• Không có kết quả nào được tìm thấy

Địa lí 7 Bài 8: Thực hành: Tìm hiểu một nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi ở Châu Á| Giải Địa lí lớp 7 Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Địa lí 7 Bài 8: Thực hành: Tìm hiểu một nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi ở Châu Á| Giải Địa lí lớp 7 Cánh diều"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Giải Địa lí 7 Bài 8: Thực hành: Tìm hiểu một nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi ở châu á

Lựa chọn và tìm hiểu về một trong các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po,…

Trả lời câu hỏi 1 trang 111 SGK Lịch sử và Địa lí 7: Tìm hiểu khái quá chung:

vị trí địa lí, diện tích, tên thủ đô, tổng số dân,…

Lời giải:

- Vị trí địa lý: Nhật Bản là một đảo quốc ở Đông Bắc Á, một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á tới Alaska.

- Diện tích: 377.972,75 km2 (Đứng vị trí 61 trên tổng 197 quốc gia trên thế giới).

- Thủ đô: Tô-ky-ô

- Dân số: 126.740.000 người (2017).

Trả lời câu hỏi 2 trang 111 SGK Lịch sử và Địa lí 7: Tìm hiểu về đặc điểm kinh tế

- Một số chỉ tiêu kinh tế: tổng sản phẩm trong nước (GDP), GDP/người.

- Các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đặc trưng và nổi tiếng.

Lời giải:

Yêu cầu số 1: GDP bình quân đầu người của Nhật Bản năm 2021 dự kiến sẽ đạt 41.090 USD/người nếu nền kinh tế Nhật Bản vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng GDP và mức dân số như năm vừa rồi.

Yêu cầu số 2: Các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ đặc trưng và nổi tiếng của Nhật Bản.

* Công nghiệp

- Chiếm 30,1%GDP cả nước.

- Là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản, giá trị sản lượng đứng thứ 2 thế giới.

- Cơ cấu ngành công nghiệp: đa dạng, phát triển mạnh các ngành có kĩ thuật cao.

+ Ngành hiện đại: công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử

(2)

+ Ngành truyền thống: Dệt may, Xây dựng.

+ Nhiều ngành có vị thế cao trên thế giới: vi mạch và chất bán dẫn, vật liệu truyền thông, robot, tàu biển, ô tô, xe máy,…

- Phân bố: Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở ven bờ Thái Bình Dương.

* Dịch vụ

- Chiếm 68,7 %GDP.

- Cơ cấu ngành:

+ Thương mại: đứng thứ 4 thế giới.

+ Giao thông vận tải biển: đứng thứ 3 thế giới, có vai trò đặc biệt quan trọng.

+ Tài chính ngân hàng: đứng đầu thế giới.

* Nông nghiệp

- Chiếm 1,1% GDP, có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế.

- Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh.

- Cơ cấu cây trồng vật nuôi:

+ Lúa gạo là cây trồng chính. Hiện nay diện tích đang có xu hướng giảm lúa giảm.

+ Chè, thuốc lá, dâu tằm là những loại cây trồng phổ biến.

+ Các vật nuôi: bò, lợn, gà được nuôi theo phương pháp tiên tiến trong các trang trại.

- Ngư nghiệp:

+ Đánh bắt: Là ngành kinh tế quan trọng. Sản lượng hằng năm lớn. Một số loại: cá thu, cá ngừ, tôm, cua.

+ Nuôi trồng: được chú trọng phát triển. Một số loại: tôm, sò, ốc, rau câu, trai lấy ngọc,…

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á vì Nhật Bản đã sớm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX mở rộng quan hệ với các

Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á NĂM 2017... - Sau chiến tranh

bảy vùng kinh tế trọng điểm Bài 3 Trang 10 Tập Bản Đồ Địa Lí: Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy kể ra các thành tựu và thách thức của công cuộc Đổi mới trong

- Vì nước ta chưa phát triển ngành chế biến dầu khí nên chỉ khai thác dầu thô và xuất khẩu rồi lại nhập dầu mỏ để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Bài 3

- Yêu cầu số 1: Các nhân vật trong các bức tranh tham gia vào nền kinh tế với vai trò là chủ thể tiêu dùng vì họ là người mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn

Nhiều năm qua, doanh nghiệp Q liên tục trồng cây xanh xung quanh nhà máy, tạo quang cảnh môi trường xanh, sạch... Không

Ngoài ra, hộ

+ Đặc điểm: là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ dựa trên sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội,... Trả lời câu hỏi trang 69