• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 8/11/2020 Tiết: 19 THỰC HÀNH: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ TRONG NHÀ Ở(T.1) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết được cách sắp xếp đồ đạc trong nhà ở một cách hợp lí và có tính thảm mĩ 2. Kĩ năng:

- Sắp xếp được chỗ ở, nơi học tập của bản thân ngăn nắp, sạch sẽ.

- Đề xuất được phương án sắp xếp, bố trí đồ đạc trong nhà hợp lí , có tính thẩm mĩ.

3. Thái độ: Yêu quý ngôi nhà của mình và có ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ.

4. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: - Năng lực thực hành; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa;

Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin

- Phẩm chất: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật 5. Nội dung tích hợp

- Tích hợp giáo dục nếp sống văn hóa: Không nhổ bậy, vứt rác bừa bãi, ý thức sống gọn gàng, ngăn nắp,giữ gìn vệ sinh trường, lớp.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Mô hình một phòng và một số đồ đạc

2. Học sinh: Đọc trước bài 9 SGK cắt bìa làm một số đồ đạc gia đình III. PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT

1. Phương pháp dạy học: Thực hành vấn đáp gợi mở, làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ.

2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật chia nhóm; Kĩ thuật giao nhiệm vụ.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

6A 12/11/2020 6B 13/11/2020

2. Kiểm tra bài cũ (3’): Em hãy nêu một số nhà ở của người việt nam?

Trả lời: - Nhà ở nông thôn - Nhà ở bắc bộ

- Nhà ở đồng bằng sông cửu long - Nhà ở thành phố, thị trấn

- Nhà ở tập thể - Căn hộ trung cư - Nhà ở miền núi.

3. Tổ chức các hoạt động học tập

(2)

3.1: Hoạt động khởi động(3’) : Em hãy xác định kiểu nhà của gia đình em đang ở ( hoặc ông, bà, cô dì, chú, bác đang sống)? Cách sắp xếp, bố trí các khu vực sinh hoạt trong ngôi nhà đó như thế nào ? Kể tên một số đồ đạc chủ yếu thường được sử dụng trong từng khu vực đó ?

Gia đình em phân chia ngôi nhà thành các khu vực nào? Kêt tên một số đồ đạc chủ yếu thường được sử dụng trong từng khu vực đó.

- HS báo cáo kết quả

3.2: Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (5’)

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

- Mục tiêu: Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu được GV giao từ tiết trước của HS.

-Phương pháp : Thực hành vấn đáp gợi mở, làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ.

- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đem các mô hình được phân công chuẩn bị từ tiết trước.

- HS để sơ đồ phòng 2,5m x 4m theo tỉ lện thu nhỏ, giấy, bìa cứng mô phỏng tủ, bàn, ghế, bếp, giường...lên bàn để giáo viên kiểm tra.

I. Chuẩn bị - SGK – T39

Hoạt động 2: (20’)

Thực hành theo cá nhân

- Mục tiêu: HS thực hành sắp xếp đồ đạc từ nguyên vật liệu đã chuẩn bị để tạo một căn phòng hợp lí.

- Phương pháp: Thực hành vấn đáp gợi mở, làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ.

- Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ...

- GV yêu cầu HS đọc phần nội dung bài thực hành

- HS đọc nội dung bài thực hành

II. Thực hành

Giả sử em có một phòng riêng 10m 2 và một số đồ đạc gồm một giường cá nhân, một tủ đầu giường, một tủ quần áo, một bàn học, hai ghế, một giá sách. Em sẽ sắp xếp đồ đạc trong phòng như thế nào để thuận tiện cho sinh hoạt, học tập,

(3)

- GV làm mẫu, sau đó hướng dẫn HS thực hành theo yêu cầu của bài.

- GV cho cả lớp thực hành theo những gì đã chuẩn bị và các kiến thức đã học

- Lưu ý:

+ Phải đảm bảo tính thẩm mỹ và đảm bảo các khu vực thông thường nhất

+ Yêu cầu HS không được ồn ào, phải giữ vệ sinh chung

+ Sắp xếp khoa học, thuận tiện để chừa lối đi lại

- GV quan sát, theo dõi quá trình thực hiện để kịp thời uốn nắn

- HS thực hiện theo yêu cầu GV trong 20 phút

nghỉ ngơi.

Hoạt động 3: (5’)

Nhận xét, rút kinh nghiệm - GV cho HS nhận xét phần thực hiện của bạn.

- GV nhận xét chung, cho HS quan sát các mẫu thực hiện đạt yêu cầu - Chốt ý tiết thực hành

- HS nhận xét của bạn rồi liên hệ đến của mình, chỉnh sửa cho hợp lí

3.3 Hoạt động luyện tập, vận dụng(5’)

Liên hệ từ cuộc sống gia đình và với những hiểu biết của em trong thực tiễn, hãy điền tên các loại đồ đạc chủ yếu trong các khu vực của nhà em ở trong bảng dưới đây:

STT Khu vực chính Đồ đạc chủ yếu 01 Nơi tiếp khách Bàn, ghế, tủ, ti vi

02 Nơi thờ cúng Bàn thờ hoặc tủ thờ

03 Nơi ngủ, nghỉ Giường, tử, bàn trang điểm hoặc gương..

04 Nơi học tập 05 Nơi nấu ăn 06 Nơi ăn, uống

(4)

07 Nơi tắm giặt 08 Nơi làm kho

3.4: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(2’)

- Tham khảo trên sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng về cách sắp xếp, bố trí đồ đạc trong nhà ở. Xác định kiểu nhà đặc thù ở địa phương em?

- Viết báo cáo thu hoạch về những điều em và bạn bè đã làm được.

4. Hướng dẫn về nhà(1’) - Tập sắp xếp đồ đạc ở nhà.

- Chuẩn bị bài sau: Mô hình một số đồ đạc và 1 căn phòng thu nhỏ( Tự chọn) V. Rút kinh nghiệm

(5)

Ngày soạn: 8/11/2020 Tiết: 20 Bài 9: THỰC HÀNH:

SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÍ TRONG GIA ĐÌNH (T2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: .

- Sắp xếp được đồ đạc hợp lí trong nhà ở hoặc nơi học tập của bản thân

- Quan sát, bố trí, sắp xếp được vị trí đồ đạc trong gia đình hoặc nơi học tập hợp lí

2. Kỹ năng:

- Sắp xếp được chỗ ở; nơi học tập của bản thân ngăn nắp, sạch sẽ - Hoạt động nhóm

3. Thái độ:

- Có ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp 4. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: - Năng lực thực hành; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa;

Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin

- Phẩm chất: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật 5. Nội dung tích hợp

- Tích hợp giáo dục nếp sống văn hóa: Không nhổ bậy, vứt rác bừa bãi, ý thức sống gọn gàng, ngăn nắp,giữ gìn vệ sinh trường, lớp.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a. Chuẩn bị của giáo viên:

- Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu liên quan - Mẫu sơ đồ phòng ở và một số đồ đạc b. Chuẩn bị của học sinh:

- Học bài cũ

- Mẫu sơ đồ phòng ở và một số đồ đạc III. PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT

1. Phương pháp dạy học: Thực hành vấn đáp gợi mở, làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ.

2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật chia nhóm; Kĩ thuật giao nhiệm vụ.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

6A 14/11/2020

6B 17/11/2020

2. Kiểm tra bài cũ (3’)

(6)

? Nêu các sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực ở nhà em? Theo em nhà chật nên sắp xếp đồ đạc như thế nào?

Đáp án:

HS liên hệ thực tế gia đình mình và trả lời

Nhà chật nên dùng bình phong, màn chắn gió.. phân chia các khu vực sinh hoạt;

sử dụng đồ đạc có nhiều công dụng 3. Tổ chức các hoạt động học tập

3.1 : Hoạt động khởi động (3’) : Ở tiết trước các em đã thực hành cá nhân về sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở, tiết học hôm nay các em sẽ tiến hành sắp xếp đồ đạc theo nhóm.

3.2 : Các hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (5’)

- Mục tiêu: Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu được GV giao từ tiết trước của HS.

-Phương pháp : Thực hành vấn đáp gợi mở, làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ.

- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đặt mô hình, sơ đồ phòng của các nhóm đã được phân công chuẩn bị từ tiết trước lên bàn để GV kiểm tra.

- Các nhóm HS chuẩn bị sơ đồ phòng, giấy bìa cứng mô phỏng tủ, bàn, ghế, bếp, giường... kích thước lớn từ ở nhà, để lên bàn cho giáo viên kiểm tra

Hoạt động 2: (20’) Thực hành theo nhóm

- Mục tiêu: HS thực hành sắp xếp đồ đạc từ nguyên vật liệu đã chuẩn bị để tạo một căn phòng hợp lí.

- Phương pháp: Thực hành vấn đáp gợi mở, làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ.

- Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ...

- GV yêu cầu các nhóm về vị trí thực hành theo các nhóm đã được phân công từ tiết trước

- GV gọi 1 học sinh đọc lại nội dung bài thực hành.

- GV cho các nhóm tiến

- HS đọc nội dung bài thực hành.

- HS thực hiện theo yêu

(7)

hành thực hành, dùng băng dính dính lại vị trí các đồ vật trên sơ đồ - Lưu ý:

+ Phải đảm bảo tính thẩm mỹ và đảm bảo các khu vực thông thường nhất

+ Yêu cầu HS không được ồn ào, phải giữ vệ sinh chung.

+ Bài thực hành của nhóm nào đẹp, đúng sẽ được điểm 10.

- GV quan sát, theo dõi quá trình thực hiện để kịp thời uốn nắn

cầu của GV.

Hoạt động 3: (5’)

Nhận xét, rút kinh nghiệm

- Mục tiêu: GV nhận xét và chấm điểm các nhóm, HS chỉnh sửa cho nhóm mình cho hợp lí.

- Phương pháp: Thực hành vấn đáp, gợi mở, làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ.

- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ.

- GV cho HS treo mô hình của các nhóm lên bảng

- GV cho HS nhận xét phần thực hiện của nhóm bạn

- GV nhận xét chung, cho HS quan sát các mẫu thực hiện đạt yêu cầu, chấm điểm từng nhóm

- Các nhóm treo sơ đồ sắp xếp đồ đạc của nhóm mình lên bảng

- HS nhận xét của nhóm bạn rồi liên hệ đến của nhóm mình, chỉnh sửa cho hợp lí

3.3: Hoạt động luyện tập, vận dụng (5’) - GV nhận xét chung về tiết thực hành

- Nhận xét về tinh thần thái độ học tập trong thời gian thực hành, sự tương trợ lẫn nhau của các nhóm

- GV nhắc nhở các em vệ sinh nơi thực hành 3.4: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(2’)

(8)

? Em hãy quan sát nhà ở của mình và thực hiện sắp xếp đồ đạc một cách khoa học, ngăn nắp.

4. Hướng dẫn về nhà(1’)

- Đọc trước bài 23: “Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp”.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

 Lọc dữ liệu là chọn và chỉ hiển thị các hàng thỏa mãn các tiêu chuẩn nhất định..

• Trường hợp xấu nhất nếu dãy khoá sắp theo thứ tự ngược với thứ tự sắp xếp thì ở lượt i cần có: C= (i-1) phép so sánh. Ý tưởng thuật toán như sau:.. – So sánh các cặp

hưởng trực tiếp đến nhà ở.Vì thế chúng ta phải thường xuyên quét dọn, lau chùi, sắp xếp đồ đạc đúng vị trí..để giữ gìn nhà ở2. luôn

Bài tập Chia đa thức một biến đã sắp xếp I...

* Ñeà baøi : Keå chuyeän veà moät laàn em ñöôïc ñi thaêm caûnh ñeïp ôû ñòa phöông em hoaëc ôû nôi khaùc?. * Gôïi yù 1: Xaùc ñònh roõ caûnh ñeïp maø em ñeán

 Kết luận: Sự phân chia các khu vực cần tính toán hợp lý, tùy theo tình hình diện tích nhà ở thực tế sao cho phù hợp vào tính chất, công việc của mỗi gia đình

hưởng trực tiếp đến nhà ở.Vì thế chúng ta phải thường xuyên quét dọn, lau chùi, sắp xếp đồ đạc đúng vị trí..để giữ gìn nhà ở2. luôn

Bài 1 : Sắp xếp lại thứ tự các tranh dưới đây.Dựa theo nội dung các tranh ấy, kể lại câu chuyện Gọi bạn... Thứ tự tranh đúng : Thứ tự tranh đúng :.. Hai chú Bê Vàng