• Không có kết quả nào được tìm thấy

GIA ĐÌNH VÀ BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "GIA ĐÌNH VÀ BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM "

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Xã hội học, số 3(115), 2011

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 118

Th«ng tin x· héi häc

Đọc sách

GIA ĐÌNH VÀ BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM

Với mỗi người chúng ta, gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần và vật chất cho mỗi thành viên.

Gia đình là tổ ấm mà mỗi chúng ta luôn mong muốn được trở về để nhận được sự thương yêu, chăm sóc của những người thân. Khi xem gia đình như một thiết chế xã hội cơ bản, một giá trị, Xã hội học dường như là chuyên ngành khoa học xã hội tiên phong trong các nghiên cứu lý luận và thực tiễn đối với một phổ rộng lớn các vấn đề có liên quan đến gia đình và biến đổi gia đình. Đặc biệt, trong hơn hai thập niên vừa qua, xã hội Việt Nam đã chứng kiến nhiều thay đổi mạnh mẽ, cùng với công cuộc Đổi mới và các quá trình CNH, ĐTH, HĐH,TCH…gia đình Việt Nam tất yếu cũng trải qua nhiều biến đổi. Để nhận diện thực trạng và những biến đổi như vậy, đã có khá nhiều nghiên cứu xã hội học hướng vào các chiều cạnh

khác nhau của gia đình Việt Nam như một đối tượng nghiên cứu. Và có lẽ, đây cũng là một trong những lĩnh vực rộng lớn, phong phú và hứa hẹn phát hiện nhiều điều lý thú đối với xã hội học.

Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu đơn lẻ, song cũng sẽ là một thách thức lớn nếu muốn thực hiện một nghiên cứu mang tính khái quát quá và hệ thống hóa về những vấn đề cơ bản của gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam hiện nay.

Cuốn sách “Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam” của Lê Ngọc Văn là một trong số những công trình thuộc loại như vậy. Chưa cần nói đến những thành công và khiếm khuyết, chỉ riêng cách đặt vấn đề một cách khái quát qua tiêu đề cũng đã cho thấy nỗ lực mang tính “bứt phá” của tác giả, nhằm hệ thống hóa những nội dung quan trọng về gia đình và biến đổi gia đình, được cập nhật trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang chuyển đổi hiện nay.

Phần thứ nhất của cuốn sách đề cập đến những vấn đề lý luận về gia đình và biến đổi gia đình. Nhiều khái niệm then chốt như gia đình, cấu trúc gia đình, chức năng gia đình, thiết chế gia đình, văn hóa gia đình và biến đổi gia đình, cùng với những nhân tố và quá trình ảnh hưởng đến biến đổi gia đình như CNH, TCH, những văn bản pháp luật của nhà nước về gia đình đã được giới thiệu. Những quan điểm lý thuyết cơ bản dùng để nghiên cứu gia đình cũng được giới thiệu và phân tích như: quan điểm tiếp cận cấu trúc chức năng, quan điểm tiếp cận xung đột, quan điểm tiếp cận nữ quyền,… Có thể nói, tác giả đã xây dựng được một nền móng lý luận khá vững chắc, trên cơ sở đó triển khai phân tích các

(2)

Xã hội học 119

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn vấn đề cơ bản của gia đình và biến đổi gia đình Việt Nam.

Tác giả đã lựa chọn lý thuyết cấu trúc chức năng làm khung phân tích cho toàn bộ công trình. Điều này được thể hiện trong nội dung của Phần thứ hai, bao gồm 2 chương, dành để phân tích “sự biến đổi chức năng gia đình” và “sự biến đổi cấu trúc gia đình” – cũng chính là tiêu đề của 2 chương này, rất rành rẽ.

Quan điểm nghiên cứu “động” hay vận động (nói theo ngôn ngữ triết học) được thể hiện ngay trong tiêu đề và xuyên suốt và nhất quán ở toàn bộ công trình này. Trong một thế giới đầy biến động và một xã hội Việt Nam đang Đổi mới, chuyển đổi, hội nhập, nghiên cứu một thiết chế xã hội như gia đình không thể chỉ bằng những nhát cắt tĩnh, đồng đại, hay các nghiên cứu panel Như đã nói ở trên, với việc vận dụng quan điểm “động”

này, công trình có thể sẽ là một đóng góp cho một chủ đề nghiên cứu xã hội học rộng hơn - nghiên cứu về biến đổi xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Cũng với quan điểm động, hai Chương rường cột của cuốn sách mới có được sự phong phú và hấp dẫn của chúng. Chương 4, nếu chỉ nêu ra những chức năng cơ bản của gia đình thì sẽ chỉ là một chương sách giáo khoa thông thường về xã hội học gia đình. Tác giả cuốn sách đã làm cho những nội dung quen thuộc này được phong phú thêm lên và có bề dày thực tiễn bằng những kiến thức, những kết quả nghiên cứu được đúc rút từ những biến đổi xã hội liên quan đến chức năng gia đình Việt Nam trong những thập niên vừa qua.

Chương 5 phân tích sự biến đổi cấu trúc gia đình với nhiều vấn đề và quan hệ cụ thể như các quan hệ hôn nhân, quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình.

Có thể nhận thấy hầu hết các số liệu, phân tích và nhận định trong cuốn sách đều dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thực tiễn phong phú, khiến cho các nội dung được phân tích là đậm chất gia đình Việt Nam, ở Việt Nam và của Việt Nam.

Nếu như hai Phần nội dung chính của cuốn sách cho ta cảm giác về một công trình nghiên cứu cơ bản, thì Phần thứ ba lại chứa đựng nhiều chất liệu của một nghiên cứu ứng dụng- triển khai. Với các đề xuất kiến nghị có tính hệ thống, Phần này của cuốn sách có ý hướng tới độc giả thuộc giới hoạch định các chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trong hoạt động thực tiễn. Đây là một bổ sung tốt cho các “định hướng mục tiêu” của cuốn sách.

Nhìn chung, cuốn sách là một công trình học thuật rất cơ bản, có những đóng góp tốt cho việc nhận thức đầy đủ hơn, có hệ thống hơn về những vấn đề gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam trong hơn hai thập niên vừa qua và gợi ý cho những nghiên cứu tiếp tục trên chủ đề gia đình trong thời gian tới.

Công trình này có lẽ cũng là kết tinh của một quá trình lao động khoa học lâu dài của tác giả - với hàng chục năm nghiên cứu, giảng dạy môn xã học học gia đình. Những tri thức và kinh nghiệm tích lũy được từ đầu những năm 1980 đến nay, cộng với năng lực khái quát, tổng hợp, hệ thống hóa đối với một chủ đề nghiên rộng đã giúp tác giả có được

(3)

Đọc sách….

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 120

công trình nghiên cứu bề thế này.

Cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập chuyên ngành xã hội học gia đình. Với nhiều hàm lượng phân tích và tổng kết thực tiễn, cuốn sách cũng có thể là tài liệu tham khảo cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách xã hội và tất cả những ai quan tâm đến những vấn đề của gia đình Việt Nam đương đại.

Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách “Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam” của tác giả Lê Ngọc Văn do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành.

Trịnh Duy Luân GS.TS Xã hội học

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nhưng cũng vì thế, đơn vị gia đình ở nông thôn Nam Bộ mà từ đầu đã nửa hạt nhẩn hóa phải tìm một sức sống bên trong của nó, phải tự tổ chức một lối sống thích hợp

4.Qua đoạn thơ 1 của bài thơ Từ ấy, viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng một bộ phận giới trẻ sống xa rời lí tưởng, thực

Các quan sát và phỏng vấn sâu ở một số vùng nông thôn Việt Nam cho thấy nhiều hộ gia đình nghèo đã phải bán đất để lấy tiền chi cho sinh hoạt hàng ngày, nhiều hộ

Khi míi x¸c lËp quan hÖ víi nhau, hä qua ®ªm ë nhµ nhau vµo dÞp cuèi tuÇn, vµ kh«ng nãi cho con c¸i m×nh biÕt vÒ quan hÖ thËt víi nhau, mµ chØ giíi thiÖu nhau víi

để dân đồng tình hưởng ứng; đồng thời tạo điều kiện đầy đủ nhất, thuận tiện nhất, có hiệu quả kín đáo cho mọi cặp vợ chồng khi họ muốn và cần đến các biện

Morgan (dẫn theo TLTK 2 thì không những chỉ ở xã hội công nghiệp hóa mà ngay cả xã hội săn bắt thời nguyên thủy cũng đã có gia đình hạt nhân, ông cho rằng trong

NhÞp sèng c«ng nghiÖp ®· khiÕn cho c¸c thµnh viªn cña nhiÒu gia ®×nh Ýt khi ngåi cïng víi nhau trong b÷a ¨n hµng ngµy.. ë thµnh phè, nhiÒu bËc phô huynh cã rÊt

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến khái quát về đồ dùng điện trong gia đình, lắng nghe và phản