• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Kế hoạch dạy học tuần 21

Thời gian thực hiện: Thứ 2 ngày 24 tháng 1 năm 2022 Toán

ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN (Tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố viết số thập phân và một số phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm; viết các số đo dưới dạng số thập phân; so sánh các số thập phân.

- Rèn kĩ năng thực hiện thành thạo các phép tính và vận dụng giải toán

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG - GV: Máy tính - HS : SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Phản xạ nhanh": Một bạn nêu một phân số thập phân, một bạn viết số thập phân tương ứng .

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài - Giáo viên nhận xét , kết luận

Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài

- Viết các số đo sau dưới dạng phân số thập phân.

- Học sinh tự làm vào vở sau đó chia sẻ kết quả

a) 0,3 = ; 0,72 = 1,5 = ; 0,347 =

b) = ; = ; = ;

=

- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm bài, chia sẻ kết quả a) 0,5 = 50%

8,75 = 875 % b) 5% = 0,05

10 3

100 72

10 15

1000 0,347

2 1

10 5

5 2

10 4

4 3

100 75

25 6

100 24

(2)

Bài 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài

Bài 4: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét , kết luận

Bài 5: HĐ cá nhân

- Cho HS tự làm bài rồi chia sẻ kết quả - GV kết luận

625 % = 6,25

- Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân.

- Học sinh làm vở

- 2 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ cách làm:

a) giờ = 0,75 giờ.

phút = 0,25 phút.

b) km = 0,3 km ; kg = 0,4 kg

- Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn

- HS cả lớp làm vở

- 2 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ cách làm:

a) 4,203 ; 4,23 ; 4,5 ; 4,505 b) 69,78 ; 69,8 ; 71,2 ; 72,1

- HS tự làm bài rồi báo cáo kết quả - Cách làm: Viết 0,1 <...< 0,2 thành 0,10 <....< 0,20. Số vừa lớn hơn 0,10 vừa bé hơn 0,20 có thể là 0,11 ; 0,12 ;...; 0,19....Theo yêu cầu của bài chỉ cần chọn một trong các số trên để điền vào chỗn chấm, ví dụ: 0,1 < 0,15

< 0,2.

3.Hoạt động ứng dụng, củng cố:(3 phút) - Viết các số thập phân sau dưới dạng tỉ số phần trăm(theo mẫu):

0,018 = 1,8% 15,8 =...

0,2 =... 11,1 =...

- Về nhà tìm thêm các bài toán về tỉ số phần trăm để làm.

* Củng cố, dặn dò - N/x tiết học

- HS nêu:

0,018 = 1,8% 15,8 = 1580%

0,2 = 20% 1,1 = 110%

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

4 3

4 1

10 3

5 2

(3)

………

………

Tập đọc

TIẾT 45. PHÂN XỬ TÀI TÌNH I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung

thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học

* QTE: quyền được phân xử công bằng.

*ĐC: Nghe - ghi lại ý chính của bài Tập đọc II. ĐỒ DÙNG

- GV: Máy tính

- HS: Máy tính, điện thoại thông minh có cài phần mềm MEET III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng và trả lời câu hỏi:

- Chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?

- Nêu ý nghĩa của bài thơ ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi đọc

- Phải đi qua đèo Gió, đèo Giàng, đèo Cao Bắc.

- Ca ngợi Cao Bằng, mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương đất nước.

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới : (12 phút) - Mời một HS khá đọc toàn bài.

- GVKL: bài chia làm 3 đoạn

- Cho HS đọc nối tiếp 3 đoạn.

- Gv kết hợp hướng dẫn đọc từ ngữ khó và hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài: Giải nghĩa thêm từ : công

-1 học sinh đọc toàn bài, cả lớp lắng nghe.

- HS chia đoạn: Bài chia làm 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến …. Bà này lấy trộm.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến … kẻ kia phải cúi đầu nhận tội.

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài

+ Lần 1: 3HS đọc nối tiếp, phát âm đúng: vãn cảnh, biện lễ, sư vãi.

+ Lần 2: HS đọc nối tiếp, 1HS đọc chú giải : quán ăn, vãn cảnh, biện lễ, sư vãi,

(4)

đường - nơi làm việc của quan lại;

khung cửi - công cụ dệt vải thô sơ, đóng bằng gỗ; niệm phật - đọc kinh lầm rầm để khấn phật.

- YC HS luyện đọc theo cặp.

- Mời một, hai HS đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu bài văn : giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện niềm khâm phục trí thông minh, tài sử kiện của viên quan án; chuyển giọng ở đoạn đối thoại, phân biệt lời nhân vật :

+ Giọng người dẫn chuyện : rõ ràng, rành mạch biểu lộ cảm xúc

+ Giọng 2 người đàn bà : ấm ức, đau khổ.

+Lời quan: ôn tồn, đĩnh đạc, trang nghiêm.

đàn, chạy đàn …

- HS luyện đọc theo cặp.

- 2 HS đọc toàn bài - HS lắng nghe.

* Tìm hiều bài

-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

+ Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ?

+ Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?

Y/C HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:

+ Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?

- QTE: GV kết luận : Quan án thông minh hiểu tâm lí con nguời nên đã nghĩ ra một phép thử đặc biệt- xé đôi tấm vải là vật hai người đàn bà cùng

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc đoạn 1 và TLCH, chia sẻ trước lớp + Về việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử.

- Quan đã dùng nhiều cách khác nhau:

+ Cho đòi người làm chứng nhưng không có người làm chứng.

+ Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, cũng không tìm được chứng cứ

+ Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai nguời bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc , TLCH, chia sẻ kết quả

+ Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hy vọng bán tấm vải sẽ kiếm được ít tiền mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé/ Vì quan hiểu người dửng dưng khi tấm vải bị xé đôi không phải là người đã đổ mồ hôi, công sức dệt nên tấm vải.

(5)

tranh chấp để buộc họ tự bộc lộ thái độ thật, làm cho vụ án tưởng như đi vào ngõ cụt, bất ngờ được phá nhanh chóng.

- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi:

+ Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa?

+ Vì sao quan án lại dùng cách trên?

Chọn ý trả lời đúng?

- GV kết luận : Quan án thông minh, nắm được đặc điểm tâm lí của những người ở chùa là tin vào sự linh thiêng của Đức Phật, lại hiểu kẻ có tật thường hay giật mình nên đã nghĩ ra cách trên để tìm ra kẻ gian một cách nhanh chóng, không cần tra khảo.

- GV hỏi : Quan án phá được các vụ án là nhờ đâu?

+ Câu chuyện nói lên điều gì ?

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc và TLCH, chia sẻ kết quả

+ HS kể lại.

+ Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ bị lộ mặt.

- Nhờ thông minh, quyết đoán. Nắm vững đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội.

- Nội dung: Truyện ca ngợi trí thông minh tài xử kiện của vị quan án

3. HĐ luyện tập thực hành : (8 phút) - Gọi 4 HS đọc diễn cảm truyện theo cách phân vai: người dẫn truyện, 2 người đàn bà, quan án.

- GV chọn một đoạn trong truyện để HS đọc theo cách phân vai và hướng dẫn HS đọc đoạn : “Quan nói sư cụ biện lễ cúng phật …..chú tiểu kia đành nhận lỗi”

- YC học sinh luyện đọc theo cặp, thi đọc diễn cảm.

- GV nhắc nhở HS đọc cho đúng, khuyến khích các HS đọc hay và đúng lời nhân vật .

- 4 HS đọc diễn cảm truyện theo cách phân vai : người dẫn chuyện, 2 người đàn bà, quan án

- HS luyện đọc theo cặp, thi đọc.

4. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (3 phút) - Chia sẻ với mọi người biết về sự thông minh tài trí của vị quan án trong câu chuyện.

- Yêu cầu HS về nhà tìm đọc các truyện về quan án xử kiện (Truyện cổ tích Việt Nam) Những câu chuyện phá án của các chú công an, của toà án hiện nay.

- HS nghe và thực hiện.

- HS nghe và thực hiện.

(6)

* Củng cố, dặn dò - N/x tiết học

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………..

Đạo đức

EM YÊU QUÊ HƯƠNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.

- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương;

lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch dự án góp phần bảo vệ quê hương.

- Rèn phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ, nhân ái, yêu nước; phát triển các năng lực điều chỉnh hành vi, NL phát triển bản thân, NL tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế- xã hội

* ĐC: Ghép dạy vào 1 tiết

* GDKNS: Kĩ năng xác định giá trị; tư duy phê phán; tìm kiếm và xử lí thông tin;

kĩ năng trình bày.

* GDĐĐ HCM: Giáo dục cho HS lòng yêu nước, yêu tổ quốc theo tấm gương Bác Hồ.

II. ĐỒ DÙNG - SGK, VBT.

- Phiếu học tập cá nhân

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS hát

- Cho HS nêu phần ghi nhớ bài Em yêu quê hương.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS nêu - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) Hoạt động 1: Triển lãm nhỏ (bài tập

4, SGK) (8’)

- GV chia lớp thành 3 nhóm, hướng dẫn các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình đã sưu tầm được.

- Các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình.

- Cả lớp xem tranh và trao đổi, bình luận.

- GV nhận xét về tranh, ảnh của HS và bày tỏ niềm tin rằng các em sẽ làm được những công việc thiết thực để tỏ

- Các nhóm trưng bày sản phẩm theo tổ.

- HS xem tranh và trao đổi, bình luận.

(7)

lòng yêu quê hương.

Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK) (10’)

- GV nêu yêu cầu của bài tập 2 và hướng dẫn HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.

- GV lần lượt nêu từng ý kiến.

- Mời một số HS giải thích lí do.

- GV kết luận:

+ Tán thành với các ý kiến: a, d

+ Không tán thành với các ý kiến: b, c Hoạt động 3: Xử lí tình huống (bài tập 3, SGK) (10’)

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để xử lí các tình huống của bài tập 3.

- Mời đại diện các nhóm HS trình bày.

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV kết luận:

+ Tình huống a: Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình; vận động các bạn cùng tham gia đóng góp; nhắc nhở các bạn giữ gìn sách,...

+ Tình huống b: Bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội, vì đó là một việc làm góp phần làm sạch, đẹp làng xóm.

Hoạt động 4: Trình bày kết quả sưu tầm. (4’)

- Cả lớp trao đổi về ý nghĩa của các bài thơ, bài hát,…

- GV nhắc nhở HS thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.

- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.

- HS giải thích lí do.

- 1- 2 HS đọc phần ghi nhớ.

- HS thảo luận và trình bày cách xử lí tình huống của nhóm mình.

- HS trình bày các bài thơ, bài hát sưu tầm được.

3.Hoạt động ứng dụng, củng cố:(2 phút) - HS trình bày kết quả sưu tầm về các cảnh đẹp của quê hương, các phong tục tập quán danh nhân...đã chuẩn bị

- HS trình bày

* Củng cố, dặn dò - GV n/x tiết học

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Khoa học

TIẾT 45. SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN

(8)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Biết một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.

- Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.

- Rèn phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ; phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên; NL tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Máy tính có cài phần mềm MEET.

- HS: Máy tính, điện thoại thông minh có cài phần mềm MEET III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi "Bắn tên"

với các câu hỏi:

+ Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì?

+ Con người sử dụng năng lượng của nước chảy trong những công việc gì?

- GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (28 phút) Hoạt động 1: Thảo luận cặp đôi

+ Cho HS các cặp làm thí nghiệm về vật dẫn điện, vật cách điện.

+ Hãy kể tên những đồ dùng sử dụng điện mà em biết?

+ Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy ra từ đâu?

Hoạt động 2: Ứng dụng của dòng điện - GV cho HS làm việc theo nhóm 4 - GV đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn

- Trình bày kết quả

+ Làm thí nghiệm, báo cáo.

+ Bóng điện, bàn là, ti vi, đài, nồi cơm điện, đèn pin, máy sấy tóc, chụp hấp tóc, máy tính, mô tơ, máy bơm nước + Được lấy từ dòng điện của nhà máy điện, pin, ác- quy, đi- a- mô.

- Các nhóm trao đổi, thảo luận và làm vào bảng nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả Tên đồ dùng sử dụng

điện

Nguồn điện cần sử dụng Tác dụng của dòng điện

Bóng điện Nhà máy điện Thắp sáng

Bàn là Nhà máy điện Đốt nóng

Ti vi Nhà máy điện/ ắc quy Chạy máy

Đài Nhà máy điện/ ắc quy/ pin Chạy máy

(9)

Tủ lạnh Nhà máy điện Chạy máy

Máy bơm nước Nhà máy điện Chạy máy

Nồi cơm điện Nhà máy điện Chạy máy

Đèn pin Pin Thắp sáng

Máy tính Nhà máy điện Chạy máy

Máy tính bỏ túi Nhà máy điện Chạy máy

Máy là tóc Nhà máy điện Đốt nóng

Mô tơ Nhà máy điện Chạy máy

Quạt Nhà máy điện Chạy máy

Đèn ngủ Nhà máy điện Thắp sáng

Máy sấy tóc Nhà máy điện Đốt nóng

Điện thoại Nhà máy điện Chạy máy

Máy giặt Nhà máy điện Chạy máy

Loa Nhà máy điện Chạy máy

Hoạt động 3: Vai trò của điện

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu vai trò của điện dưới dạng trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”

- GV chia lớp thành 2 đội

- GV viết lên bảng các lĩnh vực: sinh hoạt hằng ngày, học tập, thông tin, giao thông, nông nghiệp, thể thao…

- GV phổ biến luật chơi - Cho HS chơi

- GV nhận xét trò chơi

? Nêu và thực hiện được việc làm thiết thực để tiết kiệm năng lượng điện ở trường và ở nhà.

? Đề xuất và trình bày được những việc cần làm để sử dụng an toàn, tiết kiệm năng lượng điện một cách đơn giản, dễ nhớ (như dùng hình ảnh, sơ đồ,...) để vận động gia đình và cộng đồng cùng thực hiện.

- HS nghe GV phổ biến luật chơi và cách chơi

- Tổ chức cho HS cả lớp cùng chơi.

Mỗi đội cử 2 HS làm trọng tài và người ghi điểm. Trọng tài tổng kết cuộc chơi.

- HS nêu.

- HS đưa ra đề xuất.

3. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (3 phút) - GV gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 93, SGK

- Chia sẻ với mọi người về một số máy móc, đồ dùng sử dụng năng lượng điện - Tìm hiểu một số đồ vật, máy móc dùng điện ở gia đình em.

* Củng cố, dặn dò - Gv n/x tiết học

- HS đọc

- HS nghe và thực hiện.

- HS nghe và thực hiện.

(10)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Thời gian thực hiện: Thứ 3 ngày 25 tháng 1 năm 2022 Toán

ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng.

- Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.

- Rèn phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học

*Tập trung ôn tập về viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích dưới dạng số thập phân

II. ĐỒ DÙNG - GV: Máy tính

- HS : SGK, vở , bảng con

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Điền đúng, điền nhanh" lên bảng viết các số sau dưới dạng phân số thập phân: 23,23; 10,01; 24,001;

12,3; 24,123 - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- Chia lớp thành 2 đội chơi, mối đội 5 bạn.

HS dưới lớp cổ vũ cho các bạn chơi.

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu

-Yêu cầu HS làm bài tập - GV nhận xét chữa bài

- Củng cố lại cách đọc đổi các đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng.

* GV cho học sinh chốt lại kiến thức

- Trong bảng đơn vị đo độ dài hoặc bảng đơn vị đo khối lượng hai đơn vị liền nhau gấp hoặc kém nhau 10 lần .

Bài 2: HĐ cá nhân - HS nêu yêu cầu

- Yêu cầu HS tự làm bài

- 2 HS đọc

- HS làm bài vào vở,

-1 HS làm bảng lớp, sau đó chia sẻ

Lớn hơn mét Mét Bé hơn mét Kí

hiệu k

m hm dam m dm cm mm

Quan hệ giữa các đơn vị đo

- Viết theo mẫu

- HS làm bài. 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm

(11)

- GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và các đơn vị đo khối lượng.

Bài 3

- HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét chốt lại kiến thức

a. 1m = 10dm = 100cm = 1000mm 1km = 1000m 1kg = 1000g 1 tấn = 1000kg

- Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu) - HS làm bài vào vở.

- 3 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ cách làm a. 1827m = 1km 827m = 1,827km

b. 34dm = 3m 4dm = 3,4m c. 2065g = 2kg 65g = 2,065kg 3.Hoạt động ứng dụng, củng cố: (3 phút)

- GV cho HS vận dụng làm bài:

Điền số thích hợp vào chỗ chấm 2030m = ....km 150 g ....

0,15kg

750m = ...km 3500g ....

3,5kg

- Về nhà ôn lại các kiến thức về đơn vị đo độ dài và đo khối lượng, vận dụng vào thực tế cuộc sống.

* CỦng cố dặn dò - Gv n/x tiết học

- HS làm bài

2030m = 2,03km 150 g = 0,15kg 750m = 0,75km 3500g = 3,5kg - HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Luyện từ và câu

TIẾT 44. NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến.

-HS Biết tạo những câu ghép mới thể hiện quan hệ tăng tiến.bằng cách nối các vế câu ghép bằng QHT, thay đổi vị trí các vế câu.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung

thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ

* Không dạy phần nhận xét và phần ghi nhớ, chỉ làm BT ở phần luyện tập.

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Máy tính có cài phần mềm MEET.

- HS: Máy tính, điện thoại thông minh có cài phần mềm MEET III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS tổ chức thi đặt câu ghép ĐK (GT) - KQ

- HS thi đặt câu

(12)

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành: (28 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc yêu cầu + đọc câu a, b.

- GV giao việc:

+ Các em đọc lại câu a, b.

+ Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong câu - Cho HS làm bài

- GV nhận xét, kết luận

Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét, kết luận

Bài 3: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS tự làm bài - GV chốt lại kết quả đúng

- Chuyện đáng cười ở điểm nào?

- HS đọc

- HS làm bài, chia sẻ kết quả

- Mặc dù giặc Tây hung tàn /nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập vui tươi, đoàn kết, tiến bộ.

- Tuy rét vẫn kéo dài / , mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương

- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

- HS dùng bút chì gạch trong SGK.

- HS chia sẻ

a/ Cần thêm quan hệ từ nhưng + thêm vế 2 của câu.

VD: Tuy hạn hán kéo dài nhưng ao nhà em vẫn không cạn nước.

b/ Cần thêm quan hệ từ mặc dù + thêm vế 1 của câu (hoặc quan hệ từ tuy + vế 1)

VD:Tuy trời đã tối nhưng các cô các bác vẫn miệt mài trên đồng ruộng.

- HS đọc yêu cầu - HS làm bài - HS chia sẻ

Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian CN VN

xảo / nhưng cuối cùng hắn CN

vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8 VN

3. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (3 phút) - Tìm cặp quan hệ từ trong câu thơ sau:

Nay tuy châu chấu đá voi Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra - Viết đoạn văn ngắn có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tương phản để nói về bản thân em.

- HS nêu

Nay tuy châu chấu đá voi Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra - HS nghe và thực hiện.

(13)

* Củng cố, dặn dò - GV n/x tiết học

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Lịch sử

TIẾT 22. BẾN TRE ĐỒNG KHỞI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cuối năm 1959 - đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi nhiều vùng nông thôn miền Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”).

- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện.

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực đặc thù lịch sử, năng lực giải quyết vấn đề.

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Máy tính có cài phần mềm MEET

- HS: Máy tính, điện thoại thông minh có cài phần mềm MEET III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi khởi động với các câu hỏi sau:

+ Nêu tình hình nước ta sau hiệp định Giơ- ne -vơ?

+ Vì sao đất nước ta, nhân dân ta phải đau nỗi đau chia cắt?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (28 phút) Hoạt động 1: Hoàn cảnh bùng nổ

phong trào " đồng khởi " Bến Tre - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân + Phong trào đồng khởi ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào?

+ Phong trào bùng nổ vào thời gian nào? Tiêu biểu nhất là ở đâu?

- HS đọc SGK , trả lời câu hỏi

+ Mĩ – Diệm thi hành chính sách “Tố công” “diệt cộng” đã gây ra những cuộc thảm sát đẫm máu cho nhân dân miền Nam. Trước tình hình đó không thể chịu đựng mãi, không còn con đường nào khác, nhân dân buộc phải đứng lên phá tan ách cùm kẹp.

+ Phong trào bùng nổ từ cuối năm 1959 đầu năm 1960 mạnh mẽ nhất là ở Bến Tre.

(14)

- KL: ( GV tham khảo trong SGV) Hoạt động 2: Phong trào đồng khởi của nhân dân tỉnh Bến Tre

- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm + Thuật lại sự kiện ngày 17- 1- 1960?

+ Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở Bến Tre?

+ Kết quả của phong trào ?

+ Phong trào có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân như thế nào?

+ Ý nghĩa của phong trào?

- GV nhận xét kết quả làm việc của hoc sinh.

- HS nghe

- HS thảo luận nhóm, báo cáo kết quả + Ngày 17- 1- 1960 nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa mở đầu cho phong trào " Đồng khởi" tỉnh Bến Tre.

+ Cuộc khởi nghĩa ở Mỏ Cày, phong trào nhanh chóng lan ra các huyện khác.

+ Trong 1 tuần lễ ở Bến Tre đã có 22 xã được giải phóng hoàn toàn, 29 xã khác tiêu diệt ác ôn giải phóng nhiều ấp.

+ Phong trào đã trở thành ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào MN ở cả nông thôn và thành thị. Chỉ tính trong năm 1960 có hơn 10 triệu lượt người bao gồm cả nông dân công nhân trí thức tham gia ...

+ Phong trào mở ra thời kì mới cho phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam: nhân dân miền Nam cầm vũ khí chống quân thù, đẩy Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động ..

- HS nghe 3. Hoạt động ứng dụng: (3 phút)

- Kể tên các trường học, đường phố di tích lịch sử,...liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong bài vừa học.

- Sưu tầm tư liệu liên quan đến địa danh Bến Tre và phong trào đồng khởi Bến Tre.

* Củng cố, dặn dò - Gv n/x tiết học

- HS nêu: Mỏ Cày, - HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Địa lí

MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU ÂU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của hai quốc gia Pháp và Liên bang Nga:

- Chỉ vị trí và thủ đô nước Nga, Pháp trên bản đồ.

(15)

- Xác định được vị trí địa lý của nước Ai Cập hiện nay trên bản đồ hoặc lược đồ.

- Kể lại được một số câu chuyện về Kim tự tháp, Pharaon,...

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực: sử dụng các công cụ của Địa lí (tranh ảnh, lược đồ/ bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê); giải quyết vấn đề.

*Bổ sung: Dạy lồng ghép văn minh Hy Lạp (Thêm mục 3. Hy Lạp) II. ĐỒ DÙNG

- GV: Máy tính có cài phần mềm MEET

- HS: Máy tính, điện thoại thông minh có cài phần mềm MEET III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Ổn định tổ chức

- Người dân châu Âu có đặc điểm gì?

- GVnhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - 2 HS trả lời

- Lớp nhận nhận xét - HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (28 phút) Hoạt động 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân 1. Liên Bang Nga

- HS làm việc cá nhân, tự kẻ bảng vào vở hoàn thành bảng. 1 HS lên bảng làm

bài vào bảng GV đã kẻ sẵn

- HS làm bài cá nhân theo phiếu

Các yếu tố Đặc điểm – sản phẩm chính của các ngành sản xuất

Vị trí địa lí Nằm ở Đông Âu và Bắc á

Diện tích 17 triệu km2, lớn nhất thế giới

Dân số 144,1 triệu ngời

Khí hậu Ôn đới lục địa (chủ yếu phần châu Á

thuộc Liên Bang Nga)

Tài nguyên khoáng sản Rừng tai- ga, dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt

Sản phẩm công nghiệp Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông

Sản phẩm nông nghiệp Lúa mì, ngô, khoai tây, lợn, bò, gia cầm

- GV theo dõi HS làm việc và giúp đỡ khi các em gặp khó khăn

- GV yêu cầu HS nhận xét bài thống kê bạn làm trên bảng lớp

+ Em có biết vì sao khí hậu của Liên Bang Nga, nhất là phần thuộc châu Á rất lạnh, khắc nghiệt không?

- Một số HS nêu nhận xét, bổ sung ý kiến.

+ Vì lãnh thổ rộng lớn và chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương

(16)

+ Khí hậu khô và lạnh tác động đến cảnh quan thiên nhiên ở đây như thế nào?

- GV yêu cầu HS dựa vào bảng thống kê, trình bày lại về các yếu tố địa lí tự nhiên và các sản phẩm chính của các ngành sản xuất của Liên Bang Nga.

- GV nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho HS Hoạt động 2: Làm việc cả lớp

- GV chia HS thành các nhóm 2. Pháp

- Các nhóm thảo luận, trao đổi để hoàn thành phiếu học tập sau:

+ Khí hậu khô và lạnh nên rừng tai- ga phát triển. Hầu hết lãnh thổ nước Nga ở châu Á đều có rừng tai – ga bao phủ.

- 1 HS trình bày trước lớp

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu.

PHIẾU HỌC TẬP

Các em hãy cùng xem các hình minh họa trong SGK, các lược đồ và hoàn thành các bài tập sau:

1. Xác định vị trí địa lí và thủ đô của nước Pháp.

a. Nằm ở Đông Âu, thủ đô là Pa- ri.

b. Nằm ở Trung Âu, thủ đô là Pa- ri.

c. Nằm ở Tây Âu, thủ đô là Pa- ri.

2. Kể tên một số sản phẩm của ngàmh công nghiệp nước Pháp

………

………

………

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- Trình bày kết quả

- GV sửa chữa câu trả lời cho HS để có phiếu hoàn chỉnh.

- GV yêu cầu HS dựa vào phiếu và kiến thức địa lí, nội dung SGK trình bày lại các đặc điểm về tự nhiên và các sản phẩm của các ngành sản xuất ở Pháp.

3. Hi Lạp

- Các nhóm thảo luận, trao đổi để hoàn thành phiếu học tập sau:

- Các nhóm HS làm việc, nêu câu hỏi khi có khó khăn cần GV giúp đỡ.

- 1 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung ý kiến.

- 1 HS trình bày trước lớp, HS cả lớp cùng theo dõi, nhận xét và nêu ý kiến bổ sung.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu.

PHIẾU HỌC TẬP

Các em hãy cùng xem các hình minh họa trong SGK, các lược đồ và hoàn thành các bài tập sau:

(17)

1. Nêu vị trí địa lí Hi Lạp.

...

2. Thế vận hội cổ đại đầu tiên tổ chức năm nào? Ở đâu? Nhằm vinh danh ai?

………

………

………

3. Đại hội thể thao Olympic được tổ chức mấy năm một lần?Lễ hội kéo dài mấy ngày?

………

………

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- Trình bày kết quả

- GV sửa chữa câu trả lời cho HS để có phiếu hoàn chỉnh.

- GV nhận xét tuyên dương.

GV KL: Các cuộc đại hội điền kinh ở Olympia không chỉ có tác dụng về mặt tôn giáo, thể dục - thể thao, mà còn có ý nghĩa củng cố tình đoàn két giữa các thành bang Hy Lạp, thúc đẩy sự thống nhất và phát triển của nền văn hóa Hy Lạp.

Hiện nay, những đại hội thể thao có tính chất quốc tế vẫn gọi là Thế vận hội Olympia theo cách gọi của người Hy Lạp. Ngọn lửa từ thành phố Olympia đã được truyền đến những thành phố đăng cai Thể vận hội Olympic trên thế giới. Thế vận hội hiện đại đầu tiên diễn ra vào năm 1896 tại Athens, gồm 280 người tham gia từ 13 quốc gia.

Từ năm 1994, Thế vận hội mùa hè và Thế vận hội mùa đông được tổ chức riêng biệt, luân phiên hai năm một lần.

- Các nhóm HS làm việc, nêu câu hỏi khi có khó khăn cần GV giúp đỡ.

- 1 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung ý kiến.

- 1 HS trình bày trước lớp, HS cả lớp cùng theo dõi, nhận xét và nêu ý kiến bổ sung.

- HS lắng nghe.

3. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (23 phút) - Chia sẻ với mọi người về một số nước ở châu Âu.

- Viết một đoạn văn ngắn về một số nước ở châu Âu về những điều em thích nhất khi học về một số nước ở châu Âu.

* Củng cố, dặn dò - Gv n/x tiết học

- HS nghe và thực hiện.

- HS nghe và thực hiện.

(18)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Thời gian thực hiện: Thứ 4 ngày 26 tháng 1 năm 2022 Toán

ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG ( Tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đo khối lượng thông dụng.

- Viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.

- Rèn phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học,

*Tập trung ôn tập về viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích dưới dạng số thập phân

*Không làm bài 3 trang 153 II. ĐỒ DÙNG

- GV: Máy tính, ti vi - HS : SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": nêu bảng đơn vị khối lượng và mối quan hệ trong bảng đơn vị đo khối lượng.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi - HS nghe

- HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân - HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét, kết luận

- Củng cố lại cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân .

Bài 2: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu - HS tự làm bài

- GV nhận xét, kết luận

- Củng cố cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân .

- Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân

- HS tự làm bài, 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả

a. 4km 382m = 4,382km 2km 79m = 2,079km 700m = 0,7km

- Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân

- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm

a. 2kg 350g = 2,35 kg 1kg 65g = 1,065kg b. 8 tấn 760kg = 8,76 tấn

(19)

Bài 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài.

- GV chốt lại kết quả đúng

Bài 4: HĐ cá nhân

- Cho HS tự làm bài rồi chia sẻ kết quả - GV kết luận

2 tấn 77kg = 2,077 tấn

- Viết số thích hợp vào chỗ chấm - HS làm bài vào vở, đổi chéo vở để kiểm tra

a) 0,5m = 50cm b) 0,075km = 75m

c) 0,064kg = 64g d) 0,08tấn = 80kg

- HS làm bài

- HS chia sẻ kết quả a) 3576m = 3,576km b) 53cm = 0,53m c) 5360kg = 5,36 tấn d) 657g = 0,657kg 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Cho HS vận dụng làm bài tập sau:

Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

0,15m =....cm 0,00061km =...m 0,023 tấn = ...kg 7,2g =....kg

- Về nhà ôn lại bảng đợn vị đo độ dài và đo khối lượng, áp dụng vào thực tế.

- Chuẩn bị bài: Ôn trước bảng đơn vị đo diện tích.

* Củng cố, dặn dò - GV n/x tiết học

- HS nêu:

0,15m = 15cm 0,00061km = 0,61m 0,023 tấn = 23kg 7,2g = 0,0072kg - HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

Luyện từ và câu

TIẾT 45. LUYỆN TẬP NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Ôn lại câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.

-Biết phân tích cấu tạo câu ghép; thêm được một vế câu ghép để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản; biết xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẩu chuyện (BT3).

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung

thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ

*Thay bài MRVT Trật tự - An ninh II. ĐỒ DÙNG

- GV: Máy tính có cài phần mềm MEET.

- HS: Máy tính, điện thoại thông minh có cài phần mềm MEET III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

(20)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện":

Đặt câu ghép ĐK (GT) - KQ - Gv nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi - HS nghe

- HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành: (28 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân - Cho HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài

+ Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong câu - GV nhận xét, kết luận

Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét, kết luận

Bài 3: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS tự làm bài - GV kết luận

- Phân tích cấu tạo của các câu ghép sau

- HS làm bài, chia sẻ kết quả

+ Tuy trời mưa nhưng cả lớp vẫn đi học đúng giờ.

+ Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng gia đình họ rất hạnh phúc.

- HS đọc thầm, 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

- Cả lớp làm vở - HS chia sẻ

a/ Cần thêm quan hệ từ nhưng + thêm vế 2 của câu.

VD: Tuy nhà xa nhưng Lan vẫn đi học đúng giờ.

b/ Cần thêm quan hệ từ mặc dù + thêm vế 1 của câu (hoặc quan hệ từ tuy +vế 1)

VD:Mặc dù trời đã tối nhưng các cô các bác vẫn miệt mài trên đồng ruộng.

- HS đọc yêu cầu - HS làm bài

Mặc dù trời rét buốt/ nhưng Bé vẫn CN VN CN VN dậysớm để học bài 3. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (3 phút)

- Tìm cặp QHT thích hợp để chuyển câu sau thành câu ghép có sử dụng cặp QHT:

Đèo Pha Đin dài 32km, dốc đứng và có tới 60 khúc quanh gấp, đầy bất trắc.

- Vận dụng tốt cách sử dụng cặp QHT để nói và viết cho phù hợp.

* Củng cố, dặn dò - Gv n/x tiết học

- HS nêu:

Không những đèo Pha Đin dài 32km, mà dốc đứng và còn có tới 60 khúc quanh gấp, đầy bất trắc.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

(21)

...

...

Tập làm văn

TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.

-Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Máy tính, ti vi.

- HS : SGK, vở viết

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho 2 HS lần lượt đọc lại chương trình hoạt động đã làm ở tiết Tập làm văn trước

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS đọc - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành :(28 phút)

*Nhận xét chung về kết quả của cả lớp - GV đưa bảng phụ đã ghi 3 đề bài của tiết kiểm tra viết ở tuần trước.

- GV nhận xét chung về kết quả của cả lớp

- Ưu điểm:

+ Xác định đúng đề bài

+ Viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp.

- Tồn tại: (VD)

+ Một số bài bố cục chưa chặt chẽ + Còn sai lỗi chính tả

+ Còn sai dùng từ, đặt câu

* Hướng dẫn HS chữa bài

+ Hướng dẫn HS chữa lỗi chung

- GV đưa bảng phụ đã viết sẵn các loại lỗi HS mắc phải.

- GV trả bài cho HS.

- Cho HS lên chữa lỗi trên bảng phụ

- 1 HS đọc lại 3 đề bài - HS lắng nghe

- HS nhận bài, xem lại những lỗi mình mắc phải.

- Lần lượt một số HS lên chữa từng lỗi

(22)

- GV nhận xét và chữa lại những lỗi HS viết sai trên bảng bằng phấn màu.

+ Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài - Cho HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi.

- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.

+ Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay.

- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay.

- Yêu cầu HS viết lại đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn

trên bảng. HS còn lại tự chữa trên nháp.

- Lớp nhận xét phần chữa lỗi trên bảng - HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi.

- HS lắng nghe và trao đổi về cái hay, cái đẹp của đoạn, của bài.

- HS nghe 3.Hoạt động ứng dụng, củng cố:(3 phút)

- Chia sẻ với mọi người về bố cục bài văn tả người.

- Về nhà viết lại bài văn cho hay hơn

* Củng cố, dặn dò - Gv n/x tiết học

- HS nghe và thực hiện - HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Thời gian thực hiện: Thứ 5 ngày 27 tháng 1 năm 2022 Toán

ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích; chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).

- Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.

- Rèn phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học,

II. ĐỒ DÙNG - GV: Máy tính

- HS : SGK, bảng con, vở...

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên":

Kể tên các đơn vị đo thời gian và mối quan hệ giữa chúng.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi - HS nghe

- HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân

(23)

- Gọi HS đọc yêu cầu - GV treo bảng phụ.

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài.

- Yêu cầu HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích

- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

- HS làm bài, 1 HS lên điền vào bảng phụ, sau đó chia sẻ trước lớp

- HS đọc xuôi, ngược bảng đơn vị đo diện tích.

km2 hm2 dam2 m2 dm2 cm2 mm2

1 km 2

= 100hm2

1 hm 2

= 100dam2

=

1 100km2

1 dam 2

= 100m2

=

1 100hm2

1m 2

= 100dm2

=

1 100dam2

1 dm 2

= 100cm2

=

1 100m2

1 cm 2

= 100mm2

=

1 100dm2

1 mm 2

=

1 100cm - Hai đơn vị diện tích liền nhau

hơn kém nhau bao nhiêu lần ? Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét chữa bài.

Bài 3: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS tự làm - GV nhận xét chữa bài.

- Yêu cầu HS chi sẻ nêu cách làm cụ thể một số câu

- Hai đơn vị diện tích liền nhau hơn kém nhau 100 lần.

- Điền số thích hợp vào chỗ chấm.

- HS tự làm bài.

- 2 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ

a.1m2 = 100dm2 = 10000cm2

1m2 = 1000000mm2 1ha = 10000 m2

1km2 = 100ha = 1000000 m2 b.1m2 = 0,01dam2

1m2 = 0,0001hm2 = 0,0001ha 1m2 = 0,000001km2

- Viết số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là héc-ta

- HS tự làm bài

- 2 HS lên bảng chữa bài, chia sẻ kết quả a) 65 000 m2 = 6,5 ha

b) 6 km2 = 600 ha

- HS làm bài, báo cáo kết quả cho GV 846000m2 = 84,6ha

5000m2 = 0,5ha 9,2km2 = 920ha 0,3km2 = 30ha 3.Hoạt động ứng dụng, củng cố:(2 phút)

- Hai đơn vị diện tích liền nhau gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần ?

* Củng cố, dặn dò - Gv n/x tiết dạy

- HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

(24)

Tập làm văn

TIẾT 43. ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kiến thức về văn kể chuyện.

- Làm đúng bài tập thực hành thể hiện khả năng hiểu một truyện kể về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Máy tính có cài phần mềm MEET.

- HS: Máy tính, điện thoại thông minh có cài phần mềm MEET III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS hát

- GV chấm đoạn văn HS viết lại trong tiết Tập làm văn trước.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS theo dõi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành: (28 phút)

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT1 - Cho HS đọc yêu cầu của BT1.

- GV nhắc lại yêu cầu.

- Cho HS làm bài - Trình bày kết quả

- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng + Thế nào là kể chuyện ?

+ Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?

+ Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào?

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2 - Cho HS đọc yêu cầu + câu chuyện Ai giỏi nhất?

- GV giao việc:

+ Các em đọc lại câu chuyện.

+ Khoanh tròn chữ a, b hoặc c ở ý em cho là đúng.

- HS đọc - HS nghe

- HS làm bài theo nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

-Là kể một chuỗi sự việc có đầu, có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi câu chuyện nói lên một điều có ý nghĩa.

- Hành động của nhân vật - Lời nói, ý nghĩ của nhân vật

- những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu - Bài văn kể chuyện gồm 3 phần:

+ Mở bài + Diễn biến + Kết thúc - HS đọc

(25)

- Cho HS làm bài

- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:

1. Câu chuyện có mấy nhân vật?

2. Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?

3. ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?

- HS làm bài - HS chia sẻ - Bốn nhân vật

- Cả lời nói và hành động

- Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.

3. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (3 phút) - Chia sẻ với mọi người về cấu tạo của bài văn kể chuyện.

- Dặn HS ghi nhớ những kiến thức về văn kể chuyện; đọc trước các đề văn ở tiết Tập làm văn tiếp theo.

* CỦng cố, dặn dò - GV n/x tiết học

- HS nghe và thực hiện.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Thời gian thực hiện: Thứ 6 ngày 28 tháng 1 năm 2022 Toán

ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Củng cố Quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối. Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.

- Chuyển đổi số đo thể tích.

- Rèn phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học,

II. ĐỒ DÙNG - GV: Máy tính

- HS : SGK, bảng con...

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS hát

- Cho HS thi đua: Nêu sự khác nhau giữa đơn vị đo diện tích và thể tích?

Mối quan hệ giữa chúng.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- 2 nhóm HS thi đua nêu - HS nghe

- HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1: HĐ cả lớp -HS đọc yêu cầu.

- GV treo bảng phụ

- Điền số thích hợp vào chỗ chấm.

(26)

+ Nêu các đơn vị đo thể tích đã học theo thứ tự từ lớn đến bé ?

+ Trong bảng đơn vị đo thể tích đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé tiếp liền nó ?

+ Đơn vị đo thể tích bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền nó ?

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài.

+ Các đơn vị đo thể tích đã học là : mét khối ; đề-xi-mét khối ; xăng-ti-mét khối.

+ Trong bảng đơn vị đo thể tích đơn vị lớn gấp 1 000 lần đơn vị bé tiếp liền nó.

+ Trong bảng đơn vị đo thể tích đơn vị bé bằng

1

1000 đơn vị lớn tiếp liền nó.

- HS làm bài,

- 1 HS lên điền vào bảng lớp, chia sẻ cách làm

Tên Kí hiệu Quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau Mét khối m3 1m3 = 1000dm3 = 1000 000 cm3

Đề-xi-mét

khối dm3 1dm3 = 1000 cm3

1dm3 = 0, 001m3 Xăng-ti

mét khối

cm3 1cm3 = 0,001dm3 Mi-li-mét

khối mm3 1 mm3 = 0,001 cm3

Bài 2 : HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét, kết luận

Bài 3: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu

- GV cho HS làm việc theo cặp đôi - Đại diện nhóm trình bày

- GV nhận xét chữa bài

- Điền số thích hợp vào chỗ chấm - HS làm bài bảng con, chia sẻ cách làm 1m3 = 1000dm3

7, 268 m3 = 7268 dm3 0,5 m3 = 500 dm3 3m3 2dm3 = 3,002 dm3

- HS làm bài, báo cáo kết quả cho GV 1dm3 = 1000cm3

4,351dm3 =4351 cm3 0,2dm3 = 200 cm3 1dm3 9cm3 =1009cm3

- Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân

- HS làm việc theo nhóm đôi a. Có đơn vị là mét khối : 6m3 272dm3 = 6,272 m3

b. Có đơn vị là đề- xi- mét khối : 8dm3 439cm3 = 8439dm3

- HS làm bài, báo cáo kết quả cho GV

(27)

2105dm3 = 2,105m3 3m3 82dm3 = 3,082m3 3670cm3 = 3,67 dm3 5dm3 77cm3 =5,077dm3 3.Hoạt động ứng dụng, củng cố:(2 phút)

- Hai đơn vị đo thể tích liền nhau gấp kém nhau bao nhiêu lần ?

* Củng cố dặn dò - Gv n/x tiết học

- HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Khoa học

TIẾT 46 + 47: LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.

-Biết được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn. Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.

- Rèn phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ; phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên; NL tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Máy tính có cài phần mềm MEET.

- HS: Máy tính, điện thoại thông minh có cài phần mềm MEET

Một cục pin, dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin một số vật bằng kim loại

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi khởi động bằng các câu hỏi sau:

+ Hãy nêu vai trò của điện?

+ Kể tên một số đồ dùng điện mà bạn biết?

+ Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu?

- GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (28 phút)

Hoạt động 1: Thực hành: Kiểm tra - Hoạt động nhóm

(28)

mạch điện

- GV yêu cầu HS quan sát các hình vẽ mạch điện ở hình minh họa 5

- GV gọi HS phát biểu ý kiến

- GV đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn

+ Dự đoán xem bóng đèn nào có thể sáng. Vì sao?

+ Nêu điều kiện để mạch điện thắp sáng đèn?

Hoạt động 2: Thực hành lắp mạch điện đơn giản

- GV kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của HS

? Mô tả được cấu tạo và hoạt động của mạch điện thắp sáng gồm: nguồn điện, công tắc và bóng đèn.

- GV yêu cầu HS quan sát làm mẫu - GV yêu cầu HS thực hành lắp mạch điện trong nhóm và vẽ lại cách mắc mạch điện vào giấy.

- GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.

- Gọi 2 nhóm HS lên trình bày cách lắp mạch điện của nhóm mình

- GV nhận xét, kết luận về cách lắp mạch điện của HS

- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 94 SGK

- Yêu cầu 2 HS lên bảng chỉ cho cả lớp thấy rõ: Đâu là cực dương? Đâu là cực âm? Đâu là núm thiếc? Đâu là dây tóc?

+Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng?

+ HS quan sát hình minh họa

+ 5 HS tiếp nối nhau phát biểu và giải thích theo suy nghĩ

+ Hình a: bóng đèn sáng vì đây là một mạch kín.

+ Hình b: bóng đèn không sáng vì 1 đầu dây không được nối với cực âm.

Hình c: bóng đèn không sáng vì mạch điện bị đứt.

+ Hình d: bóng đèn không sáng.

+ Hình e: bóng đèn không sáng vì 2 đầu dây đều nối với cực dương của pin.

+ Nếu có một dòng điện kín từ cực dương của pin, qua bóng đèn đến cực âm của pin.

- Nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị đồ dùng ở nhà của các thành viên.

- HS quan sát

- Mỗi HS lắp mạch điện 1 lần. Cả nhóm thống nhất cách lắp và vẽ sơ đồ mạch điện của nhóm vào giấy.

- 2 nhóm HS tiếp nối nhau vẽ sơ đồ mạch điện lên bảng và nói lại cách lắp mạch điện của nhóm mình.

- HS nghe - HS đọc

- 2 HS tiếp nối nhau lên bảng cầm cục pin, bóng đèn chỉ cho cả lớp.

+ Phải lắp thành một mạch kín để dòng điện từ cực dương của pin qua bóng đèn đến cực âm của pin.

+ Dòng điện trong mạch kín được tạo ra từ pin.

+ Vì dòng điện từ pin chạy qua dây

(29)

+ Dòng điện trong mạch kín được tạo ra từ đâu?

+ Tại sao bóng đèn lại có thể sáng?

?Giải thích được lí do sử dụng vật dẫn điện, vật cách điện trong một số đồ vật, tình huống thường gặp.

tóc bóng đèn nóng tới mức phát ra ánh sáng.

+ HS giải thích.

Hoạt động 3: Vật dẫn điện,vật cách điện

- Yêu cầu HS đọc mục hướng dẫn thực hành trang 96, SGK

- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu thí nghiệm cho từng nhóm.

- GV yêu cầu HS làm việc trong nhóm, - GV hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn

- Trình bày kết quả

- HS đọc hướng dẫn thực hành trang 96, SGK

- Các nhóm thảo luận theo sự chỉ dẫn của GV.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả Vật liệu

Kết quả

Kết luận Đèn sáng Đèn không sáng

Nhựa x Không cho dòng điện chạy qua

Nhôm x Cho dòng điện chạy qua

Đồng x Cho dòng điện chạy qua

Sắt x Cho dòng điện chạy qua

Cao su x Không cho dòng điện chạy qua

Sứ x Không cho dòng điện chạy qua

Thủy tinh x Không cho dòng điện chạy qua

+ Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì?

+ Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua?

+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì?

+ Những vật liệu nào là vật cách điện?

+ Ở phích cắm và dây điện, bộ phận nào dẫn điện, bộ phận nào cách điện?

Hoạt động 4: Vai trò của cái ngắt điện, thực hành làm cái ngắt điện đơn giản

- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa SGK trang 97.

+ Cái ngắt điện được làm bằng vật liệu gì?

+ Nó ở vị trí nào trong mạch điện?

+ Nó có thể chuyển động như thế nào?

+ Gọi là vật dẫn điện.

+ Đồng, nhôm, sắt.

+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là vật cách điện.

+ Nhựa, cao su, sứ, thủy tinh, bìa,

+ Ở phích cắm điện: nhựa bọc, núm cầm là bộ phận cách điện, dây dẫn là bộ phận dẫn điện.

+ Ở dây điện: vỏ dây điện là bộ phận cách điện, lõi dây điện là bộ phận dẫn điện.

- HS quan sát hình minh họa hoặc cái ngắt điện thật

+ Được làm bằng vật dẫn điện.

(30)

+ Dự đoán tác động của nó đến mạch điện?

- GV nhận xét, sửa chữa câu trả lời.

- GV cho HS làm một cái ngắt điện đơn giản - GV kiểm tra sản phẩm của HS, sau đó yêu cầu đóng mở, ngắt điện.

+ Nằm trên đường dẫn điện.

+ Sự chuyển động của nó có thể làm cho mạch điện kín hoặc hở.

+ Khi mở cái ngắt điện, mạch hở và không cho dòng điện chạy qua.

Khi đóng cái ngắt điện mạch kín và dòng điện chạy qua được.

- HS thực hành làm cái ngắt điện.

3. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (3 phút) - Chia sẻ với mọi người về cách lắp mạch điện đơn giản.

- Tìm hiểu thêm về vai trò các thiết bị điện như: công tơ, cầu chì, phích điện. công tắc, Aptomat,...

* Củng cố dặn dò - Gv n/x tiết học

- HS nghe và thực hiện.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Sinh hoạt

NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN 21 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được ưu nhược điểm của mình và của bạn trong tuần qua . - Có ý thức khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm.

- Nắm được nhiệm vụ tuần 22.

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần - HS: chuẩn bị nội dung.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động 1: Khởi động - HS hát tập thể 1 bài.

Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp

- 4 tổ trưởng nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.

- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.

- Lớp trưởng nhận xét chung.

- GV nhận xét, đánh giá, hướng dẫn HS cách sửa chữa khuyết điểm.

*. Ưu điểm:

………

………

………

*Nhược điểm:

………

………

(31)

………

Hoạt động 3: Kế hoạch tuần 22

- Ổn định nề nếp học tập và các hoạt động ngoài giờ - Tiếp tục thi đua dạy tốt- học tốt

- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điể

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực: sử dụng các công cụ của Địa lí (tranh ảnh, lược đồ/

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực: sử dụng các công cụ của Địa lí (tranh ảnh, lược đồ/ bản

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ; Phát triển các năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.. * QTE: Chúng ta có quyền được giáo

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực: sử dụng các công cụ của Địa lí (tranh ảnh, lược đồ/ bản

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực đặc thù lịch sử, năng lực giải quyết

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực: sử dụng các công cụ của Địa lí (tranh ảnh, lược đồ/ bản

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực đặc thù lịch sử, năng lực giải quyết

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực: sử dụng các công cụ của Địa lí (tranh ảnh, lược đồ/