậy 320 : 40 = 8

- Em có nhận xét gì về kết quả của 320 : 40 và 32 : 4 .

- Em có nhận xét gì về 320 và 32, 40 và 4.

-Vậy khi thực hiện 320 : 40 ta chỉ cần xoá đi 1 chữ số 0 ở tận cùng 320, 40 rồi lấy 32 : 4.

- Yêu cầu HS đặt tính.

+Ví dụ 2: 32000 : 400

- Nhận xét: kết quả 32000 400 và 320 : 4 ?

-Khi thực hiện phép chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0 ta làm thế nào?

- Kết luận: Khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0, ta có thể cùng xóa một, hai, ba,... chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia, rồi chia như thường.

3. Hoạt động luyện tập (10 phút):

*Cách tiến hành Bài tập 1: Tính

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Hướng dẫn mẫu.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét chữa bài . - Nêu lại cách làm ?

-Muốn chia 2 số có tận cùng là các chữ

- 1 học sinh đọc phép chia

- 320 và 40 đều có tận cùng là chữ số 0.

- Tiến hành một số chia cho một tích.

320 : 40 = 320 : (10 × 4) = 320 : 10 : 4 = 32 : 4 = 8 - Kết quả của

320 : 40 = 32 : 4 .

- 320 hơn 32 là 10 lần 40 hơn 4 là 10 lần

320 40

1 8

- 1 Hs thực hiện

- 1 Hs lên bảng làm bài.

32000 :400 = 32000 :(100 × 4) = 32 000 : 100 : 4 = 320 : 4

32 000 400 0 0 80 0

- ...ta chỉ cần xoá đi 1 chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia và số chia.

- 2 HS đọc kết luận SGK.

- 1 HS đọc yêu cầu bài - Làm bài cá nhân.

- Nhận xét bài làm của bạn.

420 : 60 = 7

85 000 : 500 = 170 4 500 : 500 = 9 92 000 : 400 = 230 - 2 hs nêu

(15)

số 0 ta có thể làm thế nào?

*Kết luận: Chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0, ta cùng xóa 1, 2,3... chữ số 0 tận cùng của số chia và số bị chia, rồi ta chia bình thường.

Bài tập 2: Tìm x:

- Gọi HS đọc yêu cầu - Cho HS trao đổi cặp đôi.

- Gọi hs đọc bài, nhận xét bài.

- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?

- Kết luận: Ta đã chia 2 số có tận cùng là chữ số 0 vào tìm thừa số chưa biết.

Khi chia 2 số có tận cùng là chữ số 0,ta xóa bao nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số chia thì phải xóa bấy nhiêu chữ số 0 tận cùng của số bị chia. Sau đó thực hiện phép chia như thường.

4. Hoạt động vận dụng(10 phút)

*Cách tiến hành:

Bài tập 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài và chữa.

- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

- Hệ thống kiến thức: Qua giờ học hôm nay các em đã thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 và vận dụng giải được bài toán có lời văn liên quan đến tình huống trong cuộc sống.

- 1 HS đọc yêu cầu .

- 2 cặp làm bài vào bảng phụ.

x × 40 = 25 600 x = 25 600 : 40 x = 640 x × 90 = 37 800 x = 37 800 : 90 x = 420

- Lấy tích chia cho thừa số đã biết .

- 1 HS đọc bài toán

- Có 180 tấn hàng xếp lên các toa xe.

Mỗi toa chở 20 tấn.

- ... cần mấy toa xe loại đó.

- HS tự làm.

Bài giải

a, Nếu mỗi toa xe chở được 20 tấn hàng thì cần số toa xe là

180 : 20 = 9 ( toa xe ) Đáp số : 9 toa xe

b, Nếu mỗi toa xe chở được 30 tấn hàng thì cần số toa xe là

180 : 30 = 6 ( toa xe ) Đáp số : 6 toa xe

(16)

- Nhận xét tiết học.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

____________________________________

Tiếng việt Tập đọc

VĂN HAY CHỮ TỐT I. Yêu cầu cần đạt

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu ND: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm rèn chữ viết của Cao Bá Quát để trở thành người nổi tiếng văn hay chữ tốt (trả lời được các CH trong SGK).

- Yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa, ƯDCNTT III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động mở đầu (5')

- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bài:

“Người tìm đường lên các vì sao” và trả lời câu hỏi về nội dung chính của bài.

- GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài

Các em biết không ngày xưa những người có tài văn chương được mọi người rất trọng vọng và được xem là những nhân tài của đất nước. Đất nước ta thời xưa cũng có người như vậy đấy các em ạ. Các em có biết đó là ai không?

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ

Giới thiệu: Đây là hình ảnh Cao Bá Quát đang luyện viết chữ dưới ánh đèn. Tại sao Cao Bá Quát lại viết chữ rất đẹp và nổi danh khắp vùng là người văn hay chữ tốt cô cùng các con tìm hiểu bài tập đọc hôm nay.

2. Hình thành kiến thức, luyện tập a. Luyện đọc (10')

- GV nêu cách chia đoạn.

- Cho HS đọc nối đoạn:

+ Lần 1: theo dõi hướng dẫn HS sửa lỗi phát âm

+ Lần 2: yêu cầu HS đọc kết hợp giải nghĩa các từ khó có trong đoạn

- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài trả lời câu hỏi

- Lớp theo dõi, nhận xét

+ Nguyễn Siêu, Cao Bá Quát

- HS xem tranh minh hoạ bài đọc và theo dõi.

- HS đánh dấu đoạn: 3 đoạn.

+ Đ1: Từ đầu đến cháu xin ông.

+ Đ2: Tiếp theo…sao cho đẹp.

+ Đ3: còn lại.

- 3 HS đọc nối tiếp

- 3 HS đọc nối tiếp và giải nghĩa từ

(17)

- Yêu cầu đọc theo cặp.

- Gọi đại diện cặp đọc

- GV nêu giọng đọc và đọc diễn cảm toàn bài.

b. Tìm hiểu bài (10')

* Yêu cầu HS đọc thầm đoạn + Câu chuyện kể về ai?

+ Vì sao thuở đi học CBQ thường bị điểm kém?

+ Bà cụ hàng xóm nhờ ông điều gì?

+ Thái độ của CBQ ra sao khi nhận lời giúp bà cụ?

+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?

- Cho HS nêu lại ý đoạn 1

- Chuyển ý: Chữ viết xấu của CBQ gây ra hậu quả nghiêm trọng gì cô cùng các con tìm hiểu tiếp đoạn 2.

* Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 trao đổi cặp trả lời câu hỏi:

+ Sự việc gì xảy ra đã làm CBQ phải ân hận?

+ Theo em khi bà cụ bị quan thét lính đuổi về CBQ cảm thấy thế nào?

- CBQ đã rất sẵn lòng, vui vẻ giúp bà cụ nhưng sự việc không thành vì lá đơn viết chữ rất xấu. Sự việc đó làm CBQ rất ân hận

+ Đoạn 2 có nội dung chính là gì?

- Chuyển ý: Chữ viết xấu của CBQ đã làm hỏng việc của bà cụ nên ông đã quyết tâm luyện viết chữ ra sao chúng ta tìm hiểu đoạn còn lại của bài.

* Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3:

+ Những chi tiết nào cho thấy CBQ quyết tâm luyện chữ?

+ Qua việc luyện chữ em thấy ông là người thế nào?

+ Nguyên nhân nào khiến ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt?

- Đó chính là nội dung đoạn 3.

- Gọi HS đọc câu hỏi 4. YC HS trao đổi

khó có trong đoạn.

- HS đọc theo cặp - Đại diện đọc nối tiếp - Theo dõi.

- HS đọc thầm đoạn 1.

- Văn ông hay nhưng chữ ông rất xấu.

- Viết lá đơn kêu quan.

- Ông vui vẻ nhận lời.

- Lòng tốt của CBQ - 1 HS đọc

- HS đọc thầm đoạn 2, HS trao đổi cặp

1 HS hỏi, 1 HS trả lời

+ Lá đơn chữ xấu, quan đọc không được nên bà cụ bị đuổi về và không giải được nỗi oan.

- Ông ân hận và dằn vặt mình.

- Sự ân hận của CBQ

- HS đọc thầm đoạn 3.

+ Sáng sáng ông cầm que vạch lên cột nhà luyện cho chữ cứng cáp.

Tối tối luyện xong 10 trang vở mới đi ngủ. Mượn những cuốn vở viết đẹp về luyện.

- Kiên trì nhẫn nại khi làm việc.

- Nhờ sự kiên trì luyện chữ và năng khiếu viết văn từ nhỏ.

- 1 HS đọc, HS trao đổi cặp

(18)

cặp 1 phút

- Giảng: Mỗi đoạn truyện đều nói lên 1 sự việc. Đoạn mở bài 2 dòng đầu nói lên chữ viết xấu gây bất lợi cho CBQ thuở đi học.

Đoạn thân bài kể lại việc CBQ ân hận vì chữ viết xấu của mình đã làm hỏng việc của bà cụ hàng xóm nên quyết tâm luyện viết chữ cho đẹp. Đoạn kết bài CBQ thành công, nổi danh là người văn hay chữ tốt + Câu chuyện nói lên điều gì?

- GV KL: Truyện ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của CBQ.

c. Đọc diễn cảm (10')

- Yêu cầu HS đọc nối đoạn cả bài. Nêu giọng đọc toàn bài

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1

+ Treo bảng phụ viết đoạn 1

+ Cho HS trao đổi tìm cách nhấn giọng ngắt nghỉ

- Tổ chức cho HS thi đọc phân vai - GV nhận xét, tuyên dương

* Củng cố dặn dò

+ Qua câu chuyện em học được gì từ CBQ?

- Giới thiệu 1 số tấm gương

- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài: Chú Đất Nung

+ Mở bài 2 dòng đầu

+ Thân bài : Một hôm...khác nhau + Kết bài: còn lại

- Cao Bá Quát kiên trì tập luyện và nổi danh khắp nước là người văn hay, chữ tốt

- 3 HS đọc tiếp

- Theo dõi

- HS trao đổi, thảo luận theo cặp;

HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp

- HS thi đọc diễn cảm

- HS nêu.

- Theo dõi.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

____________________________________

Tiếng việt Tập làm văn

TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. Yêu cầu cần đạt

- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,....);

- Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- Có ý thức trong khi viết văn.

II. Đồ dùng học tập - Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3p)

(19)

- Hát 1 bài.

- Giới thiệu bài: trực tiếp 2. Luyện tập

* Nhận xét chung về bài làm của HS (10p) - Yêu cầu HS đọc đề bài:

- Đưa ra những nhận xét chung +Ưu điểm:

+Hạn chế:

* Hướng dẫn chữa lỗi: (22p)

- Yêu cầu HS tự sửa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh.

* Học tập những đoạn văn hay:

- Đọc cho HS nghe một số bài viết.

? Em có nhận xét gì về cách dùng từ, đặt câu của bạn?

* Hướng dẫn viết lại một đoạn văn:

- Yêu cầu hs chọn viết lại một đoạn văn trong bài.

- Nhận xét từng đoạn văn hs viết.

* Củng cố - dặn dò.

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà viết lại một đoạn văn.

- Hát

- 3 HS nối tiếp đọc bài.

Đề bài:

1. Kể một câu chuyện đã được nghe, được đọc nói về một người có tấm lòng nhân hậu.

2. Kể lại câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca theo lời của cậu bé An - đrây - ca.

3. Kể lại câu chuyện: Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi theo lời của chủ tàu người Hoa hoặc người Pháp.

- HS chú ý lắng nghe, tự kiểm điểm bản thân.

- Trao đổi, thảo luận.

- HS tự sửa lỗi.

- Lắng nghe, học tập.

- 2, 3 hs nêu cảm nghĩ của mình về bài viết, nhận xét.

- Tự viết lại.

- 3 HS đọc lại đoạn văn đã viết.

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

_______________________________________________________________

Ngày soạn: 20/11/2021

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 24 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

Toán

Tiết 72: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I. Yêu cầu cần đạt

- Đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư- BT1)

- Vận dụng phép chia cho số có hai chữ số giải được bài toán có lời văn và tìm thành phần chưa biết của phép tính(BT2,3)

(20)

- Phát triển cho học sinh năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học.

II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ.

- Giấy khổ A3 viết các phép chia BT1 III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Họat động khởi động(5 phút)

- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Ong tìm hoa

GV chuẩn bị

+2 bông hoa 5 cánh, trên mỗi cánh hoa ghi các số là kết quả của 5 phép tính.

+12 chú ong trên mình ghi các phép tính 450: 90 420: 60; 8100: 90 3200: 40 3500: 70 672: 21 Cách chơi

+ Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong ở bên dưới không theo trật tự: Trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả.

- Yêu cầu 2 đội lên bảng chơi theo hình thức tiếp sức.

GV nhận xét, tổng kết trò chơi.

- Em có biết vì sao chú ong mang phép chia 672: 21 không tìm được cánh hoa của mình?

- Để giúp chú ong mang phép chia 672: 21 tìm được cánh hoa của mình, cô cùng các em tìm hiểu cách chia cho số có hai chữ số 2. Hoạt động khám phá (13 phút)

*Cách tiến hành

- Đưa phép chia: 672 : 21 - Nhận xét về số chia ?

- Yêu cầu Hs sử dụng tính chất 1 số chia cho 1 tích tìm kết quả.

- Vậy 672 : 21 bằng bao nhiêu.

- Hướng dẫn Hs đặt tính rồi tính như chia cho số có một chữ số.

- Ta thực hiện chia theo thứ tự nào 672 21

63 32

Hai đội mỗi đội 4 em xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu"

thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 3 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.

- Vì trên bông hoa không có kết quả của chú ong

- Lắng nghe

- 1HS đọc phép chia.

- Có 2 chữ số.

67 : 21 = 67 : (3 ¿ 7)

= 67 : 3 : 7 = 224 :7 = 32 672 : 21 = 32

- 1 Hs đặt tính - Từ trái sang phải - 1 HS thực hiện - 1 HS nhắc lại

(21)

42 42 0

- Đưa ví dụ 2: 779 :18 = ? 779 18 72 43 59 54 5

- So sánh số dư và số chia?

- Lưu ý Hs cách ước lượng.

- Em hãy so sánh hai phép chia vừa thực hiện

- GV chốt cách thực hiện phép chia.

3. Hoạt động luyện tập (10 phút)

* Cách tiến hành:

Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:

- Gọi hs đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS tập ước lượng.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 4 HS làm phiếu BT trên giấy A3

- Gọi HS nhận xét.

- Theo dõi, nhận xét thống nhất kết quả.

- Nêu lại cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số ?

4. Hoạt động vận dụng (12 phút)

*Cách tiến hành Bài tập 2:

- Gọi HS đọc bài toán - Bài toán cho biết gì - Bài toán hỏi gì

- Muốn biết mỗi phòng có mấy bộ bàn ghế ta làm như thế nào.

- Khuyến khích HS làm cách ngắn gọn.

- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài tập 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi vở

- 1 HS lên bảng làm bài.

- HS nêu lại cách đặt tính rồi tính.

- Số dư luôn nhỏ hơn số chia.

- Phép chia thứ nhất là phép chia hết

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Tự làm và chữa bài.

HS nhận xét

*Kết quả:

a. 12

16 (dư 20) b. 7

7 ( dư 5)

- HS nêu lại cách thự hiện.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Xếp đều 240 bộ bàn ghế vào 15 phòng học.

- Hỏi mỗi bàn xếp được bao nhiêu ghế.

- Lấy 240 : 15 Bài giải:

Số bộ bàn ghế mỗi phòng có là:

240 : 15 = 16 (bộ )

Đáp số: 16 bộ - 1 HS đọc yêu cầu bài.

- 1 HS phân tích đầu bài.

- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.

(22)

kiểm tra chéo bài nhau.

- Gọi HS đọc bài, nhận xét.

- Nhận xét.

- Nêu lại cách tính?

- Chốt, củng cố bài.

- Muốn thực hiện chia cho số có hai chữ số ta làm như thế nào.

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài sau.

- 2 HS đọc bài làm và chữa bài.

Đáp án: a, x = 21 b, x = 47

- 2 học sinh trả lời gồm 2 bước:

+ Đặt tính + Tính

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

____________________________________

Tiếng việt Luyện từ và câu

CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng.

- Xác định được câu hỏi trong một văn bản; bước đầu biết đặt câu hỏi để trao đổi theo nội dung, yêu cầu cho trước. HS năng khiếu đặt được câu hỏi để tự hỏi mình theo 2, 3 nội dung khác nhau.

- Yêu lao động, chăm chỉ học tập và có trách nhiệm trong cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: bảng phụ, tranh ảnh SGK.

PHIẾU HỌC TẬP

STT Câu hỏi Câu hỏi của ai Để hỏi ai Từ nghi vấn 1 Bài Thưa chuyện với mẹ

-...

2 Bài Hai bàn tay -...

- HS: SGK, vở bài tập

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động (5p)

- Gv tổ chức cho hs thi đọc thơ về các dấu câu

- HS đọc:

Bài: Những dấu câu ơi!

Cảm ơn các bạn dấu câu

Không là chữ cái nhưng đầu bé người Dấu phẩy (,) thường thấy ai ơi

Tách biệt từng ý đọc thời ngắt ra Dấu chấm (.) trọn vẹn câu mà

Không biết dùng sẽ dây cà, dây khoai.

Chấm phẩy (;) phân cách làm hai Sau bổ sung trước mới tài làm sao

(23)

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV: Vừa rồi chúng ta đã nhắc đến rất nhiều câu và dấu câu. Có những câu dấu câu các em đã được tìm hiểu kĩ, còn có những câu và dấu câu các em chưa được nắm sâu nên vẫn thường dùng sai. Tiết học hôm nay cô trò mình cùng đi tìm hiểu về câu hỏi và dấu chấm hỏi.

2. Hoạt động khám phá (16p) a. Phần nhận xét (11p)

Bài 1

- Yêu cầu HS mở SGK trang 125 đọc thầm bài Người tìm đường lên các vì sao và tìm các câu hỏi trong bài.

- Gọi HS phát biểu.

- GV ghi vào cột câu hỏi các câu hỏi.

Bài 2, 3

- Treo bảng phụ gồm các cột: Câu hỏi- Của ai- Hỏi ai- Dấu hiệu.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

Chấm than (!) tình cảm dạt dào Khiến sai, đề nghị lẽ nào làm ngơ Chấm hỏi (?) giỏi đến bất ngờ Hỏi ai hay chính thẫn thờ hỏi ta Hai chấm (:) lời trích gần xa Đôi khi giải thích thế là hiểu thêm Chấm lửng (...) câu hoá có duyên Dù chưa nói hết vẫn nên bao điều Gạch ngang (-) tách ý khi nhiều Mở đầu lời nói bao nhiêu rõ ràng Ngoặc đơn ( ) giải thích kĩ càng Làm cho câu cũng nhẹ nhàng dễ coi Ngoặc kép (“ ”) trân trọng rạch ròi Sau dấu hai chấm (:) nhưng đòi chuẩn luôn

Học dần, hiểu sẽ nên khôn

Muốn viết cho đúng phải ôn luyện dần.

- HS lắng nghe.

- Đọc thầm, dùng bút chì gạch chân dưới các câu hỏi.

+ Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?

+ Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và đồ dùng như vậy?

- Nêu yêu cầu bài tập.

- HS thảo luận theo cặp 2 phút vào bảng phụ.

- Đọc kết quả.

Câu hỏi Của ai Hỏi ai Dấu hiệu Vì sao

quả...ba

Xi-ôn- cốp-xki

Tự hỏi mình

- Từ vì sao

(24)

b. Phần ghi nhớ( 5p) - Gọi HS đọc ghi nhớ.

- Cho HS nêu ví dụ về câu hỏi.

Kết luận: Vừa rồi chúng ta đã nắm được tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng. Để nắm chắc hơn nữa bài học hôm nay chúng ta vào phần luyện tập.

3. Hoạt động luyện tập (19p) Bài 1(6p)

- Cho HS đọc thầm bài tập đọc Thưa chuyện với mẹ và Hai bàn tay.

- Phát phiếu HT cho HS.

- Cho HS dán phiếu lên bảng lớp.

- Cả lớp và GV nhận xét- chốt lại lời giải đúng.

Bài 2 (8p)

- Mời 1 cặp HS làm mẫu.

- Viết lên bảng cả câu văn.

- Mời HS lên thực hành hỏi đáp trước lớp.

- Nhận xét bình chọn nhóm hỏi- đáp thành thạo, tự nhiên, đúng ngữ điệu.

y được? - Dấu

chấm hỏi Cậu

làm ...

thí nghiệm như thế?

Một người bạn

Xi-ôn- cốp-xki

- Từ thế nào - Dấu chấm hỏi - 2 - 3 em đọc ghi nhớ SGK.

- 2 HS đặt câu.

- Nêu yêu cầu bài tập.

- Đọc thầm hai bài tập đọc.

- HS thảo luận theo nhóm 4.

- Trình bày kết quả trên bảng lớp.

- Dán kết quả.

Bài “Thưa chuyện với mẹ”:

- Con vừa bảo gì?

- Ai xui con thế?

Bài “Hai bàn tay”:

- Anh có yêu nước không?

- Anh có thể giữ bí mật không?

- Anh có muốn đi với tôi không?

- Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền?

- Anh sẽ đi với tôi chứ?

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Làm mẫu hỏi đáp trước lớp.

- Viết các câu hỏi liên quan đến nội dung câu văn đó.

- Thực hành trước lớp theo cặp.

- Nhận xét bình chọn.

Ví dụ:

- Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp.

+ Cao Bá Quát dốc sức làm gì?

+ Vì sao Cao Bá Quát dốc sức luyện

(25)

Bài tập 3 (5p)

- Gợi ý các tình huống:

+ Có thể hỏi về bài tập đọc đã học, 1 cuốn sách…

+ Nhắc HS nói đúng ngữ điệu câu hỏi - Tự hỏi mình.

- Nhận xét.

Kết luận: Để xác định được câu hỏi trong một văn bản chúng ta cần nắm chắc dấu hiệu của câu hỏi; để đặt được câu các em cần xác định kĩ xem mình hỏi ai, mình hỏi về vấn đề gì, từ nghi vấn sẽ sử dụng là gì.

4. Hoạt động vận dụng: (5p)

- Em hãy viết 1 câu hỏi để hỏi bạn mình.

- Nhận xét giờ học.

chữ?

+ Từ khi nào Cao Bá Quát dốc sức luyện chữ?

- Nêu yêu cầu bài tập.

Mỗi em tự đặt một câu hỏi để tự hỏi mình?

- Lần lượt đọc câu hỏi mình đã đặt.

+ Mình để bút ở đâu nhỉ?

+ Quyển vở của mình đâu rồi nhỉ?

+ Tại sao bạn trang học giỏi thế nhỉ?

+ Mình có nên đến dự sinh nhật bạn ấy không?

……

- 2 HS lên bảng viết.

+ Bạn mua cái bút này ở đâu?

+ Khi nào bạn trả truyện cho tớ?

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 20/11/2021

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 25 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

Toán

TIẾT 73: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt

- Đặt tính và thực hiện được phép chia số có 4chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).

- Vận dụng phép chia cho số có hai chữ số giải được bài toán có lời văn và tìm thành phần chưa biết của phép tính(BT2,3)

- Phát triển cho học sinh năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học.

II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ.

- Giấy khổ A2 cho hs tham gia hoạt động khởi động, giấy A3 viết các phép chia BT1

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút)

Tổ chức cho HS trò chơi: Ai nhanh? Ai đúng

(26)

GV chuẩn bị các phép chia cho số có hai chữ số vào giấy khổ lớn

- Cách chơi, luật chơi: Mỗi nhóm cử 5 bạn, xếp thành 2 hàng dọc. Sau khi GV hô: “Trò chơi bắt đầu” thì bạn số 1 sẽ chạy lên và điền Đ hoặc S vào ô thứ nhất. Điền xong thì bạn số 1 chạy về đưa bút cho bạn số 2 và cứ thế tiếp tục đến bạn số 5. Nếu chạy trước khi bạn chưa chạy xuống đến nơi thì sẽ bị phạm luật. Mỗi đáp án đúng được 2 điểm, phạm lỗi trừ 1 điểm. Đội nào nhiều điểm hơn đội đó sẽ thắng cuộc.

GV nhận xét tổng kết trò chơi

- Trong các phép chia vừa rồi, SBC là số có mấy chữ số?

- Tiết học trước ta biết cách chia có ba chữ số cho số có hai chữ số. Tiết học hôm nay cô tiếp tục hướng dẫn cách chia số có 4 chữ số cho số có hai chữ số

2. Hoạt động khám phá (12 phút)

* Cách tiến hành

Viết phép chia 8192: 64 - Cho HS đọc phép chia.

- Em có nhận xét gì về phép chia trên?

- Hướng dẫn HS chia như SGK.

- Cho hs thực hiện lại.

8192 64 64 128 179

128 512 512 0 - Vậy 8192: 64 = ?

=> Ghi bảng: 8192: 64 = 128

- Nêu lại các bước thực hiện phép chia?

* Lưu ý hs: Khi chia cho số có 2 chữ số, chọn cách nhẩm ước lượng như sau:

179 : 64 lấy 17 : 6 = 2 (dư 5), 512 : 64 lấy 51 : 6 = 8 (dư 3).

- Sau khi thực hiện các bước chia xong, em có nhận xét gì phép chia trên?

b) Ví dụ 2: 1154 : 62 = ? - Cho HS đọc phép chia.

1154 62

- 2 đội tham gia chơi theo hình thức tiếp sức trong 3 phút.

- Là số có ba chữ số - HS lắng nghe

- 1 HS đọc phép tính.

- SBC gồm 4 chữ số, SC có hai chữ số.

- 1 hs đặt tính rồi tính.

- 1 HS nêu.

- Đặt tính, tính từ trái sang phải.

- … phép chia hết.

- 1 HS đọc.

- Thực hiện phép chia.

(27)

62 18 534 496 38 - Vậy 1154 : 62 = ?

=>Ghi bảng: 1154 : 62 = 18 (dư 38) - Em có nxét gì về phép chia 1154 : 62?

- Em có nxét gì về số dư và thương trong phép chia?

- Muốn chia số có 4 chữ số cho số có 2 chữ số ta làm như thế nào?

3. Hoạt động luyện tập (13 phút)

* Cách tiến hành Bài tập 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 4 hs làm phiếu BT

- Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo.

- Theo dõi, uốn nắn cho học sinh.

- Chữa bài trên phiếu

- Cho hs nêu lại cách thực hiện phép chia.

- GV nhận xét, chốt

4. Hoạt động vận dụng(10 phút)

* Cách tiến hành:

Bài tập 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS tự làm, đổi chéo vở kiểm tra.

- Gv nhận xét, chốt kết quả

- 1 HS nhận xét.

- Phép chia có dư

- Số dư nhỏ hơn thương.

- Đặt tính, tính từ trái sang phải.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS tự làm bài.

- Lớp đổi chéo vở kiểm tra.

Đáp án:

a) 4674 82 2488 35 410 57 245 71 574 38

574 35 0 3

5781 47 9146 72 47 123 72 127

108 194 94 144 141 506 141 504 0 2 - 2 HS nêu lại.

*Hoạt động cá nhân.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- 1HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.

- Lớp đổi chéo vở kiểm tra.

Bài giải Ta có:

3500 : 12 = 291 ( dư 8)

(28)

Bài tập 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào

- Cho HS trao đổi cách làm sau đó tự làm vào vở.

- Yêu cầu HS tự làm thống nhất kết quả.

- Nhận xét, chốt cách làm - Đánh giá.

- Muốn thực hiện chia cho số có hai chữ số ta làm như thế nào.

- Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

Vậy đóng gói được nhiều nhất 291 tá bút chì và thừa ra 8 chiếc.

Đáp số: 291 tá

thừa ra 8 chiếc - 1 HS đọc yêu cầu.

- Lấy tích chia cho thừa số đã biết - Trao đổi cách làm sau đó tự làm vào

Đáp án :

a. 75 × x = 1800 x = 1800 : 75 x = 24

b. x = 53

- Đặt tính, tính từ trái sang phải.

- Hs lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

____________________________________

Tiếng việt Tập làm văn

Tiết 26: ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN I. Yêu cầu cần đạt

- Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện (nội dung, nhân vật, cốt truyện); kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước;

- Nắm được nhân vật, tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện để trao đổi với các bạn.

- Yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu 3p - Hát 1 bài

2. Hình thành kiến thức, luyện tập 35p Bài 1

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh đọc các đề bài.

- Tổ chức cho học sinh trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi SGK

+ Đề bài nào thuộc loại văn kể chuyện?

+ Vì sao em cho rằng đề 2 là văn kể chuyện ?

+ Đề 1 và đề 3 thuộc loại văn gì ? Vì sao?

Hát

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Học sinh đọc các đề bài.

- Hs trao đổi theo cặp.

- Hs báo cáo:

+ Đề 2 là đề bài thuộc loại văn kể chuyện.

+ Vì đây kể lại một chuỗi các sự việc có liên quan ...

(29)

* Gv chốt lại: Trong 3 đề trên, chỉ có đề 2 là văn kể chuyện, khi làm cần chú ý đến nhân vật, cốt truyện, diễn biến ý nghĩa của câu chuyện. Nhân vật là tấm gương rèn luyện bản thân..

Bài 2 + 3

- Gọi Hs nêu yêu cầu bài tập

- Yêu cầu hs suy nghĩ chọn đề tài câu chuyện mình định kể

a, Kể chuyện trong nhóm:

- Yêu cầu hs kể chuyện và trao đổi về câu chuyện theo cặp.

b, Học sinh thi kể trước lớp.

- Gv yêu cầu hs thi kể trước lớp.

- Gv theo dõi, nhận xét.

- Gv nhận xét, tuyên dương Hs kể tốt và nắm được nội dung câu chuyện

- Gv treo bảng phụ:

Văn kể chuyện Kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hoặc một số nhân vật.

Nhân vật Là người hay con vật được nhân hoá.

Cốt truyện Có 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.

- Có 2 kiểu mở bài, 2 kiểu kết bài.

* Củng cố, dặn dò (2')

+ Muốn kể được câu chuyện hay, hấp dẫn người nghe, ta cần lưu ý những đặc điểm gì?

- Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau.

+ Đề 1: văn viết thư + Đề 3: văn miêu tả

- Hs nêu yêu cầu - 3, 4 hs phát biểu.

- 2 hs ngồi cạnh kể chuyện cho nhau nghe.

- Hs đọc thầm kể theo gợi ý - 3, 4 hs thi kể.

- Lớp nhận xét. Hs có thể đặt câu hỏi để các bạn lên kể trả lời

- 2 hs đọc to trước lớp

- 2 HS TL

- HS theo dõi

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

____________________________________

Buổi chiều Tiếng việt

Tập đọc CHÚ ĐẤT NUNG I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

(30)

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).

- Yêu thích đồ chơi bằng đất.

II. Đồ dùng dạy học - GV: + ƯDCNTT

+ Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc - HS: SGK, vở viết

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu (5')

- GV gọi 2 HS đọc bài Văn hay chữ tốt và nêu ý nghĩa của bài đọc.

- GV nhận xét, đánh giá - GV treo tranh minh hoạ + Hãy mô tả bức tranh - GV giới thiệu bài

2. Hình thành kiến thức, luyện tập 30p

* HD luyện đọc (10') - GV chia đoạn: 4 đoạn:

Đoạn 1: Tết trung thu … chăn trâu.

Đoạn 2: Cu Chắt … lọ thuỷ tinh.

Đoạn 3: Còn một mình ….

* GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn.

- Lần 1: Sửa lỗi phát âm:

+ GV đưa ra số từ HS khó phát âm.

+ Chú ý cách đọc các câu hỏi.

- Lần 2: Giải nghĩa từ (chú giải) - Lần 3: Luyện đọc theo cặp - GV gọi HS nhận xét, đánh giá.

- Gọi HS đọc cả bài

- GV HD đọc và đọc mẫu.

* Tìm hiểu bài (10')

Đoạn 1: Giới thiệu các đồ chơi của cu Chắt

- Gọi 1 HS đọc đoạn 1.

+ Cu Chắt có những đồ chơi nào?

+ Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau?

+ Đoạn 1cho em biết điều gì?

Đoạn 2: Cuộc làm quen giữa cu Đất và

- 2 HS thực hiện yêu cầu.

- HS QS tranh mô tả

- 3 HS đọc nối tiếp và sửa lỗi phát âm.

- 3 HS đọc nối tiếp, giải nghĩa các từ.

- HS đọc theo cặp, đại diện 3 cặp đọc nối tiếp trước lớp.

- HS nhận xét, đánh giá 3 cặp vừa đọc bài.

- 1 HS đọc - HS nghe

- 1 HS đọc đoạn 1, lớp theo dõi.

- Cu chắt có đồ chơi là một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trong lầu son (được tặng trong dịp Tết Trung thu), một chú bé bằng đất (một hòn đất có hình người.) + giới thiệu đồ chơi của cu Chắt.

(31)

hai người bột

- YC HS đọc thầm đoạn 2.

+ Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu + Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào?

+ Đoạn 2 cho biết điều gì?

Đoạn 3: Chú bé Đất quyết định trở thành đất nung

- YC HS đọc thầm đoạn 3.

+ Vì sao chú bé Đất lại ra đi?

+ Chú Đất đi đâu, gặp những chuyện gì?

+ Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại?

+ Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung?

+ Chi tiết “nung trong lửa” có ý nghĩa gì?

- GV giảng

+ Nội dung đoạn 3?

- GV ghi bảng.

+ Nội dung chính của bài?

- GV ghi bảng.

+ Qua bài đọc, em học tập ở chú bé Đất điều gì?

+ Muốn trở thành người can đảm, em cần rèn luyện đức tính gì?

* Luyện đọc diễn cảm (10')

- GV gọi 3 em nối tiếp đọc bài, YC cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.

- GV giới thiệu đoạn văn “Ông Hòn Rấm

… chú thành Đất Nung” YCHS đọc phân vai theo nhóm và tìm cách đọc.

- HS đọc thầm

- Chú cất đồ chơi vào nắp cái tráp hỏng.

- Họ làm quen với nhau nhưng cu Đất đã làm bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ và nàng công chúa nên cậu ta bị cu Chắt không cho họ chơi với nhau nữa.

- Cuộc làm quen của cu Đất và hai người bột.

- HS đọc thầm

- Vì chơi 1 mình chú cảm thấy buồn và nhớ quê

- Đất từ người cu Đất giây bẩn hết quần áo của hai người bột. Chàng kị sĩ phàn nàn bị bẩn hết quần áo đẹp.

Cu Chắt bỏ riêng hai người bột vào trong lọ thuỷ tinh.

- Ông chê chú nhát

- Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát hoặc vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích.

- Phải rèn luyện trong thử thách, con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích.

- Kể lại việc chú bé Đất quyết định trở thành đất nung.

- Ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh làm được nhiều vi

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng

* Năng lực chung: Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng