• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 26

Ngày soạn: 16/3/2018 Ngày giảng: Thứ hai 19/3/2018

Buổi sáng:

Tập đọc - Kể chuyện

Tiết 77 - 78: SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ

I. MỤC TIÊU

Tập đọc 1. Kiến thức

- Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai: du ngoạn, khóm lau, duyên trời, hiển linh, nô nức, ...

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu hoặc giữa các cụm từ.

- Đọc trôi chảy được toàn bài, đọc phân biệt được giọng người dẫn chuyện và giọng của các nhân vật.

2. Kĩ năng

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện: du ngoạn, hiển linh, duyên trời, ...

- Hiểu được nội dung truyện và ý nghĩa câu chuyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân yêu kính và ghi nhớ công ơn vợ chồng Chử Đông Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học Tiếng Việt.

Kể chuyện.

1. Kiến thức

- HS có khả năng khái quát nội dung để đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ.

2. Kĩ năng

HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung và kể tiếp lời kể của bạn.

3. Thái độ

- Biết yêu kính và ghi nhớ công ơn vợ chồng Chử Đồng Tử.

* QTE: Quyền được có cha mẹ, tự hào về cha mẹ mình.

Bổn phận phải thể hiện tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ.

* KNS

- Thể hiện sự cảm thông - Đảm nhận trách nhiệm - Xác định giá trị.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Tranh phóng to(SGK).

- Bảng phụ.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi 2 HS đọc bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên.

? Nêu diễn biến của ngày hội đua voi ở Tây Nguyên?

? Những chú voi ở trường đua có

- 2 HS đọc bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên.

- HS trả lời.

(2)

gì khác với những chú voi ngày thường?

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Dạy bài mới: 40’

1. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu mục tiêu tiết học.

2. Luyện đọc:

a. Đọc mẫu:

- GV đọc mẫu toàn bài

b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

* Đọc từng câu:

- HS đọc nối tiếp câu lần1

- GV lưu ý HS đọc đúng các từ khó đọc.

- HS luyện đọc từ khó - HS đọc nối tiếp câu lần 2

* Đọc từng đoạn:

- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn (lần 1)

- Gv yêu cầu hs tìm cách ngắt nghỉ câu dài.

- GV yêu cầu hs đọc nối tiếp đoạn (lần 2) + giải nghĩa từ khó:

? Em hiểu du ngoạn là như thế nào?

? Bàng hoàng là thái độ như thế nào?

? Em hiểu như thế nào là hiển linh?

* Đọc từng đoạn trong nhóm:

- HS đọc bài ( nhóm 4).

- GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.

* Thi đọc giữa các nhóm - 4 HS thi đọc lại 4 đoạn.

- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm

Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử

- Đoạn 1: Nhịp đọc chậm, giọng trầm - Đoạn 2: nhịp nhanh hơn.

- Đoạn 3- 4: giọng đọc trang nghiêm thể hiện sự thành kính.

Từ khó

- du ngoạn, khóm lau, duyên trời, hiển linh, nô nức, ...

Câu dài

Chàng hoảng hốt, chạy tới khóm lau thưa trên bãi, nằm xuống, bới cát phủ lên mình để ẩn trốn.

( Đọc gấp ở những hành động liên tiếp thể hiện sự hốt hoảng, vội vã của Chử Đồng Tử)

- Du ngoạn: đi chơi, ngắm cảnh khắp nơi - Bàng hoàng: sững sờ, không ngờ tới.

- Hiển linh: thần thánh hiện lên giúp người.

- HS đọc bài trong nhóm 4

- HS các nhóm thi đọc.

- Nhận xét.

(3)

đọc đúng, hay - 1 HS đọc lại toàn bài.

- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1,2 3. Tìm hiểu bài:

- 1 HS đọc đoạn 1- Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 1

?Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo?

- HS trao đổi tóm tắt ý (1)

- 1 HS đọc đoạn 2 - Cả lớp đọc thầm.

? Cuộc gặp gỡ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử như thế nào?

? Vì sao công chúa Tiên Dung kết hôn cùng Chử Đồng Tử?

- HS đọc thầm đoạn 3.

? Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung đã giúp dân làm những việc gì?

- HS đọc thầm đoạn 4.

?Nhân dân đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử?

? Vậy theo em Chử Đồng Tử và Tiên Dung là người như thế nào?

* GDKNS: Thể hiện sự cảm thông.

Đảm nhận trách nhiệm. Xác định giá trị.

4. Luyện đọc lại:

- GV đọc mẫu đoạn 1,2 và hướng dẫn cách đọc diễn cảm.

?Khi đọc đoạn văn này em cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào?

? Giọng đọc của đoạn văn trên như thế nào?

- HS - GV nhận xét, bình chọn bạn đọc hay theo tiêu chí đánh giá của GV.

Kể chuyện: 20’

1. Nhiệm vụ:

- Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết, HS đặt tên

- Mẹ mất sớm, hai cha con chỉ có 1 chiếc khố mặc chung, khi cha mất Chử Đồng Tử thương cha đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.

- Chử Đồng Tử thấy thuyền lớn sắp cập bờ, hoảng hốt bới cát vùi mình bên bãi lau thưa để trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ cho quây màn tắm đúng nơi đó ... bàng hoàng.

- Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nha Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước liền mở tiệc ăn mừng.

- Hai người đi khắp nơi truyền cho dân nghề trồng lúa, nuôi tằm dệt vải. Sau khi đã hoá lên trời Chử Đồng Tử đã nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.

- Lập đền thờ ... tưởng nhớ ông.

- Chử Đồng Tử và Tiên Dung là những người con có hiếu, có công lớn đối với dân với nước.

“... Nhà nghèo,/ mẹ mất sớm,/ hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung.//

Khi cha mất chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha,/ còn mình đành ở không.”//

- Giọng đọc chậm rãi, bùi ngùi.

- 2-3 HS thi đọc lại đoạn 1,2.

- 1HS đọc cả bài.

(4)

cho từng đoạn của truyện rồi sau đó kể lại từng đoạn của truyện.

2. Hướng dẫn kể chuyện

a. Dựa vào tranh, đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.

GV chốt.

VD: + Tranh 1: Cảnh nhà nghèo khổ./ Tình cha con./ Nghèo khổ mà thương nhau.

+ Tranh 2: Cuộc gặp gỡ kì lạ./ Duyên trời. / ở hiền gặp lành.

+ Tranh 3: Truyền nghề cho dân. / Dạy dân trồng lúa.

+ Tranh 4: Tưởng nhớ. / Uống nước nhớ nguồn.

b. Tập kể lại từng đoạn của câu chuyện theo nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm thi kể trước lớp.

- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn.

- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

C. Củng cố, dặn dò: 5’

? Nêu ý nghĩa của câu chuyện?

- GV nhận xét giờ học, dặn hs về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau.

- HS quan sát lần lượt từng tranh trong SGK, nhớ nội dung từng đoạn chuyện, đặt tên cho từng đoạn của chuyện.

- HS phát biểu - Lớp nhận xét

- HS tập kể từng đoạn trong câu chuyện theo nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm thi kể, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- 1 HS kể lại câu chuyện - HS nêu

Toán

Tiết 126: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hs củng cố về nhận biết và cách sử dụng các loại giấy bạc đã học 2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép cộng, trừ trên các đơn vị là đồng.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- SGK.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- HS làm bài 3 trong VBT B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học

2. Hướng dẫn HS làm bài tập - Hs nêu yêu cầu bài.

Bài 1: Chiếc ví nào nhiều tiền nhất?

(5)

- Hs tự xđ được số tiền trong mỗi chiếc ví.

- Chữa bài:

+ Nhận xét Đ - S?

+ Em làm thế nào để biết được ví C có nhiều tiền nhất?

GV: Cộng gía trị các tờ giấy bạc trong từng ví.

Bài 2: Phải lấy ra các tờ giấy bạc nào để có được số tiền ở bên phải?

- Hs nêu yêu cầu - Hs tự làm bài

- 1 số HS nêu kết quả miệng - Chữa bài: + Nhận xét Đ - S?

+ Giải thích cách làm?

GV: Chọn ra các tờ giấy bạc ở khung bên trái để được số tiền tương ứng bên phải .

Bài 3: Xem tranh rồi trả lời các câu hỏi

- Hs nêu yêu cầu

- Hs xem tranh, chọn ra được đồ vật có giá tiền của từng người

- HS nêu kết quả miệng

- Chữa bài: + Nhận xét Đ - S?

Bài 4:

- Hs nêu yêu cầu

- Hs đọc bài toán dựa vào tt - Hs lên bảng giải bài toán.

- Chữa bài: + Nhận xét Đ - S?

+? Muốn biết mẹ còn được nhận lại bao nhiêu tiền ta làm ntn?

GV: Muốn biết cô bán hàng còn phải trả cho mẹ bao nhiêu tiền trước tiên ta phải tính xem mua hết bao nhiêu tiền.

C. Củng cố, dặn dò: 5’

- Gv hệ thống kiến thức bài - GV nhận xét tiết học.

+ Ví A: 1000đồng, 5000đồng, 200đồng, 100đồng.

+ Ví B: 1000đồng, 1000đồng, 1000đồng, 500đồng, 100đồng.

+ Ví c: 5000đồng, 2000đồng, 2000đồng, 500đồng, 500đồng

+ Ví D: 2000đồng, 2000đồng, 5000đồng, 200đồng, 500đồng.

Bài 2: Phải lấy ra các tờ giấy bạc nào để có được số tiền ở bên phải?

2000đ, 1000đ, 1000đ, 1000đ,

200đ, 500đ, 100đ

3600 đ 5000đ,1000đ, 2000đ,

200đ, 200đ, 500đ, 100đ 7500 đ 1000đ, 2000đ, 2000đ, 5000đ

500đ, 500đ, 100đ

3100 đ Bài 3: Xem tranh rồi trả lời các câu hỏi

a. Mai có 3000đ, Mai có vừa đủ tiền để mua được một vật nào?

b. Nam có 7000đ, Nam có vừa đủ tiền để mua được những đồ vật nào?

Bài 4:

Bài giải

Mẹ mua 1 hộp sữa và 1 gói kẹo hết số tiền là

6700 + 2300 = 9000(đồng) Cô bán hàng phải trả lại cho mẹ số tiền là

10 000 - 9000 = 1000(đồng) Đs: 1000đồng

Buổi chiều:

Đạo đức

T«n träng th tõ, tµi s¶n cña ngêi kh¸c (tiÕt 1)

(6)

I. MỤC TIấU

+ KT: HS hiểu đợc thế nào là tôn trọng th từ, tài sản của ngời khác; vì sao cần tôn trọng ?

+ KN: Biết tôn trọng và giữ gìn, không làm h hỏng th từ tài sản của ngời khác.

+ TĐ: Giáo dục HS có thái độ tôn trọng th từ tài sản của ngời khác.

* KNS

- Làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định - Tự trọng

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Vở bài tập đạo đức lớp 3.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A- KTBC: (5p)

- Vì sao phải tôn trọng đám tang?

- Em cần phải làm thế nào khi gặp đám tang?

B- Bài mới:

* Hoạt động 1: Xử lí tình huống qua đóng vai (10p)

MT: HS biết đợc một biểu hiện về tôn trọng th từ, tài sản của ngời khác.

CTH: - GV cho HS đóng vai theo tình huống câu chuyện SGK.

- 2 HS nhận th thì 1 nhóm nói: Nếu là Minh bạn sẽ làm gì ?

- GV cho HS thảo luận theo nhóm và tìm cách giải quyết.

- GV kết luân: Khuyên bạn không đợc bóc th của ngời khác đó là tôn trọng th từ tài sản của ngời khác.

* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. (10p)

MT: HS biết đợc một biểu hiện về tôn trọng th từ, tài sản của ngời khác và vì sao cần phải tôn trọng.

CTH: - GV chia HS làm 6 nhóm.

- Gọi đại diện các nhóm báo cáo.

- GV kết luận:

* Hoạt động 3: Liên hệ. (8p) MT: HS tự đánh giá

CTH: - Hoạt động nhóm đôi theo câu hỏi.

- Em đã biết tôn trọng th từ và tài sản gì, của ai ? - Việc đó sẩy ra thế nào ?

- Gọi HS trình bày trớc lớp.

- GV tổng kết khen ngợi HS biết tông trọng th từ tài sản của ngời khác.

c- Củng cố - Dặn dò: (2p)

- Thực hiện việc tôn trọng th từ tài sản của ngời khác.

- Su tầm gơng về tôn trọng th từ tài sản của ngời khác.

- 2 HS lên bảng.

- Các nhóm thảo luận theo nội dung bài vở bài tập.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- HS nghe.

- HS trao đổi với nhau.

- HS nghe và hỏi lại để làm rõ thêm.

Chớnh tả (nghe - viết)

Tiết 49: SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ

I. MỤC TIấU

1. Kiến thức

- Rốn kĩ năng viết chớnh tả, trỡnh bày đỳng, đẹp 1 đoạn trong bài: Sự tớch lễ hội Chử Đồng Tử.

(7)

2. Kĩ năng

- Viết đúng và nhớ cách viết những chữ có vần dễ lẫn: ên / ênh.

3. Thái độ

- Yêu thích môn TV

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Bảng phụ

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- 2 HS viết trên bảng - Dưới lớp nhận xét - GV nhận xét - đánh giá B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài

- Nêu mục tiêu tiết học 2. Hướng dẫn HS viết bài a. Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc bài 1 lần

? Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung đã giúp dân những gì?

- HS tự tìm và viết từ khó vào giấy nháp - GV nhận xét, uốn nắn.

b. HS viết bài vào vở - GV đọc

- GV theo dõi uốn nắn, tư thế ngồi viết, cách để vở, cầm bút.

c. Chấm chữa bài

- GV đọc lại bài cho HS tự soát lỗi bằng bút chì

- GV chấm 5- 7 bài và nhận xét 3. Hướng dẫn HS làm bài tập - 1 HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào vở - 1 HS làm bài trên bảng

- Nhiều HS nêu bài làm của mình - GV nhận xét thống nhất kết quả.

- 2 HS đọc lại bài làm.

C. Củng cố dặn dò: 3’

- Dặn HS về luyện viết vào vở luyện Tiếng Việt.

- Nhận xét chung bài viết, nx giờ học.

- Viết 4 từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr / ch

- 1 HS đọc lại

- ...Dạy dân cách trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm ...

Từ khó

- Chử Đồng Tử, sông Hồng, hiển linh, ghi nhớ.

- HS viết bài vào vở

- HS soát lỗi.

Bài tập: Điền vào chỗ tróng vần ên / ênh:

- Thứ tự các từ cần điền là: lênh đênh, dập dềnh, leo lên, bên, công kênh

- HS nhận xét

HĐNGLL – THTV LUYỆN ĐỌC TẾT LÀNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh được đọc và hiểu nội dung truyện Tết làng

(8)

2. Kĩ năng:

- Hoàn thành bài tập 2 điền câu trả lời đúng.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Vở thực hành

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. KTBC: 4’

- GV cho lớp chơi trò chơi: Làm theo tôi nói, không làm theo tôi làm

B. Bài mới: 30’

Bài 1. Đọc truyện Tết làng - Giáo viên đọc mẫu

Bài 2. Đánh dấu nhân vào ô trống thích hợp: đúng, sai

- Yêu cầu HS đọc đè bài và suy nghĩ làm bài tập.

- Những dấu hiệu nào của cây cối cho thấy Tết sắp đến?

- Người làng làm những gì để đón Tết?

- Những ai đón tết ở làng?

- Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

e) Bộ phận in đậm trong mỗi câu văn sau trả lời cho câu hỏi nào?

- Giáo viên quan sát, nhận xét kết quả bài làm của học sinh

C. Củng cố dặn dò: 2’

- Giáo viên hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học

- HS đọc yêu cầu bài - HS đọc yêu cầu bài - Học sinh làm bài vào vở - Cây đào, cây mận đã nở hoa

- Đãi đỗ, rửa lá dong, bày ngũ quả, treo cờ, tắm tất niên…

- Cả người làng và những người ở xa quê.

- Có 2 hình ảnh so sánh.

a.1) Ai thế nào?

a.2) Ai thế nào?

- Báo cáo kết quả bài làm

- Lắng nghe

Ngày soạn: 17/3/2018

Ngày giảng: Thứ ba 20/3/2018 Buổi sáng:

Toán

Tiết 127: LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp HS bước đầu làm quen với dãy số liệu 2. Kĩ năng

- Biết xử lý số liệu ở mức độ đơn giản và lập dãy số liệu.

3. Thái độ

- Có thái độ nghiêm túc khi làm bài.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh, bảng phụ.

(9)

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- HS chữa bài 4 VBT - GV nhận xét, đánh giá.

B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học, yêu cầu của bài

2. Làm quen với dãy số liệu

a. Quan sát để hình thành dãy số liệu.

- Hs quan sát bức tranh

? Bức tranh này nói về điều gì?

- Hs đọc tên các số đo chiều cao từng đoạn + 1 hs ghi lại các số đo

Gv: Các số đo chiều cao trên là dãy số liệu.

b. Làm quen với thứ tự và số hạng của dãy - Hs ghi lại các số đo

? Số 122cm là số thứ mấy

? Số 130 cm là số thứ mấy

? Dãy số liệu trên có mấy số

- 1 Hs lên bảng ghi tên của 4 bạn theo TT chiều cao trên để được danh sách đúng - Hs nhìn vào danh sách và dãy số liệu để đọc chiều cao của từng bạn

3. Thực hành Bài 1:

- Hs nêu yêu cầu - Hs tự làm bài

- 1 số HS nêu kết quả miệng - Nhận xét Đ - S?

? Em làm thế nào để biết được dũng cao hơn Hùng 7cm?

GV: Để biết được bạn này cao( thấp) hơn bạn kia bao nhiêu cm ta trừ hai số đo với nhau.

Bài 2:

- Hs nêu yêu cầu - Tự làm bài

- 1 số HS làm bài miệng.

+ Nhận xét Đ - S?

- Bức tranh nói về số đo chiều cao của các bạn nhỏ

Anh Phong Ngân Minh 122cm 130cm 127cm 118cm Thứ tự

- Số thứ nhất trong dãy là 122cm - Số 130cm là số thứ hai

- Dãy số liệu trên có 4 số - Anh. Phong. Ngân. Minh - 122cm, 130cm, 127cm, 118cm

Bài 1:

Bốn bạn Dũng, Hà, Hùng, Quân có chiều cao theo thứ tự là:

129cm, 132cm, 125cm, 135cm a. Hùng cao bao nhiêu cm?

Dũng cao bao nhiêu cm?

Hà cao bao nhiêu cm?

Quân cao bao nhiêu cm?

b, Dũng cao hơn Hùng bao nhiêu cm?

Hà thấp hơn Quân bao nhiêu cm?

Hùng và Hà, ai cao hơn?

Dũng và Quân, ai thấp hơn?

Bài 2:

Dãy các ngày chủ nhật của tháng 2 năm 2004 là các ngày: 1 ; 8; 15

; 22 ; 29. Nhìn vào dãy trên hãy trả lời các câu hỏi sau:

a, Tháng 2 năm 2004 có bao nhiêu ngày chủ nhật?

(10)

GV: Lưu ý HS dựa vào các số liệu đã cho để trả lời các câu hỏi.

Bài 3:

- Hs đọc yêu cầu - Quan sát các bao gạo - HS làm bài miệng.

- Nhận xét Đ - S?

? Làm thế nào để xếp đúng các số liệu theo thứ tự từ bé đến lớn?

GV: So sánh các số liệu rồi sắp xếp theo thứ tự yêu cầu.

Bài 4:

- Hs nêu yêu cầu - Tự làm bài

- 1 số HS làm bài miệng.

? Nhận xét Đ - S?

GV: Lưu ý HS dựa vào các số liệu đã cho để trả lời các câu hỏi

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- Gv nhận xét giờ học

b, Chủ nhật đầu tiên là ngày nào?

c, Ngày 22 là chủ nhật thứ mấy trong tháng?

Bài 3: Số kg gạo trong mỗi bao được ghi dưới đây: 50kg, 35kg, 60kg, 45kg, 40kg.

Hãy viết dãy số kg gạo của 5 bao gạo trên:

a, Theo thứ tự từ bé đến lớn:

b, Theo thứ tự từ lơn đến bé:

Bài 4: Cho dãy số liệu sau:

5 ; 10; 15; 20; 25 ; 30; 35; 40;

45.

Nhìn vào dãy số trên hãy trả lời các câu hỏi sau:

a, Dãy trên có tất cả bao nhiêu số? Số 25 là số thứ mấy trong dãy?

b, Số thứ ba trong dãy là số nào?

Số này lớn hơn số thứ nhất bao nhiêu đơn vị?

c, Số thứ hai lớn hơn số thứ mấy trong dãy?

Tập viết

Tiết 26: ÔN CHỮ HOA T

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố cách viết chữ viết hoa T; viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định thông qua bài tập ứng dụng.

1. Viết tên riêng Tân trào bằng cỡ chữ nhỏ.

2. Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ.

2. Kĩ năng

- Học sinh có kĩ năng viết đẹp mẫu chữ hoa 3. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Mẫu chữ viết hoa: T, bảng con.

- Vở tập viết.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

(11)

- 2 HS lên bảng viết: Sầm Sơn - GV kiểm tra bài về nhà của HS - Dưới lớp nhận xét bài trên bảng - GV NX - đánh giá

B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài

- Gv nêu mục đích yêu cầu của tiết học 2. Hướng dẫn viết trên bảng con a. Luyện viết chữ hoa

- Yêu cầu HS tìm các chữ hoa có trong bài: B, D, Nh

- GV viết mẫu + nhắc lại cách viết từng chữ.

- HS tập viết các chữ hoa trên bảng con

(2 lần)

- GV nhận xét, uốn nắn.

b. HS viết từ ứng dụng

- HS đọc từ ứng dụng: Tân Trào

- Gv giải thích: Tân Trào là tên một xã thuộc huyện Sơn Dương ( Tuyên Quang). Đây là nơi diễn ra sự kiện nổi tiếng trong lịch sử cách mạng: Thành lập Quân Đội nhân dân Việt Nam(22/

12/ 1945) Nơi họp quốc dân đại hội quyết định khởi nghĩa dành độc lập( 16 -> 17/ 8/ 1945)

? Nêu độ cao của các con chữ và khoảng cách giữa các chữ?

- HS luyện viết trên bảng con.

c. HS viết câu ứng dụng - HS viết câu ứng dụng

- GV giải thích: Câu ca dao nói về ngày giỗ tổ huìng Vương (10/ 3 âm).

Hằng năm, vào ngày này, ở đền Hùng (Phú Thọ) có tổ chức lễ hội lớn để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước.

- HS tập viết trên bảng con các chữ:

Dù, Nhớ.

3. Hướng dẫn viết vào vở tập viết - Gv nêu yêu cầu viết + Viết chữ T: 2 dòng cỡ nhỏ

+ Viết tên Tân Trào: 2 dòng cỡ nhỏ + Viết câu tục ngữ: 2 lần

- 2 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết bảng con.

- Nhận xét, đánh giá.

- HS thực hiện yêu cầu của GV - Lắng nghe.

- HS tập viết trên bảng con.

- HS đọc từ ứng dụng - Lắng nghe.

- HS nêu

- HS thực hành viết vào bảng con - Lắng nghe.

- HS thực hành viết.

- HS thực hành viết vào vở tập viết.

(12)

- HS viết bài vào vở

- Gv theo dõi uốn nắn tư thế ngồi viết, cách để vở, cầm bút.

4. Chấm chữa bài - Gv chấm khoảng 5 bài

- Nhận xét chung bài viết để lớp rút kinh nghiệm.

5. Củng cố dặn dò

- Nhận xét chung bài viết - GV NX giờ học.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.

Tự nhiên và xã hội Tiết 51: TÔM – CUA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hs biết chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua được quan sát

2. Kĩ năng

- Nêu ích lợi của tôm và cua 3. Thái độ

- Có thái độ yêu thích môn học.

* GDBVMT: - Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.

- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật.

- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.

* GDBV Biển đảo: - Hs biết được một số loài tôm, cua sống ở biển, ích lợi của chúng đối với cuộc sống con người từ đó có ý thức bảo vệ môi trường biển. Tài nguyên biển.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Tranh minh họa cho bài học.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

? Kể tên một số côn trùng có ích và không có ích?

- GV nhận xét, đánh giá B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học

2. Các hoạt động

a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận

* Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm và cua

* Tiến hành:

- Hs quan sát hình các con tôm cua Sgk (98,99)

- Nhóm trưởng đk các bạn thảo luận

? Nhận xét gì về kích thước của chúng?

(1) Các bộ phận cơ thể của con tôm - cua

- Hình dạng, kích thước khác nhau

(13)

? Bên ngoài cơ thể của những con tôm, cua có gì bảo vệ?

?Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?

b. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp

* Mục tiêu: Nêu được ích của tôm và cua

* Tiến hành:

? Tôm cua sống ở đâu

? Nêu ích lợi của tôn và cua đối với đ/s con người

- Hs trả lời bổ sung

- GV kl, gt về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến tôm cua mà TP (địa phương hay làm). HS Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi của chúng đối với con người.

C. Củng cố, dặn dò: 5’

- Hs đọc mục bóng đèn toả sáng - BTVN VBT

- GV nhận xét giờ học.

+ Cơ thể tôm: không có xương sống, có vỏ mỏng, cứng, có nhiều chân, chân phân thành các đốt + Cơ thể cua: không có xương sống, có vỏ cứng, có nhiều chân phân thành đốt

(2) ích lợi của tôm và cua

- Tôm cua là những thức ăn chứa nhiều đạm cần cho cơ thể con người

- Ở nước ta có nhiều sông hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua Hiện nay nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.

- Lắng nghe.

- 2 – 3 HS đọc mục bóng đèn toả sáng.

Buổi chiều:

Thực hành Toán

LUYỆN TẬP RÚT VỀ ĐƠN VỊ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS tiếp tục củng cố dạng toán rút về đơn vị 2. Kĩ năng

- Biết vận dụng kiến thức đã học về bài toán rút về đơn vị để giải toán và hoàn thành các bài tập.

3. Thái độ

- Ham thích môn học

- Có thái độ nghiêm túc khi làm bài.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Vở bài tập thực hành.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. KTBC: 2’

- Cả lớp hát bài: Ước mơ xanh B. Bài mới:

- Học sinh cả lớp hát

(14)

Bài 1:

- Yêu cầu học sinh phân tích đề bài - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Học sinh làm bài vào vở

- Giáo viên nhận xét, chữa bài Bài 2:

- Yêu cầu học sinh phân tích đề bài - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Học sinh làm bài vào vở

- Giáo viên nhận xét, chữa bài Bài 3:

- Gọi 2 hs đọc yêu cầu - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Giáo viên nhận xét, chữa bài C. Củng cố, dặn dò: 3’

- Yêu cầu hs nêu lại các bước giải bài toán liên quan rút về đơn vị.

- HS đọc yêu cầu bài - Tóm tắt:

2 hộp: 12 chiếc bút chì 5 hộp: ... chiếc bút chì?

Bài giải

Một hộp có số bút chì là:

12 : 2 = 6 (chiếc) 5 hộp có số bút chì là:

6 x 5 = 30 (chiếc) Đáp số: 30 chiếc - HS đọc yêu cầu bài

- Đại diện các nhóm báo cáo và nhận xét

Bài giải

Một can đựng số lít dầu là:

18: 6 = 3 (lít) 3 can đựng số lít dầu là:

3 x 3 = 9 (lit) Đáp số: 9 lít - HS đọc yêu cầu bài

- Lớp làm vào vở Bài giải

Mỗi vỉ có số viên thuốc là:

36 : 3 = 12 (viên) Hai vỉ có số viên thuốc là”

12 x 2 = 24 (viên) Đáp số: 24 viên thuốc

Thực hành Tiếng Việt

LUYỆN TẬP TỪ NGỮ VỀ LỄ HỘI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội

- Tìm được 1 số từ ngữ thuộc chủ điểm lễ hội 2. Kĩ năng

- Đặt được dấu phẩy vào chố thích hợp trong câu.

3. Thái độ

- Giúp học sinh yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Bảng phụ - VBT thực hành Tiếng việt

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(15)

A. KTBC: 3’

- Cho HS hát bài: Màu áo chú bộ đội.

B. Hoạt động thực hành: 30’

Bài 1:

- Yêu cầu học sinh em đọc nội dung bài tập

- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân.

- Theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng.

Bài 2:

- Yêu cầu lagm bài theo nhóm 3, nhóm trưởng điều khiển nhóm viết nhanh một số lễ hội, các hoạt động của lễ hội và hội vào phiếu.

- Báo cáo kết quả bài làm.

- GV theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng.

Bài 3:

- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu hs làm bài cá nhân.

- Báo cáo kết quả bài làm.

- GV theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng.

C. Củng cố - dặn dò: 3’

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- Về nhà học bài xem trước bài mới.

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.

- Lớp suy nghĩ và tự làm bài.

+ Lễ: Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa.

+ Hội: Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.

+ Lễ hội: Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội.

- Học sinh đọc yêu cầu

- Nhóm thảo luận để hoàn thành bài tập.

+ Tên một số lễ hội: Lễ hội đền Hùng, đền Gióng, chùa Hương, tháp Bà, núi Bà,…

+ Tên hội: hội vật, bơi trải, chọi trâu, đua ngựa, đua thuyền, thả diều, hội Lim,…

- Học sinh đọc yêu cầu - Cả lớp đọc thầm.

- Lớp tự suy nghĩ để làm bài.

- Lớp theo dõi nhận xét, bình chọn nhóm hoàn thành tốt.

Ngày soạn: 18/3/2018 Ngày giảng: Thứ tư 21/3/2018

Buổi chiều:

Tập dọc

Tiết 79: RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai: nải chuối ngự, bập bùng trống ếch, tua giấy

(16)

- HS hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ trung thu và đem hội rước đẻntong cuộc vui ngày tết trung thu, các em thêm yêu quý và gắn bó với nhau hơn.

2. Kĩ năng

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.

3. Thái độ

- Có thái độ yêu thích môn học.

* QTE: Quyền được vui chơi, được kết bạn, được tham gia đêm hội rước đèn vào ngày Tết Trung thu.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Tranh minh họa cho bài học.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- 2 HS tập kể lại câu chuyện: Lễ hội Chử Đồng Tử

? Cuộc gặp gỡ giữa Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung diễn ra như thế nào?

? Hai vợ chồng Chử Đồng Tử đã giúp dân những gì?

- GV nhận xét, đánh giá B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài

- Gv giới thiệu trực tiếp vào bài 2. Luyện đọc

a. GV đọc mẫu toàn bài

b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc từng câu

+ HS đọc nối tiếp câu lần 1 - GV sửa lỗi phát âm sai - HS luyện đọc từ khó + Đọc nối tiếp câu lần 2

* Đọc từng đoạn trước lớp

- HS nối tiếp đọc từng đoạn 2 lần - 1 HS đọc chú giải.

? Em hiểu chuối ngự là loại chuối như thế nào?

* Đọc từng đoạn trong nhóm

- HS đọc từng khổ trong nhóm đôi.

* Các nhóm thi đọc

- Cả lớp - GV nhận xét, bình chọn - Cả lớp đọc đồng thanh.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài

- 2 hs đọc bài và trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

Rước đèn ông sao

- Giọng vui tươi thể hiện tâm trạng náo nức, rộn ràng của hai bạn nhỏ trong đêm phá cỗ, rước đèn.

Từ khó

- nải chuối ngự, bập bùng trống ếch, tua giấy...

- Chuối ngự là loại chuối quả nhỏ, khi chín ruột màu vàng, rất thơm, ngày xưa thường dùng để dâng vua.

(17)

- HS đọc thầm cả bài

? Nội dung mỗi đoạn tả gì?

- 1 HS đọc đoạn 1.

? Mâm cỗ trung thu của Tâm được bày như thế nào?

- HS đọc đoạn 2

? Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp?

?Những chi tiết nào cho thấy Hà và Tâm rước đèn rất vui?

4. Luyện đọc lại - 1 HS đọc cả bài

- GV hướng dẫn đọc 1 số câu khó.

- 4-5 HS thi đọc đoạn văn.

- HS - GV nhận xét bình chọn bạn đọc hay.

C. Củng cố - dặn dò: 3’

? Bài văn miêu tả đêm trung thu có gì vui và đẹp?

- Dặn HS về luyện đọc bài.

- GV NX giờ học

- Đoạn 1: Tả mâm cỗ của Tâm - Đoạn 2: Tả chiếc đèn ông sao của Hà, Tâm và Hà rước đen rất vui.

- Mâm cỗ của Tâm được bày rất đẹp mắt, 1 quả bưởi khía thành 8 cánh hoa, cài 1 quả ổi chín ... nom rất vui mắt.

- Đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ ... cắm 3 lá cờ con.

- Hai bạn đi bên nhau, mắt không rời cái đèn, có lúc cầm chung đèn hát vui: “ tùng, rinh rinh ...”

“ Chiều rồi đêm xuống / trẻ con bên hàng xóm / bập bùng trống ếch rước đèn. ... Tâm thích nhất / cái đèn ông sao của Hà bên hàng xóm.// Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ,/ trong suốt ... cắm ba lá cờ con.”//

- HS trả lời

Toán

Tiết 128: LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp Hs nắm được những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kế: hàng cột 2. Kĩ năng

- Biết cách đọc các số liệu của một bảng.

3. Thái độ

- Giáo dục HS tự giác, chăm học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ, VBT

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Kiểm tra sách vở của một số em.

B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học

2. Làm quen với thống kế số liệu.

- Gv đưa bảng thống kê số con của gđ Bảng có 2 hàng Gia

đình

Cô Mai Cô Lan Cô Hồng

Số con 2 1 2

(18)

- Hs quan sát, nhận xét

? Bảng này có nd là gì

? Cấu tạo của bảng ntn?

hàng trên, hàng dưới

- Gv hướng dẫn Hs cách đọc số liệu của một bảng

- Hs tự đọc các thông tin, số liệu ở trên bảng đó.

3. Thực hành Bài 1:

- Hs nêu yêu cầu - Hs quan sát bảng - HS làm bài miệng

- N.xét, đọc lại thông tin trên bảng

GV: Lưu ý cách đọc bảng số liệu thống kê.

Bài 2.

- Hs nêu yêu cầu

- Hs quan sát bảng, trả lời miệng - Chữa bài

- Hs nêu lại các thông tin vừa tìm được GV: Lưu ý cách đọc các số liệu trong bảng số liệu

Bài 3:

- Hs nêu yêu cầu

- Tự đọc thông tin và làm bài miệng.

- Chữa bài: Nhận xét Đ - S?

Hàng trên ghi tên các gđ

Hàng dưới ghi số con của mỗi gđ Nhìn vào bảng trên cho biết

* Ba gđ được ghi trong bảng là: gd cô Mai. cô Lan, cô Hồng

* Gia đình cô Mai có 2 con, cô Lan có 1 con, cô Hồng có 2 con

Bài 1: Dưới đây là bảng thống kê số Hs giỏi của các lớp 3 ở một trường tiểu học .

Lớp 3A 3B 3C 3D Số

HS giỏi

18 13 25 15 Dựa vào bảng trả lời các câu hỏi sau:

a. Lớp 3B có 13HS giỏi. Lớp 3D có 15 HS giỏi.

b. Lớp 3C nhiều hơn lớp 3A 7 HS giỏi.

c, Lớp 3C có nhiều HS giỏi nhất. Lớp 3A có ít HS giỏi nhất.

Bài 2. Dưới đây là bảng thống kê số cây đa trồng được của các lớp khối lớp 3.

Lớp 3A 3B 3C 3D Số cây 40 25 45 28 Dựa vào bảng trên hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Lớp 3A trồng được nhiều cây nhất.

Lớp 3B trồng được ít cây nhất.

b, Hai lớp 3A và 3B trồng được tất cả 65 cây.

c. Lớp 3D trồng được ít hơn lớp 3A 12 cây và nhiều hơn lớp 3B 3 cây?

Bài 3:

1 2 3 Trắng 1240m 1040m 1475m Hoa 1875m 1140m 1575m Nhìn vào bảng trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a, Tháng 2 cửa hàng bán được m vải mỗi1040m vải trắng và 1140m vải hoa.

b, Trong tháng 3, vải hoa bán được

(19)

GV: Lưu ý HS cần dựa vào các số liệu trong bảng thống kê để trả lời các câu hỏi.

C. Củng cố, dặn dò: 5’

- Gv lưu ý cấu tạo của hai loại bảng số liệu 2 hàng và nhiều hàng

- Gv nhận xét giờ học.

nhiều hơn vải trắng 100 m.

c, Mỗi tháng cửa hàng bán được bao nhiêu m vải hoa?

- Lắng nghe.

Chính tả(nghe - viết) Tiết 52: RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nghe viết chính xác trình bày đúng, đẹp đoạn văn trong bài: Rước đèn ông sao 2. Kĩ năng

- Làm đúng các bài tập phân biệt âm đầu: d/ r/ gi 3. Thái độ

- Giáo dục hs ý thức rèn chữ giữ vở.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Bảng con, VBT

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- 2 HS lên bảng

- GV nhận xét – đánh giá B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài

- Nêu mục tiêu tiết học

- GV đọc bài 1 lần - 2 HS đọc lại

? Đoạn văn tả cảnh gì?

? Trong bài những chữ nào phải viết hoa?

- HS viết bảng con từ khó dễ sai.

b. HS viết bài vào vở

- GV đọc - HS viết bài vào vở - GV theo dõi uốn nắn

c. Chấm chữa bài

- GV tự soát lỗi bằng bút chì - GV chấm 5- 7 bài và nhận xét 3. Hướng dẫn HS làm bài tập - 1 HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào vở

- 3 HS thi tìm tên các con vật, đồ vật.

- 2-3 HS đọc lại bài

- Dập dềnh, giặt giũ, khóc rưng rức.

- ... tả mâm cỗ đón tết trung thu của Tâm.

- Tên đầu bài, đầu câu, tên riêng: Tâm - nải chuối, xung quanh, nom

Bài tập: Tìm và viết vào chỗ trống tên các con vật, đồ vật bắt đầu bằng r/ d/

gi:

VD: r: rổ, rá, rựa, rương, rùa, rắn, rết,...

(20)

- HS nhận xét- GV nhận xét.

C. Củng cố dặn dò: 3’

- Nhận xét chung bài viết

- Dặn HS về hoàn thành bài tập và luyện viết bài ở nhà.

- GV NX giờ học.

d: dao, dây, dê, dế, dép,...

gi: giường, giá sách, giáo mác, áo giáp, giày, giẻ, gián, giun,...

Ngày soạn: 19/3/2018 Ngày giảng: Thứ năm 22/3/2018

Buổi sáng:

Toán

Tiết 124: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS biết đọc, phân tích, xử lý số liệu của một dãy và bảng số liệu của một dãy và bảng số liệu.

2. Kĩ năng

- HS rèn kỹ năng đọc, phân tích, xử lý số liệu của một dãy và bảng số liệu.

3. Thái độ

- Giáo dục hs tính cẩn thận trong học toán.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Bảng phụ, VBT

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Hs đọc thông tin về số liệu ở BT 2 (VBT)

B.Bài mới

1. GTB: GV nêu mục tiêu của bài.

2. Luyện tập Bài 1:

- Hs đọc yêu cầu - Hs tự làm bài

- 1 HS lên bảng làm b - Nhận xét Đ/s

? BT thuộc mẫu thống kê nào

? Dựa vào đâu để em điền được các số liệu vào bảng?

GV: Dựa vào bảng thống kê số liệu thóc của gđ chị út để điền vào bảng.

Bài 2:

- HS nêu yêu cầu - HS tự làm bài

- 1 HS lên bảng làm bài

Bài 1: Số thóc của gia đình chị út thu hoạch được trong 3 năm như sau:

Năm 2001: 4200kg Năm 2002: 3500kg Năm 2003: 5400kg

Hãy điền số liệu thích hợp vào ô trống trong bảng sau:

Năm 2001 2002 2003

Số thóc 4200kg 3500kg 5400kg Bài 2: Dưới đây là bảng thống kê số cây của bản Na đã trồng được trong 4 năm:

2000 2001 2002 2003

1875 2167 1980 2540

(21)

? Nhận xét Đ - S?

?Bảng thống kê này có mấy hàng mấy cột?

GV: Lưu ý HS làm bài với hình thức 1 bài giải: có câu trả lời và phép tính, không cần đáp số.

Bài 3:

- HS nêu yêu cầu

- 2 HS lên bảng làm bài - Chữa bài: Nhận xét Đ - S

? Giải thích tại sao Khoanh vào đáp án đó?

GV: Dựa vào dãy số liệu để thực hiện yêu cầu của bài.

Bài 4:

- Hs đọc yêu cầu - Hs tự làm bài

- 1 HS lên bảng làm bài.

? Nhận xét Đ/s

? BT thuộc mẫu thống kê nào

? Dựa vào đâu để em điền được các số liệu vào bảng?

GV: Dựa vào bảng thống kê số liệu các giải của các lớp để điền vào bảng cho chính xác.

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- Gv hệ thống để Hs nắm được cấu tạo của bảng

- GV Nhận xột tiết học.

Thông cây cây cây cây

Bạch đàn

1745 cây

2040 cây

2165 cây

2515 cây Dựa vào bảng trên hãy trả lời các câu hỏi sau:

a, Năm 2002 bản Na trồng được nhiều hơn năm 2000: 402 cây bạch đàn

b, Năm 2003 bản Na trồng được tất cả 5055 cây thông và cây bạch đàn

Bài 3: Nhìn vào dãy số liệu dưới đây, hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

90; 80; 70; 60; 50; 40; 30; 20; 10 a, Dãy trên có tất cả là:

A. 9 số B. 18 số C. 10 số D. 81số b, Số thứ tư trong dãy là:

A. 4 B. 0 C. 60 D. 40 Bài 4: Trong các cuộc thi chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, các bạn khối lớp 3 đã đạt được các giải sau đây:

Văn nghệ: 3giải nhất và 2 giải ba

Kể chuyện: 2 giải nhất,1 giải nhì và 4 giải ba Cờ vua:1giải nhất và 2 giải nhì.

Hãy viết số thích hợp vào bảng thống kê các giải của khối lớp 3 đã đạt được ( theo mẫu)

Văn nghệ

Kể chuyện

Cờ vua

Nhất 3

Nhì 0

Ba 2

Luyện từ và câu

Tiết 26: TỪ NGỮ VỀ LỄ HỘI. DẤU PHẨY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Mở rộng vốn từ theo chủ điểm lễ hội. Hiểu nghĩa các từ kể tên một số lễ hộ - Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy.

2. Kĩ năng

- Xác định được đúng chỗ đặt dấu phẩy, tác dụng của dấu phẩy.

3. Thái độ

(22)

- Yêu thích môn Tiếng Việt

* QTE: Quyền được tham gia vào ngày lễ hội.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Tranh minh họa cho bài học.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

Kiểm tra bài LTVC giờ trước B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu giờ học

2. Hướng dẫn làm bài tập

Bài 1: Chọn nghĩa thích hợp ở cột B cho các từ ở cột A.

- Hs đọc yêu cầu bài - Hs tự làm bài

- Hs trả lời theo cặp (1 hs đặt câu hỏi, 1 Hs trả lời nghĩa tương ứng)

- Gv chốt bài đúng

Bài 2: Tìm và ghi vào vở:

- Hs chia nhóm thảo luận theo yêu cầu bài: ghi tên các từ tìm được vào phiếu - 3 nhóm

+ nhóm 1: nêu tên 1 số lễ hội + nhóm 2: nêu tên 1 số hội

+ nhóm 3: nêu tên 1 số hđ của lễ hội - Đại diện trình bày, bổ sung gvkl thêm

GV: Các lễ hội, hội phục vụ cho đời sống tinh thần của con người.

Bài 3: Em hãy đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu dưới đây

- Gọi Hs nêu yêu cầu - Hs tự làm bài

- Đọc bài làm của bạn, n.xét, kiểm tra

? Nêu tên các từ mở đầu cho các câu (vì, tại, nhờ)

? Các từ này có ý nghĩa ntn

Bài 1: Chọn nghĩa thích hợp ở cột B cho các từ ở cột A.

Lễ: Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa

Hội: Cuộc vui t/c cho đông người tham dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt

Lễ Hội: Hđ tập thể có cả lễ và hội - 1 Hs đọc yêu cầu

a, Tên một số lễ hội

Lễ hội đền Hùng, đền Gióngm đền Sóc Sơn, Cổ Loa, Kiếp Bạc, chùa Hương, chùa Keo, núi Bà, Phủ Giầy...

b. Tên một số hội.

Hội khoẻ phù Đổng, Bơi trải, vật, đua thuyền, chọi gà, thả diều, hội Lim

c. Một số hđ lễ hội (hội)

Cúng phật, lễ phật, thắp hương tưởng niệm, đánh đu, đua ngựa, đấu võ, múa dao, lân ...

Bài 3:

- Hs nêu yêu cầu

a. Vì thương dân, CĐT và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải

b. Vì nhớ lời mẹ dặn, không được làm phiền người khácm chị em Xô - phi đã về ngay

c. Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm

(23)

GV: Các từ này là những từ thường dúng để chỉ ng.nhân của một sự kiện, hành động nào đó

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- Gv nhận xét giờ học

- Hs về nhà hoàn thành bt trong VBT.

Đen đã bị thua

d. Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.

Buổi chiều:

Tự nhiên - Xã hội Tiết 52: CÁ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hs biết chỉ và nói tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát 2. Kĩ năng

- Nêu lợi ích của cá 3. Thái độ

- Hs có thái độ yêu thích môn học

*GDMT: - Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.

- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật.

- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên .

* GD Biển đảo: - Hs biết được một số loài cá sống ở biển, ích lợi của chúng đối với cuộc sống con người từ đó có ý thức bảo vệ môi trường biển, tài nguyên biển.

* KNS

- Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động (thực hành) giữ vệ sinh môi trường vệ sinh nơi ở, tiêu diệt các loại côn trùng gây hại.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Sưu tầm 1 số tranh ảnh về côn trùng. Bướm, châu chấu.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

? Nêu lợi ích của Cá ,tôm?

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học

2. Các hoạt động

a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận

* Mục tiêu: chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con Cá được quan sát

* Tiến hành:

- HS quan sát các hình SGK kết hợp hiểu biết về các loại cá

1) Bộ phận cơ thể của cá:

- Cá là loài động vật có sương

(24)

- Thảo luận cho biết

? Chỉ và nói tên các loại cá trong hình?

? Nói tên các bộ phận bên ngoài của cá?

?Loài nào sống ở nước ngọt ở nước mặn, sống ở đâu, thở , di chuyển bằng gì?

- Đại diện báo cáo bổ sung

- GV kết luận đặc điểmchung của cá

b. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp

* Mục tiêu: HS nêu được lợi ích của cá đối với đời sống con người

- Hs có ý thức giữ gìn môi trường biển

* Tiến hành:

sống,sống dưới nước, thở bằng mang

- Cơ thể thường có vảy và vây - Một số loài sống ở nước ngọt:

chép, rô phi, quả, trắm...

- 1 số sống ở nước mặn: đuối, mập, chim, ngừ, thu....

- Có loài rất hung dữ: cá mập - Có loài có đuôi dài: cá đuối - Có loài to: voi mập

- Có loài nhỏ: duội

- Hs thảo luận Cặp đôi

? Nêu lợi ích của cá đối với đời sống con người

- HS trả lời bổ sung

- Gv gt về hoạt động nuôi đánh bắt chế biến cá tôm  ở nước ta có nhiều sông hồ biển đó là những thuận tiện để nuôi trồng vá đánh bắt cá. Hiện nay nghề nuôi cá khá phát triển và đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nước ta.Chỳng ta cần thiết phải bảo vệ cỏc con vật và môi trường sống … C. Củng cố, dặn dò: 3’

- HS đọc mục bóng đèn toả sáng.

- Gv hệ thống bài học.

2) ích lợi của cá tôm

- Phần lớn các loài được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người

Thực hành Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu.

2. Kĩ năng

- Vận dụng làm tốt bài tập thực hành 3. Thái độ

- Ham thích môn học

- Có thái độ nghiêm túc khi làm bài.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Vở bài tập thực hành.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(25)

A. KTBC: 3’

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

B. Bài mới: 30’

Bài 1:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bảng số liệu đã cho

+ Bảng trên nói gì?

+ Phần a ta phải điền gì?

+ Phần b ta phải điền gì?

- Yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Báo cáo kết quả

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

Bài 2:

- Hướng dẫn cả lớp làm mẫu câu a trong bảng.

- Yêu cầu học sinh tự làm câu còn lại.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

Bài 3:

- Hướng dẫn cả lớp làm mẫu câu a trong bảng.

- Yêu cầu học sinh tự làm câu còn lại.

- Gọi học sinh báo cáo kết quả.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

C. Củng cố - dặn dò: 3’

- Về nhà xem lại các bài tập đã làm.

- HS đọc yêu cầu bài

- Cả lớp quan sát bảng thống kê và trả lời:

+ Bảng này nói lên số liệu số học sinh của khối lớp 3.

+ Ta phải điền thêm “Số học sinh của các lớp“

+ Tên lớp.

- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

- Một em đọc yêu cầu bài tập.

- 1 em làm mẫu câu a.

Thùng C, D, A, B

- Cả lớp tự làm các câu còn lại.

- Lớp nhận xét bổ sung - HS đọc yêu cầu bài

- Năm 2000 cả thông và bạch đàn trồng được là : 1875 + 1745 = 3620 (cây)

- Cả lớp tự làm các câu còn lại.

b/ Năm 2002 trồng được số cây thông và bạch đàn là :1980 + 2165 = 4140 (cây)

c/ Số cây bạch đàn trồng trong 2 năm 2001 và 2003 là :2040 + 2515 = 4555 (cây)

d/ Số cây thông trồng năm 2003 nhiều hơn năm 2002 là :2540 - 1980 = 560 (cây)

Ngày soạn: 20/3/2018 Ngày giảng: Thứ sáu 23/3/2018

Buổi sáng:

Toán

Tiết 130: KIỂM TRA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Kiểm tra về kĩ năng tính toán, tìm x, giải toán có lời văn.

(26)

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra và ý thức làm bài nghiêm túc.

3. Thái độ

- Có thái độ yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Đề bài kiểm tra.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.

2. HS làm bài kiểm tra trong VBT - 50 3. GV thu bài chấm điểm.

A. Đề bài:

Phần1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

1. Số liền sau của số 4279 là:

A. 4278 B. 4269 C. 4280 D. 4289 2. Trong các số: 5864 ; 8564 ; 6845 ; 6854 số lớn nhất là:

A. 5864 B. 8564 C. 6845 D. 6854 3. Trong cùng 1 năm, ngày 23/3 là thứ ba, ngày 2/4 là thứ:

A. Thứ tư B. Thứ năm C. Thứ sáu D. Thứ bảy 4. Số góc vuông trong hình bên là:

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

5. 9m 5cm = ... cm. Số thích hợp cần điền vào chỗ trống là:

A. 14 B. 95 C. 950 D. 905 Phần II: Làm các bài tập sau

1. Đặt tính rồi tính:

2945 + 3527 8291 - 635 2817 x 3 8640 : 5 ... ... ... ...

... ... ... ...

... ... ... ...

...

2. Có 5 thùng, mỗi thùng chứa 1106 l nước. Người ta lấy ra 2350 i nước từ các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu l nước?

Đáp án:

Phần I:

1. C 2. D 3. D 4. C 5. D Phần 2:

1. a, 6475 b, 7656 c, 8451 d, 1725 2.

Bài giải Số l nước đựng trong 5 thùng là:

1106 x 5 = 5530 ( l ) Số l nước còn lại là:

5530 - 2350 = 3180 ( l ) Đáp số: 3180 l nước.

4. Tổng kết - dặn dò:

(27)

- Nhận xét tiết học và dặn HS tiết sau ôn tập.

Tập làm văn

Tiết 26: KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS Kể lại một cách tự nhiên, rõ ràng một ngày hội mà em biết theo gợi ý.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng viết 1 đoạn văn ngắn kể về ngày hội.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Tranh minh họa bài học.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- 2 Hs nhìn tranh tả lại quang cảnh và hoạt động của người tham gia lễ hội.

B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.

2. Hướng dẫn làm bt Bài 1:

- Hs nêu yêu cầu bài - 2 Hs đọc gợi ý

? Nêu tên ngày hội mà em biết?

+ Hội Lim, chọi trâu, vật, rước đèn trung thu

GV: Cần nêu đặc điểm và thời gian của lễ hội. Hội là nơi tập trung nhiều nhiều trò vui, nhiều điều lí thú nên thu hút được nhiều người đến tham dự. Diễn biến của ngày hội mở đầu hội có hđ gì, những trò vui gì có trong ngày hội

- 2 Hs dựa vào gợi ý kể lại cho nhau nghe - N.xét

- Hs tập kể trong nhóm đôi - tự chỉnh sửa cho nhau

- 5-7 Hs nói trước lớp, cả lớp nhận xét - Gv chỉnh sửa thêm

Bài 2 :

- 1hs nêu yêu cầu

- Gv lưu ý diễn đạt thành câu, dùng dấu câu phân tách các câu cho rõ ràng

- Gv n.xét.

C. Củng cố, dặn dò: 5’

- Nhận xét giờ học

Bài 1: Kể về một ngày hội mà em biết

a. Đó là hội gì

b. Hội được tổ chức khi nào, ở đâu c. Mọi người đi xem hội ntn?

d. Hội được bắt đầu bằng hđ gì?

e. Hội có những trò vui gì? (chơi cờ, đầu vât...)

g. Cảm tưởng của em về ngày hội đó ntn?

Bài 2 : Viết loại những điều em vừa kể về những trò vui trong ngày hội thành 1 đoạn văn (5-7 câu) - Hs tự viết bài

- 3 – 5 Hs đọc bài

(28)

- Yâu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm về lễ hội.

SINH HOẠT (20p)

KIỂM ĐIỂM TUẦN 26 –PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 27 I. SINH HOẠT

1. Mục tiêu

………

………

………

2. Nội dung sinh hoạt

……….

……….

………..

……….

3. Phương hướng, kế hoạch tuần 27

……….

……….

………..

……….

……….

……….

………..

……….

……….

……….

………..

……….

……….

Kĩ năng sống (20p)

KĨ NĂNG QUẢN LÍ THỜI GIAN (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

- Qua bài HS biết làm việc đúng giờ, biết tiết kiệm thời giờ.

- Giáo dục HS có ý thức làm việc, học tập đúng giờ, khoa học.

- BT cần làm: bài 2,3.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh ở SGK

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. KTBC: 3’

- Em nhận lời cho bạn mượn cuốn truyện hay, nhưng khi đi học em lại quên. Lúc đó, em sẽ làm gì?

- 2 Hs nêu ý kiến

(29)

- GV gọi HS nhận xét.

B. Bài mới: 16’

1. Hoạt động 1: Làm việc cả nhón (BT2) - HS đọc yêu cầu của BT2.

- HS làm bài sau đó trình bày bài làm của mình.

- Gv cùng Hs nhận xét chốt cách chọn đúng - Gv hỏi thêm Hs:

+ Tại sao em lại cho rằng việc đó gây tiêu tốn thời gian?

KL: Thời giờ là vàng ngọc. Vì vậy, chúng ta cần sử dụng quỹ thời gian một cách hợp lí, tránh những việc làm gây tiêu tốn thời gian.

2.Hoạt động 2: Tìm hiểu truyện: Thỏ và rùa chạy thi (BT3)

- Yêu cầu HS đọc truyện ở BT3.

- Gv phân tích giúp Hs hiểu nội dung truyện + Thỏ và rùa cãi nhau về việc gì?

+ Chúng giải quyết tranh luận bằng cách nào?

+ Trên đường chạy, thỏ đã làm gì?

+ Rùa chạy như thế nào?

+ Kết quả cuộc đua ra sao?

+ Em có nhận xét gì về cách sử dụng thời gian của rùa và thỏ?

- GV chốt: + Rùa biết sử dụng thời gian một cách hợp lí, hiệu quả.

+ Thỏ chưa biết tiết kiệm thời giờ, sử dụng thời gian một cách phung phí.

* Hs liên hệ thực tế

+ Em đã bao giờ phung phí thời gian chưa?

+ Em làm gì để tiết kiệm thời gian?

*Kết luận: Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều dù bạn là một học sinh giỏi hay học sinh kém. Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách sử dụng và quản lí thời gian.

C. Củng cố, dặn dò: 2’

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Dặn chuẩn bị bài sau

- Hs nhận xét

- HS đọc yêu cầu của BT2

- HS làm bài cá nhân rồi trình bày bài làm của mình trước lớp.

- HS chọn: ý 1, 2, 3, 5, 6.

- Hs nêu ý kiến - Nhắc lại kết luận

- 3 HS đọc truyện ở BT3. Cả lớp đọc thầm.

- Cãi nhau xem ai chạy nhanh hơn.

- Chúng giải quyết tranh luận bằng cách thi chạy.

- Thỏ vừa chạy vừa bắt bướm, hái hoa - Rùa nỗ lực chạy

- Rùa giành chiến thắng - Hs bày tỏ ý kiến

- Hs liên hệ bản thân - 3 Hs nhắc lại ghi nhớ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

[r]

Mçi em ® îc viÕt mét tõ trong hä néi, hay hä ngo¹i theo hiÖu lÖnh cña c« råi chuyÒn nhanh cho

-Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tủy sống.. Một số dây thần kinh khác lại dẫn

QUÝ THẦY CÔ VỀ

Hộp quả cân với những quả cân có khối lượng khác nhau.

Tư thế

BÀI TẬP THỰC

Muốn giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ta thực hiện theo mấy bước?. Đó là những