• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn:………

Giảng:………. Tiết 47 Văn bản

: ĐỒNG CHÍ ( tiếp)

- Chính Hữu - I . Mục tiêu ( như tiết 43)

II. Chuẩn bị của thầy và trò III. Phương pháp, kỹ thuật IV. Tiến trình hoạt động 1. Tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

Đọc thuộc lòng bài thơ Đồng chí. Tình đồng chí được hình thành dựa trên những cơ sở nào ?

3. Bài mới

Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về những cơ sở hình thành nên tình đồng chí, đồng đội của những người lính. Đó là những người xuất thân từ tầng lớp lao động cần lao, là những người có chung mục đích và lí tưởng chiến đấu. Họ hoàn toàn là những người xa lạ từ mọi miền tổ quốc để đến khi gia nhập hàng ngũ quân đội họ lại trở thành những đôi bạn chí cốt cùng vào sinh ra tử. Tình đồng chí đồng đội ấy cao đẹp biết bao và tình đ/c đồng đội ấy còn được biểu hiện một cách cụ thể trong những hoàn cảnh cụ thể.

Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 32’

- Mục tiêu :

+ Thấy được lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.

+ Thấy được đặc điểm nghệ thuật nổi bật của bài thơ:

ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.

+ Giải thích và phân tích được những biện pháp nghệ thuật và những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng trong bài thơ.

- Hình thức tổ chức : dạy học phân hóa, dạy học định hướng hành động

- PP vấn đáp, phân tích, thuyết trình, quy nạp

- KT sơ đồ tư duy, chia nhóm, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ

HS đọc 3 câu thơ tiếp

? Bốn câu thơ tiếp xuất hiện những hình ảnh nào?

I. Giới thiệu chung II. Đọc, hiểu văn bản 1. Đọc, chú thích 2. Bố cục

3. Phân tích

3.1. Cơ sở hình thành tình đồng chí

3.2. Những biểu hiện của tình đồng chí

(2)

- Hs 1 phát hiện: ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa.

- Hs 1 nêu câu hỏi cho các hs khác:

? Bạn hiểu như thế nào về những h/a đó?

- Hs 2 trả lời: là những h/a gần gũi, thân quen gắn bó thân thiết với ng dân. Đối với ng nông dân thì ruộng nương, mái nhà là những gì quý giá nhất, gắn bó máu thịt nhất với họ, họ không dễ gì từ bỏ được.

- Hs 2 lại đưa ra câu hỏi:

? Những người đồng chí ấy, họ biết gì về hoàn cảnh của nhau?

- Hs 3 trả lời: họ cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau (vì họ là những chiến sĩ đều ra đi từ những miền quê xa xôi, nghèo khó, rời xa quê hương và gia đình cùng nhau lên đường nhập ngũ).

- Hs 3 lại nêu câu hỏi:

? Từ “mặc kệ” trong câu thơ có nghĩa là gì? Theo bạn, từ

‘mặc kệ” trong câu thơ có thể hiện theo nghĩa đen như vậy không?

- Hs 4 trả lời: Từ mặc kệ có nghĩa: bỏ tất cả, không quan tâm…từ mặc kệ trong bài thơ không phải như vậy mà ở đây nó thể hiện sự dứt khoát, quyết tâm của những người lính nhưng thật ra các anh vẫn nặng lòng nhớ về quê hương, nhớ đến giếng nước gốc đa và những người thân của mình. Lòng yêu nước ở đây đã hòa hợp với tình yêu quê hương.

GV: Chàng trai cày vốn gắn bó với máu thịt với mảnh ruộng, với ngôi nhà tranh nghèo của mình. Thế mà nay dứt áo ra đi đến những phương trời xa lạ để đánh giặc cứu nước hẳn phải xuất phát từ những tình cảm lớn lao.

Tình cảm lớn đã chiến thắng tình cảm nhỏ. Do vậy người lính không phải vô trách nhiệm với cha mẹ, vợ con, quê hương mà ngược lại sự hi sinh tình nhà cho việc nước ở đây thật giản dị và cảm động như nhà thơ Thâm Tâm đã từng viết: Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

? Như vậy 3 câu thơ đầu của phần 2 gợi cho em thấy những biểu hiện gì của tình đông chí ?

- Sự chia sẻ tâm tư tình cảm, hiểu gia đình, nỗi lòng của nhau.

? Những câu thơ tiếp theo vẫn nói về tình đồng chí một cách cụ thể. Theo em những câu thơ nào thể hiện rõ nhất điều đó ?

- Ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa.

-> Cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau

(3)

- HS phát hiện

- “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cời buốt giá

Chân không giày”

? Có gì đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện những câu thơ đó?

- Chi tiết chân thật, giản dị; xây dựng những câu thơ sóng đôi đối xứng nhịp nhàng gợi ra hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh.

* Tích hợp giáo dục An ninh quốc phòng: trong cuộc kháng chiến chống Pháp, bộ đội ta gặp vô vàn khó khăn vất vả từ thuốc men đạn được cho đến lương thực, quân tư trang….

? Như vậy tình đồng chí còn được biểu hiện ở những phương diện nào ?

- HS phát hiện

=> Tình đồng chí đó là sự đồng cam cộng khổ; chia sẻ những gian lao, thiếu thốn trong cuộc đời người lính.

? Em có cảm nhận gì về câu thơ: “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”?

- Hs trình bày: Tình yêu thương, sự động viên và truyền hơi ấm cho nhau.

GV: Những gian lao thiếu thốn trong cuộc sống của ng lính những năm k/c chống Pháp hiện lên thật cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày…Sự từng trải của đời lính đã cho Chính Hữu biết được sự khổ sở bị những cơn sốt rét rừng hành hạ: người nóng sốt hầm hập đến ướt cả mồ hôi mà vẫn cứ ớn lạnh đến run người.

Và nếu không có sự từng trải ấy cũng k thể nào biết được cái cảm giác của miệng cười buốt giá: trời buốt giá môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nứt ra chảy cả máu. Thế nhưng những ng lính vẫn cười trong gian lao, bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng chí “ thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở chân không giày và thời tiết buốt giá.

- Đó là vẻ đẹp của tình đồng chí: tình cảm chân thành, mộc mạc luôn đồng cam cộng khổ.

=> Vẻ đẹp của tình thương chân thành, mộc mạc

- Chi tiết chân thật, giản dị;

xây dựng những câu thơ sóng đôi đối xứng nhịp nhàng gợi ra hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh.

-> Tình đồng chí đó là sự đồng cam cộng khổ; chia sẻ những gian lao, thiếu thốn trong cuộc đời người lính.

-> Tình yêu thương, sự động viên và truyền hơi ấm cho nhau.

Bằng những chi tiết chân thật, giản dị; xây dựng những câu thơ sóng đôi đối xứng nhau, tác giả làm nổi bật một đặc

(4)

GV mở rộng:

Cũng như trong một bài thơ khác - bài thơ” Giá từng thước đất”- Chính Hữu viết: “ Đồng đội ta là hớp nước uống chung, bát cơm sẻ nửa, là chia nhau một mảnh tin nhà, chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết...”

? Bức tranh minh họa cho những dòng thơ nào trong bài?

“Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo”.

? Phân tích vẻ đẹp độc đáo của bức tranh trên?

- “Rừng hoang sương muối”

-> chiến trường gian khổ, khắc nghiệt - “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”

-> Tư thế hiên ngang sẵn sàng chiến đấu.

=> Tình đồng chí sưởi ấm và tiếp thêm sức mạnh cho người lính trong chiến đấu.

“Đầu súng trăng treo”

Súng: chiến tranh (mơ mộng, mang tính chất trữ tình) Trăng: chiến tranh (thực tại, mang tính chất chiến đấu ) -> Hình ảnh đẹp thể hiện tâm hồn thi sĩ trong con người chiến sĩ (tâm hồn lãng mạn của người lính)

GV Bình

H/ả thơ ở 3 câu thơ cuối thật đẹp, vẻ đẹp vừa thực, vừa ảo; vẻ đẹp lung linh đầy chất thơ được gợi ra bởi sự liên tưởng phong phú, tuyệt với từ hiện thực. Súng và trăng là gần và xa, là thực tại và mơ mộng, là chất chiến đấu và chất trữ tình; chất chiễn sĩ và thi sĩ. Đó là những mặt bổ sung cho nhau, hài hoà với nhau của cuộc đời người lính CM. Đó cũng là biểu tượng của thơ ca kháng chiến:

nền thơ ca kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn. H/ả “ đầu súng trăng treo” đã trở thành một biểu tượng chiến đấu, một biểu tượng thơ. Và đó cũng chính là nhan đề cho tập thơ sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của tác giả.

………

………

………

………

điểm quan trọng của tình đồng chí - đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính.

3.3. Biểu tượng giàu chất thơ về người lính

- Bức tranh :

+ Nền cảnh: rừng hoang, sương muối, giá rét.

+ Hình ảnh chính: Người lính, súng, trăng.

-> H/a thơ đẹp, có ý nghĩa biểu tượng, liên tưởng phong phú.

=> Kết hợp hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn; chất chiến đấu và trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ.

4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật

- Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể

(5)

? So với nhiều bài thơ khác, em nhận thấy bài thơ này có giá trị ở những dấu hiệu nghệ thuật riêng biệt nào?

? Qua bài thơ, em có suy nghĩ gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp ?

Họ là những anh bộ đội nông dân từ những miền quê nghèo ra đi vì nghĩa lớn với thái dộ dứt khoát của đấng trượng phu nhưng họ vẫn gắn bó với quê hương.

- Họ cùng nhau trải qua nhữn gian lao thiếu thốn tột cùng.

=> Nổi bật là vẻ đẹp của ng lính cụ Hồ: tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn, lạc quan.

GV chỉ định 1 HS đọc mục ghi nhớ - SGK.

Hoạt động 2: 5’

- PP nêu vấn đề - KT động não

? Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ này là

“Đồng chí”?

- Hs suy nghĩ, trả lời.

Trong gian lao, nguy hiểm của cuộc chiến đấu, những người lính đã chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau đứng lên đánh giặc.

hiện tình cảm chân thành.

- Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hoà tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng.

4.2. Nội dung

4.3. Ghi nhớ sgk III. Luyện tập

4. Củng cố: 1’

- Nêu ý nghĩa của bài thơ?

- Bài thơ ca ngợi tình cảm đ/c cao đẹp giữa những ng chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống TDP gian khổ.

5. HDVN: 2’

- Học thuộc lòng bài thơ, nắm nội dung và nghệ thuật của bài.

- Làm bài tập 2 - phần LT trong SGK và bài tập bổ sung - SBT.

- Chuẩn bị bài: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

? Qua phần tìm hiểu ở nhà, hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả ?

? Bài thơ “ Bài thơ ...không kính” ra đời trong hoàn cảnh nào ?

? Em có suy nghĩ gì về lịch sử nước ta lúc đó?

? Nên đọc bài thơ với giọng đọc ntn?

(6)

? Ngoài những chú thích trong sgk, còn những từ nào em chưa rõ?

? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

? So sánh với thể thơ của văn bản “ Đồng chí” của Chính Hữu?

? Có gì khác lạ trong nhan đề bài thơ này?

? Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu những chiếc xe không kính như thế nào?

? Nguyên nhân nào khiến những chiếc xe không có kính?

? Hãy nhận xét về từ ngữ được tác giả sử dụng trong câu thơ ?

? Trải qua chiến tranh, những chiếc xe ấy còn bị biến dạng như thế nào ?

? Việc dùng một loạt các từ phủ định “không ” ở hai câu thơ có tác dụng gì ?

? Tác giả sáng tạo ra một hình ảnh độc đáo “những chiếc xe không kính ” để nhằm mục đích gì ?

? Suy nghĩ của em về hình ảnh “ những chiếc xe ko kính”?

? Từ hình ảnh những chiếc xe... làm nổi bật hình ảnh nào trong bài thơ ?

? Trên những chiếc xe không kính ấy, người chiến sĩ lái xe xuất hiện như thế nào ?

? Nhận xét về từ ngữ, nhịp điệu thơ của 2 khổ thơ vừa phát hiện? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?

? Trong tưởng tượng của em thì “ nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” là cách nhìn ntn của người lính lái xe trên tuyến lửa?

? Khi người lính trên xe không kính thấy “sao trời, đột ngột thấy cánh chim như sa như ùa ... là anh đã có cảm giác gì?

? Trên những chiếc xe không kính, người lái xe còn gặp những khó khăn gì?

? Họ đã chấp nhận hiện thực đó ntn?

? Hai khổ 3 + 4 tiếp tục giọng điệu trên như thế nào? Cách nói “ừ thì” có tác dụng gì?

? Hai khổ thơ làm sáng lên vẻ đẹp phẩm chất gì của người lái xe ?

? Đọc 2 khổ thơ 5 + 6 em cảm nhận được gì ở hai khổ thơ đó ?

? Em thích nhất hình ảnh nào trong hai khổ thơ đó ?

? Phân tích các h/a: “Bắt tay”, “gia đình”, “ trời xanh thêm” trong hai khổ thơ để làm rõ tình đ/c, đồng đội của họ?

? Việc nhắc lại h/ảnh những chiếc xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước, có ý nghĩa gì?

? Câu kết bài thơ có gì đặc sắc ? Qua đó tác giả muốn khẳng định điều gì ?

? Từ đó thêm vẻ đẹp nào của người lính được bộc lộ ?

? Em hãy khái quát lại những đặc sắc NT của bài thơ về PTBĐ, ngôn ngữ, giọng điệu, chi tiết, hình ảnh, thể thơ ?

? Qua VB này, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của những người lính lái xe thời chống Mĩ ?

? Suy nghĩ của em về h/a anh bộ đội cụ Hồ thời kì chống Pháp và Mĩ qua bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính?

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

(7)

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Ý nghĩa: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới. - Tính chất của chiến tranh: là chiến

+ Đại hội VII (1935) chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các Đảng Cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các Mặt trận nhân dân chống phát xít.. + Từ

- Phong trào Hội kín ở Nam Kì thực chất là phong trào đấu tranh của nông dân, diễn ra quyết liệt, nhưng vì thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến nên đã nhanh chóng

Chi tiết thể hiện nét tính cách của người chiến sĩ dũng cảm, kiên cường ở nhân vật Việt: Việt bị thương nằm lại chiến trường, nhưng anh vẫn luôn trong tư thế chiến

Một trong những biểu hiện chứng tỏ bước tiến của phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là một số chính đảng của giai cấp tư sản thành lập

Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành rút ra được là ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị

→ Hình tượng Thánh Gióng thể hiện ý chí chiến đấu phi thường của nhân dân ta, mơ ước của nhân dân về một người anh hùng với sức mạnh phi thường và phẩm chất tốt đẹp

- Đặc biệt phong trào đấu tranh ngày càng tăng của nhân dân các nước, dẫn đến chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước và đẩy loài người đứng trước một