• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
43
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 5 Ngày soạn: ngày 05 tháng 10 năm 2019

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 7 tháng 10 năm 2019 TOÁN Tiết 21: 38 + 25 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh biết cách thực hiện phép cộng dạng 38 + 25 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết).

2. Kỹ năng

- Củng cố phép tính cộng đã học dạng 8 + 5 và 28 + 5.

3. Thái độ

- HS yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Que tính.

- Học sinh: Vở bài tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A.Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3 SGK trang 20.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

B. Bài mới: (30’) *Giới thiệu bài:

* Bài mới:

* HĐ1: Giới thiệu phép cộng 38 + 25 - Giáo viên nêu bài toán dẫn đến phép tính (lấy ra 3 bó 1 chục que tính và 8 que tính, lấy tiếp 2 bó 1 chục que tính và 5 que tính, rồi tìm cách tính tổng số que tính đó).

- Giáo viên hướng dẫn: gộp 8 que tính với 2 que tính (ở 5 que tính) thành 1 bó 1 chục, 5 bó 1 chục thêm 1 bó 1 chục là 6 bó 1 chục, 6 bó 1 chục với 3 que tính rời là 63 que tính. Vậy 38 + 25 = 63.

- Từ đó dẫn ra cách thực hiện phép tính dọc (theo 2 bước) :

+ Đặt tính (thẳng cột) + Tính từ phải sang trái.

- Gv yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện phép tính.

- 2 hs lên bảng đọc.

- Học sinh nêu lại bài toán.

- Học sinh thao tác trên que tính để tìm kết quả bằng 73.

- Học sinh nêu cách thực hiện phép tính.

+ Bước 1: Đặt tính.

(2)

* Hoạt động 2: Luyện tập.

Bài 1:Tính

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- H/d HS cách làm. Cho HS tự làm vào vở - GV gọi 4 HS lên bảng làm

- GV nhận xét .

Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống - Hướng dẫn học sinh cách làm.

- Gọi 1 học sinh lên làm bảng, dưới lớp làm vào VBT.

- Bài tập 2 củng cố ôn lại kiến thức nào chúng ta đã học?

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

Bài 3: Giải toán

- Gọi học sinh đọc yêu cầu BT.

- Gọi học sinh tóm tắt.

- Hỏi :

+ Bài toán cho ta biết những gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Gọi 1 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm vào VBT.

Bài 4: <, >, = ?

- Hướng dẫn học sinh cách làm.

- Gọi học sinh lên bảng làm b/t, dưới lớp làm vào VBT.

- Giáo viên và học sinh nhận xét C. Củng cố - Dặn dò : (5’) - Nhắc lại bài học hôm nay.

- Về nhà làm bài trong SGK và xem bài tiết sau.

+ Bước 2: Tính từ phải sang trái.

- Học sinh đọc yêu cầu BT.

- HS làm cá nhân vào vbt - HS lên làm bảng lớp

38 58 28 48 + 45 + 36 + 59 + 27 83 94 87 75

- Học sinh đọc yêu cầu BT.

- Học sinh làm :

Số hạng 8 28 38 8 18 80

Số hạng 7 16 41 53 34 8

Tổng 1

5

44 79 61 52 88

- Số hạng và tổng

- Học sinh đọc yêu cầu BT.

- Học sinh tóm tắt.

Đoạn thẳng AB : 28dm Đoạn thẳng BC : 34dm Con kiến đi từ A đến C : ....dm?

- 1HS làm bảng lớp:

Bài giải

Đoạn đường con kiến phải bò là:

28 + 34 = 62 (dm)

Đáp số: 62 đề- xi- mét.

- Học sinh đọc yêu cầu BT.

- Học sinh làm :

8 + 4 < 8 + 5 18 + 8 < 19 + 9 9 + 8 = 8 + 9 18 + 9 = 19 + 8

---

(3)

TẬP ĐỌC

Tiết 13, 14: Chiếc bút mực I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu nghĩa của các từ: hồi hộp, ngạc nhiên, loay hoay.

- Hiểu nội dung bài: khen ngợi Mai và cô bé ngoan, biết giúp bạn.

2. Kỹ năng

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ: hồi hộp, nức nở, ngạc nhiên, loay hoay...

- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật (cô giáo, Lan, Mai).

3. Thái độ

- Biêt giữ gìn đồ dùng học tập,

* QTE: Quyền được học tập, được các thầy cô giáo và các bạn khen ngợi quan tâm giúp đỡ.( củng cố)

*KNS: (HD 2)

- Thể hiện sự cảm thông với bạn khi gặp khó khăn - Hợp tác

- Ra quyết định giải quyết vấn đề II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh minh hoạ, bảng phụ.

- Học sinh: Sách tiếng việt III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- 2 học sinh nối tiếp nhau đọc bài "Trên chiếc bè" và trả lời các câu hỏi nội dung bài.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới: (30’) *Giới thiệu bài:

*Dạy bài mới:

Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc.

a. Đọc mẫu: giọng đọc chậm rãi; giọng Lan buồn; giọng Mai dứt khoát, pha chút nuối tiếc; giọng cô giáo dịu dàng, thân mật

b. H/d HS đọc nối tiếp câu.

- Giáo viên ghi một số từ cần lưu ý lên bảng:

hồi hộp, nức nở, ngạc nhiên, loay hoay.

- Học sinh đọc nối tiếp câu.

c. Đọc từng đoạn trước lớp:

- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.

- HS lắng nghe, đọc thầm

- HS đọc nối tiếp câu 2- 3 lần - Cả lớp đọc đồng thanh - Học sinh đọc nối tiếp câu

- Học sinh đánh dấu cách ngắt nghỉ

(4)

- GV hỏi HS những từ khó hiểu trong bài, chú thích: hồi hộp, loay hoay, ngạc nhiên.

d. Đọc từng đoạn trong nhóm.

e. Thi đọc giữa các nhóm.

- GV nhận xét các nhóm g. Đọc đồng thanh

vào SGK

+ Thế là trong lớp / chỉ còn mình em / viết bút chì. //

+ Nhưng hôm nay / cô cũng định cho em viết bút mực / vì em viết khá hơn rồi. //

- Học sinh đọc.

- HS đọc phần chú thích.

- HS hợp thành nhóm 4 người đọc bài

- Các nhóm thi đọc, nhóm khác nhận xét

- Cả lớp đọc đồng thanh TIẾT 2

*Hoạt động 2:Tìm hiểu bài.

- Đọc thầm đoạn 1 + 2 và trả lời :

- Những từ nào cho biết bạn Mai mong được viết bút mực?

- Chuyện gì đã xảy ra với Lan?

- Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút?

* KNS:Hỗ trợ.Ra quyết định giải quyết vấn đề.

+Cuối cùng Mai quyết định ra sao?

- Khi biết mình cũng được viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào?

- Vì sao cô giáo khen Mai?

* KNS: Thể hiện sự cảm thông với bạn khi gặp khó khăn .

+Nếu em là Mai, em có hành động như Mai

- Thấy Lan được cô cho viết bút mực, Mai hồi hộp nhìn cô. Mai buồn lắm vì trong lớp chỉ còn mình em viết bút chì.

- Lan được viết bút mực nhưng lại quên bút. Lan buồn, gục đầu xuống bàn khóc nức nở.

- Vì nửa muốn cho bạn mượn bút, nửa lại tiếc.

- Mai lấy bút đưa cho Lan mượn.

- Mai thấy tiếc nhưng rồi em vẫn nói : cứ để bạn ấy viết trước.

- Cô giáo khen Mai vì Mai ngoan, biết giúp đỡ bạn bè. /Mai đáng khen vì em biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn./ Mai đáng khen vì mặc dù em chưa được viết bút mực nhưng khi thấy bạn khóc vì quên bút, em đã lấy bút của mình đưa cho bạn.

- 1 vài HS nêu ý kiến

(5)

không? Vì sao?

- GV hỏi: Chúng ta học tập được ở bạn Mai đức tính gì?

- GV:Mai là cô bé tốt bụng, chân thật. Em cũng tiếc khi phải đưa bút cho bạn mượn, tiếc khi biết cô giáo cũng cho mình viết bút mực mà mình đã cho bạn mượn bút mất rồi nhưng em luôn hành động đúng vì em biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn.

3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại .

- Gv hỏi: Trong chuyện có những nhân vật nào?

- Mỗi nhóm 4 HS tự phân vai thi đọc toàn truyện.

- Giáo viên và học sinh nhận xét, bình chọn những nhóm đọc tốt nhất.

C. Củng cố - Dặn dò : (5’)

* QTE: Quyền được học tập, được các thầy cô giáo và các bạn khen ngợi quan tâm giúp đỡ.

+ Câu chuyện này nói về điều gì?

+ Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?

- Yêu cầu học sinh chuẩn bị cho tiết kể chuyện "Chiếc bút mực" bằng cách quan sát trước các tranh minh hoạ trong SGK và về nhà đọc lại bài.

- Mai là cô bé tốt bụng, chân thật

- Hs trả lời.

- nhóm 4 HS tự phân vai thi đọc toàn truyện.

- Nói về chuyện bạn bè thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.

- Lắng nghe.

--- BUỔI CHIỀU

THỦ CÔNG

GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI ( tiết 1) I. MỤC TIÊU:

- Gấp được máy bay đuôi rời hoặc một số đồ chơi tự chọn đơn giản, phù hợp - Làm được máy bay đuôi rời bằng giấy nháp. Các nếp gấp tương đối

thẳng ,phẳng.

- HS yêu thích môn gấp hình, thích tự làm đồ chơi, biết yêu quý sản phẩm do tự mình làm ra.

(6)

* Với HS khéo:Gấp được MBĐR hoặc một đồ chơi tự chọn. Các nếp gấp thẳng, phẳng.Sản phẩm sử dụng được.

II. CHUẨN BỊ:

- Mẫu máy bay đuôi rời gấy bằng giấy thủ công.

- Quy trình gấp máy bay đuôi rời có hình minh họa cho từng bước gấp.

- Giấy thủ công ,nháp (khổ A4), kéo, bút thước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Bài cũ :

Kiểm tra dụng cụ.

2. Bài mới :

a)Giới thiệu bài Nêu tên bài học –Ghi tựa: “Gấp máy bay đuôi rời”

- HS nhắc lại tên bài.

b)Hướng dẫn các hoạt động:

Hoạt động 1:

- Hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu.

- Giới thiệu mẫu gấp MBĐR và nêu câu hỏi :

+ Máy bay đuôi rời được làm bằng gì ? + Máy bay đuôi rời gồm các bộ phận

nào ?

- HS quan sát mẫu, trả lời câu hỏi.

- Làm bằng giấy.

- HS trả lời.

GV chốt lại : Máy bay đuôi rời gồm có đầu, cánh, thân, đuôi. Phần đầu và cánh không dính liền phần thân và đuôi.

- Mở dần mẫu gấp phần đầu và cánh về dạng tờ giấy ban đầu, hỏi :

+ Muốn gấp đầu và cánh máy bay ta dùng tờ giấy hình gì ?

- HS quan sát.

- Hình chữ nhật.

(7)

- Gắn tờ giấy hình vuông lên khổ giấy A4 trên bảng, Mở dần phần thân và đuôi gắn tiếp lên,hỏi:

+ Muốn gấp MBĐR ta dùng tờ giấy

-

+ hình gì ?

- Để gấp MBĐR, ta cần gấp những bộ phận nào ?

- Gấp mẫu lần 1 vừa gấp vừa nêu qui trình.

- HS trả lời.

- Đầu, cánh, thân, đuôi.

- HS quan sát.

Hoạt động 2:

- Hướng dẫn gấp từng bước theo quy trình.

Bước 1 : Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành một hình vuông và một hình chữ nhật.

- HS quan sát thao tác mẫu của GV cùng tham gia nói cách gấp theo quy trình .

- Gấp chéo tờ giấy hình CN theo đường dấu gấp ở (H1a) sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài, được (H1b).

Gấp tiếp theo đường dấu gấp ở (H1b).

Sau đó mở tờ giấy ra và cắt theo đường nếp gấp để được một hình vuông và một hình CN (H.2).

Hình 1 Hình 2

Bước 2 : Gấp đầu và cánh máy bay.

- Gấp đôi tờ giấy hình vuông theo đường chéo được hình tam giác (H.3a).

- Gấp đôi tiếp theo đường dấu gấp ở hình 3a để lấy đường dấu giữa rồi mở ra được hình 3b.

Hình 3

- Gấp theo đường gấp ở hình 3b sao cho đỉnh B trùng với đỉnh A (H.4).

(8)

- Lật mặt sau gấp như mặt trước sao

cho đỉnh C trùng với đỉnh A (H.5). Hình 4

Hình 5 Hình 6 - Lồng hai ngón tay cái vào tờ giấy

hình vuông mới gấp kéo sang hai bên được hình 6.

- Gấp hai nửa cạnh đáy H6 vào đường dấu giữa được hình 7.

Hình 7 Hình 8

-

- Gấp theo các đường dấu gấp (nằm ở phần mới gấp lên) vào đường dấu giữa như hình 8a và 8b.

- Dùng ngón trỏ và ngón cái cầm vào lần lượt 2 góc hình vuông ở 2 bên ép vào theo nếp gấp (H9a) được mũi máy bay như hình 9b

Hình 9 Hình 10

- Gấp theo đường dấu ở H9b về phía sau được đầu và cánh máy bay như hình 10

Bưởc 3 : Làm thân và đuôi máy bay.

- Dùng phần giấy HCN làm thân và đuôi máy bay.

- Gấp đôi tờ giấy HCN theo chiều dài.

Gấp đôi một lần nữa để lấy dấu. Mở tờ giấy ra và vẽ theo đường dấu gấy như H11a được hình thân máy bay.

- Tiếp tục gấp đôi 2 lần tờ giấy HCN theo chiều rộng. Mở tờ giấy ra và đánh dấu khoảng ¼ chiều dài để làm đuôi máy bay. Gạch chéo các phần thừa (H.11b).

- Dùng kéo cắt bó phần gạch chéo

Hình 11

Hình 12

(9)

được hình 12.

Bước 4 : Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng.

- Mở phần đầu và cánh máy bay ra như hình 9b, cho thân máy bay vào trong (H.13); gấp trở lại như cũ được máy bay hoàn chỉnh (H.14). Gấp đôi máy bay theo chiều dài và miết theo đường

Hình 13

Hình 14

vừa gấp được hình 15a. Bẻ đuôi máy bay ngang sang hai bên, sau cầm vào chỗ giáp giữa thân với cánh máy bay như hình 15b và phóng chếch lên không trung.

Hình 15

Hoạt động 3: Thực hành.

- Chia nhóm cho HS thực hành gấp

- Các nhóm thực hành gấp MBĐR dựa - MBĐR bằng giấy nháp.

- Theo dõi giúp đỡ HS. Các nhóm tự đánh giá, chọn sản phẩm đẹp thi đua phóng máy bay.

- vào qui trình.

- Trình bày sản phẩm

3. Nhận xét – Dặn dò :

- Nhận xét đánh giá chung về sự chuẩn bị, tinh thần học tập.

--- Ngày soạn: ngày 4 tháng 10 năm 2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 8 tháng 10 năm 2019

CHÍNH TẢ ( TẬP CHÉP) Tiết 9: Chiếc bút mực I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài “Chiếc bút mực”

- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng cóâm đầu l / n.

2. Kỹ năng

- Viết đúng một số tiếng cóâm ngữ, vần khó ia /ya.

3. Thái độ

(10)

- HS yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ.

- GV: Bảng phụ: đoạn chép chính tả. Bảng cài, bút dạ.

- HS: Bảng con, vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY A.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Yêu cầu HS viết bảng con những chữ sau:

- Say ngắm, trong vắt, dỗ dành.

- Nhận xét phần bài cũ . B.Bài mới: (30’)

*Giới thiệu bài:

*Dạy bài mới:

Hoạt động 1: Tập chép

a. Ghi nhớ nội dung đoạn chép - GV đọc bài viết ở bảng phụ - Gọi HS đọc lại bài ở bảng - Đoạn viết kể về chuyện gì?

- GV gọi HS nhận xét b. H/d cách trình bày:

- Đoạn văn có mấy câu?

- Tìm tên riêng chỉ người trong bài chính tả? Vì sao em biết ?

- Đọc lại những câu có dấu phẩy trong bài?

c. H/d viết từ khó:

- G V đọc từng câu từ khó viết, gạch chân

Lan, Mai, bút mực, mượn.

- Yêu cầu học sinh viết từ khó vào bảng con

- Yêu cầu HS đọc lại những chữ đã luyện viết

d. Chép bài - GV đọc bài viết ở bảng

- Gọi học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết

- Yêu cầu học sinh nhìn bảng viết bài e. Soát lỗi:

- GV đọc bài lần 3

-2 hs lên bảng thực hiên theo y/c của gv.

- HS nhìn bảng đọc theo - 2 học sinh đọc lại.

- Lan được viết bút mực lại quên đem bút, Mai đem bút của mình cho bạn mượn.

- Đoạn văn có 4 câu.

- Lan, Mai. Vì những chữ ấy viết hoa - HS đọc 4 câu đầu.

- Hs đọc

- Viết bảng con từ khó - 1học sinh đọc

- Theo dõi bài trên bảng

- Nhìn bảng viết bài

- HS soát lại bài viết cầm bút chì soát lỗi

(11)

- Yêu cầu học sinh bắt lỗi, bỏ lỗi g. Chấm bài:

- Thu chấm một số vở. Nhận xét Hoạt động 2: Bài tập.

Bài 2: Điền vào chỗ trống ia / ya?

- T….nắng, đêm khu….., cây m……

- Nhận xét –sửa bài

Bài 3b: Tìm những từ chứa tiếng có vần en/ eng:

- Chỉ đồ dùng để xúc đất? (xẻng ) - Chỉ vật dụng để chiếu sáng? (đèn ) - Trái nghĩa với chê?

- Cùng nghĩa với xấu hổ?

- Nhận xét- tuyên dương C. Củng cố - dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét giờ học.

- Học sinh về viết lại chữ khó và học thuộc bảng chữ cái.

- HS đọc yêu cầu bài

- Lớp làm bài vào vở : Tia nắng, đêm khuya, cây mía.

- Theo yêu cầu củaGV

- HS viết từ tìm được vào bảng con - khen

- e thẹn

- HS lắng nghe.

--- TOÁN

Tiết 22:Luyện tập I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố và thực hiện phép cộng dạng 8 + 5; 28 + 25 (cộng có nhớ qua 10).

- Củng cố giải toán có lời văn và làm quen với loại toán trắc nghiệm.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép cộng dạng 8 + 5; 28 + 25 (cộng có nhớ qua 10).

3. Thái độ

- HS yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Que tính, bảng gài, mô hình đồng hồ..

- Học sinh: Vở bài tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY

A.Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Gọi HS đọc thuộc bảng cộng 9 cộng với một số, 2HS làm bài ở bảng:

Đặt tính rồi tính: 79+4, 69+5, 39+9.

- GV nhận xét B. Bài mới: (30’) *Giới thiệu bài:

* Bài mới:

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs nghe

(12)

* Hoạt động : Luyện tập.

Bài: Tính nhẩm

- GV gọi HS đọc yêu cầu.

- Củng cố bảng cộng 8. Gv yêu cầu đọc bảng 8 cộng với một số.

- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.

- Hs đổi chép vở kiểm tra nhau.

- GV chốt kết quả đúng Bài 2: Đặt tính rồi tính - GV gọi HS đọc yêu cầu.

- Nêu cách đặt tính đúng?

- GV yêu cầu HS làm vở bài tập. 4 Hs lên bảng làm.

- Củng cố về đặt tính và thực hiện phép tính

- GV chốt kết quả đúng.

Bài 3:Giải toán.

- Gọi HS đọc yêu cầu - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn tìm được kết quả ta làm thế nào?

- Gọi HS lên bảng làm bài.

- GV chốt kết quả đúng

Bài 4: Số ?

- Bài yêu cầu chúng ta làm gì?

- Gv yêu cầu HS làm vào vở.

- Gọi HS trình bày trước lớp.

- GV nhận xét.

Bài 5

- GV yêu cầu HS làm vào vở - Nêu cách làm?

- GV giao BTVN, hệ thống bài, nhắc nhở về nhà.

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- 2 HS đọc

- HS làm bài rồi đổi chéo vở cho nhau kiểm tra

8 + 2 =10 8 + 3 = 11 8 + 6 =14 8 + 7 = 16…

- Học sinh đọc yêu cầu BT.

- HS nêu.

- 5 học sinh lên bảng:

38 48 68 78 + 15 +24 +13 + 9 53 72 81 87

- Học sinh đọc yêu cầu BT.

- 1 học sinh đọc tóm tắt.

- Học sinh dựa vào tóm tắt nêu yêu cầu BT.

- HS trả lời

- Ta thực hiện phép cộng.

- HS giải toán vào VBT - 1 em làm trên bảng.

Bài giải

Cả hai gói có số kẹo là:

28 + 26= 54 (cái) Đáp số: 54 cái kẹo

- Học sinh đọc yêu cầu BT.

- Học sinh nhẩm và điền nhanh vào ô trống.

Số thứ tự cần điền là: 37, 48, 73 - Học sinh đọc yêu cầu BT.

- Học làm vào vở Đáp án: C

(13)

C. Củng cố - Dặn dò : (5’) - Về nhà làm bài SGK.

- 1HS nhận xét bài bạn - HS lắng nghe

--- KỂ CHUYỆN

Tiết 5: Chiếc bút mực I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện.

2. Kỹ năng

- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp kế với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

3. Thái độ

- HS thêm yêu thích môn kể chuyện II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa.

- Học sinh: Thuộc truyện.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Học sinh lên kể lại câu chuyện “Bím tóc đuôi sam. ”

- Giáo viên nhận xét B. Bài mới: (30’) *Giới thiệu bài:

*Dạy bài mới:

* Hướng dẫn kể chuyện.

Hoạt động 1:Kể lại từng đoạn.

GV h/d HS nói câu mở đầu.

- GV h/d HS kể theo từng bức tranh:

- Bức tranh 1: Quan sát và trả lời câu hỏi;

+ Cô giáo gọi Lan lên bàn cô làm gì?

+ Thái độ của Mai thế nào?

+ Không được viết bút mực thái độ Mai ra sao?

- Bức tranh 2:

- Bức tranh 3:

- Bức tranh 4: GV làm tương tự, gợi ý bằng

- HS thực hiện theo y/c.

- 3 HS nối nhau kể 3 đoạn của câu chuyện "Bím tóc đuôi sam" theo tranh gợi ý.

- HS lắng nghe.

- Một hôm ở lớp 1A HS đã bắt đầu viết bút mực.

- Cô gọi Lan lên bàn cô lấy bút mực - Mai hồi hộp nhìn cô

- Mai rất buồn.

- HS lắng nghe gợi ý của Gv kể lại

(14)

những câu hỏi phụ cho HS kể.

2 HĐ2: Kể lại toàn bộ câu chuyện - GV hd HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Gv nhận xét, khen ngợi.

HĐ3: Kể phân vai.

- GV h/d HS nhận vai.

- Người dẫn chuyện giọng chậm rãi.

- Cô giáo: dịu dàng,thân mật - Lan: giọng buồn

- Mai: giọng dứt khoát có chút nuối tiếc.

- Gv cho Hs kể trong nhóm 4 trong vòng 5 phút.

Gọi HS kể lại chuyện trước lớp, nhóm khác quan sát nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương . C. Củng cố - dặn dò: (5’)

- Trong câu chuyện này con thích nhân vật nào? Vì sao?

- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho bạn thân nghe.

câu chuyện theo tranh.

- Hs kể

- Hs nghe

- Hs kể trong nhóm.

- Hs trả lời theo ý thích của mình.

- Lắng nghe.

- Hs trả lời

--- BUỔI CHIỀU

HĐNGLL- VĂN HÓA GIAO THÔNG

BÀI 2: CHẤP HÀNH TÍN HIỆU ĐÈN GIAO THÔNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết thực hiện đúng tín hiệu đèn giao thông khi đi bô, đi xe đạp qua đường để bảo đảm an toàn cho bản thân và người đi đường.

2. Kĩ năng:

- HS có hành vi và thói quen đi đúng theo hiệu đèn giao thông khi đi bô, đi xe đạp qua đường khi tham gia giao thông.

3. Thái độ:

- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thực hiện đúng tín hiệu đèn giao thông khi đi bô, đi xe đạp; có thái độ văn minh lịch sự khi nhắc nhở mọi người.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị đồ dung theo yêu cầu SGK để tổ chức trò chơi như: hai tấm bìa có dán hình tròn xanh, đỏ, vàng như màu của đèn giao thôn.

(15)

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp2 để trình chiếu minh họa

2. Học sinh

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2.

- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Trải nghiệm:

- H: Em nào hay đi bộ đến trường? Em có nhìn thấy cột đèn tín hiệu ở các ngã tư không?

- H: Em nào nêu được các ý nghĩa tín hiệu đèn đỏ, đèn vàng, đen xanh, - H: Muốn sang đường em thường em gì?

- H: Em làm gì khi đi xe đạp đến ngã tư mà gặp đèn đỏ?

2. Hoạt động cơ bản:

- GV kể câu chuyện “Phải nhớ nhìn đèn giao thông?”. – HS lắng nghe.

- GV nêu câu hỏi:

H: Tại sao anh em Hải bị xe gắn máy va phải? HS trả lời

H: Tại sao kkhi có tín hiệu đèn đỏ dành cho các phương tiện giao thông mà bạn Nam vẫn có thể qua đường? HS trả lời

H: Theo em, bạn Thảo nói có đúng không?

- HS trao đổi thảo luận theo nhóm đôi.

H: Nếu chúng ta không chấp hành đúng tín hiệu đèn giao thông thì điều gì sẽ xảy ra?

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, chốt ý:

Hãy chấp hành đúng tín hiệu đèn giao thông để bảo đảm an toàn cho bản thân và mọi người.

3. Hoạt động thực hành

Cá nhân trả lời suy nghĩ của mình: “Em sẽ nói điều gì với Minh và Hải trong câu chuyện trên?”

- GV cho HS quan sát hình trong sách (trang 9) yêu cầu HS nêu tình huống như SGK

GV cho HS thảo luận nhóm đôi các nội dung sau:

H: Tranh vẽ gì? Tín hiệu đèn giao thông trong tranh chỉ dẫn chúng ta điều gì?

- GV mời các nhóm nêu nội dung các bức tranh thông qua Trò chơi “Ô cử bí mật”

các nhóm khác nhận xét đúng sai. Gv chốt nội dung từng tranh.

(16)

Hình 1: Tín hiệu đèn đỏ dành cho các phương tiện giao thông, thì người đi bộ được phép sang đường.

Hình 2: Tín hiệu đèn xanh dành cho các phương tiện giao thông, thì người đi bộ không được phép sang đường.

Hình 3: Tín hiệu đèn vàng dành cho các phương tiện giao thông thì người đi bộ đứng chờ.

Hình 4: Tín hiệu đèn đỏ dành cho người đi bộ, thì người đi bộ không được sang đường.

Hình 5: Tín hiệu đèn xanh dành cho người đi bộ.

- GV cho HS xem tranh và nêu tình huống của BT2, yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để giải quyết tình huống trên

Mời các nhóm trình bày , GV chốt ý đúng

Khi muốn đi bộ qua đường ở ngã tư mà kjhoong có cột đèn giao thông thì cần:

- Quan sát trước sau xem có xe đang đi tới không .

- Đưa tay xin đường và chậm rãi đi sang đường vào đúng vạch dành cho người đi bộ

4. Hoạt động ứng dụng: Trò chơi “Ai nhanh mắt hơn”

- GV cho HS ra sân trường đã được kẻ sa bàn và tiến hành như SGK (trang 11).

Phân vai để thực hiện

- GV là người quản trò thay đổi hiệu lệnh liên tục để trò chơi hấp dẫn hơn.

5. Củng cố, dặn dò:

GV nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh có thái đọ tích cực.

Dặn dò HS chuẩn bị bài sau

--- THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Trạng nguyên Nguyễn Kì I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Đọc trôi chảy toàn bài - Hiểu ý nghĩa câu chuyện.

2.Kỹ năng:

- Ngắt nghỉ đúng.

3.Thái độ:

- Có ý thức rèn đọc ở nhà và yêu thích môn học II.CHUẨN BỊ

- Thực hành toán và tiếng việt

(17)

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.

- GV nhận xét.

B. Bài mới: ( 30’) *Giới thiệu bài:

*Dạy bài mới:

Bài 1: Đọc truyện“Trạng nguyên Nguyễn Kỳ”

- GV đọc mẫu câu chuyện: “ Trạng nguyên Nguyễn Kỳ”

- GV nêu giọng đọc.Giới thiệu về tác giả - Y/c hs đọc nối tiếp câu lần 1

- Hướng dẫn học sinh đọc từ khó - Y/c hs đọc nối tiếp câu lần 2 - Yc đọc bài theo nhóm

- Hs từng nhóm thi đọc - Hs nhận xét

- GV nx ,tuyên dương.

- 1hs đọc lại bài - Bài có nội dung gì?

- GV nx ,tuyên dương.

- HS nêu lại nd bài

BÀI 2: Đánh dấu vào cột đúng hoặc sai.

- HS nêu yêu cầu.

- HS đọc truyện: “ Trạng nguyên Nguyễn Kỳ”

- YC hs đọc thầm và làm vào vở.

- Chữa bài:

+ Nhận xét Đ - S.

- GV nx,tuyên dương.

C. Củng cố - dặn dò : (5’) - Nhận xét tiết học.

- Hs thực hiện theo y/c của gv

- Lắng nghe

- HS đọc nt câu.

-non, cà rốt, khoác lác.

- Luyện đọc nhóm bàn - các nhóm thi đọc

- 1 HS đọc - Hs nêu nd bài

- 1 hoc sinh nêu yêu cầu - Hs đọc lại truyện.

- Hs làm bài vào vở.

a. Chỉ nghe sư thầy đọc kinh mà thuộc.

b. Đêm nào cũng học bài dưới ánh nến ở chân tượng.

c. Vì mơ thấy một người tên là nguyễn kỳ đỗ trạng nguyên.

d.Vì muốn cảm tạ Phật và sư thầy.

e. Nguyễn Kỳ, tượng, nến.

- Lắng nghe.

--- Ngày soạn: ngày 4 tháng 10 năm 2019

(18)

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 9 tháng 10 năm 2019 TOÁN

Tiết 23 : Hình chữ nhật – Hình tứ giác I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh nhận dạng được các hình chữ nhật, hình tứ giác qua hình dạng tổng thể chưa đi vào yếu tố của các hình.

2. Kỹ năng

- Bước đầu vẽ được hình tứ giác, hình chữ nhật (nối tiếp các điểm cho sẵn).

3. Thái độ

- HS yêu thích các đồ vật có hình dạng vừa học xong.

II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Bảng phụ

- Học sinh: Vở ô li thực hành.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi HS đọc lại bảng cộng 9 cộng với một số.

- GV nhận xét B. Bài mới: (30’)

* Giới thiệu bài

* Bài mới.

1. HĐ1: Giới thiệu hình chữ nhật - Giáo viên treo lên bảng một miếng bìa hình chữ nhật và nói: Cô xin giới thiệu với các con đây là hình chữ nhật.

- Treo bảng phụ đã vẽ hình chữ nhật ABCD và hỏi: Các con nhìn sang hình vẽ bên cạnh cô đã treo ở bảng phụ và nói cho cô biết " Đây là hình gì?"

- Hãy đọc tên hình đó cho cô?

- Các con quan sát hình chữ nhật và cho cô biết hình có mấy cạnh? Các con quan sát xem các cạnh của hình thế nào?

- Hình có mấy đỉnh?

- Con hãy đọc tên các hình chữ nhật treo trên bảng phụ cho cô.

- Hình chữ nhật gần giống hình nào các con đã học ở lớp 1?

2. HĐ2: Giới thiệu hình tứ giác.

- Giáo viên dán hình tứ giác đã vẽ sẵn

- H/s thực hiện theo y/c của gv.

- Hs nghe

- Đây là hình chữ nhật.

- Hình chữ nhật ABCD.

- Hình có 4 cạnh: 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.

- Có 4 đỉnh.

- HS đọc - Hình vuông.

- Học sinh chú ý và tự ghi tên vào hình

(19)

lên bảng rồi giới thiệu đây là hình tứ giác.

- Hình có mấy cạnh?

- Hình có mấy đỉnh?

- Nêu: các hình có 4 cạnh, 4 đỉnh được gọi là hình tứ giác.

- Hình như thế nào thì được gọi là tứ giác?

- Giáo viên chỉ bảng hình đã vẽ ở bên và nói: Con hãy đọc tên các hình tứ giác có trong bài học.

- Hỏi: Hình chữ nhật cũng chính là hình tứ giác đúng hay sai? Vì sao?

- Các con đã được biết hình chữ nhật chính là hình tứ giác đặc biệt vậy bây giờ các con hãy nêu tên các hình tứ giác có trong bảng phụ cho cô?

* Lưu ý:

- Vậy các con đã được biết hình chữ nhật, hình tứ giác rồi bây giờ các con hãy tự liên hệ xem những đồ vật xung quanh chúng ta như bảng, mặt bàn, quyển sách, thước kẻ…có hình gì?

3. HĐ3: Luyện tập.

Bài 1: Dùng thước và bút nối các điểm để được: hình chữ nhật, hình tứ giác.

- Hãy đọc tên hình chữ nhật con nối được?

- Hãy đọc tên hình tứ giác con nối được?

- Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài 2: Gọi HS đọc y/c bài tập - Y/C HS nêu các hình tứ gác

- Vậy các hình còn lại các con không tô màu con có biết đó là những hình gì không?

- Gv nhận xét.

Bài 3: Kẻ thêm một đoạn thẳng trong hình sau để được một hình chữ nhật và một hình tam giác, ba hình tứ giác.

thứ ba.

- Có 4 cạnh.

- Có 4 đỉnh.

- Có 4 cạnh, 4 đỉnh.

- Học sinh đọc.

- Đúng vì hình chữ nhật là hình tứ giác đặc biệt. Cũng có 4 cạnh, 4 đỉnh nhưng có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.

- ABCD, MNPQ, EGHI, CDEG, PQRS, HKMN.

- HS kể: bảng, đồng hồ…

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS dùng bút chì, thước kẻ nối - HCN: ABCD;

- HTG: MNPQ

- Học sinh đọc yêu cầu.

- HS đếm và nêu trước lớp, lớp nhận xét.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh làm vào VBT, 1 học sinh làm vào bảng phụ.

(20)

- Gv chữa bài

- Giáo viên nhận xét.

C. Củng cố - Dặn dò : ( 5’) - Nhận xét tiết học.

- Về nhà làm các bt còn lại trongVBT và bài tập trong VBT.

- Xem bài học sau: 8 cộng với một số.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

- HS về nhà tìm thêm những hình dã học trong cuộc sống.

--- TẬP ĐỌC

Tiết 15: Mục lục sách I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

+ Nắm được nghĩa các từ ngữ mới.

+ Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu 2. Kỹ năng

+ Đọc đúng 1 văn bản có tính liệt kê, biết ngắt nghỉ và chuyển giọng khi đọc tên tác giả, tên truyện trong mục lục.

3. Thái độ

* QTE: Quyền được học tập, đọc sách đọc truyện...(HĐ củng cố) II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: - GV: Tuyển tập truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi, tập 6 (Trần Hoài Dương tuyển chọn), bảng phụ viết 1, 2 dòng trong mục lục để hướng dẫn học sinh luyện đọc

- Học sinh: Sách tập đọc III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- 3 học sinh đọc nối tiếp bài "Chiếc bút mực" và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.

- Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới: ( 30’) *Giới thiệu bài:

*Dạy bài mới:

Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc.

a. GV đọc mẫu:

b.H/d HS luyện đọc nối tiếp câu.

- GV đưa ra các từ dễ phát âm sai: quả cọ, cỏ nội, Quang Dũng, Phùng Quán, Vương quốc vắng nụ cười, ...cổ tích.

- Y/c HS nối tiếp đọc từng câu theo thứ tự

c. Luyện đọc trước lớp

- Hs thực hiên theo y/c của gv.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- 3 đến 5 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh.

- HS nối tiếp đọc bài.

(21)

- Hướng dẫn HS đọc 1, 2 dòng trong mục lục (đã ghi sẵn trên bảng phụ), đọc theo thứ tự từ trái sang phải (ngắt nghỉ hơi rõ ràng):

- Y/c HS đọc bài.

d. Đọc từng mục trong nhóm

- Lần lượt học sinh trong nhóm đọc, các khác lắng nghe, góp ý. Giáo viên theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.

e. Thi đọc giữa các nhóm (từng mục, cả bài).

* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.

- GV H/d HS đọc thành tiếng, đọc thầm từng mục, trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Tuyển tập này có những truyện nào?

-Truyện "Người học trò cũ" ở trang nào?

- Truyện "Mùa quả cọ" của nhà văn nào?

- Mục lục sách dùng để làm gì?

-GV hướng dẫn học sinh đọc, tập tra mục lục sách "TV2", tập một, tìm tuần 5 theo các bước sau:

- HS mở mục lục tuần 5.

- HS đọc mục lục tuần 5 theo hàng ngang.

- HS thi hỏi đáp nhanh về nội dung trong mục lục.

3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại

- GV yêu cầu HS lên bảng thi đọc cả bài văn.

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố - Dặn dò : (5’)

* QTE: Quyền được học tập, đọc sách đọc truyện

- Gv hỏi: Ở trường chúng ta có thư viện không nhỉ? Chúng ta thường làm gì ở đó?

- Gv nói: Thư viện chính là nơi để cho chúng ta tìm đến để đọc sách, truyện, báo….các em có quyền được học tập và

- HS đọc:

+ Một. // Quang Dũng.// Mùa quả cọ.//

Trang 7.//

+ Hai.// Phạm Đức.// Hương đồng cỏ nội.// Trang 28.

- HS đọc trước lớp

- HS đọc bài trong nhóm

- Đại diện nhóm lên thi đọc

- Tuyển tập gồm có 7 truyện

- Truyện Người học trò cũ trang 62

- Truyện Mùa quả cọ của nhà văn Quang Dũng

- Mục lục sách dung để xem, tra cứu

- 3HS của 3 tổ lên thi - HS nhận xét

- HS trả lời

- HS lắng nghe.

(22)

đọc sách báo tại thư viện. Vì vậy các em hãy giới thiệu về thư viện của mình cho bạn biết để các bạn tìm đến đọc sách đọc, truyện...

- GV hệ thống bài.

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà tập đọc mục lục trong sách

--- TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

LÀM GÌ ĐỂ CƠ VÀ XƯƠNG PHÁT TRIỂN TỐT I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Biết được tập thể dục hằng ngày, lao động vừa sức, ngồi học đúng cách và ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt

- Biết đi, đứng, ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống.

2.Kĩ năng

- Giải thích tại sao không nên mang vác vật quá nặng

|* Kỹ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt.

*Kỹ năng làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động để xương và cơ phát triển tốt.

3.Thái độ

- Yêu thích, khám phá kiến thức.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

-Các hình trong bài 4 . SGK trang 10,11 được phóng to.

V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC

SINH

1. Khởi động ( - Hát

(23)

2. Bài cũ Hệ cơ

- Cơ có đặc điểm gì?

- Ta cần làm gì để giúp cơ phát triển và săn chắc?

- Nhận xét.

3. Bài mới

a/. Khám Phá :Trò chơi vật tay

-GV hướng dẫn cách chơi: 2 bạn cạnh nhau tì khuỷu tay lên bàn. 2 cánh tay đan chéo vào nhau, khi GV hô bắt đầu cả 2 cùng dùng sức ở cánh tay mình kéo cánh tay bạn.

-Tuyên dương.

-GV hỏi: Vì sao em có thể thắng bạn?

-GV nói: Các bạn có thể giữ tay chắc và giành chiến thắng trong trò chơi là do có cơ tay và xương phát triển mạnh. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết rèn luyện để cơ và xương phát triển tốt.

-GV ghi tựa bài lên bảng.

b/. KẾT NỐI

 Hoạt động 1: Làm thế nào để cơ và xương phát triển tốt

Mục tiêu: Biết những việc nên làm để cơ và xương phát triển tốt.

*Bước 1: Giao việc

-Chia lớp thành 4 nhóm và mời đại diện nhóm lên bốc thăm.

*Bước 2: Họp nhóm

-Nhóm 1: Muốn cơ và xương phát triển tốt ta phải ăn uống thế nào? Hằng ngày em ăn uống những gì?

-Nhóm 2: Bạn HS ngồi học đúng hay sai tư thế?

Theo em vì sao cần ngồi học đúng tư thế?

- Cả lớp chơi

- Em khỏe hơn, giữ tay chắc hơn

- HS lặp lại

 ĐDDH: tranh, SGK.

- Các nhóm trưởng nhận nhiệm vụ.

- Quan sát hình 1/SGK.

- Ăn đủ chất: Thịt, trứng, sữa, cơm, rau quả. . .

- Quan sát hình 2/SGK.

(24)

-Nhóm 3: Bơi có tác dụng gì? Chúng ta nên bơi ở đâu? Ngoài bơi, chúng ta có thể chơi các môn thể thao gì?

-GV lưu ý: Nên bơi ở hồ nước sạch có người hướng dẫn.

-Nhóm 4: Bạn nào sử dụng dụng cụ tưới cây vừa sức? Chúng ta có nên xách các vật nặng không?

Vì sao?

*Bước 3: Hoạt động lớp.

-GV chốt ý: Muốn cơ và xương phát triển tốt chúng ta phải ăn uống đủ chất đạm, tinh bột, vitamin . . . ngoài ra chúng ta cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế để tránh cong vẹo cột sống. Làm việc vừa sức cũng giúp cơ và xương phát triển tốt.

c/. THỰC HÀNH

 Hoạt động 2: Trò chơi: Nhấc 1 vật

 Mục tiêu: Biết cách nhấc 1 vật nặng

*Bước 1: Chuẩn bị

-GV chia lớp thành 4 nhóm, xếp thành 4 hàng dọc.

-Đặt ở vạch xuất phát của mỗi nhóm 1 chậu nước.

*Bước 2: Hướng dẫn cách chơi.

-Khi GV hô hiệu lệnh, từ em nhấc chậu nước đi nhanh về đích sau đó quay lại đặt chậu nước vào chỗ cũ và chạy về cuối hàng. Đội nào làm nhanh nhất thì thắng cuộc.

*Bước 3: GV làm mẫu và lưu ý HS cách nhấc 1 vật.

*Bước 4: GV tổ chức cho cả lớp chơi.

*Bước 5: Kết thúc trò chơi.

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV mời 1 em làm đúng nhất lên làm cho cả

- Bạn ngồi học sai tư thế. Cần ngồi học đúng tư thế để không vẹo cột sống.

- Quan sát hình 3/SGK.

- Bơi giúp cơ săn chắc, xương phát triển tốt.

- Quan sát hình 4,5/SGK.

- Bạn ở tranh 4 sử dụng dụng cụ vừa sức. Bạn ở tranh 5 xách xô nước quá nặng.

- Chúng ta không nên xách các vật nặng làm ảnh hưởng xấu đến cột sống.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS xung phong nhắc lại

 ĐDDH: 4 chậu nước.

- Theo dõi

- Quan sát

- Cả lớp tham gia

(25)

lớp xem.

- GV sửa động tác sai cho HS.

4. Củng cố – Dặn dò - Nhận xét tiết học

Chuẩn bị: Cơ quan tiêu hóa.

- HS xung phong lên làm.

- HS nhắc lại bài học.

--- TẬP VIẾT

Tiết 5: Chữ hoa D I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Rèn kỹ năng viết chữ.

- Viết D (cỡ vừa và nhỏ), câu ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định.

2. Kĩ năng:

- Dạy kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả mở rộng vốn từ, phát triển tư duy.

3. Thái độ:

- Góp phần rèn luyện tính cẩn thận. Viết chữ đúng nét.

II. CHUẨN BỊ.

- GV: Mẫu chữ hoa.

- HS: Bảng con, vở tập viết.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Kiểm tra vở viết.

- Yêu cầu HS viết bảng con viết: C - Hãy nhắc lại câu ứng dụng.

- HS lên bảng viết : Chia. Lớp viết bảng con.

B. Bài mới: (30’)

* Giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ C hoa.

- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.

- Gắn mẫu chữ D

+ Chữ Dcao mấy li?

+ Gồm mấy đường kẻ ngang?

- Hs thực hiện theo y/c của Gv.

- 5 li

- 6 đường kẻ ngang.

(26)

+ Viết bởi mấy nét?

- GV chỉ vào chữ Dvà miêu tả:

- Gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản.

Nét lượn 2 đầu (dọc) và nét cong phải nối liền nhau tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.

- GV viết bảng lớp.

- GV hướng dẫn cách viết.

- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.

- Gv yêu càu HS chống phấn viết trên không trung.

- GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.

- GV nhận xét uốn nắn.

Hoạt động 2: H/d viết cụm từ ứng dụng.

- Treo bảng phụ: Dân giàu nước mạnh.

- Giới thiệu câu: Dân giàu nước mạnh - Quan sát và nhận xét:

+ Nêu độ cao các chữ cái.

+ Cách đặt dấu thanh ở các chữ.

- Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?

- GV viết mẫu chữ: Dân lưu ý nối nét Dvà ân

- HS viết bảng con tiếng Dân cỡ nhỏ vào bảng.

- GV nhận xét và uốn nắn.

Hoạt đông 3: H/d viết vào vở.

- Theo dõi học sinh viết bài và nhắc nhở tư thế ngồi viết đúng cho học sinh.

- Chấm, chữa bài cho học sinh.

- Thu vở chấm,nhận xét . C. Củng cố - Dặn dò : (5’) - Yêu cầu viết bảng con D, Dân.

- Về nhà tự luyện thêm.

- 1 nét

- HS quan sát

- Hs nhìn và quan sát

- HS viết không trung.

- HS viết bảng con.

- HS đọc câu - D, g, h: 2,5 li

- a, n, i, u, ư, ơ, c, m : 1 li - Dấu huyền (\) trờn a - Dấu sắc (/) trên ơ - Dấu chấm (.) dưới a - Khoảng chữ cỏi o

- HS viết bảng con

- Hs viết vở.

- Về nhà tự luyện thêm.

--- Ngày soạn: ngày 4 tháng 10 năm 2019

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 10 tháng 10 năm 2019

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

(27)

Tiết 5: Tên riêng. Kiểu câu Ai là gì?

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Phân biệt được từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật. Biết viết hoa tên riêng.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng đặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì?

3. Thái độ

* BVMT: HS đặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì? để giới thiêụ về trường em, làng xóm của em; từ đó thêm yêu quý môi trường sống (BT2)

* QTE: Quyền được tham gia bày tỏ ý kiến giới thiệu về nơi mình học tập và sinh sống (BT3)

II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Vở bài tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY A.Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Con hãy đặt cho cô câu hỏi và trả lời về ngày tháng?

- Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới: ( 30’) *Giới thiệu bài:

*Dạy bài mới:

- Luyện tập thực hành.

1. Hoạt động 1.

Bài 1: - Cách viết các từ ở nhóm (1) và (2) khác nhau như thế nào? Vì sao?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu bài tập: các con phải so sánh cách viết các từ ở nhóm (1) với các từ nằm ngoài ngoặc đơn ở nhóm (2).

- Vậy 1 con hãy đọc cho cô nội dung cần ghi nhớ trong SGK. Sau đó gọi tiếp 3 em nữa đọc.

2. Hoạt động 2 . Bài 2: Hãy viết:

a) Tên hai bạn trong lớp.

b) Tên một dòng sông…

- 2 HS đứng tại chỗ đặt câu

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh phát biểu ý kiến:

+ Các từ ở cột 1 là tên chung, không viết hoa (sông, núi, thành phố, học sinh).

+ Các từ ở cột 2 là tên riêng của một dòng sông, một ngọn núi, một thành phố hay một người (Cửu Long, Ba Vì, Huế, Trần Phú Bình). Những tên riêng đó phải viết hoa.

- HS đọc ghi nhớ.

- Học sinh đọc yêu cầu

- Tên sông: Hồng, Cửu Long,…;

(28)

- Hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu của bài: Mỗi con chọn tên hai bạn trong lớp, viết chính xác, đầy đủ họ tên hai bạn đó;

Sau đó, viết tên một dòng sông ở địa phương mình đang sống. Chú ý viết đúng chính tả, viết hoa chữ cái đầu của mỗi tên riêng.

- Cả lớp làm bài vào VBT. 2 học sinh làm vào bảng phụ rồi đem lên trình bày.

- Khi viết các tên riêng bạn, sông, hồ chúng ta cần viết như thế nào?

- Ở địa phương mình có hồ hay sông suối, đạp nào không nhỉ?

- Tên đập: Khe Chè chúng ta viết như thế nào?

- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ chúng?

*BVMT: Chúng ta có thể giới thiệu cho bạn bè của mình biết về các dòng sông, đạp đẹp của địa phương mình. Qua đó các em cần phải bảo vệ và giữ gìn sạch sẽ môi trường đẹp đó.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

3. Hoạt động 3 .

Bài 3: Đặt câu theo mẫu rồi ghi vàochỗ trống.

- Hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu bài tập: đặt câu theo mẫu Ai (hoặc cái gì, con gì) là gì? Để giới thiệu trường con, môn học con yêu thích và làng (xóm) của con.

* QTE: : Quyền được tham gia bày tỏ ý kiến giới thiệu về nơi mình học tập và sinh sống

+Em hãy đặt câu theo mẫu để giới thiệu về trường của mình.

- GV nói: Các em có quyền được học tập trong một ngôi trường đẹp, ở đó các em được học tập và có thể bày tỏ ý kiến hoặc giới thiệu cho mọi người biết về nơi mình học tập hoặc sinh sống.

- Tên hồ: Ba Bể, Hoàn Kiếm, Tây,...;

- Tên núi: Hoàng Liên Sơn, Ngự Bình, Bà Đen...

- Viết hoa

- Đập Khe Chè….

- Viết hoa

- Khống được vất rác bừa bãi, không vất xác động vật xuống …

- Hs đọc yêu cầu bài.

- Học sinh làm bài vào VBT.

+ Trường em là trường tiểu học An Sinh A.

+ Trường em là ngôi trường nhỏ nằm bên cánh đồng lúa bát ngát.

+ Làng em là làng văn hóa Đa Đôi.

+ Xóm em là xóm đoạt giải nhất trong phong trào học tập.

(29)

C. Củng cố - Dặn dò : (5’)

- 2 học sinh nhắc lại cách viết tên riêng.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Học sinh nhắc lại.

- HS lắng nghe.

--- CHÍNH TẢ ( NGHE VIẾT)

Tiết 10: Cái trống trường em I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống âm đầu l/n (hoặc vần en/eng; âm chính tả i/iê).

2. Kỹ năng

- Nghe viết chính xác hai khổ thơđầu cảu bài "cái trống trường em"; Biết trình bày một trong hai bài thơ 4 tiếng, viết hoa chữ đầu mỗi dòng thơ, để cách một dòng khi viết hết một khổ thơ.

3. Thái độ

- HS thêm yêu quý cái trống trưòng.

II. CHUẨN BỊ.

- GV: Bảng phụ: đoạn chép chính tả. Bảng cài, bút dạ.

- HS: Bảng con, vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi 2 học sinh lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con những từ ngữ sau: chia quà, đêm khuya, tia nắng, cây mía.

- Giáo viên nhận xét.

B.Bài mới: (30’)

*Giới thiệu bài:

*Dạy bài mới:

Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết.

a. H/d Hs ghi nhớ nội dung đoạn thơ.

- Giáo viên đọc toàn bài chính tả một lượt.

- Giáo viên giúp học sinh nắm nội dung bài chính tả. Giáo viên hỏi: hai khổ thơ này nói gì?

b. H/d cách trình bày:

- Khổ thơ có mấy dòng thơ - Tìm các chữ cái viết hoa.

- Ta phải trình bày như thế nào cho đẹp?

c. H/d viết từ khó.

-2 hs lên bảng làm.

- 2 học sinh đọc lại.

- Nói về cái trống trường lúc các bạn học sinh nghỉ hè.

- 4 dòng thơ.

- C, M. S, Tr, B...

- Trình bày lùi vào 3 ô.

(30)

- Học sinh tập viết vào bảng con những tiếng khó: trống, nghỉ, ngẫm nghĩ, buồn, tiếng..

d.Học sinh viết bài vào vở.

- Giáo viên đọc từng dòng thơ cho học sinh viết, mỗi dòng đọc 1 lần (vì học sinh đã thuộc bài thơ)

e. Soát lỗi

- GV đọc cho HS soát lỗi g. Chấm, chữa bài:

- Giáo viên chấm nhanh khoảng 7 bài, nhận xét.

Hoạt động 2: Bài tập.

Bài tập 1: Điền chữ hoặc vần thích hợp vào chỗ trống.

- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm làm 1 phần a, b, c.

- Các nhóm làm việc sau đó lên trình bày.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

Bài tập 2: Tìm và ghi nhanh.

- Giáo viên hướng dẫn cách làm.

- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 phần a, b, c.

Giáo viên và học sinh nhận xét.

C. Củng cố - dặn dò:( 5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà làm nốt bài tập chưa hoàn thành.

- HS viết bảng con

- HS viết bài vào vở

- HS soát lỗi

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Các nhóm thảo luận làm.

- Các nhóm lên trình bày.

- Đọc yêu cầu bài tập.

- Các nhóm thực hành tìm và ghi vào phiếu thảo luận.

VD:

a) n/l: nước, núi, nợ, na..lá, - HS lắng nghe.

--- TOÁN

Tiết 24 : Bài toán về nhiều hơn I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố khái niệm "nhiều hơn", biết cách giải toán và trình bày bài toán về nhiều hơn (dạng đơn giản).

2. Kỹ năng :

- Rèn kĩ năng giải toán về nhiều hơn (toán đơn có 1 phép tính).

3. Thái độ :

- HS thích làm bài toán giải

(31)

II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Vở ô li.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC –

HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY A.Kiểm tra bài cũ:

- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 3 SGK.

- Giáo viên nhận xét B. Bài mới: (30’)

* Giới thiệu bài.

* Bài mới.

1. HĐ1: Giới thiệu bài toán về nhiều hơn (10p)

- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh trong SGK, chẳng hạn:

+ Hàng trên có 5 quả cam (gài 5 quả cam vào bảng gài).

+ Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả. Giáo viên giải thích: tức là đã có như hàng trên (ứng 5 quả trên, trống hình), rồi thêm 2 quả nữa (gài tiếp 2 quả cam vào bên phải).

- Giáo viên nhắc lại bài toán: hàng trên có 5 quả cam (giáo viên chỉ hình 5 quả cam), hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 qủa (giáo viên chỉ 2 quả bên phải theo hình vẽ). Hỏi hàng dưới có mấy quả cam? (giáo viên viết dấu? vào bảng dưới).

- Giáo viên gợi ý để học sinh nêu phép tính và câu trả lời rồi hướng dẫn học sinh trình bày bài giải, chẳng hạn:

Bài giải

Số quả cam ở hàng dưới là:

5 + 2 = 7 (quả) Đáp số: 7 quả cam HĐ2: Luyện tập- thực hành Bài tập1: Giải toán

- Gọi HS đọc y/c bài toán.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- HS làm bài

- HS quan sát, suy nghĩ tìm cách giải bài toán.

- Học sinh tự nêu phép tính.

- HS đọc yêu cầu bài - 1HS đọc tóm tắt đề toán

Tóm tắt:

(32)

- Gọi HS trình bày bài giải.

- GV nhận xét Bài tập 2:

- Gọi HS đọc y/c bài toán.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV y/c HS làm bài vào VBT

- GV gọi HS đọc bài dưới lớp. Nhận xét bài trên bảng.

- GVnhận xét.

Bài tập 3:

- Gọi HS đọc y/c bài toán.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV gọi HS chữa bài.

- GV nhận xét

C. Củng cố - Dặn dò: (5’) - Giáo viên chốt lại kiến thức.

- Nhận xét tiết học

Hoà có : 4 bông hoa Bình có nhiều hơn Hoà : 2 bông hoa Bình có :....bông hoa?

Bài giải

Bình có số bông hoa là:

4 + 2 = 6 (bông) Đáp số: 6 bông hoa

- 1 HS làm bài trên bảng, dưới lớp làm VBT.

Bài giải Bảo có số viên bi là:

10 + 5 = 15 (viên) Đáp số: 15 viên bi

Bài giải Hồng cao là:

95 + 4 = 99 (cm) Đáp số : 99cm

- HS đọc yêu cầu bài - 1HS đọc tóm tắt đề toán

Bài giải

Chiều cao của Đào là:

95 + 3 = 98 (cm) Đáp số: 98 cm - HS lắng nghe

--- BUỔI CHIỀU

ÂM NHẠC

ÔN BÀI HÁT: XOÈ HOA

I. Mục tiêu:

- Thuộc bài hát, hát đúng giai điệu, lời ca, hát có sắc thái tình cảm.

- Biết hát kết hợp với động tác phụ hoạ.

- Tập biểu diễn bài hát, chơi trò chơi âm nhạc.

(33)

II. Chuẩn bị:

GV: - Đàn - Đài - Đĩa nhạc.

- Một vài động tác múa đơn giản.

- Nhạc cụ gõ.

HS: - Sách giáo khoa, nhạc cụ gõ.

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định:

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra:

- Gọi 1 đến 3 học sinh hát bài Xoè hoa.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

3. Bài mới:

* Phần mở đầu:

Giờ học trước các em đã được học bài hát Xoè hoa giờ này chúng ta ôn lại bài hát và kết hợp 1 số động tác phụ hoạ đơn giản chơi trò chơi.

* Phần hoạt động

Hoạt động thầy Hoạt động trò

+ Hoạt động 1:

Ôn bài hát Xoè hoa.

- Cho lớp khởi động giọng theo đàn.

- Mở đĩa cho lớp nghe lại bài hát.

- Giáo viên bắt nhịp lớp hát 1 đến 2 lần.

- Chia lớp làm 4 nhóm tập động tác phụ hoạ.

- Lớp khởi đọng theo mẫu âm A.

- Học sinh nghe.

- Lớp hát.

- Lớp thực hiện theo hướng dẫn.

- Lớp đứng tại chỗ tập.

- Học sinh thực hiện.

- Học sinh thực hiện.

(34)

- Giáo viên làm mẫu và hướng dẫn học sinh như đã chuẩn bị.

- Cho học sinh ghép động tác và lời ca của bài.

- Gọi 3 đến 4 em thực hiện hát kết hợp múa đơn giản.

- Giáơ viên nhận xét.

- Tập cho học sinh hát giai điệu bằng các nguyên âm: O, U, A, I.

- Giáo viên hướng dẫn các em mỗi nguyên âm 1 câu hát.

+Hoạt động 2: Hát kết hợp trò chơi.

- Chia lớp làm 4 nhóm mỗi nhóm hát 1 nguyên âm và đổi ngược lại.

- Gọi 4 em lên hát bằng nguyên âm mỗi em 1 nguyên âm tương ứng 4 câu hát.

- Giáo viên nhận xét sửa những chỗ học sinh hát chưa chuẩn.

- Học sinh nghe.

- Học sinh quan sát và làm theo.

- Từng nhóm thực hiện theo hướng dẫn.

- Học sinh thực hiện.

- Học sinh nghe.

* Phần kết thúc:

4. Củng cố:

? Bài học hôm nay có mấy nội dung? Đó là nội dung nào?

- Học sinh trả lời.

- Giáo viên đàn cho học sinh hát ôn lại bài hát.

- Giáo viên nhận xét giờ học.

5. Dặn dò:

- Hát và biểu diễn bài Xoè hoa

--- LUYỆN TOÁN

Ôn tập giải toán về nhiều hơn I.MỤC TIÊU

(35)

1. Kiến thức

- Rèn kĩ năng giải toán về nhiều hơn.

- Ôn tập đơn vị đo độ dài đề-xi-mét có lien quan đến nhiều hơn.

2. Kĩ năng

- HS giải được toán có lời văn về nhiều hơn.

- Biết vẽ đoạn thẳng.

3. Thái độ:

- HS yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ

- Sách thực hành

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Khởi dộng. (2p)

- Cả lớp hát: Lớp chúng mình đoàn kết.

2. Thực hành

* Bài 1: Tính (12p) - Gv gọi HS đọc bài toán.

- Gv hỏi bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Để tìm chị hái được bao nhiêu quả bưởi ta làm phép tính gì?

- Hãy hình thành phép tính cho bài toán?

- Gọi 1 Hs lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.

- GV gọi 2 Hs đọc bài dưới lớp.

- Gọi Hs nhận xét bài trên bảng.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

* Bài 2: (12p)

- Gv gọi HS đọc bài toán.

- Gv hỏi bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Để tìm số tuổi của chị ta làm phép tính gì?

- Hãy hình thành phép tính cho bài toán?

- Gọi 1 Hs lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.

- GV gọi 2 Hs đọc bài dưới lớp.

- Gọi Hs nhận xét bài trên bảng.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

* Bài 3: (7p)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Gv hướng dẫn HS làm.

- Gv yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS lên

- Cả lớp hát.

- Hs đọc

- Mẹ hái được 22 quả bưởi, chị hái được nhiều hơn mẹ 5 quả bưởi. Hỏi chị hái được bao nhiêu quả bưởi?

- Phép cộng.

- 22 + 5 = 27 Giải

Chị hái được số quả bưởi là:

22 + 5 = 27 ( quả) Đáp số: 27 quả

- Hs đọc

- Năm nay em 9 tuổi, chị nhiều hơn em 6 tuổi. Hỏi năm nay chị bao nhiêu tuổi?

- Phép cộng.

- 9 + 6 = 15

Giải

Năm nay chị có số tuổi là:

9 + 6 = 15 ( tuổi )

Đáp số: 15 tuổi

- 1 HS đọc - Hs làm

(36)

bảng làm.

- Gv hỏi đoạn đoạn CD dài hơn đoạn AB mấy cm?

- Vậy đoạn CD dài tất cả bao nhiêu cm?

nêu cách làm.

- Gv nhận xét, kkhen ngợi HS.

3. Củng cố- dặn dò. ( 3p) - Nhận xét giờ học

- 4 cm 12 cm

--- LUYỆN TIẾNG VIỆT

Tiết 14: Ôn tập cách viết hoa tên riêng I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- HS biết phân biệt ia/ya, l/n, en/eng, i/iê 2.Kỹ năng:

- Biết viết hoa các tên riêng.

3.Thái độ:

- Yêu thích môn học.

II.CHUẨN BỊ

- Thực hành toán và tiếng việt III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- HS đọc lại truyện và TLCH:

- GV nhận xét.

B. Bài mới: ( 30’) *Giới thiệu bài:

*Dạy bài mới:

*Bài 1: Điền vào chỗ trống.

- HS đọc đề.

- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi

- GV nhận xét, kết luận

*Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu - Một số hs trình bày

- GV nhận xét, kết luận

*Bài 3:Viết hoa các tên riêng cho đúng.

- Gọi hs nêu yêu cầu bài tập - GV treo bảng phụ hướng dẫn hs

- Hs thực hiện theo y/c của gv

- Hs đọc yêu cầu - Thảo luận theo cặp - Lớp làm VBT.

- tía, khuya, thìa, Phéc- mơ-tuya.

- Hs đọc yêu cầu - hs làm bài vào vbt a.nóng, lười, lo lắng.

b.sen, mèn, leng keng.

c.diều biếc, chiều chiều, chim, biển.

- Hs tự làm bài vào vở.

- 3 hs lên bảng lớp làm.

(37)

- Yêu cầu hs làm bài. Nhận xét - GV nhận xét, kết luận.

C. Củng cố - Dặn dò : (5’) - Nhận xét tiết học.

- Lớp làm VBT, Chữa bài - Lắng nghe.

--- Ngày soạn: ngày 4 tháng 10 năm 2019

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 11 tháng 10 năm 2019 TẬP LÀM VĂN

Tiết 5: Trả lời câu hỏi. Đặt tên bài I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết soạn một mục lục đơn giản.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng nghe và nói: dựa vào tranh vẽ và câu hỏi, kể lại được từng việc thành câu, bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài.

3. Thái độ

* QTE: + Quyền được trao đổi ý kiến giữa các bạn nữ với các bạn nam (HĐ2) + Quyền được tham gia (đặt tên cho bài, soạn một mục lục đơn giản) (HĐ2)

*KNS (BT1)

- Giao tiếp, hợp tác.

- Tư duy sáng tạo: độc lập suy nghĩ.

- Tìm kiếm thông tin.

II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Tranh minh họa bài tập trong sách giáo khoa.

- Học sinh: Bảng phụ;

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY A.Kiểm tra bài cũ:( 5’)

- 2 HS lên bảng kiểm tra - GV nhận xét.

B.Bài mới: (30’)

*Giới thiệu

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi và đồn Đống Đa Quang Trung chỉ huy quân xông vào như vũ bão,.. tiêu diệt

Hưng Đạo Vương không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người?. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng

a) Diện tích toàn phần của hình M gấp mấy lần diện tích toàn phần của hình N?. b) Thể tích của hình M gấp mấy lần thể tích của

* Đường một chiều có vỉa hè, có đèn tín hiệu, có biển báo hiệu giao thông, người và xe đi lại trật tự là đường phố đẹp và an toàn..

-Nêu hành vi đúng sai trong mỗi tranh để đảm bảo an toàn khi đi bộ trên đường.. An toàn

- Học sinh biết vẽ, viết khẩu hiệu hoặc sưu tầm tranh ảnh về an toàn khi đi trên một số phương tiện giao thông.. *Phát triển năng lực và

Mọi người ngồi đều hai bên thuyền và đều mặc áo phao.. Tham khảo một số

Dựa vào các hình và thông tin dưới đây, nêu một số quy định khi đi xe buýt. Chờ xe ở bên