• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Đạ lý 7

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Đạ lý 7"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD – ĐT VĨNH YÊN TRƯỜNG THCS ĐỒNG TÂM

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 7

Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Ghi vào bài làm chỉ một chữ cái A, B, C, hoặc D trước phương án trả lời đúng.

Câu 1. Vị trí môi trường đới ôn hòa A. nằm giữa 2 chí tuyến.

B. chỉ có ở bán cầu Bắc.

C. chỉ có ở bán cầu Nam.

D. nằm giữa đới nóng và đới lạnh.

Câu 2. Nguyên nhân cơ bản làm cho bầu khí quyển ở đới ôn hòa bị ô nhiễm là A. chặt phá rừng bừa bãi.

B. khai thác tài nguyên không hợp lí.

C. công nghiệp và phương tiện giao thông phát triển.

D. sử dụng nhiều thiết bị làm lạnh.

Câu 3. Hai bán đảo lớn nhất của châu Phi là A. Ma-đa-ga-xca và Xô-ma-li.

B. Ma-đa-ga-xca và Trung Ấn.

C. Xô-ma-li và Xca-đi-na-vi.

D. Xca-đi-na-vi và Ban-Căng.

Câu 4. Nguyên nhân cơ bản làm cho khí hậu, thực vật ở vùng núi thay đổi theo độ cao là do càng lên cao

A. nhiệt độ càng giảm.

B. không khí càng loãng.

C. gió thổi càng mạnh.

D. lượng mưa càng tăng.

Câu 5. Dân cư châu Phi tập trung đông đúc ở A. vùng rừng rậm xích đạo.

B. hoang mạc Xa-ha-ra.

C. vùng duyên hải cực Bắc và cực Nam.

D. hoang mạc Ca-la-ha-ri.

Câu 6. Hai đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là A. nóng- ẩm .

B. nóng- khô.

C. mát- khô.

D. lạnh- khô.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

(2)

Câu 1 (1,0 điểm). Theo thống kê của các nhà khoa học tại hội nghị về môi trường ở La Hay (Hà Lan) vào cuối năm 2000 thì các nước sau đây có lượng khí thải độc hại bình quân đầu người cao nhất thế giới:

- Hoa Kì: 20 tấn/năm/người - Pháp: 6 tấn/năm/người

Hãy thể hiện các số liệu trên bằng biểu đồ hình cột.

Câu 2 (3,0 điểm). Phân biệt sự khác nhau giữa lục địa và châu lục. Kể tên các lục địa và châu lục trên thế giới.

Câu 3 (3,0 điểm). Giải thích tại sao khí hậu châu Phi nóng, khô bậc nhất thế giới?

...Hết...

Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm.

Họ và tên học sinh:...Số báo danh:...

(3)

Đáp án I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6

Đáp án D C A A C B

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm).

Yêu cầu: Vẽ đúng biểu đồ hình cột, đẹp, có tên biểu đồ, có số liệu trên đầu mỗi cột và có chú giải.

Câu 2 (3,0 điểm).

Sự khác nhau giữa lục địa và châu lục:

- Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu km2, có biển và đại dương bao quanh. (0,5 điểm)

+ Sự phân chia lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính. (0,5 điểm)

+ Trên thế giới có 6 lục địa: lục địa Á- Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ôt-xtrây-li-a, lục địa Nam Cực. (0,5 điểm)

- Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo chung quanh. (0,5 điểm) + Sự phân chia này chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị. (0,5 điểm)

+ Trên thế giới có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực. (0,5 điểm)

Câu 3 (3,0 điểm).

Khí hậu châu Phi nóng, khô bậc nhất thế giới vì:

- Lãnh thổ rộng lớn, dạng hình khối, bờ biển ít bị chia cắt, ít các vịnh biển, bán đảo và đảo nên ảnh hưởng của biển không vào sâu trong lục địa. (1,0 điểm)

- Phần lớn diện tích nằm giữa 2 đường chí tuyến Bắc và Nam nên chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến nóng, khô. (1,0 điểm)

- Ảnh hưởng của các dòng biển lạnh chảy sát ven bờ. (1,0 điểm)

BGH

Dương Thị Hải Vân

TỔ TRƯỞNG

Đỗ Thị Thu Phương

NGƯỜI RA ĐỀ

Đặng Thị Thu Hiền

(4)

Ma trận đề kiểm tra cuối kỳ I môn Địa lý 7 Cấp độ

Tên chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Môi trường đới ôn hòa. Hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa.

- Biết vị trí đới ôn hòa trên bản đồ tự nhiên thế giới.

- Biết được nguyên nhân ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa.

Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện lượng khí thải bình quân đầu người ở Hoa Kì và Pháp.

- Số câu: 3 câu - Số điểm: 2,0 điểm

- Tỉ lệ %: 20%

TN: 2 câu; 1,0 điểm TL: 1 câu; 1,0

điểm

Môi trường vùng núi. Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi

Biết được nguyên nhân cơ bản làm cho khí hậu, thực vật ở vùng núi thay đổi theo độ cao

- Số câu: 1 câu - Số điểm: 0,5 điểm

- Tỉ lệ %: 50 %

TN: 1 câu; 0,5 điểm

Thế giới rộng lớn và đa dạng

Kể tên các lục địa và châu lục trên thế giới.

Phân biệt được sự khác nhau giữa lục địa và châu lục.

- Số câu: 1 câu - Số điểm: 3,0 điểm

- Tỉ lệ %: 30 %

TL: 1 câu; 3,0 điểm

Châu Phi - Biết đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi.

- Biết đặc điểm địa hình và dân cư châu Phi.

Giải thích tại sao khí hậu châu Phi nóng, khô bậc nhất thế giới?

- Số câu: 4 câu - Số điểm: 4,5 điểm

- Tỉ lệ %: 45 %

TN: 3 câu; 1,5 điểm TL: 1 câu;

3,0 điểm

`

- Tổng số câu:

9 câu

6 câu 2 câu 1câu

(5)

- Tổng số điểm: 10 điểm - Tỉ lệ 100 %

3,0 điểm 30%

6,0 điểm 60%

1,0 điểm 10%

Định hướng phát triến năng lực

- Năng lực chung: Năng lực: sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tính toán, sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Giữa và cuối mùa hạ: gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động. Vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây

- Đánh giá sự tiếp thu của học sinh về những nội dung kiến thức đã học : địa lí dân cư Việt Nam ; sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam; sự phát triển và phân bố các

Câu 10: Hãy cho biết ở châu Á đới khí hậu nào có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.. Đới khí hậu

Câu 22: Biện pháp nào sau đây không có vai trò trong việc giảm sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóngA. Giảm tỉ lệ gia tăng

* Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the questions.. My

Độ rộng của cột quá nhỏ không hiển thị hết dãy số quá dài.. Độ rộng của hàng quá nhỏ không hiển thị hết dãy số

Thuỷ tức vừa sinh sản vô tính vừa hữu tính và có khả năng tái sinh Câu 7: Trùng kiết lị dinh dưỡng bằng cách nào.. Nuốt

Thuỷ tức vừa sinh sản vô tính vừa hữu tính và có khả năng tái sinh Câu 7: Trùng kiết lị dinh dưỡng bằng cách nào.. Nuốt