• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 1

Ngày soạn: 5/9/2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020

TOÁN

Bài 1: TRÊN – DƯỚI. PHẢI – TRÁI. TRƯỚC – SAU. Ở GIỮA

I. MỤC TIÊU

- Xác được vị trí: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa trong tình huống cụ thể và có thể diễn đạt bằng ngôn ngữ.

- Thực hành trải nghiêm sử dụng các từ ngữ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để mô tả vị trí các đối tượng cụ thể trong các tình huống thực tế.

- Bước đầu rèn kĩ năng quan sát, phát triển các năng lực toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh tình huống

- Bộ đồ dùng dạy học toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC (SGV)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra đồ dùng học tập của HS (5’)

- Gv giới thiệu: Học toán lớp 1, học về số, học các phép tính, các hình đơn giản và thực hành lắp ghép, đo độ dài, xem đồng hồ, xem lịch.

- GV cho Hs làm quen với bộ đồ dùng dạy học toán.

- GV hướng dẫn HS các hoạt động cá nhân, nhóm, cặp, cách phát biểu,…

2. Bài mới (28’)

a. Hoạt động trải nghiệm (5’)

- GV yêu cầu Hs quan sát tranh nêu những gì các em thấy trong tranh ( quan sát cá nhân rồi chia sẻ cho bạn ngồi bên cạnh)

- Gọi học sinh nêu

* Vừa rồi các con đã quan sát và xác định được vị trí các bạn theo hướng nhìn của mình rất tốt. Để tìm hiểu sâu hơn các vị trí các đồ vật hơn chúng ta đi vào bài học ngày hôm nay. Trên- dưới. Phải- Trái.

- HS xem tranh, chia sẻ theo nhóm bàn về những gì các em nhìn thấy.

- Có 2 bạn đang chơi cầu trượt bạn nữ đang ở trên cầu, 1 bạn nam đang ở dưới ạ.

- Có bạn nữ đang ôm cây, bạn nhỏ đứng sau cây, cây ở trước bạn nhỏ - 2 bạn đang chơi đồ chơi bạn gái ngồi bên trái bạn nam ngồi bên phải của con, cây nấm ở giữa hai bạn

(2)

Trước- sau. Ở giữa.

b. Hoạt động hình thành kiến thức (8’) - Y/c HS quan sát tranh trong khung kiến thức và trao đổi cặp đôi

- HS trao đổi cặp đôi về 3 bức tranh trong sgk

- Gọi đại diện trình bày

- Gọi nhận xét các nhóm nêu ý kiến

- HS trình bày:

Tranh 1: Bạn nữ ở trên, bạn nam ở dưới

Tranh 2: Bạn nam ở giữa hai bạn nữ, bạn nữ tóc dài đúng bên trái bạn nam, bạn nữ tóc ngắn đứng bên tay phải của bạn nam

Tranh 3: Bạn nữ đứng sau cây, cây ở trước bạn nhỏ.

- GV yêu cầu HS quan sát xung quanh lớp học tìm các vị trí các đồ vật trên, dưới, trước, sau, phải, trái, ở giữa

- HS nêu các đồ vật các em quan sát được

* Các con đã xác định được các vị trí:

Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa ở trong hình và các tình huống cụ thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ.

c. Thực hành, luyện tập (12’)

Bài 1: GV đọc yêu cầu bài tập - HS lắng nghe

- Nêu lại yêu cầu bài (Dùng các từ:

trên, dưới, phải, trái, trước sau, ở giữa để nói về bức tranh sau.

- HS quan sát bức tranh - GV tổ chức cho học sinh nói cho bạn

cùng bạn nghe mình qs được các vị trí ở trong tranh

+ Kể tên những vật ở dưới gầm bàn + Kể tên những vật ở trên mặt bàn

+ Trên bàn có vật nào bên tay trái bạn gái?

+ Trên bàn có vật nào bên tay phải bạn gái?

- Gọi HS trình bày trước lớp - Nhận xét, đánh giá

* GV HD học sinh thao tác: Lấy bút chì, tẩy, hộp bút rồi đặt chúng sao cho bút chì ở giữa, hộp bút ở bên phải bút chì, tẩy ở bên trái bút chì

- HS nói những gì quan sát được nói cho bạn bên cạnh mình nghe

- Đại diện các nhóm lên trình bày

Bài 2: GV đọc yêu cầu bài tập - HS lắng nghe

- Nêu lại yêu cầu bài

- HS quan sát tranh, nêu trước lớp + Bạn nhỏ muốn đến trường thì bạn

(3)

- Nhận xét

* Vậy từ cổng trường mình các em muốn đi bộ về nhà em sẽ rẽ sang bên nào?

ấy phải rẽ sang bên tay phải

+ Bạn nhỏ muốn đến thư viện bạn ấy cần rẽ bên tay trái

- Nhận xét - HS trả lời Bài 3: GV đọc yêu cầu bài tập

- GV nêu yêu cầu phần a và b

- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi “ Làm theo tôi nói, không làm theo tôi làm”

- GV nêu luật chơi

- HS lắng nghe

- HS thực hiện lần lượt theo yêu cầu của giáo viên

- Thực hiện cả lớp, cá nhân.

- HS chơi thử - HS chơi d. Hoạt động vẫn dụng (3’)

- Khi tham gia giao thông em đi đường bên nào?

- Khi lên xuống cầu thang em đi bên nào?

- GV nêu đưa hai biển báo giáo thông cầm rẽ trái và phải giới thiệu cho học sinh biết khi gặp biển báo này.

-… bên phải

- Đi lên, xuống cầu thang em đi bên phải

3. Củng cố, dặn dò:

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hàng ngày?

- Nhận xét giờ học

- Dặn dò về nhà ôn bài và chuẩn bị bài học sau.

- HS nêu

- XĐ được các vị trí đồ vật, định hướng đước các bên phải trái …

--- TIẾNG VIỆT

BÀI 1A: a- b

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng âm a, b; đọc trơn các tiếng, từ ngữ của bài học. Hiểu nghĩa từ ngữ qua tranh.

- Viết đúng a, b, bà.

- Nói được các tiếng, từ hoặc tên các vật chứa a, b.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Tranh phóng to HĐ1, HĐ4

- Mẫu chữa b phóng to mẫu chữ viết trên bảng lớp hoặc phần mềm hướng dẫn HS viết chữa, b.

- Hs sách gk

(4)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1

1. Hoạt động khởi động

* HĐ1: Nghe - nói - Treo tranh

- Quan sát tranh tìm nhanh các con vật được vẽ trong tranh? (Các con vật dưới nước, các con vật trên bờ)

* Các tiếng chỉ tên các con vật chứa a, b.

Trong các tiếng này tiếng chứa chữ a là: gà, cá. Tiếng chứa chữ b là: bò, bê, tiếng chứa chữ a, b là ba ba. Ngoài ra ta thấy người bà ngồi ở ao không?

Tiếng bà có âm a, b là nội dung bài học hôm nay.

- GV viết tên bài lên bảng.

2. Hoạt động khám phá:

* Hoạt động2: Đọc

a) Đọc tiếng, từ: Tiếng “ bà”

- Gv đánh vần mẫu: b-a-ba- huyền-bà.

- Bạn nào giỏi cho cô biết cấu tạo của tiếng

“hè”.

- Gọi HS nhận xét.

- Trong tiếng “bà”có âm a, b hôm nay chúng mình sẽ học

- Nghe cô phát âm “a, b”

- GV đưa tiếng vào mô hình.

b a - Mời học sinh đánh vần lại.

- Đọc trơn : “bà”

- GV gọi HS đọc lại các từ vừa học trên bảng

- Giới thiệu chữ a, b in thường và in hoa trong sách

- HSTL

- Vài hs lên bảng chỉ vào tranh.

- Hs lắng nghe.

- Hs đánh vần theo.

- Tiếng “bà”. có âm “b” đứng trước, âm “ a” đứng sau. Âm “ b”

nằm ở phần đầu, âm “ a” nằm ở phần vần, dấu thanh sắc trên đầu âm “a”.

- HS nhận xét.

- 2 HS nhắc lại.

- Nối tiếp đọc bài, nhóm đôi, đồng thanh.

(5)

b) Tạo tiếng mới.

- Lớp trưởng lên tổ chức cho các bạn chơi trò chơi

=> Cô đã giới thiệu với lớp mình 2 âm

mới “ b”, “ a”, các tiếng và từ khóa giờ cô mời lớp mình cùng nhìn lên bảng.( GV treo 2 bảng phụ trong sgk)

b a ba b a ~

b a , bả b a bá

- Đây là cấu tạo của các tiếng đã biết âm đầu, phần vần, phần thanh yêu cầu chúng mình sẽ ghép các tiếng của nó.

- Gọi 2 HS đọc tiếng đã biết :

- Yêu cầu HS ghép nhanh tiếng “ba” vào bảng con.

- Con đã ghép tiếng “ba” như thế nào?

- GV nhận xét.

- Cho HS giơ bảng kiểm tra.

- Gọi HS đọc bài nối tiếp tiếng “ ba”

- Tương tự như thế cô yêu cầu mỗi dãy bàn sẽ ghép một tiếng nối tiếp đến hết.

+ Sau khi ghép xong các con hãy đọc các tiếng mình vừa ghép được cho nhau nghe + GV gọi các nhóm đọc tiếng mà nhóm vừa ghép được

- GV nhận xét.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi " tiếp sức"

- GV dán bảng phụ lên bảng. Cô chia lớp mình làm 2 đội, mỗi đội 5 bạn lên tham gia chơi. Trên tay cô là các tấm thẻ chứa các tiếng và cô sẽ chia cho các đội, yêu cầu các con lên mỗi bạn sẽ cầm một tấm thẻ chứa tiếng và gắn tiếng trong tấm thẻ đó đúng với vị trí của nó trên bảng. Mỗi bạn chỉ gắn đúng một tiếng sau đó sẽ chuyển cho bạn tiếp theo, đội nào gắn nhanh và đúng nhất sẽ là đội thắng cuộc.

- Cô mời tổ 1 và 3 trực tiếp lên tham gia

- HS quan sát

- HS đọc

- Phần đầu b ghép trước sau đó đến phần vần a.

- Nhận xét - Hs giơ bảng - HS đọc nối tiếp - HS thực hiện yêu cầu - Hs đọc trong nhóm

- HS đọc cá nhân, đọc nối tiếp - đọc đồng thanh

- Hs lắng nghe

(6)

chơi, tổ 2 sẽ làm ban giám khảo.

- Tổ 2 nhận xét.

- Gọi 1 HS lên bảng đọc các từ mà bạn vừa ghép

- GV nhận xét và tuyên dương

- GV gọi HS đọc lại các từ vừa ghép được

=> Như vậy vừa rồi chúng mình đã tìm ra được những tiếng có chứa âm “ b” và âm“

a” rất tốt, cô mời lớp mình chuyển sang tiết 2 của bài.

c. Đọc hiểu - Treo tranh

H : Nhìn hình đọc từ ngữ phù hợp với mỗi hình?

+ Em thấy con gì ở hình 1 ? + Em thấy con gì ở hình 2 ? Giải lao

Tiết 2 3. Hoạt động luyện tập HĐ 3: Viết

- GV nêu cách viết chữ a, chữ b, cách nối nét chữ ba,…số 0

- GV nhận xét, sửa lỗi của các em 4. Hoạt độngvậndụng

HĐ 4: Nghe-nói Nói tiếng chứa a, b

*Trò chơi : Thi nói nối tiếp tiếng có vần a, tiếng có âm đầu

- GV nêu cách chơi và thể lệ cuộc chơi Tổng kết tiết học

- Nhận xét, tuyên dương hs học tốt - Về nhà đọc lại bài

- HS chơi trò chơi

- HS đọc

- Từng cặp nêu, trình bày trước lớp

- Vài hs hỏi đáp về bức hình .

- Hs lắng nghe - Hs viết bài

- Hs lắng nghe

--- Ngày soạn: 5/9/2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020 Buổi sáng:

TIẾNG VIỆT BÀI 1B

: c- o

I. MỤC TIÊU

(7)

- Đọc đúng âm c, o; đọc trơn các tiếng, từ ngữ của bài học. Hiểu nghĩa từ ngữ và nội dung qua tranh

- Viết đúng: c, o, cò.

- Biết hỏi- đáp với bạn bè và người thân về những con vật tên có chữ c, o.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Tranh phóng to sgk

- Mẫu chữ c, o phóng to /mẫu chữ viết trên bảng lớp hoặc phần mềm hướng dẫn HS viết chữ c, o.

- Hs sách gk

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1

1. Hoạt động khởi động HĐ1: Nghe - nói

- Quan sát tranh của HĐ1 hỏi – đáp về tên các con vật và hoạt động của chúng được vẽ trong tranh.

- Nhận xét, tuyên dương.

* Các tiếng chỉ tên các con vật chứa c, o.

Trong các tiếng này tiếng chứa chữ c, o là:

cò, cá .Tiếng bà có âm c, o là nội dung bài học hôm nay.

- GV viết tên bài lên bảng 2. Hoạt động khám phá:

H Đ 2: Đọc a. Đọc tiếng, từ

- GV làm mẫu: Viết chữ cá, cò lên bảng:

Đánh vần - đọc trơn tiếng cá, cò

- Giới thiệu chữ c, o in thường và in hoa trong sách

b/ Tạo tiếng mới:

- Làm mẫu đưa tiếng cà vào mô hình:

Âm đầu Vần Thanh Tiếng

c a \

c a

- Thi đính nhanh các thẻ chữ trên bảng phụ ca, cà, cá, cả, cã, cạ

- Bạn A: Con vật nào đang bay trên bờ ruộng?

- Bạn B: Con cò

- Bạn A: Mỏ cò cặp con gì?

- Bạn B: Mỏ cò cặp con cá.

- 2HS kể trước lớp

- Đọc tên bài nối tiếp

- HS lắng nghe

- Cá nhân, cặp đánh vần và đọc trơn tiếng cá, cò

- Nhóm: Tìm tiếng theo thứ tự các dòng, đọc trơn tiếng tìm được.

(8)

- Tiếng bò tương tự

- Nhận xét – tuyên dương c. Đọc hiểu

- Treo tranh

- Nhìn hình đọc từ ngữ phù hợp với mỗi hình ?

+ Em thấy con gì ở hình 1?

+ Đọc từ em thấy dưới hình?

+ Em thấy gì ở hình 2?

+ Em thấy con gì ở hình 3?

- Chia lớp 2 nhóm thi chọn từ phù hợp với hình .

- Đọc các từ ngữ theo thước chỉ của gv Giải lao

Tiết 2 3. Hoạt động luyện tập HĐ 3:Viết

- GV nêu cách viết chữ c, chữ o, cách nối nét chữ co và cách đặt dấu thanh, nêu cách viết số 1

- GV và cả lớp nhận xét, sửa lỗi của các em .

4.Hoạt động vận dụng HĐ 4:Đọc

- Đoán xem trong tranh người bà đi đâu về?

- Vì sao em biết điều đó?

- GV đọc mẫu 2 câu và nghỉ hơi sau mỗi câu.

- Nhóm

- Cả lớp

- Nhận xét – tuyên dương 5. Củng cố- Dặn dò - Nhận xét tiết học

- Nhóm 1: Đính ca, cà, cá..

- Nhóm 2: Đính bò, bó, bỏ..

- Đại diện các nhóm luyện đọc các tiếng 2-3 lần.

- Đọc từ dưới hình 1: (cỏ)

- HS thảo luận và nhận xét biết hình 2 vẽ cây cọ, hình 3 vẽ con bò đọc từ dưới các hình ( cọ, bò)

- HS viết vào vở

- Đi chợ về

- Nhìn thấy các thứ bà cầm ở tay - Đọc trơn 2 câu theo gv ( 2-3 lần) - Thi đọc truyền điện từng câu - Nhóm cùng luyện đọc trơn 2 – 3 lần

- Cá nhân đọc và sửa lỗi - Cả lớp đọc 2 câu

(9)

- Chuẩn bị bài 1C: Bài ô- ơ

- Về nhà đọc lại bài cho bố, mẹ nghe

--- TOÁN

Bài 2: HÌNH VUÔNG – HÌNH TRÒN HÌNH TAM GIÁC – HÌNH CHỮ NHẬT

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Gọi đúng tên các hình đó.

- Nhận ra hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật từ các vật thật. Ghép được các hình thành hình mới.

- Phát triển các năng lực toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Các thẻ hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật có kích thước, màu sắc khác nhau.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC (SGV)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

* HĐ khởi động (2’)

- Để tạo bầu không khí sôi nổi cho lớp học. Cô mời các con cùng đứng lên và vận động theo lời bài bát “Bé yêu hình học”

1. Kiểm tra bài cũ (3’)

- Gv gắn các vật lên bảng yêu cầu Hs quan sát và nêu các vị trí của vật.

- GV nhận xét, đánh giá

- HS nêu- nhận xét

2. Bài mới (28’)

a. Hoạt động trải nghiệm (5’)

- GV yêu cầu Hs quan sát tranh nêu những gì các em thấy trong tranh ( quan sát theo cặp đôi)

- Gọi học sinh nêu

* Vừa rồi các con đã quan sát và đã nhận biết được các hình và hôm nay chúng ta sẽ đi vào bài học ngày hôm nay (GV viết tên bài)

b. Hoạt động hình thành kiến thức (8’)

- HS xem tranh, chia sẻ theo nhóm bàn về những gì các em nhìn thấy.

- HS nêu các vật trong tranh…Bảng hình chữ nhật là có khẩu hiệu, ảnh Bác Hồ, 5 điều Bác Hồ dạy. Đồng hồ hình tròn, cờ thi đua hình tam giác, hoa học tập hình vuông

- GV yêu cầu HS lấy ra một nhóm các đồ vật có hình dạng và màu sắc khác nhau

- HS lấy ra một nhóm các đồ vật có hình dạng và màu sắc khác nhau - GVgiơ từng hình vuông và nói:

“ Đây là hình vuông ”. - HS quan sát và trả lời câu hỏi.

(10)

+ Hình vuông có mấy cạnh, các cạnh của hình vuông có bằng nhau không?

- GV hướng dẫn HS nêu tên vật nào có hình dạng là hình vuông.

- GV cùng HS nhận xét.

- Giới thiệu hình tròn.

- GVgiơ từng hình tròn và nói: “ Đây là hình tròn”.

- GV cho HS nhận diện hình vuông và hình tròn trong hộp đồ dùng học toán.

- GV cho HS xem phần bài học toán 1, hướng dẫn HS nêu tên vật nào có hình dạng là hình tròn.

- GV cùng HS nhận xét.

- Giới thiệu hình tam giác.

- GV lần lượt giơ từng hình tam giác và nói:

“ Đây là hình tam giác ”.

+ Hình tam giác có mấy cạnh, các cạnh của hình tam giác như thế nào?

- GV hướng dẫn HS nêu tên vật nào có hình dạng là hình tam giác.

- GV cùng HS nhận xét.

- GV cho HS quan sát, nhớ lại trong gia đình hoặc trong lớp học của mình có những đồ vật nào có hình dạng là hình tam giác.

- HS quan sát và nhận diện hình vuông.

- HS nêu

- HS quan sát hộp đồ dùng và nhận diện hình tròn.

- Có 3 cạnh, có thể bằng nhau và không bằng nhau.

- HS quan sát và nhận diện hình tam giác.

- HS lắng nghe - HS nêu

c. Thực hành, luyện tập (12’) Bài 1: GV đọc yêu cầu bài

- GV cho HS quan sát nêu trong nhóm bàn, nêu trước lớp

- Nhận xét

* Các con đã nhận biết được các hình tròn, hình vuông, hình tam giác và hcn…

Ngoài những vật nêu trên các con hãy kể tên thêm một các đồ vật có hình dạng chúng ta đã học

Bài 2: GV đọc yêu cầu bài

- GV chia thành 3 cột yêu cầu học sinh lên gắn các hình vào đúng tên của hình

- HS lắng nghe - HS nêu yêu cầu

- HS quan sát nêu tên các đồ vật có dạng trong hình cho bạn bên cạnh mình nghe

- Nêu trước lớp

- HS kể tên các đồ vật trước lớp

- HS lắng nghe - HS nêu yêu cầu

- HS quan sát nêu hình cho bạn bên cạnh mình nghe

- 2 HS lên bảng tìm các hình và gắn hình vào đúng vị trí

(11)

HV HT HTG -GV nhận xét

Bài 3: GV đọc yêu cầu bài

- Tổ chức cho hs thực hiện nhóm 4

(Khuyến khích HS ghép hình theo ý tưởng của mình)

- Cho HS đi thăm quan các nhóm bạn và trao đổi với bạn các hình mà nhóm mình ghép được

- HS lắng nghe - HS nêu yêu cầu

- HS thức hiện ghép các hình vông, hình tròn, HTG, HCN thành các hình gợi ý theo SGK

- HS chia sẻ với bạn hình mới ghép được và ý tưởng của mình…

d. Hoạt động vẫn dụng (3’)

Bài 4: Cho HS quan sát xung quanh lớp học chỉ ra các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, htg, HCN. Kể tên thêm một số đồ dùng học tập, đồ dùng trong nhà…

3. Củng cố, dặn dò:

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Nhận xét giờ học

- Dặn dò về nhà ôn bài và chuẩn bị bài học sau.

- HS quan sát xung quanh lớp học chỉ ra các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, htg, HCN. Kể tên thêm một số đồ dùng học tập, đồ dùng trong gia đình của mình

---

Buổi chiều:

Luyện Tiếng Việt

LUYỆN VIẾT CÁC NÉT CƠ BẢN( Tiết 2) I-MỤC TIÊU:

- HS biết các viết các nét cơ bản điểm đặt bút, điểm dừng bút độ cao của các nét thắt, nét khuyết trên, nét khuyết dưới.

- HS viết đúng kĩ thuật.

- NL tự chủ và tự học.

II- CHUẨN BỊ:

GV: Nét viết mẫu HS: Vở, bút

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

HĐ1: Khởi động: 2ph - HS chơi trò chơi Gió thổi

GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi - Hỏi HS các nét cơ bản đã học.

HĐ Khám phá: 10 ph - GV đưa các nét viết mẫu

- GV đưa lần lượt các nét thắt, nét khuyết trên, nét khuyết dưới cho HS quan sát.

- HS chơi t/c

- HS quan sát

(12)

- Các nét có độ cao mấy dòng li, điểm đặt bút từ đường kẻ ngang mấy?

GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn điểm đặt bút của từng nét

HĐ: Luyện tập: 20ph

- GV HD học sinh cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi viết.

- GV quan sát hướng dẫn

- Nhận xét bài viết, khen ngợi HS viết đúng.

- HS nhắc lại các nét hôm nay được viết - Nhận xét giờ. Khen HS

- VN viết lại các nét này ra bảng con

- HS trả lời - Nhận xét - HS quan sát - HS viết bảng con - Nhận xét

- HS quan sát các nét trên bảng viết vở các nét mỗi nét 1 dòng - HS trả lời

--- Luyện Toán

LUYỆN TRÊN – DƯỚI. PHẢI – TRÁI. TRƯỚC SAU. Ở GIỮA I. MỤC TIÊU:

- Xác định được vị trí: Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa trong tình huống cụ thể và có thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ.

- Thực hành trải nghiệm sử dụng các từ ngữ để mô tả vị trí tương đối các đối tượng cụ thể trong các tình huống thực tế.

- Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát, phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, NL mô hình hóa toán học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- ƯDCNTT 2. Học sinh:

- Vở, SGK

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: 5ph

T/C: Cao- thấp, Ngắn- dài GV hd cách chơi, luật chơi

- Hôm trước con học toán bài gì?

- HS chơi t/c - HS trả lời B. Hoạt động thực hành, luyện tập: 20ph

Bài 1. Dùng các từ Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về bạn HS.

- GV gọi 1HS lên bảng

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS trao đổi thảo luận theo nhóm bàn.

- HS quan sát

- 2 HS nhắc lại yêu cầu bài - Làm việc nhóm

(13)

- GV gọi các nhóm lên báo cáo - GV nhận xét chung.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trả lời theo yêu cầu :

+ Kể tên những vật ở dưới gầm bàn.

+ Kể tên những vật ở trên bàn

+ Trên bàn có những vật nào bên trái bạn gái?

+ Trên bàn có những vật nào bên phải bạn gái?

- GV hướng dẫn HS thao tác : lấy và đặt bút chì ở giữa, bên trái là tẩy, bên phải là hộp bút.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.

- Đại diện các nhóm lên báo cáo, HS khác theo dõi, nhận xét

- HS kể

- HS thực hiện

Bài 2. Con muốn về nhà thì phải rẽ sang bên nào?

Con muốn đi sang lớp 1A thì phải rẽ sang bên nào?

Con muốn đi sang lớp 2A thì phải rẽ sang bên nào?

Con muốn đi ra nhà về sinh con phải rẽ sang bên nào?

- GV yêu cầu HS trao đổi thảo luận theo nhóm bàn theo hướng dẫn

- GV cùng HS nhận xét Bài 3

- HS thảo luận nhóm đôi - Trình bày trước lớp

Quan sát hình vẽ và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Khoanh vào xe đi sau xe tải.

b) Đánh dấu vào xe ở giữa xe cứu thương và xe tải.

- GV chốt kết quả đúng.

- HS quan sát tranh và làm bài - HS nêu ý kiến của mình a) Khoanh vào xe khách b) Đánh dấu vào xe con - HS nhận xét bạn.

D. Hoạt động vận dụng: 2ph

- Bài học hôm nay giúp em biết thêm được điều gì? giúp ích được gì cho em trong cuộc sống.

- Khi tham gia giao thông em đi đường bên nào?

- Khi lên xuống cầu thang em đi bên nào?

- Lắng nghe

- HS trả lời theo hiểu biết - HS trả lời

E. Củng cố, dặn dò

- Trong cuộc sống có rất nhiều quy tắc liên quan đến “phải - trái” khi mọi người làm việc theo các quy tắc thì cuộc sống trở nên

- Lắng nghe

(14)

có trật tự.

- Về nhà, các em tìm hiểu thêm những quy định liên quan đến “phải - trái”.

--- Ngày soạn: 6/9/2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2020 TIẾNG VIỆT BÀI 1C

:

Ô - Ơ

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng âm ô,ơ đọc trơn các tiếng, từ ngữ của bài học. Hiểu nghĩa từ ngữ qua tranh

-Viết đúng ô,ơ,cô

- Nói được các tiếng từ các vật chứa ô,ơ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên:Tranh phóng to HĐ 1, HĐ 2, HĐ 4 - Học sinh:VBT Tiếng Việt, Tập một

- Vở tập viết 1, tập 1

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

HĐ 1: Nghe – Nói

- Quan sát tranh của HĐ1: Bức tranh này vẽ cảnh gì?

- Làm việc cá nhân và nhóm đôi:

- Nhận xét – tuyên dương

- GV chú ý tiếng cờ, cô là những tiếng chứa âm mới của bài học hôm nay.

- GV viết tên bài lên bảng: ô, ơ 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

HĐ 2: Đọc a/ Đọc, tiếng, từ

- GV làm mẫu: Viết chữ cô, cờ lên bảng:

Đánh vần- đọc trơn tiếng cô, cờ

\

Cá nhân: Bức tranh vẽ lễ chào cờ - Nhóm đôi: lên bảng chỉ vào từng chi tiết và hỏi nhau:

- Bạn A : Hai bạn đang làm gì?

- Bạn B : Đang kéo lá cờ lên cao - Bạn A:Sân trường có những ai?

- Bạn B: Thầy, cô và hs các lớp.

- Đọc tên bài nối tiếp

- HS lắng nghe

- Cá nhân, cặp đánh vần và đọc trơn tiếng cô, cờ

(15)

c ô c ơ

cô cờ

- Giới thiệu chữ ô, ơ in thường và in hoa trong sách.

b/ Tạo tiếng mới:

- Làm mẫu đưa tiếng cố vào mô hình:

Âm đầu Vần Thanh Tiếng

c ô / cố

c ô

֮

- Thi đính nhanh các thẻ chữ trên bảng phụ cố, cỗ,

- Đọc trơn và sửa lỗi sai - Nhận xét – tuyên dương c. Đọc hiểu

- Trao đổi nhóm: Tranh vẽ những gì?

- Giải nghĩa từ : cổ cò, cá cờ - Trò chơi; Thi Ai nhanh hơn

TIẾT 2 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

HĐ 3. Viết

- Hướng dẫn cách viết chữ ô, ơ cách nối ở chữ cô, cờ và cách đặt dấu huyền trên đầu âm a

- Cách viết số 2 - Nhận xét

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

HĐ 4. Đọc

- Quan sát tranh: Người đàn ông đang xách con gì?

- GV đọc mẫu câu: Bố có ba ba.

- Thi đọc nối tiếp câu theo - Nhận xét – tuyên dương 5.Củng cố- Dặn dò - Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài 1D: Bài d - đ

- Về nhà đọc lại bài cho ba, mẹ nghe

- Nhóm: Từ tiếng mẫu cố tạo được hs làm việc nhóm để tạo các tiếng khác trong bảng.

- Ghép tiếng theo thứ tự các dòng.

- Đọc trơn tiếng tìm được và đọc cho nhau nghe cố, cỗ, bờ bở

- Đọc các từ ngữ dưới hình.( cỗ, cổ cò, cá cờ)

- 2 đội lên bảng đính những thẻ từ vào đúng hình phù hợp, đội nào đính nhanh thì đội đó chiến thắng.

- Viết vở ô li - Sửa lỗi sai

- Con ba ba

- Đọc trơn 2-3 lần câu - Thi đọc

---

(16)

TOÁN

Bài 3: CÁC SỐ 1, 2, 3

I. MỤC TIÊU

- Biết cách đếm các đồ vật có số lượng đến 3. Thông qua đó, HS nhận biết được số lượng, hình thành biểu tượng về các số 1, 2, 3.

- Đọc, viết được các số 1, 2, 3. Lập được các nhóm đồ vật có số lượng 1, 2, 3.

- Phát triển các năng lực toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh tình huống

- Một số chấm tròn; thẻ số 1, 2, 3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC (SGV)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

* HĐ khởi động (2’)

- Để tạo bầu không khí sôi nổi cho lớp học. Cô mời các con cùng đứng lên và vận động theo lời bài bát “Tập đếm”

1. Kiểm tra bài cũ (3’) - GV vẽ các hình :

- GV gọi một số HS lên bảng nhận diện hình đã học.

- GV nhận xét .

- HS quan sát, nhận diện các hình đã học.

2. Bài mới (28’)

a. Hoạt động trải nghiệm (5’)

- GV yêu cầu Hs quan sát tranh nêu những gì các em thấy trong tranh ( quan sát theo cặp đôi)

- Gọi học sinh nêu

* Vừa rồi các con đã quan sát và đã nhận biết được số lượng các hình ảnh trong tranh và hôm nay chúng ta sẽ đi vào bài học ngày hôm nay(GV viết tên bài)

b. Hoạt động hình thành kiến thức (8’)

- HS xem tranh, chia sẻ theo nhóm bàn về những gì các em nhìn thấy.

- HS nêu các vật trong tranh…Có 3 bông hoa, có 3 bạn nhỏ, có 2 con chim, có 2 cây cao, có 1 con mèo…

- Giới thiệu số 1:

- GV cho HS quan sát tranh 1 trong SGK.

- GV chỉ tranh và hỏi: Có mấy con mèo?

- GV cho HS quan sát tiếp các nhóm đồ vật còn lại và nhận ra đặc điểm chung của nó.

=> Các nhóm đồ vật đều có số lượng chung là 1.

- GV viết số 1, giới thiệu cách đọc và viết.

- HS quan sát tranh sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.

- HS có 1 con mèo.

- HS quan sát tranh nêu số lượng mỗi đồ vật trong tranh.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát. Lắng nghe.

(17)

- GV cho học sinh đọc và viết.

- Giới thiệu số 2:

GV cho HS quan sát từng tranh trong SGK.

+ Có mấy con mèo?

- GV cho HS quan sát tiếp các nhóm đồ vật còn lại và nhận ra đặc điểm chung của nó.

=> 2 là số để chỉ số lượng của các đồ vật đó.

- GV viết số 2, giới thiệu cách đọc và viết.

- GV cho nhiều học sinh đọc và viết.

+ Giới thiệu số 3: Qui trình dạy giống như các số 1, 2.

- GV hướng dẫn HS chỉ vào các cột lập phương để đếm số: 1, 2, 3.

- HS viết vào bảng con.

- HS quan sát tranh sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.

- Có 2 con mèo.

- HS quan sát tranh nêu số lượng mỗi đồ vật trong tranh.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát. Lắng nghe.

- HS viết vào bảng con.

c. Thực hành, luyện tập (12’) Bài 1: GV đọc yêu cầu bài

- GV cho HS quan sát nêu trong nhóm bàn, nêu trước lớp

- Nhận xét

* Các con đã nhận biết được các hình tròn, hình vuông, hình tam giác và hcn…

Ngoài những vật nêu trên các con hãy kể tên thêm một các đồ vật có hình dạng chúng ta đã học

Bài 2: GV đọc yêu cầu bài

- GV chia thành 3 cột yêu cầu học sinh lên gắn các hình vào đúng tên của hình

HV HT HTG

- GV nhận xét

Bài 3: GV đọc yêu cầu bài

- Tổ chức cho hs thực hiện nhóm 4

(Khuyến khích HS ghép hình theo ý tưởng của mình)

- Cho HS đi thăm quan các nhóm bạn và trao đổi với bạn các hình mà nhóm mình

- HS lắng nghe - HS nêu yêu cầu

- HS quan sát nêu tên các đồ vật có dạng trong hình cho bạn bên cạnh mình nghe

- Nêu trước lớp

- HS kể tên các đồ vật trước lớp

- HS lắng nghe - HS nêu yêu cầu

- HS quan sát nêu hình cho bạn bên cạnh mình nghe

- 2 HS lên bảng tìm các hình và gắn hình vào đúng vị trí

- HS lắng nghe - HS nêu yêu cầu

- HS thức hiện ghép các hình vông, hình tròn, HTG, HCN thành các hình gợi ý theo SGK

- HS chia sẻ với bạn hình mới ghép được và ý tưởng của mình…

(18)

ghép được

d. Hoạt động vẫn dụng (3’)

Bài 4: Cho HS quan sát xung quanh lớp học chỉ ra các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, htg, HCN. Kể tên thêm một số đồ dùng học tập, đồ dùng trong nhà…

3. Củng cố, dặn dò:

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Nhận xét giờ học

- Dặn dò về nhà ôn bài và chuẩn bị bài học sau.

- HS quan sát xung quanh lớp học chỉ ra các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, htg, HCN. Kể tên thêm một số đồ dùng học tập, đồ dùng trong gia đình của mình

---

Ngày soạn: 7/9/2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2020

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ 1: CHÀO LỚP 1( TIẾT 1)

CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI I/ MỤC TIÊU:

- Tự tin giới thiệu được bản thân mình với bạn bè.

- Chào hỏi, làm quen được với thầy cô, anh chị và bạn bè mới.

- Thể hiện được sự thân thiện trong giao tiếp.

II / CHUẨN BỊ :

- Giáo viên: Một số tranh ảnh liên quan đến chủ đề.

- Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1, vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. ổn định lớp

II. Bài mới

* Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề 1. GV cho HS hát tập thể bài Lời chào của em, Sáng tác Nghiêm Bá Hồng.

2. GV thực hiện lời chào học sinh thật vui vẻ.

- " Cô chào cả lớp! Chúng ta đã là HS lớp 1 rồi. Có rất nhiều điều thú vị đến với chúng ta"

- Cô chào từng cá nhân:

+ " Cô chào Hoa, em có thấy đi học có vui không?"

- HS hát

- HS nghe

(19)

+ " Cô chào Minh! Hôm nay ai đưa em đi học"

GV chào vui vẻ và thân mật với tất cả HS của mình. ( GV hướng dẫn thêm khi cô chào ai đó thì người đó sẽ chào lại cô 3. GV trao đổi cùng HS

- Từ ngày đầu đến trường đến nay, mỗi em đã làm quen được với bao nhiêu bạn mới? Hãy chia sẻ với cả lớp nao.

- Ai đã làm quen thêm được với thầy cô giáo mới?

GV mời một HS trả lời.

4. GV yêu cầu HS quan sát tranh chủ đề trong SGK Hoạt động trải nghiệm 1 trang 5 và cho biết. Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì và có cảm xúc như thê nào?

Gợi ý: - Các bạn nhỏ chào hỏi, làm quen nhau vui vẻ.

- Bạn nhỏ chào cô giáo và thích thú khi được cô khen.

- Bạn nhỏ chào bác bảo vệ

- Các bạn nhỏ háo hức nghe cô giáo nói.

5. GV hỏi: Cac em cảm thấy thế nào khi gặp thầy cô bạn bè mới?

GV quan sát xem HS nào tự tin, HS nào chưa tự tin trong môi trường học tập mới để có hỗ trợ hiệu quả.

6. GV kết luận: Bước vào lớp 1, chúng ta sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy cô giáo mới, nhiều các cô các bác trong trường... Và khi gặp mọi người chúng ta cần vui vẻ chào hỏi. Chủ đề của chúng ta hôm nay là Chào lớp 1.

* Hoạt động 2: Giới thiệu bản thân 1. GV chia lớp thành 6 nhóm và nhiệm vụ cho HS: giới thiệu về bản thân.

2. GV làm mẫu trước lớp. " Cô chào các em! Cô tên là Mai. Cô rất yêu trẻ em".

- HS nghe hướng dẫn

- HS trả lời

- HS trả lời - 1 em trả lời

- Quan sát tranh trong SGK và trả lời.

- HS nghe gợi ý

- Trả lời

- Lắng nghe cô kết luận

- Hoạt động theo nhóm - Nghe quan sát.

(20)

GV nhấn mạnh: Khi giới thiệu, chúng ta giới thiệu tên mình và có thể nói thêm một điều gì mà mình yêu thích.

GV mời một em lên làm mẫu: ' Tôi tên là Hoa, tôi rất thích nhảy dây"

3. GV yêu cầu HS lần lượt thực hành giới thiệu bản thân trược nhóm.

4. GV có thể đổi nhóm để HS giới thiệu bản thân với nhiều bạn hơn.

5. GV đặt câu hỏi: Qua phần giới thiệu, ai nhớ được tên bao nhiêu bạn trong lớp cuả mình, giơ tay lên nào!

6. GV mời một số HS chia sẻ trước lớp 7. GV nhận xét, nhắc nhở HS cần nói rõ ràng, tự tin, vui vẻ khi giới thiệu về bản thân.

* Hoạt động 3: Làm quen với các bạn, các anh chị.

1. GV giao nhiệm vụ: cả lớp làm quen nhau. Yêu cầu khi làm quen:

- Nói lời chào với bạn: xin chào, chào bạn, chào Hà...

- Tự giới thiệu: tên, sở thích và nói đủ nghe, rõ ràng.

- Hành vi bắt tay, mỉm cười thân thiện và mắt nhìn vào bạn.

2. GV làm mẫu về làm quen nhau: quen với bạn, quen với anh ( chị )

3. GV cho lớp đứng thành bốn hàng ngang, hai hàng đứng quay mặt vào nhau và thực hành làm quen. Sau đó đổi vị trí để tăng phần thực hành làm quen với bạn.

4. GV cho HS sắm vai để làm quen với anh chị lớp trên bằng cách : một hàng sắm vai, một hàng là HS lớp 1.

5. GV yêu cầu HS nhớ tên và sở thích của những bạn mà mình đã làm quen và hãy kể những cái tên đó với bạn ngồi

- 1 em làm mẫu

- Từng em lần lượt giới thiệu

- Trả lời.

- 1 em thực hiện - Lắng nghe.

- Từng em thực hiện

- Quan sát

- Lớp thành 4 hàng ngang, 2 hàng đứng quay mặt vào nhau.

- 2 hàng thực hiện lần lượt.

- Trả lời.

(21)

bên cạnh và xem bạn mình nhớ được bao nhiêu bạn.

6. GV trao đổi với lớp và ghi nhận - Ai nhớ được 8-10 bạn? Ai nhớ được 5- 7 bạn? Ai nhớ được dưới 5 bạn?

- Ai nhớ sở thích của các bạn mình đã làm quen được? Sở thích của các bạn đó là gì?

- Em ấn tượng với bạn nào nhất khi em làm quen? Vì sao?

7. GV chia sẻ cảm xúc của mình khi quan sát HS hoạt động và nhận xét hoạt động, khen ngợi các em tự tin, nhớ nhiều tên, sở thích của các bạn và nhắc nhở những em cần rèn luyện thêm, tập trung hơn.

III. Củng cố - dặn dò

- Nội dung bài học về chủ đề gì?

- Qua bài học chúng ta học được những gì?

- Nhắc nhở vận dụng vào thực tiễn

- Từng e trả lời câu hỏi.

- Trả lời câu hỏi.

- Lắng nghe nhận xét.

--- TIẾNG VIỆT

Bài 1D: d- đ

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng âm d, đ đọc trơn các tiếng, từ ngữ của bài học. Hiểu nghĩa từ ngữ qua tranh

- Viết đúng d, đ, da, đá

- Nói được các tiếng từ các vật chứa d, đ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên:Tranh phóng to HĐ 1, HĐ 4 hoặc vật thật đã được chuẩn bị ( cặp da, đồ trang sức có màu đỏ, giầy dép bằng da…)

- Học sinh: VBT Tiếng Việt, Tập một - Vở tập viết 1, tập 1

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

HĐ 1: Nghe – Nói:

- Quan sát tranh: Các con thấy gì ở trong

- HS: thấy các thứ đồ da, trang

(22)

tranh?

- Trò chơi: Đóng vai “ Bé đi siêu thị”

Làm việc nhóm đôi:

- Nhận xét – tuyên dương

- GV chú ý tiếng da, đá là những tiếng chứa âm mới của bài học hôm nay.

- GV viết tên bài lên bảng: d, đ 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

HĐ 2: Đọc a/ Đọc, tiếng, từ

- GV làm mẫu: Viết chữ da, đá lên bảng:

Đánh vần- đọc trơn tiếng da, đá

/

d a đ a

da đá - Giới thiệu chữ d, đ in thường và in hoa trong sách

b/ Tạo tiếng mới:

- Làm mẫu đưa tiếng da vào mô hình:

Âm đầu Vần Thanh Tiếng

d a . da

d a

֮

- Tiếng đo tương tự.

- Thi đính nhanh các thẻ chữ trên bảng phụ dạ,

dã, đỏ, đò

- Đọc trơn và sửa lỗi sai - Nhận xét – tuyên dương c. Đọc hiểu

- Trao đổi nhóm: Tranh vẽ những gì?

- Giải nghĩa từ: dỗ, đá

- Trò chơi: Thi Ai nhanh hơn

Tiết 2 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

sức,và người bán, người mua hàng.

- Từng cặp HS lên đóng vai trước lớp.

- Người mua: Chị bán cho tôi chiếc vòng đá đỏ ạ?

- Người bán: Vâng ạ! Chị mua đi ạ chiếc vòng này rất đẹp.

- Đọc tên bài nối tiếp

- HS lắng nghe

- Cá nhân, cặp đánh vần và đọc trơn tiếng da, đá

- Nhóm: Từ tiếng mẫu dạ tạo được hs làm việc nhóm để tạo các tiếng khác trong bảng.

- Ghép tiếng theo thứ tự các dòng.

-Đọc trơn tiếng tìm được và đọc cho nhau nghe dạ ,dã, đỏ, đò

- Đọc các từ ngữ dưới hình.

- 2 đội lên bảng đính những thẻ từ vào đúng hình phù hợp, đội nào đính nhanh thì đội đó chiến thắng.

(23)

HĐ 3. Viết

- Hướng dẫn cách viết chữ d, đ cách nối ở chữ và cách đặt dấu huyền trên đầu âm a - Cách viết số 3

- Nhận xét – tuyên dương 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

HĐ 4. Đọc

- Quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV đọc mẫu câu: Bố có ba ba.

- Thi đọc nối tiếp câu theo - Nhận xét – tuyên dương 5.Củng cố- Dặn dò - Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài 1E: Ôn tập

- Về nhà đọc lại bài âm d, đ và tìm từ mở rộng ở sách báo có âm d và đ

- Viết vở ô li - Sửa lỗi sai

- Bố và bạn nhỏ đang nói chuyện.

- Đọc trơn 2-3 lần câu - Thi đọc

--- Ngày soạn: 10/9/2020

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2020 Buổi sáng:

TIẾNG VIỆT

Bài 1E

:

ÔN TẬP (a-b, c-o, ô-ơ, d-đ)

I. MỤC TIÊU:

- Đọc trơn các tiếng, từ, câu và các tiếng khác được tạo bởi các âm đã học. Hiểu lời hội thoại của bà- cháu ở đoạn đọc.

- Với sự giúp đỡ của người thân viết được tên của bản thân.

- Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- 8 thẻ chữ ghi tên HĐ 1

- Bảng phụ thể hiện hoạt động tạo tiếng (1b)

- Tranh và chữ phóng to HĐ 2 ( Máy tính trình chiếu HĐ 1, HĐ 2) - Học sinh:VBT Tiếng Việt, Tập một

- Vở tập viết 1, tập 1

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh

TIẾT 1 1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

HĐ 1. Đọc

a) Trò chơi: “Tìm bạn có tên mang âm đầu- HS quan sát và tham gia chơi.

(24)

như tôi”

- Gv treo tranh hoặc chiếu hình ảnh SGK - Hướng dẫn cách chơi.

b) Tạo tiếng trong bảng ôn

a o ô ơ

c ca

d da

c) Đọc tiếng

\ / ? ֮ .

ba bà bá bả bã bạ

đô đồ đố đổ đỗ độ

- Nhận xét – tuyên dương d) Đọc đoạn

- Quan sát tranh vẽ: Bạn nhỏ đi đâu về ? - Bạn nhỏ nói gì với bà?

- Lắng nghe cô đọc đoạn hội thoại trong bài để hiểu rõ hơn nội dung nhé. Đọc mẫu

- Đọc đóng vai bà cháu - Nhận xét – tuyên dương HĐ 2. Viết

- Viết chữ bơ, đỗ và cách viết chữ bơ, dỗ - Viết số 4

- Nhận xét – tuyên dương TIẾT 2 HĐ 3. Nghe – nói

- Cô treo tranh câu chuyện: Chúng mình có thích nghe cô kể câu chuyện không nhỉ?

- Câu chuyện hôm nay cô kể là một bức thư của một chiến sĩ ở đảo xa gửi cho hai con nhân ngày khai giảng.

- Tranh 1: Hai anh em Hải và Hà rất vui sướng khi nhận được thư của bố gửi từ đảo xa về.

- Nhìn tranh nét mặt của hai anh em thế nào?

- GV kể tiếp bức tranh thứ 2 (tương tự như tranh 1)

5. Củng cố- Dặn dò - Nhận xét tiết học

- HS tạo tiếng trong bảng ôn

- CN tạo tiếng và đọc trơn bảng ôn(theo hình thức nối tiếp)

- Nhóm hoặc cặp đọc trơn bảng ôn

- CN, nhóm, cặp đôi

- Đọc bất kì theo que chỉ của cô

- Bạn nhỏ đi học về.

- Chào bà! Bà ạ

- Chú ý cách từ ạ, à, chú ý ngắt hơi sau dấu câu.

- Cặp 1: bà –cháu

- Cặp 2: Đổi vai lời hội thoại - Viết vở ô li

- Chia sẻ bài viết trong nhóm.

- Hs lắng nghe

- Vui sướng reo mừng: “ A! thư của bố !”

- Nhóm đôi thay nhau trả lời câu 2

(25)

- Chuẩn bị bài 2A: E- Ê

- Về nhà đọc lại bài và tìm từ mở rộng ở sách báo có các âm đã học

--- Buổi chiều:

TIẾNG VIỆT

TẬP VIẾT

I. MỤC TIÊU:

- Hs được luyện cầm bút và ngồi viết đúng tư thế . - Biết viết chữ : a, b, c, o, ô, ơ, d, đ.

- Biết viết từ bà, cò, cá, cô, da, đá, bơ, đỗ.

- Biết viết số 0, 1, 2, 3, 4.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Bảng mẫu các chữ cái Tiếng Việt kiểu chữ viết thường, mẫu chứ số 0, 1, 2, 3, 4

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1

1. Hoạt động khởi động HĐ1: Chơi trò Bỏ thẻ

- GV cử 1 bạn cầm thẻ và bỏ trước mặt các bạn các bạn đứng lên đọc chữ cái, sau đó dán lên bảng lớp .

- GV dán lên theo đúng trình tự của bài . - GV viết tên bài lên bảng

2. Hoạt động khám phá H Đ 2: Nhận diện các chữ cái

- GV chỉ những chữ cái trên bảng hs đọc.

3.Hoạt động luyện tập HĐ 3: Viết chữ cái

- GV nêu cách viết và viết mẫu - GV nhận xét, sửa lỗi của các em

Giải lao Tiết 2 4.Hoạt động vận dụng HĐ 4: Viết từ

- GV đọc từng từ và làm mẫu, hướng dẫn viết từng từ

HĐ 5: Viết số 0, 1, 2, 3, 4 - Gọi hs đọc lại số

- GV viết mẫu

- HS cả lớp cùng chơi

- Hs đọc: a, b, c, o, ô, ơ, d, đ.

- HS viết ở bảng con

- HS viết ở bảng con

- HS dọc

- HS viết ở bảng con

(26)

HĐ 6: Viết vào vở

- GV thu và nhận xét bài làm của hs Tổng kết tiết học

- Nhận xét, tuyên dương hs học tốt - Về nhà đọc lại bài

- Hs viết vở

---

Sinh hoạt lớp

Phần 1: An toàn giao thông Nụ cười trẻ thơ BÀI 1: ĐI BỘ AN TOÀN

I. Mục tiêu

- Học sinh biết cách tự đi bộ một mình an toàn.

- Nhận thức được những nguy hiểm có thể xảy ra khi đi bộ.

- HS nhận biết được nơi đi bộ an toàn.

II.Đồ dùng dạyhọc:

- Tranh bài học, tranh ở phần góc vui học, 4 bảng gài.

- Một số tranh đi bộ an toàn ở thực tế.

III. Hoạt động dạy và học:

Hoạt động GV Hoạt động Học sinh

1.Ổn định:

- HS hát 2. Bài mới

2.1.Giới thiệu: Gv cho hs quan sát sách giáo khoa học sinh và giới thiệu sách.

- Gv nêu: Để giúp các con biết cách đi bộ một mình an toàn thì cô vào bài học đầu tiên: Bài 1: Đi bộ an toàn.

- Gv ghi tên bài.

2.2. Các hoạt động

Hoạt động 1: Xem tranh và trả lời câu hỏi

* Bước 1: Xem tranh - Cho học sinh xem tranh.

- Gv đưa ra các câu hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

* Bước 2: Thảo luận nhóm

- Chia lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu thảo luận để trả lời câu hỏi:

+ Theo các em, các bạn nhỏ đang đi bộ ở những đâu?

+ Những bạn nào đi bộ an toàn? Những

-Hs nêu: Tranh vẽ cảnh đường phố có các bạn hs đi học, có người đi lại…

- Hs nghe nhiệm vụ và thảo luận nhóm đôi.

(27)

bạn nào đi bộ chưa an toàn? Vì sao?

- Gọi đại diện các nhóm lên chỉ tranh và trình bày.

- Gv nhận xét.

- Liên hệ thực tế: Quãng đường từ nhà đến trường em đi có an toàn không? Vì sao?

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài - Gv đưa ra câu hỏi:

+ Các em có thường đi bộ đến trường không?

+ Các em thấy đi bộ như thế nào là an toàn?

+ Khi đi bộ, chúng ta không nên thực hiện những hành vi nguy hiểm nào?

-Gv nhận xét và đưa ra bài học.

-G v nêu bài học và hs nhắc lại.

-2 nhóm trình bày. Các nhóm khác nghe, nhận xét và bổ sung.

- Hs liên hệ bản thân trả lời câu hỏi.

- Học sinh nêu.

- Cả lớp nhắc lại.

Hoạt động 3. Góc vui học:

-Tìm hiểu nội dung các bức tranh.

-

-Hs nhận tranh và bảng gài.

-Tổ chức cho hs chơi trò chơi: Ai nhanh?

Ai đúng?

-Gv tổ chia lớp thành 4 đội.

- Cách chơi: Gv phát cho mỗi đội 6 bức tranh và 1 bảng gài có chia cột đi bộ an toàn và đi bộ chưa an toàn. Yêu cầu các đội thảo luận tìm ra những bức tranh có các bạn đi bộ an toàn và những bức tranh có các bạn đi bộ chưa an toàn.

-Luật chơi: Trong thời gian 2 phút, đội nào gắn đúng và nhanh, đội đó sẽ thắng cuộc.

- Tổ chức cho Hs chơi.

- Gv nhận xét, tuyên dương đội thắng.

- Gv đưa ra câu hỏi:

+ Vì sao con cho rằng bạn ở bức tranh 1 và tranh 2 đi bộ an toàn?

+ Vì sao con cho rằng bạn ở bức tranh 3, 4 chưa an toàn ? Vì sao?

2.3 Ghi nhớ và dặn dò:

- Gv tóm tắt những ý chính cần ghi nhớ trong bài.

- Gv bổ sung, chốt kiến thức và dặn dò học

-Nghe phổ biến luật chơi.

-Hs tham gia trò chơi.

- Hs bình chọn nhóm thắng cuộc.

-Hs giải thích.

-2-3 hs đọc nội dung ghi nhớ.

(28)

sinh

2.4. Bài tập về nhà:

- Yêu cầu hs về nhà chia sẻ với mọi người

gia đình cách đi bộ an toàn .hs- - Hs thực hiện Phần 2: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Chào mừng năm học mới

I. MỤC TIÊU:

+ Tự tin giới thiệu được bản thân mình với bạn bè, chào hỏi với các bạn trong lớp + Xây dựng nội quy lớp học.

+ Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc chào hỏi, làm quen, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn cùng lớp, cùng trường.

+ Phẩm chất: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người, thực hiện tốt nội quy lớp học.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên: Nội quy lớp học.

Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1, Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1.

II. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 1. Làm quen với các bạn cùng lớp

GV giao nhiệm vụ: cả lớp làm quen nhau. Yêu cầu khi làm quen:

- Nói lời chào với bạn: xin chào, chào bạn, chào Hà...

- Tự giới thiệu: tên, sở thích và nói đủ nghe, rõ ràng.

- Hành vi bắt tay, mỉm cười thân thiện và mắt nhìn vào bạn.

2. Xây dựng nội quy lớp học

- GV cùng HS thảo luận và đưa ra nội quy lớp học:

+ Đi học đúng giờ.

+ Không ăn quà vặt trong lớp.

+ Không nói chuyện riêng trong giờ học.

+ Hăng hái phát biểu xây dựng bài.

+ Không vứt rác bừa bãi ra lớp và sân trường.

+ Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.

- HS cùng đọc nội quy.

III. PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN TỚI:

- Tiếp tục thực hiện và duy trì tốt mọi nề nếp, mọi hoạt động của lớp, của nhà trường, của liên đội .

- Nâng cao chất lượng học tập - Xây dựng tốt nề nếp tự quản.

Phần 3:NHẬN XÉT TUẦN 1

(29)

I. MỤC TIÊU:

2) Hoạt động tập thể

- Giúp Hs nhận rõ ưu, khuyết điểm của mình, của lớp tuần 1 về các hoạt động - Có hướng sửa chữa khuyết điểm để vươn lên

- Đoàn kết với bạn bè, lễ phép với người trên

II. CHẨN BỊ:

- GV: Nội dung sinh hoạt.

- HS: Nội dung sinh hoạt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nhận xét tuần 1:

1.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - GV kiểm tra, trao đổi với lớp trưởng.

2.Tiến trình

Hoạt động 1: Lớp nhận xét hoạt động trong tuần

Hoạt động 2: Giáo viên nhận xét về các mặt

+ Đạo đức: Ngoan ngoãn, lễ phép, đoàn kết giúp đỡ bạn. Một số bạn chưa tích cực tự giác tự học, tự rèn luyện:

Yến Nhi, Khánh, Vượng.

+ Học tập: ý thức tự giác học chưa cao trong giờ: Yến Nhi, Khánh, Vượng.

Chưa có ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp: Phong, Phương.

- Đồ dùng học tập một số em chưa chuẩn bị đầy đủ trước khi đến lớp.

+ Nề nếp: Đi học đều Sĩ số lớp đủ

+ Vệ sinh cá nhân: 1 số em chưa sạch sẽ gọn gàng.

- Một số em mặc chưa đúng trang phục quy định.

- Lớp học tương đối sạch sẽ

+ Các hoạt động khác cần chú ý tự giác hơn: Vệ sinh chung lớp học giữ gìn sạch sẽ cả ngày,cả tuần....

Hoạt động 3) Tổng hợp cuối tuần

- Lớp trưởng báo cáo tiến trình với GV

Lớp trưởng điều hành - Tổ trưởng các tổ báo cáo

- Lớp phó văn thể và lớp phó học tập báo cáo.

- Lớp trưởng nhận xét chung - Ý kiến của học sinh

(30)

- Gv nhận xét, tổng hợp ý kiến - Khen: + Tập thể: Tổ .... ( Cờ đỏ);

Tổ ....( cờ hồng)

+ Cá nhân:Khánh, Thái Anh, Thảo, Nhi hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài học.

=> Gương mặt học giỏi, chăm ngoan của lớp trong tuần: Thảo, Nhi

- Nhắc nhở: Mai chưa hoàn thành bài tập được giao

Hoạt động 4: Phương hướng tuần 2 GV tổng hợp:

- Duy trì nề nếp học tập

- Hăng hái phát biểu xây dựng bài - Làm bài và chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp.

- Thi đua học tập tốt.

- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.

- Tích cực tham gia các hoạt động.

- Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ.

Hoạt động 5: Biểu diễn văn nghệ - Giáo viên nhận xét

- Gv tuyên dương nhóm, cá nhân thực hiện tốt.

3, Dặn dò

- Thực hiện tốt phương hướng tuần 2 đã đề ra.

- Lớp phát biểu ý kiến: Khen: cá nhân, tổ

- Lớp trưởng lấy ý kiến của các bạn.

- Tổng hợp ý kiến

- Hs biểu diễn theo cá nhân, nhóm…

các bài hát, múa được học - Lớp nhận xét

Nguyễn Huệ, ngày …… tháng …. năm 2020 Tổ trưởng ký duyệt

Phạm Thị Hương

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các đồ vật trong thực tế có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.. - Giáo viên gọi học sinh

- Giáo viên cho học sinh quan sát và chia sẻ các đồ vật xung quanh có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.. -

- Các con hãy quan sát xem xung quanh lớp mình có những đồ dùng đồ chơi nào có hình giống hình tam giác và hình tròn nào. - Cô gọi 1- 2 trẻ tìm và

Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng.. * Tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động

Bước 3: Vẽ trục tọa độ Oxy và đánh dấu điểm O, các điểm đã lập trong bảng giá trị và các điểm đối xứng với chúng qua trục Oy... Dạng 2: Điểm thuộc, không

- Giáo viên cho học sinh quan sát và chia sẻ các đồ vật xung quanh có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.. -

- GV yêu cầu HS quan sát các đồ dùng học tập của mình, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế cuộc sống.. + Em hãy nêu thêm các đồ dùng ở

- GV yêu cầu HS quan sát các đồ dùng học tập của mình, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế cuộc sống.. + Em hãy nêu thêm các đồ dùng ở