• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hippeastrum reticulatum (L'Hér.) Herb.

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hippeastrum reticulatum (L'Hér.) Herb."

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

518 59 0866 - 7861

6 2019

BỘ Y TẾ XUẤT BẢN

Địa chỉ Tòa soạn: 138A Giảng Võ - Quận Ba Đình - Hà Nội

CÂY LAN HUỆ MẠNG

Hippeastrum reticulatum (L'Hér.) Herb.

Họ Amaryllidaceae

CÂY LAN HUỆ MẠNG

Hippeastrum reticulatum (L'Hér.) Herb.

Họ Amaryllidaceae

(2)

● ĐOÀN THANH HIẾU, NGUYỄN THỊ THUẬN:

Tổng hợp và thử hoạt tính sinh học của một số dẫn chất benzamid có nhân quinazolin (2) 46

● TRẦN PHƯƠNG THẢO, TRẦN THỊ THU HIỀN:

Tổng hợp và thử tác dụng ức chế enzym glutaminyl cyclase của một số dẫn chất pyrimidin-2-ylamino của N-(5-methyl-1H-imidazol-1-yl)propyl-N′-(3- methoxy-4-alkyloxyphenyl)thiourea 49

● HUỲNH TRƯỜNG HIỆP, TRẦN THIÊN LÝ, PHẠM THỊ TỐ LIÊN, TRƯƠNG PHƯƠNG: Tổng hợp và thử hoạt tính kháng khuẩn của một số dẫn chất ngưng tụ từ 1,3-diaryl-4-formylpyrazol và

3-salicylamidorhodanin 54

● NGUYỄN VIẾT KHẨN, HỒ VIỆT ĐỨC, NGUYỄN THỊ HOÀI: Các hợp chất alcaloid phân lập từ cành và lá cây thâu lĩnh (Alphonsea tonkinensis A.DC. -

Annonaceae) 57

● NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG, PHAN VĂN HỒ NAM, VÕ THỊ BẠCH HUỆ: Phân lập và thiết lập chất đối chiếu hippadin từ thân hành trinh nữ hoàng

cung (Crinum latifolium L.) 61

● LƯƠNG THỊ GIANG, LÊ THỊ HÒA, NGÔ TÚ ANH, NGUYỄN HẢI HÀ, VƯƠNG THỊ PHƯƠNG DUNG, HOÀNG VIỆT DŨNG: So sánh đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa Willd.) và cây cỏ lưỡi rắn

(Hedyotis corymbosa (L.) Lam.) 65

● NGUYỄN VIỆT CƯỜNG, VÕ VĂN LỆNH, VÕ THỊ BẠCH HUỆ: Chiết xuất, phân lập một số flavonoid từ cây bìm ba răng (Merremia tridentata L.,

Convolvulaceae) 69

● HOÀNG XUÂN HUYỀN TRANG, HỒ VIỆT ĐỨC, ĐỖ THỊ BÍCH NGỌC, NGUYỄN THỊ HOÀI:

Phân lập, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính ức chế acetylcholinesterase của các hợp chất từ loài Hippeastrum reticulatum (L’Hér.) Herb. 74

● VŨ DUY HỒNG, NGUYỄN MẠNH TUYỂN, NGUYỄN MINH KHỞI, PHƯƠNG THIỆN THƯƠNG:

Nghiên cứu đặc điểm thực vật cây ban hooker (Hypericum hookerianum Wight & Arnott.

(Hypericaceae)) 78

● PHẠM THỊ MINH HẢI, NGUYỄN THỊ TƯ, NGUYỄN THỊ HÀ LY, NGÔ THỊ QUỲNH MAI, NGUYỄN THỊ KIỀU ANH, ĐINH THỊ THANH HẢI, PHƯƠNG THIỆN THƯƠNG: Xây dựng quy trình định lượng coixol trong cam thảo nam (Scopararia dulcis L.)

bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao 83

● ĐOÀN THANH HIẾU, NGUYỄN THỊ THUẬN:

Synthesis and bioevaluation of some new quinazolin-benzamide derivatives (2) 46

● TRẦN PHƯƠNG THẢO, TRẦN THỊ THU HIỀN:

Synthesis and inhibitory activity on human glutaminyl cyclase of new pyrimidin-2-ylamino derivatives of N-(5-methyl-1H-imidazol-1-yl)propyl- N′-(3-methoxy-4-alkyloxyphenyl)thiourea 49

● HUỲNH TRƯỜNG HIỆP, TRẦN THIÊN LÝ, PHẠM THỊ TỐ LIÊN, TRƯƠNG PHƯƠNG: Synthesis and antibacterial activity of some derivatives from the combination of 1,3-diaryl-4-formylpyrazole and

3-salicylamidorhodanine 54

● NGUYỄN VIẾT KHẨN, HỒ VIỆT ĐỨC, NGUYỄN THỊ HOÀI: Alcaloids isolated from the stems and leaves of the plant Alphonsea tonkinensis A.DC.

(Annonaceae) 57

● NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG, PHAN VĂN HỒ NAM, VÕ THỊ BẠCH HUỆ: Isolation of hippadin from the bulbs of Crinum latifolium L. and establishment

of its reference standard 61

● LƯƠNG THỊ GIANG, LÊ THỊ HÒA, NGÔ TÚ ANH, NGUYỄN HẢI HÀ, VƯƠNG THỊ PHƯƠNG DUNG, HOÀNG VIỆT DŨNG: Comparison of Hedyotis diffusa Willd. and Hedyotis corymbosa (L.) Lam.) in view of morphological characteristics and

phytochemical composition 65

● NGUYỄN VIỆT CƯỜNG, VÕ VĂN LỆNH, VÕ THỊ BẠCH HUỆ: Isolation of some flavonoids from the plant Merremia tridentata L.,

(Convolvulaceae) 69

● HOÀNG XUÂN HUYỀN TRANG, HỒ VIỆT ĐỨC, ĐỖ THỊ BÍCH NGỌC, NGUYỄN THỊ HOÀI: Isolation, indentification and of some natural compouns from the species Hippeastrum reticulatum (L’Hér.) Herb. and evaluation of thier inhibitive activity on

acetylcholinesterase 74

● VŨ DUY HỒNG, NGUYỄN MẠNH TUYỂN, NGUYỄN MINH KHỞI, PHƯƠNG THIỆN THƯƠNG:

Botanical characterization of the Vietnamese plant

“ban hooker” (Hypericum hookerianum Wight &

Arnott., Hypericaceae) 78

● PHẠM THỊ MINH HẢI, NGUYỄN THỊ TƯ, NGUYỄN THỊ HÀ LY, NGÔ THỊ QUỲNH MAI, NGUYỄN THỊ KIỀU ANH, ĐINH THỊ THANH HẢI, PHƯƠNG THIỆN THƯƠNG: Development of an HPLC method for quantitative determination of coixol in

Scopararia dulcis (L.) 83

(3)

l Nghiên cứu - Kỹ thuật

Phân lập, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính ức chế acetylcholinesterase của các hợp chất

từ loài Hippeastrum reticulatum (L’Hér.) Herb.

Hoàng Xuân Huyền Trang, Hồ Việt Đức Đỗ Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Hoài*

Khoa Dược – Trường ĐH. Y Dược – Đại học Huế

*E-mail: hoai77@gmail.com

Summary

Five natural compounds were isolated from the bulbs of Hippeastrum reticulatum (L' Hér) Herb. They are 2.3-cis- guibourtinidol (1), 8-C-methylkaempferol (2), cycasindene (3), trans-dihydronarciclasine (4) and narciprimine (5).

These compounds were isolated from Hippeastrum genus for the first time. Of them. narciprimine (5) exhibited inhibitory activity against the enzyme acetylcholinestease with IC50 29.1 µg/mL.

Keywords: Hippeastrum, Hippeastrum reticulatum (L' Hér) Herb., flavonoid, alkaloid, acid amin.

Đặt vấn đề

Hippeastrum Herb. là một chi lớn trong họ Amaryllidaceae với khoảng 90 loài đã được ghi nhận. Chi này đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây với nhiều công bố cho thấy nhiều loài trong chi cũng như các hợp chất được phân lập có các hoạt tính sinh học quý như kháng khuẩn, kháng virus, kháng ký sinh trùng, kháng ung thư và đặc biệt là tác dụng ức chế acetylcholinesterase (AChE) - là một enzym đích quan trọng trong điều trị Alzheimer [1]. Ở Việt Nam, chi Hippeastrum có 2 loài đã được ghi nhận là H. equestre Herb. và H. reticulatum (L’Hér.) Herb.. Tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam các nghiên cứu về chi này còn rất sơ lược. Đặc biệt, vẫn chưa có công bố nào về thành phần hóa học của loài Hippeastrum reticulatum. Bài báo này công bố kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng ức chế AChE của các hợp chất phân lập được từ cây lan huệ mạng (Hippeastrum reticulatum) [9] thu mẫu ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu Nguyên liệu

Phần thân hành của cây lan hệ mạng Hippeastrum reticulatum được thu tại tỉnh Thừa Thiên Huế vào tháng 5/2018. Mẫu được giám định bởi TS. Vũ Tiến Chính (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Tiêu bản mẫu được ký hiệu TTH-01 và lưu tại Khoa Dược, Trường Đại học Y Dược Huế.

Dung môi, hóa chất và thiết bị

Enzym acetylcholinesterase (AChE), acetylthiocholine iodid (ATCI), 5,5’-dithiobis-nitrobenzoic acid (DTNB), galantamin, dimethylsulfoxid (DMSO) do Hãng Sigma (Mỹ) cung cấp. Tất cả dung môi hữu cơ dùng trong chiết xuất, phân lập đều đạt tiêu chuẩn công nghiệp và được chưng cất trước khi dùng.

Sắc ký bản mỏng (TLC) được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC-Alufolien 60 F254 và RP18 F254 (Merck).

Sắc ký cột (CC) được thực hiện trên chất hấp phụ pha thường (Silica gel 240-430 mesh, Merck) hoặc pha đảo (ODS-60-14/63, Fujisilisa-Nhật), MCIgel (Sigma- Aldrich), Dianion HP-20 (Sigma-Aldrich), Sephadex LH- 20. Sắc ký hiệu năng cao điều chế (p-HPLC) được triển khai trên hệ thống Agilent 1260 Infinity II (Agilent, CA, USA), cột Zorbax SB–C18 (cỡ hạt 5 µm, 9,4 × 250 mm), đầu dò DAD.

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân được ghi trên máy Bruker Avance 500 MHz tại Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. TMS (tetramethylsilane) được sử dụng làm chất chuẩn nội.

Chiết xuất và phân lập

Dược liệu được rửa sạch, sấy khô ở 50 oC (12,5 kg) sau đó tán thành bột thô, chiết bằng methanol (20 L × 3 lần) bằng phương pháp ngâm ở nhiệt độ phòng. Dịch chiết gộp lại và cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm thu được dịch chiết đậm đặc. Dịch chiết này được đưa lên cột Diaion HP-20. Cho nước đi qua cột để loại các thành phần tan trong nước, sau đó rửa giải các hợp chất bằng methanol thu được dịch methanol. Dịch methanol được cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm thu được 150 g cao.

Cao chiết được acid hóa bằng acid HCl 2 % đến pH 2 rồi lắc với ethyl acetate (1 L × 3 lần). Phần ethyl acetat được cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm thu được cao chiết E (60 g). Phần dịch acid còn lại được kiềm hóa bằng NH3 đến pH 10 rồi lắc với CH2Cl2 (1 L × 3 lần).

Dịch CH2Cl2 cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm thu được cao chiết C (30 g). Phần dịch kiềm còn lại được lắc với n-butanol, cất thu hồi dung môi được cao chiết B (32 g) và phần nước còn lại H (25 g).

(4)

Cao chiết E được đưa lên cột sắc ký pha thường, rửa giải với hệ dung môi CH2Cl2- methanol (100:0 → 0:100, v/v) thu được 8 phân đoạn (E1-E8). Phân đoạn E4 (10 g) được tiếp tục khai triển trên cột sắc ký pha thường với hệ dung môi rửa giải CH2Cl2-ethyl acetat- methanol (20:5:1, v/v) thu được 7 phân đoạn (E4.1-E4.7). Phân đoạn E4.5 được đưa lên cột Sephadex LH-20, rửa giải bằng hệ dung môi CH2Cl2- methanol (1:1, v/v) thu được 2 phân đoạn (E4.5.1-E4.5.2). Phân đoạn E4.5.2 (580 mg) được đưa lên cột MCI, rửa giải bằng hệ dung môi methanol-H2O (1:1, v/v) thu được 7 phân đoạn (E4.5.2.1-E4.5.2.7). Phân đoạn E4.5.2.1 được tinh chế bằng HPLC điều chế với pha động là hệ dung môi acetonitril-methanol-H2O (17,5:17,5:65, v/v) thu được hợp chất 1 (1,4 mg) tương ứng với pic có thời gian lưu ở phút 36,8 trên sắc ký đồ. Phân đoạn E4.3 (800 mg) được phân lập trên cột Sephadex LH-20 với hệ dung môi rửa giải CH2Cl2- methanol (1:1, v/v) thu được 7 phân đoạn (E.4.3.1-E4.3.7). Phân đoạn E4.3.7 (45 mg) được đưa lên cột pha đảo, rửa giải bằng hệ dung môi methanol -H2O (3:1, v/v) thu được hợp chất 2 (4 mg).

Cao chiết C (30 g) được đưa lên cột pha thường, rửa giải bằng hệ dung môi CH2Cl2- methanol -H2O (5:1:1, v/v) thu được 5 phân đoạn. Phân đoạn C2 (8 g) được đưa lên cột pha đảo, rửa giải bằng hệ dung môi methanol -H2O (3:1, v/v) thu được 7 phân đoạn (C2.1-C2.7).

Phân đoạn C2.2 (600 mg) được phân lập tiếp bằng cột Sephadex LH-20, rửa giải bằng dung môi methanol 100

% thu được 5 phân đoạn (C2.2.1-C2.2.5). Phân đoạn C2.2.2 (120 mg) được đưa lên cột sắc ký pha thường, rửa giải bằng hệ dung môi CH2Cl2- methanol (5:1, v/v) thu được hợp chất 3 (5,5 mg). Phân đoạn C2.2.3 (30 mg) được đưa lên cột pha đảo, rửa giải bằng hệ dung môi methanol-H2O (1:2, v/v) thu được hợp chất 4 (5,2 mg). Phân đoạn C3 (10 g) được đưa lên cột pha đảo, rửa giải bằng hệ dung môi methanol-H2O (1:3, v/v) thu được 6 phân đoạn (C3.1-C3.6). Phân đoạn C3.3 (450 mg) được đưa lên cột pha thường, rửa giải bằng hệ dung môi CH2Cl2-ethyl acetat-methanol (5:3:1, v/v/v) thu được 4 phân đoạn (C3.3.1- C3.3.4). Phân đoạn C3.3.2 (150 mg) được đưa lên cột Sephadex LH-20, rửa giải bằng dung môi methanol 100 % thu được hợp chất 5 (3,1 mg).

Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế AChE Xác định hoạt tính ức chế AChE bằng phương pháp đo quang dựa trên nguyên tắc của Ellman [2]. Quy trình của phương pháp thử nghiệm: thêm lần lượt dung dịch đệm phosphate pH 8, mẫu thử và dung dịch enzym AChE 0,25 IU/mL vào từng giếng của đĩa 96 giếng. Hỗn hợp này được trộn đều và ủ 15 phút ở nhiệt độ phòng.

Sau đó, dung dịch thuốc thử DTNB (5,5′-dithiobis(2- nitrobenzoic acid) 2,4 mM và dung dịch cơ chất ATCI (acetylthiocholine iodid) 2,4 mM lần lượt được thêm vào hỗn hợp và trộn đều. Tiếp tục ủ hỗn hợp trong 15 phút

ở nhiệt độ phòng, sau đó dung dịch được đo độ hấp thụ ở bước sóng 405 nm. Độ hấp thụ được đo trên máy đo quang ELISA Micropate Reader EMR 500 (Mỹ). Chất đối chứng dương được sử dụng là galantamin.

Mỗi mẫu thử được tiến hành lặp lại 3 lần. Hoạt tính ức chế AChE của mẫu thử được tính theo công thức:

I% = (1 - At - Atr/t

) x 100%

A đc - Atr/đc Trong đó:

I%: Phần trăm hoạt tính AChE bị ức chế.

At và Atr/t lần lượt là độ hấp thụ của mẫu thử và mẫu trắng của mẫu thử.

Ađc và Atr/đc lần lượt là độ hấp thụ của mẫu đối chứng và mẫu trắng của mẫu đối chứng.

Giá trị IC50 (nồng độ ức chế 50 % AChE) được xác định từ phương trình hồi quy tuyến tính giữa phần trăm ức chế AChE và nồng độ của mẫu thử.

Kết quả và bàn luận

Giá trị phổ và xác định cấu trúc các chất phân lập được

Hợp chất 1 thu được dưới dạng bột màu vàng nâu.

Phổ 1H-NMR của hợp chất 1 cho thấy sự hiện diện của nhân thơm thế ở vị trí para với 4 proton thơm tại δH 6,81 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-3’/5’) và 7,33 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-2’/6’). Ở vùng trường thấp còn có tín hiệu của 3 proton thơm thuộc hệ spin ABX ở δH 6,90 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5), 6,38 (1H, dd, J = 2,5; 8,0 Hz, H-6) và 6,36 (1H, d, J = 2,5 Hz, H-8). Ngoài ra còn có tín hiệu của 2 nhóm oxymethin ở δH 4,96 (1H, brs, H-2) và 4,20 (1H, m, H-3) và nhóm methylen ở δH 2,75 (1H, dd, J = 3,0, 16,5 Hz, H-4a), 3,16 (1H, dd, J = 4,5; 16,5 Hz, H-4b).

Phổ 13C-NMR cho thấy tín hiệu của 15 carbon. Trong đó có các tín hiệu đặc trưng của carbon thơm gắn oxy ở δC 157,7 (C-7), 156,7 (C-8a) và 157,9 (C-4’) và 2 nhóm methine liên kết với oxy tại δC 80,1 (C-2) và 67,4 (C-3).

Tín hiệu của H-2 xuất hiện dưới dạng singlet tù (brs) cho phép đề nghị cấu hình 2,3-cis của hợp chất 1 [3]. Từ các dữ liệu thu được kết hợp đối chiếu với tài liệu tham khảo [4] cho phép xác định hợp chất 1 là flavanol có tên là 2,3-cis-guibourtinidol.

Hợp chất 2 thu được dưới dạng bột màu vàng.

Phổ 1H-NMR chỉ ra sự hiện diện của nhân benzen thế para δH 6,95 (2H, d, J = 9,0 Hz, H-3’/5’) và 8,16 (2H, d, J = 9,0 Hz, H-2’/6’) và 1 proton thơm khác tại δH 6,27 s (1H, H-6). Đặc biệt tín hiệu của 1 nhóm methyl gắn với nhân thơm ghi nhận tại δH 2,29 s (3H). Phổ 13C-NMR và HSQC của hợp chất này chỉ ra tín hiệu cộng hưởng của 16 carbon. Trong đó có các tín hiệu đặc trưng: 1 carbon carbonyl (δC 188,4), 6 carbon sp2 mang oxy (δC 149,7; 144,5; 160,5; 162,0; 155,7; 159,9) và 1 carbon methyl (δC 7,6). Các dữ liệu 1D-NMR gợi ý hợp chất 2 là 1 C-methylflavon. Cấu trúc của hợp chất 2 được khẳng định bằng phổ HMBC. Đặc biệt, các tương tác HMBC

(5)

l Nghiên cứu - Kỹ thuật

từ proton methyl (δH 2,29) đến C-7 (δC 162,0), C-8 (δC 103,3), C-8a (δC 155,7) cho phép định vị nhóm CH3 tại vị trí C-8. Từ các dữ liệu trên kết hợp đối chiếu với tài liệu

[5], hợp chất 2 được xác định là 8-C-methylkaempferol.

Hợp chất 3 thu được dưới dạng bột màu trắng.

Phổ 1H-NMR chỉ ra các tín hiệu đặc trưng của 4 proton thơm của nhân benzen thế 1,2 (δH 6,99 - 7,44), 2 nhóm methylen δH 2,81 (1H, dd, J = 10,0; 16,0 Hz), 3,13 (1H, dd, J = 5,0; 16,0 Hz), 4,22 (1H, d, J = 15,5 Hz), 4,16 (1H, d, J = 15,5 Hz) và 1 proton methin δH 3,59 (1H, dd, J = 5,0; 10,0). Phổ 13C-NMR cho thấy tín hiệu của 12 carbon.

Trong đó có các tín hiệu đặc trưng của nhóm carboxyl (δC 169,4), 1 nhóm N-methin (δC 56,6) và 1 liên kết đôi (δC 106,7; 127,9). Ngoài ra còn có các tín hiệu carbon thuộc vòng thơm (δC 111,1-136,4). Tương tác giữa H-1’ với C-2’, C-3’, giữa H-4’/H-5’ với C-1’, giữa H-6’/H-7’ với C-8’

trên phổ HMBC giúp xác định hợp chất 3 có chứa nhân inden [6]. Trong khi đó, tương tác giữa H-3 với N-methin (C-2); giữa H-2 với carbon carbonyl (C-1) gợi ý sự hiện diện của hợp phần alanin trong cấu trúc của hợp chất 3. Hợp phần này gắn với nhân inden tại C-2’ thông qua tương tác HMBC giữa H-3 với C-2’/C’3’. Từ các dữ liệu phổ trên kết hợp đối chiếu với tài liệu tham khảo [6] đã xác định hợp chất 3 là cycasinden.

Hợp chất 4 thu được dưới dạng bột màu trắng.

Phổ 1H-NMR cho thấy tín hiệu singlet của nhóm OH, NH tương ứng ở δH 13,02 và δH 7,54, 1 proton thơm ở δH 6,49. Ngoài ra còn xuất hiện tín hiệu nhóm di- oxymethylen tại δH 6,04 m, nhóm carbinol tại δH 3,72-

3,88. Phổ 13C-NMR của hợp chất 4 cho thấy sự hiện diện của 14 carbon. Kết hợp với phổ HSQC cho thấy 14 carbon này bao gồm 2 nhóm methylen, 5 nhóm methin và 7 carbon không mang hydro. Thông qua các giá trị độ chuyển dịch hóa học đặc trưng dễ dàng nhận thấy sự hiện diện của 1 nhóm carbonyl (δC 169,7) và 6 carbon thuộc vòng thơm (δC 96,5 – 152,1), 1 carbon di- oxymethylen ở δC 101,8. Phổ HMBC giữa H-9 (δH 6,04) với C-7a và C-10a chứng tỏ nhóm di-oxymethylen liên kết với nhân thơm tại C-7a và C-10a. Trên phổ HMBC còn thể hiện các tương tác khác như H-2/3 với C-4, C-11, H-4 với C-2/3, H-4a với C-2/3, C-4, H-11 với C-6a, C-7a, C-10a, H-11b với C-1, C-11a giúp thiết lập cấu trúc phenanthridon của hợp chất 4. Từ các dữ liệu phổ trên kết hợp đối chiếu với tài liệu tham khảo [7] đã xác định hợp chất 4 là alcaloid có tên trans-dihydronarciclasin.

Hợp chất 5 thu được dưới dạng bột màu trắng. Phổ

1H-NMR và 13C-NMR của hợp chất này xuất hiện các tín hiệu đặc trưng tương tự như hợp chất 4 gợi ý khung cấu trúc tương tự. Điểm khác biệt cơ bản là vòng C của hợp chất này có cấu trúc của nhân benzen thế 1, 2, 3. Điều này thể hiện rõ qua tín hiệu cộng hưởng của 3 proton thơm tại δH 7,72 (1H, d, J = 8,5 Hz), 7,10 (1H, dd, J = 7,5, 8,5 Hz) và 6,95 (1H, d, J = 7,5 Hz). Từ các dữ liệu phổ trên kết hợp đối chiếu với tài liệu tham khảo [8]

cho phép xác định hợp chất 5 là alcaloid có tên gọi là narciprimin. Đây cũng là 1 alcaloid phổ biến trong họ Amaryllidaceae

Số liệu phổ của các chất 1-5 được ghi trong bảng 1.

Bảng 1. Số liệu phổ 1H (500 MHz) và 13C (125 MHz) NMR của các hợp chất 1-5 (δ (ppm), J (Hz))

C 1a 2a 3b 4b 5b

δC δH δC δH δC δH δC δH δC δH

1 169,4 28,1 2,10 m

1,64 m 113,5 7,72 (d, 8,5) 2 80,1 4,96 m 149,7 56,6 3,59 (dd, 5,0, 10,0) 71,6 3,72-3,75* 123,1 7,10 (dd, 7,5, 8,5) 3 67,4 4,20 m 144,5 22,9 2,81 (dd, 10,0, 16,0)

3,13 (dd, 5,0, 16,0) 69,5 3,72-3,75* 113,8 6,95 (d, 7,5) 4 34,1 3,16 (dd, 4,5, 16,5)2,75 (dd, 3,0, 16,5) 188,4 68,4 3,88 (d, 3,0) 144,3

4a 111,8 104,6 55,1 3,33 m 123,8

5 131,7 6,90 (d, 8,0) 160,5

6 109,6 6,38 (dd, 2,5, 8,0) 98,7 6,27 s 169,7 164,9

6a 106,8 107,1

7 157,7 162 145,4 144,8

7a 131,8 131,9

8 104,2 6,36 (d, 2,5) 103,3

8a 156,7 155,7

9 101,8 6,04 m 102,3 6,2 s

10a 152,1 153,6

11 96,5 6,49 s 93,7 7,54 s

11a 138,4 132,3

11b 33,8 2,86 (dt, 3,5, 12,5) 119,8

(6)

1’ 131,5 126,1 40,5 4,22 (d, 15,5) 4,16 (d, 15,5) 2’/6’ 129,1 7,33 (d, 8,5) 130,6 8,16 (d, 9,0) 106,7 3’/5’ 115,8 6,81 (d, 8,5) 116,4 6,95 (d, 9,0) 127,9

4’ 157,9 159,9 117,7 7,44 (d, 7,5)

5’ 121,2 7,07 (d, 7,5)

6’ 118,7 6,99 (t, 7,5)

7’ 111,1 7,32 (d, 7,5)

8’ 126,2

9’ 136,2

8-CH3 7,6 2,29 s

Ar-OH 13,02 s 13,7 brs

NH 7,54 s

a Đo trong CD3OD, b đo trong DMSO,* tín hiệu chập

Hình 1. Cấu trúc hóa học của các hợp chất 1-5 Tác dụng ức chế AchE

Các hợp chất 1-5 đã được đánh giá tác dụng ức chế AchE (ghi trong bảng 2). Kết quả cho thấy hợp chất 1 và 3 không thể hiện khả năng ức chế AChE ở nồng độ thử (500 µg/mL). Hợp chất 2 và 4 có tác dụng ức chế AChE yếu với giá trị IC50 lần lượt là 262,8 và 492,9 µg/

mL. Hợp chất 5 có tác dụng ức chế AChE trung bình với giá trị IC50 là 29,1 µg/mL. Kết quả này cũng phù hợp với các công bố trước đó về tác dụng ức chế AChE của hợp chất narciprimin [8].

Bảng 2. Tác dụng ức chế AChE của các hợp chất 1-5

Hợp chất IC50 (µg/mL)

2,3-cis-guibourtinidol (1) > 500 8-C-methylkaempferol (2) 262,8 ± 7,42

Cycasinden (3) > 500

trans-dihydronarciclasin (4) 492,9 ± 12,1 Narciprimin (5) 29,1 ± 0,66

Galanthamin 0,33 ± 0,10

Kết luận

Từ thân hành cây lan huệ mạng (Hippeastrum reticulatum) thu hái ở tỉnh Thừa Thiên Huế, 5 hợp chất gồm 2,3-cis-guibourtinidol (1), 8-C-methylkaempferol (2), cycasinden (3), trans-dihydronarciclasin (4), narciprimin (5) đã được phân lập và xác định cấu trúc. Các hợp chất đã được đánh giá hoạt tính ức chế AChE, trong đó hợp chất narciprimin (5) thể hiện hoạt tính tốt nhất với giá trị IC50 là 29,1 µg/mL.

Kết quả nghiên cứu này được tài trợ kinh phí từ đề tài cấp Bộ GD&ĐT mã số B2018-DHH-63.

Tài liệu tham khảo

1. Jean Paulo de Andradea, et al. (2012), “Alkaloid from the Hippeastrum genus: Chemistry and biological activity”, Revista Latinoamericana de Química, pp. 83-98.

2. Ellman G. L., et al. (1961), “A new and rapid colorimetric determination of acetylcholinesterase activity”, Biochemical Pharmacology, 7, pp. 88-95.

3. Vdovin A. D., et al. (1997), “1H - and 13 C-NMR spectroscopy in the study of flavan-3-ols, proanthocyanidins and their derivatives II. Proton magnetic resonance spectroscopy of proanthocyanidins”, Chemistry of Natural Compounds,

(7)

l Nghiên cứu - Kỹ thuật

33(2), pp. 101-112.

4. Nel R. J., et al. (1999), “The novel flavan-3-ol, (2R, 3S)- guibourtinidol and its diastereomers”, Phytochemistry, 52(6), pp. 1153-1158.

5. Pan W.-B., et al. (2006), “Chemical constituents of Tupistra chinensis Rhizomes.”, Chemical & Pharm. Bulletin, 54(7), pp. 954-958.

6. Pan M., et al. (1997), “Nonprotein amino acids from Cycas revoluta”, Phytochemistry, 45(3), pp. 517-519.

7. Varró G., et al. (2017), “The first enantioselective total synthesis of (−)-trans-Dihydronarciclasine.”, J. of Natural Products, 80(6), pp. 1909-1917.

8. Nair J. J., et al. (2011), “Isolation of narciprimine from Cyrtanthus contractus (Amaryllidaceae) and evaluation of its acetylcholinesterase inhibitory activity”, J. of Ethnopharmacology, 137(3), pp. 1102-1106.

9. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam, tập III, Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, tr. 498.

(Ngày nhận bài: 15/04/2019 - Ngày phản biện:23/05/2019 - Ngày duyệt đăng: 03/06/2019)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật cây ban hooker

(Hypericum hookerianum Wight & Arnott. (Hypericaceae))

Vũ Duy Hồng

1, 2

, Nguyễn Mạnh Tuyển

3*

Nguyễn Minh Khởi

2

, Phương Thiện Thương

2

1Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

2Viện Dược liệu,

3BM. Dược học cổ truyền, Trường Đại học Dược Hà Nội

*E-mail: nmanhtuyen@gmail.com

Summary

The plant in Vietnamese vernacular name “ban hooker” are distributed widlely in Vietnam and used in folk and traditional medicine as antidepressant, spasmolytic, stimulant, hypotensive, and antifungal, and eyedrops for animals, were investigated to provide morphological characteristics for taxonomical identification of the species Hypericum hookerianum Wight & Arnott.; Hypericaceae). Beside some phytotomical properties, the morphological features of the plant “ban hooker” (Hypericum hookerianum) were described as: stem supple and flower deeply cupped, buds broadly ovoid to rounded-apiculate.

Keywords: Hypericum hookerianum, morphology, analytical phytotomy, classification.

Đặt vấn đề

Chi Hypericum L. (Họ Ban – Hypericaeae, hoặc họ Bứa, Măng cụt - Clusiaceae) là một chi lớn, gồm khoảng 400 loài khác nhau, cây gỗ hoặc cây bụi phân bố chủ yếu ở những vùng khí hậu nhiệt đới trên khắp thế giới [5,7]. Theo Thực vật chí Trung Quốc, ở Việt Nam có 8 loài thuộc chi Hypericum L. [8]. Các tác giả Việt Nam như Phạm Hoàng Hộ, Nguyễn Chiều, Ngô Đức Phương cũng đã công bố 11 loài khác có trong tự nhiên tại Việt Nam [1,3,4]. Ngoài các loài đã được tìm thấy trong tự nhiên, tại Việt Nam còn có loài H. perforatum L., (Cây ban Âu, cỏ thánh John) đã được Viện Dược liệu nhập nội và đưa vào trồng tại các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta từ năm 2004. Hầu hết các loài Hypericum chưa được sử dụng trong Y học

dân gian cũng như Y học cổ truyền, ngoại trừ cây ban Âu đã được sử dụng bộ phận trên mặt đất để làm thuốc điều trị bệnh trầm cảm, trị bệnh gan, chống viêm, kháng khuẩn, chữa bỏng, chống virus, chống nghiện rượu từ nhiều năm trước đây [6].

Trong số các loài thuộc chi Hypericum L., có cây ban - Hypericum hookerianum Wight & Arnott. (ban hooker) mọc hoang tại vùng núi Hoàng liên, Sa Pa (Lào Cai) khá nhiều. Trong Y học dân gian, H. hookerianum được dùng để chống trầm cảm, chống co thắt, kích thích thần kinh trung ương, hạ huyết áp và tác dụng chống nấm trong các bài thuốc dân gian ở Nepal và Ấn Độ [7], dùng điều trị viêm bàng quang ở Trung Quốc [3]. Tại Việt Nam, nhân dân các dân tộc thiểu số dùng lá ban hooker chữa đau mắt cho gia súc [2].

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Xét về diện tích, có thể thấy diện tích rừng của các hộ được khoán theo mô hình khoán quản lý bảo vệ là cao nhất với diện tích bình quân/hộ là 8,675 ha; tiếp đến

Nghiên cứu các rối loạn chức năng thất trái và các thông số huyết động ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú bằng phương pháp siêu âm Doppler tim và

Trong các nghiên cứu được công bố, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng các loài thuộc chi này có chứa nhiều hợp chất stilbenoid, alkaloid và

Các kết quả nghiên cứu này tạo tiền đề cho các (quá trình) nghiên cứu sâu hơn nhằm hướng tới mục tiêu tìm ra các hợp chất có hoạt tính sinh học và có dược tính

Tinh hoàn ở lỗ bẹn nông 32,3% cao hơn các tác giả khác do chúng tôi chẩn đoán, theo dõi ngay sau sinh và có điều trị bằng nội tiết tố, tư vấn lợi ích của phẫu

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam, nghiên cứu một cách hệ thống quá trình chuẩn hóa một thang đánh giá lĩnh vực ngôn ngữ (thang Zimmerman): Qúa trình

Khoảng 95% các trường hợp là do thiếu hụt 21-hydroxylase (21-OH) dẫn đến thiếu cortisol kèm theo (hoặc không) thiếu hụt aldosterone và tăng tiết androgen thượng

Tuy nhiên, tỷ lệ đối tượng gái mại dâm có tế bào học bất thường trong nghiên cứu của chúng tôi thấp là một hạn chế cho việc phân tích đơn biến mối liên quan giữa các