• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 32 Ngày soạn: 18/04/2022

Ngày giảng: Thứ hai 25/4/2022

Toán

Bài 95: ÔN TẬP VỀ SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 1000 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS:

- Ôn tập tổng hợp về số có ba chữ số: đếm, đọc, viết, so sánh, phân tích số thành các trăm, chục, đơn vị trong phạm vi 1000.

- Thực hiện cộng, trừ các số trong phạm vi 1000 và vận dụng trong tình huống thực tiễn.

Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, ti vi,..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động: 5’

- Hôm nay, chúng mình sẽ cùng nhau tham gia vào trò chơi “Sút bóng vào đích” các con có thích không?

- Các con sẽ phải giúp anh cầu thủ tìm đúng đáp án của các câu hỏi để đưa bóng vào được khung thành. Mỗi lần chọn đúng đáp án là 1 lần ghi bàn.

- Các con đã sẵn sàng chưa nào?

1. Số 874 đọc là?

A. Tám trăm bẩy bốn B. Tám trăm bảy mươi tư

- GV: Bạn nào có thể giúp anh cầu thủ trả lời câu hỏi này nào? Cô mời...

2. 503 = 500 + 30 A. Đúng B. Sai - Con chọn đáp án nào?

- Vậy 503 = ? 3. 285 + 613 = ? A. 898 B. 897

-Kết quả của phép tính này là bao nhiêu?

4. 967 – 325 = ? A. 682 B. 642

- Nhận xét câu trả lời của bạn?

- GVNX và tổng kết trò chơi. Kết nối - GV ghi bảng tên bài lên bảng.

- HSTL

- HS lắng nghe

- HSTL: B

- HSTL: B

- HSTL: 503=500+3

-HSTL: A.898

- HS nghe - HSNX

- Cả lớp ghi vở.

(2)

2. Thực hành -luyện tập Bài 1: 10’

* Chơi trò chơi “Ghép thẻ” : - Gọi hs đọc y/c bài 1

? Đề bài y/c gì?

- GV y/c HS thảo luận nhóm 4: ghép các thẻ thích hợp và đọc kết quả.

- GV gọi đại diện 2 nhóm lên trình bày bphụ.

- HS nghe và quan sát - HS đọc y/cầu bài tập.

- HSTL: Tính

- HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày Bài 2: 5’GV chiếu bài 2.

- Cô mời một bạn đọc to cho cô đề bài.

- GV chiếu bài làm của nhóm 1.

- Y/c HS Chia sẻ với bạn cách làm của mình.

? Con làm thế nào để nêu được số 790 ở ô -?- này?

? Vì sao con điền vị trí này là số 999?

- 1HS đọc y/c

- HS thực hiện theo cặp đôi - Nhóm 1 đọc bài làm

- Con đếm từ 700, mỗi vạch nhỏ

đếm thêm 10, 710, 720,730,740...

790 .

-HSTL: Vì vị trí ô _?_ trên vạch 990 mà gần sát vạch số 1000. Liền trước 1000 là 999.

Bài 3: 7’- GV chiếu bài 3.

- Cô mời một bạn đọc yêu cầu của bài.

? Tranh vẽ những gì?

- GV gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày.

?Làm thế nào các con biết con vật nào nặng nhất, con vật nào nhẹ nhất?

? Con so sánh như thế nào?

? Để biết cân nặng của con vật này hơn con vật kia bao nhiêu ta làm phép tính gì?

- GVNX, khen HS.

- HS đọc yêu cầu

- Cô giáo, các bạn nhỏ, hươu cao cổ, ngựa vằn, cá sấu.

- HS thảo luận nhóm 2.

- Đại diện nhóm trình bày

- Con so sánh các số cân nặng của 3 con vật.

- Con thấy cân nặng của 3 con vật đều là số có 3 chữ số, con so sánh các chữ số hàng trăm với nhau, 5>4>2 nên con biết hươu cao cổ nặng nhất, ngựa vằn nhẹ nhất.

- Con làm phép tính trừ.

-HSNX bạn 3. Vận dụng : 5’

- GV tổ chức cho hs dùng thẻ A,B, C chọn đáp án đúng.

Nhận xét HS chơi

- Cả lớp tham gia chơi

4. Củng cố - dặn dò 2’

- Hôm nay chúng mình học bài gì ?

- Các con đã được củng cố những kiến thức, kĩ năng gì ?

- GVNX tiết học.

- HSTL - HSTL - HS nghe

(3)

*Điều chỉnh sau tiết dạy( Nếu có)

………

……….

Tiếng việt

BÀI 27: CHUYỆN QUẢ BẦU ĐỌC (Tiết 1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng các tiếng trong bài. Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện.

- Hiểu nội dung bài: Giải thích về nguồn gốc các dân tộc Việt Nam.

- Giúp hình thành và phát triển ngôn ngữ và năng lực văn học: trí tưởng tượng về các sự vật, sự việc trong tự nhiên.

GDQPAN: Kể chuyện về sự đoàn kết giữa các dân tộc anh em làm nên sức mạnh to lớn để chiến thắng kẻ thù xâm lược.

- Có thái độ tôn trọng những người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Phần mở đầu 5’

* Khởi động

- GV cho lớp hoạt động tập thể.

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- Gv hỏi: Đoán xem câu chuyện nói về điều gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hình thành kiến thức mới (40’)

* Đọc văn bản (Hđ chung cả lớp-nhóm) - GV đọc mẫu: giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.

- HDHS chia đoạn: (3 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến tha cho nó.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến thoát nạn.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- Y/c HS đọc nối tiếp đoạn lần 1

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ:

con dúi, nương, tổ tiên, Khơ Mú, Ê – đê, Ba – na.

- Luyện đọc câu dài: Để trả ơn,/ dúi báo/ sắp có lũ lụt rất lớn/ và chỉ cho họ cách tránh.//;

Nghe lời dúi,/họ khoét rỗng khúc gỗ to,/

chuẩn bị thức ăn bỏ vào đó.// Vừa chuẩn bị xong mọi thứ/ thì mưa to,/ gió lớn,/ nước

- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

- Cả lớp đọc thầm.

- HS đọc nối tiếp từng đoạn

- HS luyện phát âm một số từ ngữ có thể khó phát âm và dễ nhầm lẫn như nhỏ

- HS luyện đọc những cầu dài bằng cách ngắt câu thành những cụm từ - 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn

- HS giải thích nghĩa của một số từ

(4)

ngập mênh mông.//

- GV gọi HS đọc đoạn lần 2

- GV cho HS giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB. Nếu HS k giải thích được thì GV giải thích

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3

- GV nhận xét.

- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá thi đua.

- GV cho HS đọc toàn bài

- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm BUỔI CHIỀU

* Trả lời câu hỏi.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV mời một HS đọc câu hỏi.

- GV gọi hs đọc đoạn 1 để tìm câu trả lời.

- Gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi - Cả lớp và GV nhận xét cầu trả lời.

?Theo em, vì sao hai vợ chổng tha cho con dúi?

? Con dúi nói với hai vợ chổng điếu gì?

?Họ vừa chuẩn bị xong mọi thứ thì điều gì xàỵ ra

?Nhờ đâu hai vợ chồng thoát khỏi nạn lũ lụt?

Những sự việc kì lạ nào xảy ra sau khi hai vợ chồng thoát khỏi nạn lũ lụt?

?Theo em, câu chuyện nói vê' điều gì?

GDQPAN: Vậy đất nước ta có bao nhiêu dân tộc. Hãy kể tên một số dân tộc mà mình biết.

- Gv cho hs xem hình ảnh một số dân tộc trên đất nước VN.

Gv kể chuyện về sự đoàn kết giữa các dân

ngữ trong VB

- - Hs luyện đọc trong nhóm

- Đại diện các nhóm đọc trước lớp.

- Hs đọc toàn bài - HS thực hiện.

- HS đọc câu hỏi.

- HS đọc thầm đoạn 1

- HS thảo luận theo nhóm, thống nhất câu trả lời

- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi

- Vì họ thây thương con dúi

- Con dúi báo sắp có lũ lụt rất lớn và chỉ cho họ cách tránh.

- Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài chìm trong biển nước.

- Họ làm theo lời khuyên của dúi.

- Người vợ sinh ra một quả bầu; hai vợ chồng nghe thấy tiếng cười đùa/

tiếng lao xao trong quả bầu; từ trong quả bầu, những con người nhỏ bé bước ra.

- Giải thích về nguồn gốc các dân tộc trên đất nước ta

- HS lắng nghe

(5)

tộc anh em làm nên sức mạnh to lớn để chiến thắng kẻ thù xâm lược.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Luyện đọc lại. 10’

- Gọi HS đọc toàn bài - Nhận xét, khen ngợi.

4. Luyện tập theo văn bản đọc. 12’

Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.120.

- Gọi HS đọc 3 câu cuối đoạn 3.

- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.62.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.120.

- HD học sinh đọc kĩ từ ngữ trong cột. Sau đó thử nối lần lượt từng từ ngữ trong khung ở cột A với các từ ngữ trong khung ở cột B.

Cứ thế cho đến khi thấy phù hợp

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Tổ chức trò chơi “Tiếp sức”: Mỗi nhóm cử 3 bạn chơi, mỗi bạn sẽ nối một từ ở cột A với một từ cột B sao cho phù hợp sau đó về đập tay với bạn của mình trong đội để bạn tiếp tục. Nhóm nào thực hiện nhanh, đúng và đẹp thì giành chiến thắng.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

*)Hoạt động tiếp nối: 3’

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 1 HS đọc.

- 1 HS đọc.

- 1-2 HS đọc.

- 2-3 học sinh trả lời

- 1-HS đọc.

- HS hoạt động nhóm, thảo luận thống nhát câu trả lời

- 2 nhóm lên bảng chơi

- HS chia sẻ.

*Điều chỉnh sau tiết dạy( Nếu có)

………

……….

Ngày soạn: 18/04/2022

Ngày giảng: Thứ ba 26/4/2022

Toán

Bài 95: ÔN TẬP VỀ SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 1000 (tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Ôn tập tổng hợp về số có ba chữ số: đếm, đọc, viết, so sánh, phân tích số thành các trăm, chục, đơn vị trong phạm vi 1000.

(6)

- Thực hiện cộng, trừ các số trong phạm vi 1000 và vận dụng trong tình huống thực tiễn.

- Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, ti vi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Mở đầu: (3-5p)

-Trò chơi “Đi tìm hạt dẻ”

- GV nêu cách chơi - Hướng dẫn cách chơi

-Yêu cầu HS nêu kết quả sau mỗi câu hỏi - GV tổng kết trò chơi, tuyên dương HS tích cực.

- GV nhận xét và tổng kết trò chơi, dẫn dắt vào bài.

2. Luyện tập -thực hành (20-22p) Bài 4 : Đặt tính rồi tính

- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1 + Đề bài tập yêu cầu gì?

- Cho lớp tự làm cá nhân - GV quan sát HS làm - Gọi HS trình bày kết quả - GV nêu ý kiến nhận xét.

+ Chúng ta cần lưu ý điều gì khi đặt tính và tính các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 1000?

- GV Chốt: Như vậy, các con đã nắm chắc cách đặt tính và tính các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 1000. Các con chú ý để áp dụng làm các bài tương tự nhé.

+Bài tập củng cố kiến thức gì?

Bài 5:

- GV chiếu bài 5 lên bảng.

- Gọi HS đọc to đề bài.

+ Đề bài cho ta biết gì?

+ Đề bài hỏi gì?

- GV yêu cầu HS làm bài giải vào vở -Gọi HS nhận xét bài làm và câu trả lời của bạn?

+ Bạn nào có câu lời giải khác làm khác?

- HS lắng nghe

- HS chơi dưới sự điều khiển của GV

- 1HS đọc - HS nêu - HS làm bài

- HS nối tiếp nêu kết quả

Kết quả:719; 177; 192; 572 - HS nêu

-HS lắng nghe

-HS nêu - HS quan sát - 1HS đọc - HS nêu

-HS làm bài cá nhân Bài giải

576 + 152 = 728 ( hành khách) Đáp số: 728 hành khách - HS nêu

(7)

- GV nhận xét

+ Vì sao để tìm chuyến tàu đó có tất cả bao nhiêu hành khách con làm phép tính 576 + 152?

+Để làm tốt bài toán có lời văn, các con cần lưu ý điều gì ?

=> GV chốt: Để làm tốt các bài toán có lời văn, các con cần đọc kĩ đề và lựa chọn phép tính đúng nhé.

3. Vận dụng (10-12p)

Bài 6: Trò chơi “Con số bí ẩn”.

+ Mỗi bạn viết một số rồi gợi ý cho bạn khác đoán đúng số mình viết. Chẳng hạn bạn A viết ra số 728, bạn A đưa ra gợi ý:

số tớ vừa viết gồm 7 trăm 2 chục 8 đơn vị. Đố bạn tớ vừa viết số nào?

+ Sau ba lượt chơi bạn nào đoán đúng nhiều lần nhất sẽ thắng cuộc.

-GV nhận xét , tuyên dương HS.

* Củng cố, dặn dò

+ Hôm nay chúng mình học bài gì ?

+ Các con đã được củng cố những kiến thức, kĩ năng gì ?

- GV nhận xét tiết học. Dặn dò chuẩn bị bài sau: “Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000(tiếp theo)”

- HS nêu

-HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS viết số ra giấy rồi gợi ý bạn đoán - HS giơ số vừa viết

- HS lắng nghe - HS nối tiếp nêu

- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV

*Điều chỉnh sau tiết dạy( Nếu có)

………

……….

Tiếng việt

BÀI 27: CHUYỆN QUẢ BẦU VIẾT: ÔN CHỮ HOA A, M, N (kiểu 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ôn tập viết chữ hoa A, M, N (kiểu 2) cỡ vừa và cỡ nhỏ.

- Viết đúng câu ứng dựng: Muôn người như một.

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa A, M, N (kiểu 2) - HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(8)

1. Hoạt động mở đầu (3p)

- Gv cho cả lớp khởi động bằng 1 bài vận động tại chỗ để tạo không khí vui vẻ cho tiết học.

- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.Khám phá:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. 6’

- GV mời HS nhắc lại quy trình viết chữ viết hoa A, M, N (kiểu 2)

+ Độ cao, độ rộng chữ hoa A, M, N (kiểu 2)

+ Chữ hoa A (kiểu 2) gồm mấy nét?

- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa A (kiểu 2).

- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.

+ Tương tự với chữ M, N (kiểu 2) - YC HS viết bảng con.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. 5’

- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.

- Gv giải thích câu tục ngữ: Ý nói tất cả mọi người đều đoàn kết.

- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:

+ Câu ứng dụng có mấy tiếng?

+ Câu ứng dụng có những chữ nào phải viết hoa?

+ Trong câu ứng dụng, các chữ có chiều cao thế nào?

*Hoạt động3: Thực hành luyện viết 15’

- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa a, M, N (kiểu 2) và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.

- 1-2 HS chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS quan sát.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS luyện viết bảng con.

-1-2 HS đọc.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS trả lời - chữ M

- Chữ M,g,h cao 2,5 li; chữ t cao 1,5;

các chữ còn lại cao 1 li.

- HS thực hiện.

(9)

3. Củng cố, dặn dò: 3’

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS chia sẻ.

*Điều chỉnh sau tiết dạy( Nếu có)

………

……….

Ngày soạn: 18/04/2022

Ngày giảng: Thứ tư 27/4/2022

Toán

Tiết 168 - Bài 96: ÔN TẬP VỀ SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 1000( Tiếp theo )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS:

- Củng cố kĩ năng cộng, trừ và cộng trừ nhẩm trong phạm vi 1000. Thực hiện nhân, chia trong phạm vi bảng nhân 2 và bảng nhân 5.Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học.

- Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Laptop, máy chiếu, giáo án điện tử, phấn màu, … 2. Học sinh: SHS, vở bài tập toán, bút, nháp, …

III. Các ho t đ ng d y và h c

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh

I. HĐ MỞ ĐẦU( 5’) 1. Khởi động :

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi:

“Chạy tiếp sức”.

-GV nêu quy luật: Cô chia lớp thành 2 nhóm tham gia trò chơi, trong thời gian quy định, nhóm nào thực hiện xong các bài toán nhanh

hơn và chính xác hơn sẽ giành chiến thắng.

- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.

2. Kết nối

Hôm nay chúng ta sẽ củng cố về số và phép tính trong phạm vi 1000

- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000

- HSTL

- HS lắng nghe -HS chơi.

II.HĐ Thực hành -luyện tập ( 28’)

- Trong bài học ngày hôm nay, cô và các con tiếp tục

- HS lắng nghe

(10)

“Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000 (tiếp theo)”.

- GV ghi bảng tên bài lên bảng.

- 3 HS nhắc lại – Cả lớp đồng thanh và ghi vở.

Bài tập 1 : - Cô mời một bạn đọc to cho cô y/c bài 1

? Đề bài y/c gì?

- Cho lớp tự làm cá nhân

- Cho 2 bạn cùng bàn trao đổi kết quả, 1 bạn nêu phép tính, 1 bạn trả lời

- Cho hs lên bảng trình bày và giao lưu

*Chữa bài

- GV gọi 2 hs lên trình bày bảng phụ.

- Cô mời đại diện nhóm ... trình bày.

- GV cho HS giao lưu.

- Cảm ơn nhóm... . Cô xin mời nhóm khác nào. Cô mời nhóm..

- GV cho HS giao lưu

- Cô khen các con làm việc tốt

GV Chốt: Như vậy, con đã biết thực hiện cộng, trừ nhẩm với các số tròn trăm và biết dựa vào phân tích số để tính nhẩm nhanh nữa.

- HS nghe -HSTL - HS làm bài -Trao đổi theo bàn - 2 hs lên trình bày.

HS1: Bạn nào có câu hỏi cho tớ không?

HS khác: Câu tính nhẩm 300 + 600 như thế nào?

HS1: ba trăm cộng 6 trăm là 9 trăm. Tớ viết 900.

HS khác: cậu làm đúng rồi.

HS2: Có bạn nào ra kết quả giống tớ không?(cả lớp giơ tay).

Câu tính nhẩm 400+60+3 như thế nào?

HS khác:Ta hiểu đây là số gồm 4 trăm, 6 chục và 3 đơn vị. Tớ viết luôn 463.

HS 2: bạn trả lời đúng rồi.

- Cả lớp vỗ tay.

Bài tập 2 :

- GọiHS đọc to cho cô y/c bài 2

? Đề bài y/c gì?

Với bài 2 này các con có muốn thực hiện qua một trò chơi không?

Đó là trò chơi truyền điện. Mõi bạn sẽ nêu một phép tính bất kì trong bài 2 này để truyền điện. Bạn nào trả lời đúng sẽ được thưởng một tràng pháo tay và được truyền điện tiếp; bạn nào trả lời sai sẽ bị phạt nhảy lò cò quanh lớp. Chúng mình có nhất trí không?

-Tổ chức cho hs chơi

- Nhận xét hs chơi và khen hs làm tốt.

GV chốt: Qua trò chơi các con đã củng cố lại các bảng nhân, chia trong bảng 2 và bảng 5.Chúng ta

- HS nghe -HSTL

-Cả lớp chơi

(11)

hãy nhớ để thực hiện tốt các bài toán khác nhé.

Bài tập 3

-Y/c hs đọc yêu cầu

-Bức tranh ở bài 3 vẽ những gì?

-T/c thảo luận nhóm 2: Quan sát tranh nêu tình huống phù hợp với 1 phép tính nhân thích hợp, rồi từ phép nhân đó con viết thành 2 phép tính chia tương ứng.

*CHỮA BÀI:

- GV gọi 2 nhóm lên trình bày - Cô mời đại diện nhóm ... trình bày.

- Vì sao con nêu được phép tính 5 x 4 = 20?

Từ phép tính nhân, con đã nêu được 2 phép tính chia.

Vậy con có thể nêu bài toán tương ứng với 20: 4 = 5 như thế nào?

-Nhận xét, khen bài hs làm tốt.

* Tình huống: hs viết phép tính 4 x 5 = 20. GV cũng yc hs nêu bài toán thích hợp. Rồi yc hs nêu phép tính cộng tương ứng 5 + 5+5+5. Vậy 5 được lấy 4 lần, nên phép tính trên là chưa hợp lý.

-HSTL

-HS thảo luận nhóm 2

HSTL: Vì có 4 cột, mỗi cột 5 bóng đèn. Vậy có tất cả 20 bóng đèn.

HSTL: Có 20 bóng đèn chia đều vào 4 cột. Hỏi mỗi cột có bao nhiêu bóng đèn?

Trò chơi Ai nhanh, ai đúng GV tổ chức cho hs dùng thẻ A,B, C chọn đáp án đúng.

-Mỗi câu hỏi là một phép tính và 3 câu trả lời. Sau thời gian 5 giây, hs giơ thẻ. HS nào sai sẽ bị thu thẻ không được chơi tiếp. Tổ nào còn nhiều bạn chơi thì tổ đó thắng.

-Nhận xét hs chơi

- Cả lớp tham gia chơi

IV. Củng cố - dặn dò (2’)

- Hôm nay chúng mình học bài gì nhỉ?

- Các con đã được củng cố những kiến thức, kĩ năng gì ?

- GVNX tiết học.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: “Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000(tiếp theo)”

- HSTL - HSTL - HS nghe

*Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có)

………

………

T

iếng việt

BÀI 27: CHUYỆN QUẢ BẦU

(12)

NÓI VÀ NGHE: CHUYỆN QUẢ BẦU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện Chuyện quả bầu dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.

- Nói được tên của một số dân tộc trên nước ta.

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Phần mở đầu (5p)

* Khởi động

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Kể lại câu chuyện Chuyện quả bầu

Bài 1. Nói về nội dung của từng tranh - GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh và làm việc theo nhóm để nói các sự việc được thể hiện trong mỗi bức tranh.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gv tổ chức cho các nhóm chia sẻ - Nhận xét, động viên HS.

Bài 2: Sắp xếp các tranh theo trình tự câu chuyện

- GV yêu cầu học sinh quan sát tranh và nhớ lại nội dung câu chuyện để sắp xếp các tranh theo trình tự đúng.

- Gọi HS chia sẻ trước lớp;

- Nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 3: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh

- GV hướng dẫn cách thực hiện.

- GV gọi một số học sinh kể chuyện trước lớp.

- GV mời 3 học sinh kể nối tiếp 3 đoạn của câu chuyện trước lớp.

- GV mời học sinh kể toàn bộ câu chuyện.

- Gọi nhận xét

- 1-2 HS chia sẻ.

- Học sinh làm việc nhóm

- 1 -2 nhóm chia sẻ - Các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét bổ sung.

- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- Học sinh kể chuyện

- Học sinh nhận xét

(13)

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Hoạt động 2: Hỏi người thân về tên của một số dân tộc trên đất nước ta.

- GV hướng dẫn cách thực hiện hoạt động:

+ Đọc lại truyện, quan sát tranh để nhớ được tên một dân tộc có trong truyện.

+ Hỏi người thân một số dân tộc khác + Sưu tầm một số bức ảnh về dân tộc đó.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Học sinh lắng nghe và thực hiện

- Học sinh chia sẻ

*Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có)

………

………

Tiếng việt

BÀI 28: KHÁM PHÁ ĐÁY BIỂN Ở TRƯỜNG SA (TIẾT 1 + 2) ĐỌC: KHÁM PHÁ ĐÁY BIỂN Ở TRƯỜNG SA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS có khả năng:

- Đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, không có lời nhân vật.

- Trả lời được các câu hỏi của bài.

- Hiểu nội dung bài: Biết yêu quý cảnh vật thiên nhiên của đất nước.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Phát triển vốn từ về các loài vật dưới đáy biển.

- Biết yêu quý các loài vật dưới biển.

* * GD QPAN: giới thiệu về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Laptop; ti vi; clip, slide tranh minh họa, ...

- Học sinh: SGK, vở, bảng con, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1

1. Hoạt động mở đầu (3 - 5 phút)

* Khởi động

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu:

+ HS quan sát tranh ở trong văn bản đọc (trang 122), thảo luận nhóm đôi và nói về những gì quan sát được trong tranh.

+ Nói về những điều em biết ở biển?

- Mời 3 nhóm đôi lên bảng chỉ vào tranh, nói những gì con quan sát được?

- HS lắng nghe và thực hiện theo nhóm đôi.

- 3 nhóm đôi lên bảng trình bày.

(14)

- GV gọi các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

* GD QPAN: Gv giới thiệu thêm về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam

*Kết nối: GV giới thiệu về văn bản: “Các con sẽ được khám phá xem đáy biển ở Trường sa có những gì, kì thú ra sao?”

- Các nhóm khác phát biểu ý kiến.

- Hs lắng nghe.

2. Hình thành kiến thức mới:

* Đọc văn bản. (Hđ cả lớp) - GV đọc mẫu toàn VB.

- GV hướng dẫn kĩ cách đọc: Chú ý nhấn mạnh vào những từ khoá miêu tả vẻ đẹp dưới đáy biển Trường Sa: Trường Sa, rực rỡ, dày đặc, san hô, khổng lồ.

+ Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- GV cho HS đọc thầm VB trong khi nghe GV đọc mẫu.

- GV cho HS chia VB thành các đoạn:

+ Đoạn 1: từ đầu đến bao điều thú vị.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến truyện cổ tích.

+ Đoạn 3: phần còn lại.

- Y/c HS đọc nối tiếp đoạn lần 1

- Luyện đọc từ khó: rực rỡ, màu sắc. Trường Sa, vỉa san hô…

- Hướng dẫn HS luyện đọc câu dài: Trường Sa là vùng biển thân yêu của Tổ quốc,/ có cảnh đẹp kì thú/ và hàng nghìn loài vật sống dưới biển.//

- GV gọi 4 HS đọc theo đoạn lần 2

- GV cho HS giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB. Nếu HS k giải thích được thì GV giải thích.

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4

+ GV giúp đỡ̃ những HS gặp khó khăn khi đọc bài, khen ngợi nhưng HS đọc tiến bộ.

- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá thi đua.

- GV mời 1 HS đọc lại toàn bộ câu chuyện - Gv theo dõi, quan sát giúp đỡ hs đọc yếu, nhận xét, tuyên dương.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe chú ý nhấn mạnh vào những từ khoá chứa đựng những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp dưới đáy biển Trường Sa: Trường Sa, rực rỡ, dày đặc, san hô, khổng lồ.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm VB trong khi nghe GV đọc mẫu.

- HS chia VB thành các đoạn.

- Hs đọc nối tiếp đoạn lần 1 - Hs luyện đọc từ khó

- HS luyện đọc những cầu dài bằng cách ngắt câu thành những cụm từ.

- HS đọc nối tiếp đoạn (lần 2).

- HS giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB.

- HS thực hiện theo nhóm 4.

+ HS luyện đọc theo nhóm:

+ HS đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm cho đến hết bài.

+ Đại diện các nhóm đọc trước lớp.

- Hs đọc toàn bộ bài thơ

(15)

BUỔI CHIỀU (TIẾT 2)

*.HĐ 2: TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1. Nhắc đến Trường Sa, người ta nhắc đến những gì?

- GV cho HS đọc câu hỏi

- GV nêu câu hỏi, HS đọc đoạn 1 để tìm câu trả lời.

- GV có thể hỏi thêm: Dựa vào đâu em trả lời như vậy? Qua đoạn 1, khi thám hiểm dưới đáy biển Trường Sa em sẽ thấy thế nào?

- GV cho HS liên hệ, mở rộng vấn đề: Em đã bao giờ được đi thám hiểm dưới đáy biển chưa? Khi em được lặn xuống đáy biển, em nhìn thấy những gì? Em có vui không? Có háo hức không?

Câu 2. Vẻ đẹp của những loài cá được miêu tả như thế nào?

- GV nêu câu hỏi, HS đọc đoạn 2 để trả lời câu hỏi.

- GV có thể đặt thêm một số câu hỏi để mở rộng, VD: Vì sao lại nói hàng trăm con cá tạo nên tấm thảm hoa di động? Em thấy vẻ đẹp đó như thế nào?

Câu 3. San hô dưới đáy biển được so sánh với những gì?

- GV cho HS tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi để thống nhất đáp án với cả nhóm.

- GV gọi đại diện các nhóm trả lời và thống nhất đáp án.

- GV tôn trọng ý kiến riêng của các em. Có thể có rất nhiều cách trả lời khác nhau, VD:

Mỗi vỉa san hô chạy dài từ chân mỗi đảo xuống sâu dần dưới đáy biển.

Câu 4. Sau bài học, em biết thêm điều gì về biển ở Trường Sa?

- GV nêu câu hỏi, HS trả lời câu hỏi.

- HS trao đổi theo nhóm:

+ Mỗi HS nói điều mà mình biết thêm về

- HS đọc câu hỏi

- HS đọc đoạn 1 để tìm câu trả lời: Nhắc đến Trường Sa, người ta sẽ nhắc đến biển và đảo.

- Thấy bao điều thú vị.

- HS liên hệ, mở rộng vấn đề.

- HS đọc đoạn 2 để trả lời câu hỏi:

Những loài cá được miêu tả là đẹp rực rỡ, dày đặc; hàng trăm con tạo nên tấm thảm hoa di động.

- HS thống nhất câu trả lời.

- HS lắng nghe, trả lời

- HS tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi để thống nhất đáp án với cả nhóm.

- Đại diện các nhóm trả lời và thống nhất đáp án: San hô dưới đáy biển được so sánh với một bức tranh khổng lồ, đẹp như những tòa lâu đài trong chuyện cổ tích.

- HS lắng nghe - HS thảo luận nhóm

- Trường Sa là vùng biển thân yêu cảu

(16)

Trường Sa sau khi học, cả nhóm góp ý.

+ Cả nhóm thống nhất câu trả lời phù hợp (có thể có một vài cách trả lời).

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

Lưu ý: GV nên dự kiến trước những câu trả lời có thể có của HS như: Trường Sa là vùng biển có nhiều vẻ đẹp kì thú, nhiều san hô và các loài cá; hàng nghìn con vật sống dưới biển.

- GV giáo dục cho HS ý thức bảo vệ và tôn trọng sự sống của các loài động vật xung quanh, bảo vệ môi trường biển.

+ GV hỏi: Theo em, chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường sống ở biển Trường Sa?

- GV định hướng HS: Các loài động vật nên được sống trong môi trường phù hợp với chúng. Chỉ có ở trong môi trường phù hợp, chúng mới thoải mái và khoẻ mạnh.

*Luyện đọc lại:

- GV đọc lại toàn VB trước lớp.

- Một HS đọc lại toàn VB. Cả lớp đọc thầm theo.

* Hđ3: LUYỆN TẬP THEO VĂN BẢN ĐỌC

Câu 1. Tìm những từ chỉ đặc điểm trong các từ đã cho.

- GV cho HS đọc to câu hỏi.

- GV cho HS đọc đoạn văn miêu tả đặc điểm các loài cá và san hô, một HS theo dõi và phát hiện những từ miêu tả trong đoạn và ghi lại.

- GV gọi đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi.

- GV và HS thống nhất đáp án.

Câu 2. Đặt một câu với từ vừa tìm được?

- GV yêu cầu HS đọc lại các từ chỉ đặc điểm vừa tìm được ở câu 1.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, từng bạn trong mỗi nhóm đặt 1 câu sử dụng một trong các từ chỉ đặc điểm đó.

- GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

- GV mời một vài HS đặt câu trước lớp.

*Củng cố- Dặn dò ( 2’)

Tổ quốc.

- Có nhiều vẻ đẹp kì thú.

- HS thống nhất câu trả lời.

- HS lắng nghe

- HS trả lời - HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe, lớp đọc thầm

- HS đọc to câu hỏi

- HS đọc đoạn văn miêu tả đặc điểm các loài cá và san hô, một HS theo dõi và phát hiện những từ miêu tả trong đoạn và ghi lại.

- Đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi: Từ chỉ đặc điểm là: rực rỡ, khổng lồ, đẹp.

- HS đọc lại các từ chỉ đặc điểm: rực rỡ, khổng lồ, đẹp.

- HS làm việc nhóm.

- HS đặt câu trước lớp.

- HS trả lời.

(17)

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV cho HS nhận xét

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Chuẩn bị bài tiếp theo.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

*Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có)

………

………

Tự nhiên và xã hội

Tiết 63- BÀI 19: CÁC MÙA TRONG NĂM ( tiết 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Nêu được được trang phục phù hợp theo mùa.Nhận xét việc lựa chọn trang phục phù họp theo mùa của em .

-Biết trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

-Thực hiện được việc lựa chọn trang phục phù hợp theo mùa.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. GV :Giáo án.Video clip bài hát về mùa. Phiếu học tập

Một số hình ảnh về cảnh vật và các hoạt động thích ứng của con người với các mùa khác nhau.

b. HS :SGK.Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

I. HĐ MỞ ĐẦU( 3’)

1. Khởi động: Lớp hát tập thể.

2.Kết nối

- GV giới trực tiếp vào bài Các mùa trong năm (Tiết 4).

II. HĐ KHÁM PHÁ( 24’)

Hoạt động 5: Lựa chọn trang phục phù hợp theo mùa

- GV giao nhiệm vụ: Hãy chọn trang phục trong các hình trang 114 SGK phù họp với các mùa khác nhau.

- GV phát Phiếu học tập cho mỗi nhóm:

PHIẾU HỌC TẬP

-Lớp hát -Lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS nhận Phiếu học tập, quan sát tranh.

(18)

Nhóm:……..

MÙA XUÂN

MÙA

MÙA THU

MÙA ĐÔNG

MÙA KHÔ

MÙA MƯA Hình số:Hình

số:

Hình số:

Hình số:

Hình số:

Hình số:

Bước 1: Làm việc nhóm 4 - GV hướng dẫn:

+ Nhóm cử một bạn ghi chép, các bạn khác sau khi trao đổi, đọc cho bạn ghi số hình vào ô trổng tương ứng.

+ Một hình có thể xếp vào nhiều mùa.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số nhóm trinh bày Phiếu học tập trước lớp.

- HS khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa nếu sai.

Hoạt động 6: Nhận xét việc lựa chọn trang phục phù họp theo mùa của em. Vì sao phải lựa trang phục theo mùa?

Bước 1: Làm việc cả lớp

- GV gọi HS lên bảng nhận xét việc mình đã lựa chọn trang phục phù hợp theo mùa chưa.

- GV dẫn giải: Đa phần những HS lựa chọn trang phục chưa phù hợp là do:

+ Không nghe dự báo thời tiêt, nhất là những ngày giao mùa. Cách khắc phục: Nghe bản dự báo thời tiêt trên ti vi hoặc trên đài phát thanh.

+ Ngủ dậy muộn nên không có thời gian lựa chọn trang phục phù hợp. Cách khắc phục:

Chuẩn bị trang phục từ tối hôm trước.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- HS lắng nghe, thảo luận theo nhóm.

- HS trả lời.

-HS nối tiếp chia sẻ.

+ Mùa hè năng nóng nhưng mình hay quên mang mũ.

+ Mình không thích đội mũ len hay quàng khăn vào mùa đông.

+ Mình thường xuyên dậy muộn nên không có nhiều thời gian lựa chọn trang phục. Vì vậy có hôm không mặc đủ ấm nên bị ho.

- HS khác nhận xét: Bạn đã lựa chọn trang phục phù hợp theo mùa chưa;

có cần phải thay đổi thói quen nào không?

(19)

- GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?” trang 115 SGK và lời nhắn nhủ của con ong để trả lời câu hỏi vì sao cần lựa chọn trang phục phù hợp theo mùa.

- GV cho HS liên hệ bản thân xem đã bao giờ em bị ốm do lựa chọn trang phục không phù

hợp chưa.

III. HĐ VẬN DỤNG( 7’)

*Hoạt động 7: Xử lí tình huống: Giúp bạn An lựa chọn trang phục phù họp để đi chơi Hà Nội vào dịp tết Nguyên Đán

Bước 1: Làm việc cả lớp - GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Tế Nguyên đán vào tháng nào? Mùa nào ở Hà Nội?

+ Bạn An nên chuẩn bị những trang phục nào?

- GV yêu cầu HS phát biểu, các bạn khác n/ xét.

Bước 2: Đóng vai xử lí tình huống

- GV hướng dẫn HS: Từng cặp HS: Một bạn đóng vai bạn An hỏi “Mình nên mang những trang phục nào nhỉ?”, một bạn trả lời: “Bạn nên mang...vì ở Hà Nội, tết Nguyên đán mới chuyển từ mùa đông sang mùa xuân nên trời còn lạnh lắm và có thể sẽ có mưa phùn”.

- GV mời đại diện 1 số cặp đóng vai trước lớp.

-GV nhận xét chung.

IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ( 2’) -Gọi HS nhắc KT giờ học lĩnh hội.

- GV nhận xét, truyên dương - Nhắc HS ôn và c/bị bài 20.

- HS đọc bài.

- HS liên hệ bản thân.

- HS trả lời:

+ Tết Nguyên đán vào khoảng từ cuối tháng 1 đến tháng 2 dưong lịch, vào mùa xuân.

+ Bạn An nên chuẩn bị khăn, mũ, áo len, áo khoác dày, tất len, giầy, quần dài, ô.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS đóng vai trước lớp.

-Lớp nhận xét, bình chọn

-HS phát biểu.

- HS lắng nghe.

*Rút kinh nghiệm sau tiết học ( Nếu có)

………

………

Ngày soạn: 18/04/2022

Ngày giảng: Thứ năm 28/4/2022

(20)

Toán

Tiết 169 - Bài 96: ÔN TẬP VỀ SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 1000( Tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS:

- Củng cố kĩ năng cộng, trừ và cộng trừ nhẩm trong phạm vi 1000. Thực hiện nhân, chia trong phạm vi bảng nhân 2 và bảng nhân 5.Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học.

- Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- 20 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán 2 2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh 1. Khởi động - Giáo viên tổ chức cho học

sinh chơi trò chơi: “Đố ban”

-GV nêu quy luật: Cô đưa câu hỏi để tìm số đúng. Bạn nào trả lời nhanh hơn và đúng sẽ

được thưởng hoa.

- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học

sinh tích cực.

- Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục củng cố về số và phép tính trong phạm vi 1000.

- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000

II. HĐ thực hành, luyện tập Bài tập 4.

- Gọi một em đọc yêu cầu đề bài.

- Bài toán yc gì?

- Cho hs thảo luận nhóm 4, tính và điền số vào bảng phụ.

- Mời từng nhóm lên trình bày và giao lưu.

- HS tham gia trò chơi:

- HS lắng nghe.

- Hs lắng nghe

- HS ghi tên bài vào vở.

-HSTL

-Các nhóm thảo luận.

-2 nhóm lên trình bày.

Nhóm 1: Các bạn có câu hỏi gì ko?

HS khác: Tại sao bạn ghi 5 xe đạp có 10 bánh xe?

Nhóm 1: Vì mỗi xe đạp có 2 bánh.

5 xe đạp sẽ có 2 x 5 = 10 bánh.

Nhóm 2: Các bạn có ra kết quả giống nhóm tôi không?

(21)

-Nhận xét, chốt bài đúng.

GV chốt: các con đã biết vận dụng bảng nhân, chia vào giải toán

Bài tập 5

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc đề bài phần a.

- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ GV tóm tắt dữ kiện bài toán (Chiếu slide):

“Mẹ Nam có 20 quả dưa hấu. Nếu có 5 rổ dưa thì mỗi rổ sẽ có mấy quả”. Mời các con làm bài giải.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

- GV chiếu bài 1 HS và yêu cầu trình bày bài làm của mình.

- GV nhận xét, sửa lỗi (nếu bài làm có lỗi sai).

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc đề bài phần b.

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 2:

+ HS trao đổi, phân tích bài toán như phần a.

+ HS giải bài toán vào bảng phụ.

- GV tổ chức thi đua báo cáo kết quả.

- GV và HS giao lưu đặt câu hỏi:

+ Vì sao nhóm con thực hiện phép tính 20 : 5

= 4 (rổ)?

-Nhận xét, chốt bài đúng.

-GV chốt: các con đã biết vận dụng bảng nhân, chia vào giải toán

Vậy nếu 6 bánh xe thì có bao nhiêu xe đạp?

HS khác: có 3 xe đạp vì 6 : 2 = 3.

- HS đọc bài toán.

-HSTL

- HS làm bài vào vở.

Mỗi rổ cần số quả dưa là:

20: 5 = 4 (quả).

Đáp số: 4 quả xoài.

- HS nêu cách làm bài của mình.

- HS đổi chéo vở, sửa lỗi sai (nếu có).

- HS đọc bài toán.

- HS làm việc nhóm 2:

+ Trao đổi, phân tích bài toán, đưa ra cách làm.

+ HS thống nhất cách giải và làm vào bảng phụ.

Cần số rổ là:

20:5 = 4 ( rổ)

Đáp số: 4 rổ - HS trình bày bài làm của nhóm.

III. Củng cố- dặn dò ( 2’)

- Hôm nay chúng ta học những gì?

- GVNX tiết học

-HSTL

-Hs lắng nghe

(22)

*Điều chỉnh sau tiết học ( Nếu có)

………

………

Tiếng việt

BÀI 28: KHÁM PHÁ ĐÁY BIỂN Ở TRƯỜNG SA (TIẾT 3) NGHE - VIẾT: KHÁM PHÁ ĐÁY BIỂN Ở TRƯỜNG SA

DẤU CHẤM , DẤU PHẨY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS có khả năng:

- Nghe – viết đúng chính tả một đoạn ngắn; biết viết hoa chữ cái đầu câu; làm đúng các bài tập chính tả phân biệt it/ uyt, iêu/ ươu hoặc in/inh.

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Phần mở đầu (5p)

*Khởi động

- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

+ Nội dung của bài đọc?

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét

- GV giới thiệu bài mới: Nghe - viết: Khám phá đáy biển ở Trường Sa.

2. Hình thành kiến thức mới: ( 22’)

*Phát hiện các hiện tượng chính tả ( 7’) HĐ cá nhân

*Hoạt động 1: Nghe - viết chính tả.

- GV gọi HS đọc thành tiếng cả đoạn.

- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.

- GV hỏi:

+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?

- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- GV đọc cho HS viết bảng con những từ dễ viết sai.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi + Các loài sinh vật sống dưới đáy biển Trường Sa.

- HS nhận xét - HS lắng nghe - HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc.

- HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.

- 2-3 HS chia sẻ.

+ Viết hoa chữ cái đầu cầu, giữa các cụm từ trong mỗi câu có dấu phẩy, kết thúc câu có dấu chấm.

+ Chữ dễ viết sai chính tả: Trường Sa, rực rỡ, vỉa san hô, lạ mắt.

- HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- HS luyện viết bảng con.

(23)

*Nghe – viết( 15’)

- GV đọc chính tả cho HS viết vào vở - GV đọc từng câu cho HS viết.

- GV lưu ý: Mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi phù hợp tốc độ viết của HS.

- GV đọc lại một lần cả đoạn.

- GV cho HS tự soát lỗi.

- GV cho HS đổi vở cho nhau để soát lỗi giúp bạn.

- GV kiểm tra bài viết của HS, sửa một số bài và nhận xét chung cả lớp.

3.HĐ Luyện tập, thực hành ( 7-8’)

Bài tập 2: Chọn it hoặc uyt bằng cách thay cho ô vuông.

- GV cho HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- GV chiếu yêu cầu BT lên bảng thông minh.

- GV cho 4 HS lên bảng thông minh điền it hoặc uyt vào các ô trống. HS cả lớp làm vào SGK.

- GV cho HS khác nhận xét, góp ý.

- GV thống nhất đáp án đúng và khen các nhóm hoàn thành tốt BT (đen kịt, xe buýt, huýt sáo).

Bài tập 3: Chọn a hoặc b.

a. Tìm từ ngữ gọi tên sự vật có tiếng bắt đầu bằng iêu hoặc ươu.

- GV cho HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- GV chiếu các hình ảnh lên bảng.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi (2p) để thực hiện nhiệm vụ.

- GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV cho các nhóm khác nhận xét.

- GV thống nhất đáp án, nhận xét.

*Củng cố:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV hỏi: Nội dung của bài chính tả?

- GV nhận xét giờ học.

* Dặn dò:Xem lại bài, chuẩn bị bài mới.

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS lắng nghe - HS tự soát lỗi

- HS đổi chép theo cặp.

- HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- HS quan sát

- 4 HS lên bảng thông minh điền it hoặc uyt vào các ô trống. HS cả lớp làm vào SGK.

- HS khác nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- HS quan sát

- HS thảo luận nhóm đôi (3p) để thực hiện nhiệm vụ.

- HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình: Ốc bươu; thả diều

- Các nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

*Điều chỉnh sau tiết học ( Nếu có)

………

(24)

………

Tiếng việt

MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ CÁC LOÀI VẬT DƯỚI BIỂN;

DẤU CHẤM, DẤU PHẨY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được tên những loài vật trong tranh.

- Phát triển vốn từ về các loài vật dưới biển.

- Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy

* BVMT+ Biển đảo: Có ý thức khai thác, đánh bắt hợp lí và bảo vệ nguồn nước. Bảo vệ, giữ gìn vùng biển nước ta.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I.HĐ MỞ ĐẦU( 5’) 1. Khởi động

-Y/c HS viết bảng con + 2 HS lên bảng viết tên 1 số loài sống dưới biển mà em biết ( 1’)

2. Kết nối: Gv dẫn dắt vào bài và ghi bảng.

II. HĐ KHÁM PHÁ ( 28’)

* Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại vật dưới biển

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS quan sát tranh, nêu:

+ Tên các con vật

- YC HS làm bài vào VBT/ tr.63.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV chữa bài, nhận xét.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Liên hệ

+ Tỉnh Quảng Ninh có biển không?

+ Kể tên các loài vật ở dưới biển của Tỉnh em mà em biết.

-Gọi HS chia sẻ trước lớp -GV nhận xét

-Lớp thực hiện.

-Hs nghe.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 3-4 HS nêu.

+ Tên các con vật: rùa biển, cá hề, cá heo, sao biển, bạch tuộc, san hô.

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.

- Thảo luận cặp đôi.

-

2-3 HS đại diện chia sẻ. Lớp nghe + n/xét.

(25)

*BVMT + Biển đảo

+ Em làm gì để các loài vật sống dưới biển được bảo tồn và phát triển tốt.

-GV nhận xét và chốt.

Bài 2:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để tìm từ ngữ ở cột A thích hợp với từ ngữ ở cột B để tạo câu.

- Tổ chức trò chơi “Tiếp sức”: Mỗi nhóm cử 3 bạn chơi, mỗi bạn sẽ nối một từ ở cột A với một từ cột B sao cho phù hợp sau đó về đập tay với bạn của mình trong đội để bạn tiếp tục. Nhóm nào thực hiện nhanh, đúng và đẹp thì giành chiến thắng.

- Nhận xét, tuyên dương

* Hoạt động 2: Dấu chấm, dấu phẩy Bài 3:

- Gọi HS đọc YC.

- Bài YC làm gì?

- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi để chọn dấu phẩy, dấu chấm cho phù hợp.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

III. CỦNG CỐ -DẶN DÒ ( 2’) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

-HS phát biểu( Bảo vệ nguồn nước, không vứt rác, khai thác và đánh bắt hợp lí; Giữ gìn, bảo vệ lãnh thổ biển đảo nước ta,…..)

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thảo luận nhóm và làm bài

- 2 nhóm lên bảng chơi

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 3-4 HS đọc.

- HS chia sẻ câu trả lời.

- HS chia sẻ.

*Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có)

………

………

BUỔI CHIỀU

Tiếng việt

BÀI 28: KHÁM PHÁ ĐÁY BIỂN Ở TRƯỜNG SA

Tiết 329: LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN: KỂ VỀ MỘT BUỔI ĐI CHƠI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phát triển kĩ năng viết đoạn văn kể về một buổi đi chơi cùng người thân.

- Phát triển kĩ năng đặt câu kể về việc làm.

- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

(26)

+ Laptop; Tivi; clip, slide tranh minh họa, … 2. Học sinh: SHS, vở BTTV 2 tập 2, nháp, ...

III. Các ho t đ ng d y và h c:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động mở đầu: 5'

* Khởi động:

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi thi nói những việc con thường làm khi đi chơi với người thân.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 15' Hoạt động 1. Quan sát tranh và nói về việc làm của từng người trong tranh.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm.

- GV chiếu các hình ảnh lên bảng thông minh.

- GV hướng dẫn HS quan sát các bức tranh dựa vào gợi ý và trả lời câu hỏi:

+ Mọi người đang đi chơi ở đâu?

+ Mọi người trong tranh đang làm gì?

- GV hướng dẫn HS thảo luận về những gì em quan sát được trong tranh và trả lời câu hỏi:

Theo em, cảm xúc của mọi người như thế nào?

- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV nhắc nhở HS về những việc cần làm để giữ gìn môi trường xung quanh khi chúng ta đến đó chơi.

- GV ghi nhận những HS có đóng góp tích cực cho bài học.

3. Hoạt động Thực hành, vận dụng: 15'

Hoạt động 2. Viết 4 - 5 câu kể về một buổi đi

- 2 -3 HS thi nói.

- HS lắng nghe

- HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm.

- HS quan sát.

- HS quan sát các bức tranh dựa vào gợi ý và trả lời:

+ Bức tranh 1: Trong rừng.

+ Bức tranh 2: Ở bãi biển.

+ Bức tranh 1:Bạn nam đi lấy củi; bạn gái nhóm bếp; hai bạn khác đang căng lều trại.

+ Bức tranh 2: Gia đình bạn nam đang nghỉ mát, vui chơi trên bãi biển.

- HS thảo luận.

- HS trình bày kết quả thảo luận:

Cả 2 bức tranh, mọi người đều vui tươi và háo hức khi đi chơi cùng người thân.

- HS lắng nghe.

(27)

chơi cùng người thân.

- GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập.

- GV cho HS trao đổi nhóm đôi, trả lời các câu hỏi :

+ Em đã được đi đâu ? Vào thời gian nào ? Có những ai cùng đi với em ?

+ Mọi người đã làm những gì ?

+ Em và mọi người có cảm xúc như thế nào trong chuyến đi đó ?

+ Nêu cảm nghĩ của em về chuyến đi ?

- GV cho đại diện 3 – 4 nhóm trình bày trước lớp.

- GV cho từng HS viết bài vào vở.

- GV cho HS đổi bài cho bạn để sửa chữa hoàn chỉnh bài viết.

- GV gọi một số HS đọc bài trước lớp.

- GV cho HS nhận xét.

- GV nhận xét.

* Củng cố :

- GV cho HS nhắc lại nội dung bài học.

- Nhận xét tiết học, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

* Dặn dò:

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau.

- HS nêu yêu cầu của bài tập - HS trao đổi nhóm đôi, trả lời các câu hỏi.

- Đại diện 3 – 4 nhóm trình bày trước lớp.

- HS viết bài vào vở.

- HS đổi bài cho bạn để sửa chữa hoàn chỉnh bài viết.

- HS đọc bài trước lớp.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại nội dung bài học.

- HS lắng nghe.

*Điều chỉnh sau tiết học ( Nếu có)

………

………

Tự nhiên và xã hội

Tiết 64- BÀI 20: MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI ( tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Nhận biết và mô tả được một số hiện tượng thiên tai thường gặp. Biết thu thập và trình bày thông tin về thiệt hại do thiên tai gây ra.

-Biết trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Biết cách quan sát, đặt câu hỏi và mô tả, nhận xét được những hiện tượng thiên tai khi quan sát tranh, ảnh, video hoặc quan sát thực tế.

-Có ý thức quan tâm tới hiện tượng thiên tai.

* BVMT( Toàn bài)

-Có ý thức BVMT và kêu gọi mọi người cùng BVMT phòng chống thiên tai II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

(28)

-Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. GV :Giáo án.PP ; Video về hiện tượng thiên tai.

b. HS :SGK ;Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

HĐ của GV HĐ của HS

I.HĐ MỞ ĐẦU( 5’)

1. Khởi động: Bật Video +Lớp nhe và hát bài Mưa bóng mây

? Bài hát nhắc đến hiện tượng thiên nhiên gì?

2. Kết nối:

-Chiếu Slide1: GV yêu cầu HS quan sát hình trang 116 SGK và trả lời câu hỏi: Hãy nói về các việc làm trong hình? Vì sao phải làm vậy?

- GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa được quan sát bức tranh giáo viên và học sinh đang dọn dẹp sau lụt để vệ sinh trường lớp, vậy các em có nhận biết và mô tả được một số hiện tượng thiên tai thường gặp và nêu được một số rủi ro dẫn đến các thiệt hại về tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra không? Chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề này trong bài học ngày hôm nay – Bài 20: Một số hiện tượng thiên tai.

II. HĐ KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Quan sát và mô tả một số hiện tượng thiên tai

Bước 1: Làm việc theo cặp - Slide2:

-Lớp nghe và hát

-HS trả lời

- HS trả lời: Mọi người đang dọn dẹp sân trường và lau dọn lớp học. Vì vừa xảy ra trận lũ lớn nên sân trường và lớp học đang bị ngập úng và bùn lầy.

-Lắng nghe.

(29)

-GV yêu cầu HS làm việc nhóm

+ Quan sát các hình trang 116 và 117 SGK, mô tả hiện tượng thiên tai trong các hình, nói với bạn về điều em quan sát được.

+ Ngoài các hiện tượng thiên tai nói trên, em còn biết hiện tượng thiên tai nào khác? Hãy mô

tả ngắn gọn về hiện tượng thiên tai này.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu một số nhóm báo cáo kết quả trước lóp.

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2: Thực hành thu thập và trình bày thông tin về thiệt hại do thiên tai gây ra Bước 1: Làm việc nhóm

Slide3:

-GV yêu cầu HS:

+ Đọc và làm thực hành theo chỉ dẫn SGK trang 118.

+ Trình bày sản phẩm của mình trong nhóm.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

-2-3 nhóm trình bày:

+ Hiện tượng thiên tai trong mỗi hình: Lũ lụt, lũ quét, bão, hạn hán, giông.

+ Mô tả về hiện tượng thiên tai khác cháy rừng mà em biết: cháy rừng ở mức độ nghiêm trọng, do nắng nóng kéo dài và các sự cố khác cần là một dạng thiên tai đặc thù. Do tác động bất lợi của thời tiết, trong đó có sự cố, nắng nóng, hạn hán kéo dài nguy cơ cháy rừng luôn ở mức độ cao, xảy ra trên diện rộng và đồng thời ở nhiều tỉnh/thành phố.

-Lớp Q/sát và lắng nghe.

HS đọc, thực hành, thảo luận theo nhóm.

(30)

GV hướng dẫn HS trình bày theo loại thiên tai.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo trước lớp về kết quả thu được.

* BVMT

GV hướng dẫn các nhóm nêu câu hỏi để làm rõ thêm các thông tin mà nhóm bạn trình bày;

khuyến khích các em bổ sung thêm các thông tin về thiệt hại do thiên tai gây ra ở địa phương.

-GV nhận xét

+Hỏi: Kể việcm đã làm gì để góp phần phòng chống thiên tai?

-GV nhận xét và chốt.

III. CỦNG CỐ DẶN DÒ( 2’) -Gọi HS nhắc KT giờ học lĩnh hội.

- GV nhận xét, truyên dương - Nhắc HS ôn và c/bị bài 20- tiết 2

HS trình bày:

+ Lũ lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất. Lụt cũng có thể dùng để chỉ trường hợp ngập do thủy triều, nước biển dâng do bão. Lụt có thể xuất hiện khi nước trong sông, hồ tràn qua đê hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn vào các vùng đất được đê bảo vệ.

+ Có thể giảm thiệt hai do lũ bằng cách di dời dân cư xa sông, tuy nhiên các hoạt động kinh tế, dân sinh thường gắn liền với sông.

-Lớp nhận xét và đưa ra các câu hỏi

-HS chia sẻ.

-HS nối tiếp chia sẻ

-HS phát biểu -HS lắng nghe.

*Điều chỉnh sau tiết học ( Nếu có)

………

………

Ngày soạn: 18/04/2022

Ngày giảng: Thứ sáu 29/4/2022

Toán

BÀI 97 : ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG (Tiết 1)

(31)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kĩ năng nhận dạng và gọi tên các hình đã học , do và tính độ dài đường gấp khúc , vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.

- Vân dụng kiến thức , kĩ năng về hình học và đo lường để tính toán , ước lượng giải quyết vấn đề trong cuộc sống .

- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học). Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, bài giảng powerpoint, thước kẻ có vạch xăng –ti-mét…

- HS: Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập,..

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động (5p)

- GV cho HS hát bài Hình khối.

(?) Bạn nào cho cô biết trong bài hát có tên các hình nào?

-GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Thông qua việc luyện tập chung các kiến thức nêu trên, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao

- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề,

- Năng lực: Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng

- Phát triển năng lực: Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, năng lực

+ NL phát triển cho học sinh năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng

Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực

- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề,

- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề,