• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN ÔN TẬP BUỔI CHIỀU Ngày soạn: 1 / 5 / 2020

Ngày giảng: Thứ Hai 4/ 5 / 2020

Đạo đức

ÔN TẬP LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC I - MỤC TIÊU

1. HS biết được một số quy tắc ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của các quy tắc ứng xử đó.

2. HS biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè, người quen.

3. HS có thái độ đồng tình, quý trọng những người biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.

II TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Truyện Đến chơi nhà bạn .

- Tranh ảnh hoặc băng hình minh hoạ truyện Đến chơi nhà bạn - Đồ đùng để chơi đóng vai.

- Vở bài tập Đạo đức 2 .

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

*Cho hs tập đóng vai Hoạt động 1 : Đóng vai

Mục tiêu : HS tập cách cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.

Cách tiến hành

1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm đóng vai một tình huống.

Tình huống : Em sang nhà bạn và thấy trong tủ nhà bạn có nhiều đồ chơi đẹp mà em rất thích. Em sẽ...

Tình huống 2 : Em đang chơi ở nhà bạn thì đến giờ ti vi có phim hoạt hình mà em thích xem nhưng khi đó nhà bạn lại không bật ti vi. Em sẽ...

Tình huống 3 : Em sang nhà bạn chơi và thấy bà của bạn đang bị mệt. Em sẽ...

2. Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.

3. Các nhóm lên đóng vai.

4. Lớp thảo luận, nhận xét.

5. GV kết luận về cách cư xử cần thiết trong mỗi tình huống :

(2)

Tình huống 1 : Em cần hỏi muộn. Nếu được chủ nhà cho phép mới lấy ra chơi và phải giữ gìn cẩn thận.

Tình huống 2 : Em có thể đề nghị chủ nhà, không nên tự tiện bật ti vi xem khi chưa được phép.

Tình huống 3 : Em cần đi nhẹ, nói khẽ hoặc ra về (chờ lúc khác sang chơi sau).

Hoạt động 2 : Trò chơi "Đố vui"

Mục tiêu : Giúp HS củng cố lại về cách cư xử khi đến nhà người khác.

Cách tiến hành

1. GV phổ biến luật chơi :

Lớp chia thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị hai câu đố về chủ đề đến chơi nhà người khác.

Ví dụ : Trẻ em có cần lịch sự khi đến chơi nhà người khác không ? - Vì sao cần lịch sự khi đến chơi nhà người khác ?

- Bạn cần làm gì khi đến nhà người khác ?

Tổ chức cho từng hai nhóm một đố nhau. Khi nhóm này nêu tình huống, nhóm kia phải đưa ra cách ứng xử phù hợp. Sau đó đổi lại : nhóm kia lại hỏi và nhóm này phải trả lời. Mỗi câu đố hoặc trả lời đúng sẽ được điểm hoặc được gắn sao hoặc hoa. . . Nhóm nào nhiều điểm (sao, hoa) hơn sẽ thắng.

+ GV và hai nhóm còn lại sẽ đóng vai trọng tài, chấm điểm các nhóm cả về câu đố và câu trả lời.

2. HS tiến hành chơi.

3. GV nhận xét, đánh giá.

Kết luận chung : Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh. Trẻ em biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người yêu quý.

=======================================

Tập đọc

LUYỆN ĐỌC CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức.

- Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung bài.

- Hiểu nghĩa các từ: khôn tả, véo von, long trọng.

- Hiểu điều câu chuyện muốn nói: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn.

Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.

(3)

*BVMT: HS nêu ý nghĩa câu chuyện: Cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa. Từ đó, góp phần giáo dục ý thức về BVMT.

*QTE:(bộ phận): Quyền và bổn phận sống thân ái với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.

*KNS

- Xác định giá trị. - Thể hiện sự cảm thông - Tư duy phê phán.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

HĐ thầy HĐ trò

* Luyện đọc

- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu L1 - Học sinh luyện đọc từ. xòe cánh, ngào ngạt, - Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu L2

- HS luyện đọc theo dãy.

- HS đọc cá nhân, đồng thanh - HS đọc nối tiếp

- Hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài - Chú ý các câu:

- 2 HS nối tiếp đọc + Chim véo von mời/ rồi mới bay về bầu trời

xanh thẳm.//

- 2 hs luyện đọc + Tội nghiệp con chim!// Khi nó còn sống và ca

hát,/ các cậu đã để mặc nó chết vì đói khát.//

Còn bông hoa,/ giá các cậu đừng ngắt nó/ thì hôm nay/ chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.//

- Học sinh luyện đọc câu.

- Hs đọc các từ ngữ cần giải nghĩa trong SGK. - HS đọc chú giải + Đọc từng đoạn trong nhóm.

+ Thi đọc giữa các nhóm. - H sinh hoạt động theo nhóm.

* Luyện đọc lại 15’

- 3, 4 học sinh thi đọc lại truyện.

C. Củng cố, dặn dò (3’):

(4)

- Giáo dục cho HS lòng yêu thương con vật và cỏ cây hoa lá xung quanh ta.Quyền và bổn phận sống thân ái với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

- Nhận xét tiết học.

============================

Tập đọc

LUYỆN ĐỌC QUẢ TIM KHỈ I MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng Khỉ đã khôn khéo thoát nạn. Những kẻ bội bạc như Cá Sấu không bao giờ có bạn. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 5 SGK) HS năng khiếu trả lời được câu hỏi 4

2, Kỹ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật (Khỉ, Cá Sấu).

* KNS

- Ra quyết định ứng phó với căng thẳng . - Tư duy sáng tạo.

3, Thái độ: Mở rộng vốn sống, ghét sự gian ngoan, xảo quyệt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh minh hoạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

HĐ thầy HĐ trò

* Đọc từng đoạn trước lớp (10)

? Bài có mấy đoạn?

- GV treo bảng phụ lên bảng và HD HS đọc câu văn dài trên bảng phụ – GV đọc mẫu

+ Bạn là ai?// Vì sao bạn khóc?// (giọng lo lắng, quan tâm)

+ Tôi là Cá sấu.// Tôi khóc vì chẳng ai chơi với tôi.// (giọng buồn bã, tủi thân) + Vua của chúng tôi ốm nặng,/ phải ăn 1 quả tim khỉ mới khỏi.//Tôi cần quả tim của bạn.//

- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi của GV.

- HS khác nhận xét.

- Cả lớp theo dõi SGK

(5)

+ Chuyện quan trọng vậy// mà bạn chẳng báo trước.// Quả tim tôi để ở nhà.// Mau đưa tôi về,// tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn.// (giọng bình tĩnh, tự tin).

- Gọi HS đọc câu văn dài

- GV gọi HS đọc đoạn 1 + giúp HS giải nghĩa từ khó trong các đoạn

+ Đoạn 2, 3, 4 tương tự

- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm

- GV chia nhóm: 2HS/ bàn/nhóm - GV yêu cầu thời gian

* Thi đọc (10)

- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

* Luyện đọc lại (18)

- GV tổ chức cho 2 đội thi đua đọc - GV gọi 3 HS đọc lại truyện theo vai (người dẫn chuyện, Cá Sấu, Khỉ)

? Theo em, khóc và chảy nước mắt có giống nhau không?

- GV giảng thêm: Cá Sấu thường chảy nước mắt, do khỉ nhai thức ăn, tuyến nước mắt của cá sấu bị ép lại chứ không phải do nó thương xót hay buồn khổ điều gì.

Chính vì thế nhân dân ta thường có câu:

“Nước mắt cá sấu” là để chỉ những kẻ giả dối, giả nhân, giả nghĩa.

- GV nhận xét – tuyên dương.

C. Củng cố - dặn dò (5)

? Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

- GV nhận xét giờ học

- HS đọc

- HS đọc tiếp nối đoạn.

- Cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét

- HS thi đọc ĐT, đọc cá nhân.

- HS trả lời

(6)

- Dặn về nhà đọc bài, chuẩn bị bài: Voi nhà.

Toán

ÔN TẬP VỀ TÌM SỐ BỊ CHIA – SỐ CHIA – THƯƠNG I. MỤC TIÊU

- Giúp HS bước đầu:. Biết tên gọi theo vị trí, thành phần và kết quả của phép chia.

- Củng cố cách tìm kết quả của phép chia.

-Nói đúng tên gọi từng thành phần và kết quả của phép chia; làm toán đúng, thành thạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-GV: Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1, 3 SGK; phiếu bài tập 1, 3 SGK.

-HS: vở bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HĐ thầy

*ôn tập lại tên các thành phần và kết quả của phép chia.

a. Nêu phép chia: 6 : 2 , yêu cầu HS tìm kết quả.

- Chỉ vào từng số trong phép chia và nêu tên gọi:

6 : 2 = 3

Số bị chia Số chia Thương - Nêu: Kết quả của phép chia gọi là thương.

* Lưu ý: 6 : 2 cũng gọi là thương.

* HS nêu ví dụ về phép chia, gọi tên từng thành phần trong phép chia đó.

* Thực hành.

BÀI 1: Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Hướng dẫn làm mẫu 1 dòng.

- Tương tự các dòng còn lại gọi 2 HS lên bảng làm.

HĐ trò

- 2 HS lên bảng - Cả lớp làm vào bảng con.

- 1 HS đọc bài

- Tìm kết quả phép chia 6 : 2

= 3.

Đọc: Sáu chia hai bằng ba.

- Vài HS nhắc lại.

- Nêu ví dụ và gọi tên từng

(7)

- Nhận xét.

Củng cố thành phần tên gọi kết quả của phép chia BÀI 2: Tính nhẩm.

- Yêu cầu học sinh tính nhẩm nêu miệng kết quả

* Củng cố cách tìm kết quả của phép chia BÀI 3: Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Hướng dẫn bài mẫu (như SGK).

- Từ 1 phép nhân có thể lập được bao nhiêu phép chia tương ứng.

- Tương tự các bài còn lại gọi HS lên bảng làm.

* Củng cố thành phần tên gọi kết quả của phép chia và cách tính kết quả của phép chia

3. Củng cố – Dặn dò :

- Cho HS nhắc lại tên gọi từng thành phần và kết quả của phép chia, trên cơ sở 1 HS tìm 1 phép chia và đọc tên từng thành phần và kết quả của phép chia ấy.

- Dặn xem trước bài : “Bảng chia 3”

- Nhận xét tiết học

thành phần trong phép chia.

- Tính rồi điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu).

- 2 HS lên bảng

- HS nối tiếp nhau nêu kết quả

- Viết phép chia và số thích hợp vào ô trống (theo mẫu).

-Từ phép nhân có thể lập được 2 phép chia tương ứng.

- HS lên bảng làm bài.

Ngày soạn: 2/ 5 / 2020

Ngày giảng: Thứ Ba 5/ 5/ 2020

Tập đọc

LUYỆN ĐỌC BÀI SƠN TINH, THỦY TINH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đọc đúng, đọc trôi chảy toàn bài. Biết ngắt, Nghỉ hơi đúng, Đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

- Hiểu nội dung: Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt.

- HS biết yêu lao động, khâm phục, tôn trọng người tài giỏi.

*ANQP: GD hs có ý thức bảo về môi trường để cải thiện khí hạu, giảm thiểu thiên tai.

(8)

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HĐ thầy

*Luyện đọc

- Đọc mẫu toàn bài.

+ Đoạn 1: Giọng đọc thong thả, trang trọng.

+ Lời vua Hùng: dõng dạc.

+ Đoạn tả cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh: hào hùng.

- Hướng dẫn luyện đọc, giải nghĩa từ.

* Đọc nối tiếp câu lần 1:

- Theo dõi HS đọc.

- Hướng dẫn luyện đọc tiếng, từ khó *

* Đọc nối tiếp câu lần 2:

- GV nhận xét, sửa lỗi phát âm cho HS

* Đọc nối tiếp đoạn lần 1:

- GV chia bài đọc thành 3 đoạn - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn - Theo dõi, sửa sai.

- GV hướng dẫn luyện đọc câu văn dài, nhấn giọng ở các từ ngữ in đậm

HĐ trò

- Theo dõi cách đọc của GV.

- Nối tiếp nhau đọc từng câu.

- Đọc cá nhân+ đồng thanh tiếng, từ khó: tuyệt trần, cuồn cuộn, dãy, đuối sức, chàng trai…

- Nối tiếp nhau đọc từng câu - HS quan sát, đánh dấu đoạn.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn - HS đọc cá nhân+ đồng thanh các câu

văn dài:

+ Một người là Sơn Tinh,/ chúa miền non cao,/ còn người kia là Thủy Tinh,/

vua vùng nước thẳm.//

+ Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp,/

(9)

* Đọc nối tiếp đoạn lần 2:

- Hướng dẫn giải nghĩa các từ: cầu hôn, lễ vật, ván, nệp, ngà, cựa, hồng

mao(SGK).

* Đọc từng đoạn trong nhóm:

- Chia nhóm, yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm

- Theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở.

* Thi đọc giữa các nhóm:

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc nối tiếp trước lớp. Tổ chức cho cá nhân thi đọc đoạn 3.

- Theo dõi, nhận xét, tuyên dương nhóm, em đọc tốt.

hai trăm nệp bánh chưng,/ voi chín ngà,/ gà chín cựa,/ ngựa chín hồng mao.//

+ Thủy Tinh đến sau,/ không lấy được Mị Nương,/

Đùng đùng tức giận,/ cho quân đuổi đánh Sơn Tinh.//

+ Từ đó,/ năm nào Thủy Tinh cũng dân nước đánh

Sơn Tinh,/ gây lũ lụt khắp nơi / nhưng lần nào Thủy Tinh cũng chịu thua.//

- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn - Đọc các từ được giải nghĩa cuối bài.

- 3 HS 1 nhóm luyện đọc

- Các nhóm và cá nhân thi đọc bài trước lớp.

- Lớp nhận xét.

Kể chuyện

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG VIỆT Toán

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN Tự nhiên xã hội

(10)

ÔN TẬP BÀI CÂY SỐNG Ở ĐÂU?

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Biết được cây cối có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.

- Nêu được ví dụ cây sống trên mặt đất, trên núi cao, trên cây khác (tầm gửi), dưới nước.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sống cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HĐ thầy

* Ôn lại cách nhận ra cây cối có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.

* Cách tiến hành:

+ Bước 1: Làm việc theo nhóm

- Chia nhóm và cho hs quan sát các hình trong SGK , nói về nơi sống của cây cối trong từng hình + Bước 2: Làm việc cả lớp

- Y/c hs các nhóm cử đại diện trình bày các ý đã thảo luận

- GV nhận xét và đưa ra kết luận

 Kết luận: Cây có thể sống được ở khắp nơi:

trên cạn, dưới nước.

* Triển lãm những hình ảnh về cây cối đã sưu tầm

* Mục tiêu: củng cố lại những kiến thức về nơi sống của cây.

* Cách tiến hành:

+ Bước 1: Làm việc theo nhóm (4 nhóm)

- Hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh (đã sưu tầm) ở địa phương mình hoặc một số loại lá cây để cả

HĐ trò - 2 HS trả lời.

- Hs trả lời:...

- Vài Hs nhắc lại đề bài

- Hs quan sát tranh.

- Thảo luận nhóm nói về nơi sống của cây cối.

(11)

nhóm xem. Sau đó phân chúng thành 3 nhóm:

nhóm cây sống trên cạn, nhóm cây sống dưới nước, nhóm cây sống trên cây khác (tầm gửi) + Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV y/c các nhóm trưng bày sản phẩm

- GV tổng kết, tuyên dương nhóm tìm nhiều nhất 3. Củng cố – Dặn dò:

- Em cho biết cây có thể sống được ở những đâu ?

- Chuẩn bị bài sau: Một số loài cây sống trên cạn.

- Nhận xét tiết học.

- Đại diện các nhóm trình bày.

* (Hình 1,3,4 cây sống trên cạn, hình 2 cây sống dưới nước.) - Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Hs theo dõi và 2 em nhắc lại - Làm việc theo nhóm.

- Quan sát tranh ảnh, lá cây đã sưu tầm và xếp thành 3 nhóm vào giấy khổ lớn .

- Lần lượt các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp

- Các nhóm khác xem sản phẩm và đánh giá lẫn nhau

- Vài hs trả lời: Cây có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.

- Hs theo dõi

Ngày soạn: 3/ 5 / 2020

Ngày giảng: Thứ tư 6/ 5/ 2020

Luyện từ và câu

ÔN TẬP TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO?

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Nắm được một số từ ngữ về sông biển. Bước đầu biết đặt và TLCHVì sao?

- Rèn KN tìm từ về sông biển nhanh, đúng. Kĩ năng đặt câu và TLCH Vì sao?

- GDHS không tắm bơi ở nơi có dòng nước xoáy nguy hiểm đến tính mạng.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học

(12)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HĐ thầy

Hướng dẫn làm bài tập: (31’)

Bài 1: Tìm các từ ngữ có tiếng biển:

Mẫu: tàu biển, biển cả.

- Hướng dẫn từ mẫu.

- Yêu cầu HS quan sát, suy nghĩ trả lời câu hỏi

H/ Các từ tàu biển, biển cả có mấy tiếng ? H/ Trong mỗi từ trên tiếng biển đứng trước hay đứng sau ?

- GV viết sơ đồ cấu tạo từ lên bảng.

biển ………… ……….. biển

- Yêu cầu cả lớp làm vào VBT.

- Gọi HS đọc bài đã làm, GV nhận xét, ghi bảng

-GV treo tranh: Sóng biển. Giảng từ sóng biển.

Bài 2: Tìm từ trong ngoặc đơn hợp với mỗi nghĩa sau: (suối, hồ, sông)

- Hướng dẫn làm bài tập.

HĐ trò

*1 em đọc yêu cầu và mẫu. Cả lớp đọc thầm.

- Quan sát hướng dẫn mẫu - Quan sát và trả lời câu hỏi.

+ 2 tiếng: tàu + biển; biển + cả

+ Trong từ tàu biển, tiếng biển đứng sau. Trong từ biển cả tiếng biển đứng trước

- HS Quan sát.

- Cả lớp làm vở bài tập.

- Nhận xét, bổ sung.

- 4-5 em đọc các từ ngữ ở từng cột trên bảng.

biển …….... ……….. biển Biển cả, biển

khơi, biển xanh, biển lớn, biển hổ, biển động…

Tàu biển, sóng biển, nước biển, cá biển, tôm biển, cua biển, rong biển, bãi biển, bờ biển, chim biển, bão biển, lốc biển, mặt biển,…….

+ HS quan sát, lắng nghe

* 1 em nêu yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm.

- 1 em đọc nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm.

-HS làm vở BT.

- 3 em làm ra giấy A3 rồi dán kết quả lên bảng.

(13)

- Yêu cầu cả lớp làm vào VBT, 3 em làm ra giấy A3.

- Nhận xét, chốt lời giải đúng

Bài 3: Đặt câu hỏi cho phần in đậm trong câu sau:

- Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy.

- Em hãy bỏ phần in đậm trong câu rồi thay vào câu từ để hỏi cho phù hợp. Sau đó em chuyển từ để hỏi lên vị trí đầu câu.

Đọc lại cả câu sau khi thay thế thì sẽ được câu hỏi đầy đủ.

- Yêu cầu HS làm miệng.

- Nhận xét, sửa chữa, ghi bảng.

Bài 4 : Dựa theo cách giải thích trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, trả lời các câu hỏi sau:

- Chia nhóm đôi hỏi đáp trong nhóm, sau đó làm vào VBT.

- Yêu cầu các nhóm hỏi đáp trước lớp.

a/ Vì sao Sơn Tinh lấy được Mị Nương?

b/ Vì sao Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh?

c/ Vì sao ở nước ta có nạn lụt?

- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét. Ghi bảng

a. sông b. suối c. hồ - Nhận xét.

* 1 em nêu yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm.

- Nghe GV hướng dẫn.

- Nối tiếp nhau đặt câu hỏi theo yêu cầu bài tập.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

* 1 em đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm.

- Làm việc theo nhóm đôi, mỗi nhóm thảo luận đưa ra 3 câu trả lời, sau đó viết vào VBT.

- Đại diện các nhóm hỏi đáp trước lớp.

+ Sơn Tinh lấy được Mị Nương vì đã đem lễ vật đến trước./ vì đã dâng lễ vật lên vua Hùng trước Thủy Tinh.

+ Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh vì ghen tức, muốn cướp lại Mị Nương./ vì ghen muốn giành lại Mị Nương.

+ Ở nước ta có nạn lụt vì năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước lên để đánh Sơn Tinh./ vì Thủy Tinh không nguôi lòng ghen tức với Sơn Tinh, năm nào cũng dâng nước lên để trả

(14)

thù Sơn Tinh.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS sửa bài vào VBT C/ Củng cố - dặn dò: (3’)

- GV củng cố lại một số từ ngữ về sông biển, cách đặt câu hỏi và TLCH Vì sao?

- Liên hệ giáo dục HS.

- Nhận xét chung giờ học, khuyến khích HS tìm thêm các từ ngữ về sông, biển.

--- Toán

ÔN TẬP BẢNG CHIA 5+ MỘT PHẦN NĂM I.MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết cách thực hiện phép chia 5. Nhớ được bảng chia 5. Biết giải toán có một phép chia trong bảng chia 5

2, Kĩ năng: Biết vận dụng bảng chia 5 vào làm bài tập.

3, Thái độ: HS ham thích học toán, ự giác tích cực có tính cẩn thận trong tính toán, học tập, vận dụng được vào trong cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: ƯDCNTT.

- HS: Vở bài tập toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

* Ôn lại bảng chia 5

- Yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh bảng chia 5.

- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng chia 5.

- Yêu cầu cả lớp đồng thanh đọc thuộc lòng bảng chia 5.

như SGK)

* Luyện tập Bài 1(4)

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Nghe

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- Các HS thi đọc cá nhân. Các tổ thi đọc theo tổ, các bàn thi đọc theo bàn.

(15)

- Yêu cầu HS đọc tên các dòng trong bảng số.

?Muốn tính thương ta làm như thế nào?

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng của bạn.

- Nhận xét Bài 2 (4)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

? Có tất cả bao nhiêu bông hoa?

? Cắm đều 15 bông hoa vào 5 bình hoa nghĩa là như thế nào?

? Muốn biết mỗi bình hoa có mấy bông hoa chúng ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài và gọi 1 HS làm bài trên bảng lớp.

-GV nhận xét bài làm của HS trên bảng

Bài 3 (4)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

? Có tất cả bao nhiêu bông hoa?

? Cắm đều 15 bông hoa vào mỗi bình được 5 bình hoa nghĩa là như thế nào?

? Muốn biết mỗi bình hoa có mấy bông hoa chúng ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài và gọi 1 HS làm bài trên bảng lớp.

-GV nhận xét bài làm của HS trên bảng

- Điền số thích hợp vào các ô trống trong bảng.

- Đọc: số bị chia, số chia, thương.

- Ta lấy số bị chia chia cho số chia.

- 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- Cả lớp đọc đồng thanh các phép chia trong bài.

- HS đọc

- Có tất cả 15 bông hoa.

- Nghĩa là chia 15 bông hoa thành 5 phần bằng nhau.

- Chúng ta thực hiện phép tính chia 15:5

Bài giải

Mỗi bình có số bông hoa là:

15 : 5 = 3 ( bông hoa) Đáp số: 3 bông hoa -1 HS nhận xét.

- HS đọc

- Có tất cả 15 bông hoa.

- Nghĩa là chia 15 bông hoa thành 5 phần bằng nhau.

- Chúng ta thực hiện phép tính chia 15:5

Bài giải

Cắm được số bình hoa là:

(16)

MỘT PHẦN NĂM Bài 1 (122)

- Yêu cầu HS đọc đề bài tập 1.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Yêu cầu HS sửa bài.

? Giải thích vì sao hình A; D là hình được tô màu

1

5 hình đó.

C. Củng cố - dặn dò (2) - Yêu cầu HS đọc bảng chia 5 - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

Một phần năm

15 : 5 = 3 ( bình hoa) Đáp số: 3 bình hoa -1 HS nhận xét.

- Đã tô màu 5

1

hình nào?

- Các hình đã tô màu 5

1

hình là A,D.

- Nhận xét - HS đọc - HS nghe

--- Chính tả

LUYỆN KỂ CÂU CHUYỆN SƠN TINH, THỦY TINH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Xếp đúng thứ tự các tranh theo nội dung câu chuyện; dựa theo tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện. (HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện).

- Rèn kĩ năng nghe: nghe và ghi nhớ lời kể của bạn.

- HS biết noi gương cha ông kiên cường chiến đấu, chiến thắng cái ác.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học

* Giảm bài 3

(17)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HĐ thầy

* Hướng dẫn kể chuyện: (31’)

* Sắp xếp lại các tranh theo nội dung câu chuyện:

- Hướng dẫn HS quan sát 3 tranh SGK.

- Yêu cầu HS nêu nội dung từng tranh - Nhận xét, bổ sung.

Yêu cầu HS sắp xếp lại thứ tự các tranh theo đúng trình tự của câu chuyện.

- Giáo viên nhận xét và yêu cầu HS suy nghĩ nêu thứ tự đúng của 3 tranh

* Kể lại từng đoạn câu chuyện theo các tranh đã được sắp xếp:

- Tổ chức cho HS kể trong nhóm, kể trước lớp.

- Theo dõi HS kể.

- Hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung từng đoạn.

* Kể toàn bộ câu chuyện:

- Tổ chức cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện.

- Theo dõi, nhận xét, tuyên dương.

HĐ trò

- Quan sát tranh để nhớ nội dung truyện.

- HS nêu nội dung từng tranh.

+ Tranh 1: Cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.

+ Tranh 2: Sơn Tinh mang ngựa đến đón Mị Nương về núi.

+ Vua Hùng tiếp hai thần Sơn Tinh và Thủy Tinh.

- Thảo luận và sắp xếp lại thứ tự các tranh.

+ Thứ nhất: tranh 3.

+ Thứ hai: tranh 2.

+ Thứ ba: tranh 1.

- HS kể chuyện trong nhóm - Các nhóm thi kể chuyện - Hs nhận xét, bổ sung từng đoạn

- Đại diện các nhóm thi kể trước lớp.

- Lớp nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm kể hay

(18)

* Củng cố - dặn dò: (3’)

- H/ Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nói lên điều gì?

- Củng lại nội dung câu chuyện - Nhận xét chung giờ học.

Ngày soạn: 4/ 5 / 2020

Ngày giảng: Thứ năm 7/ 5/ 2020

Toán

ÔN TẬP GIỜ, PHÚT+ THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết 1 giờ có 60 phút. Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6, biết đơn vị đo thời gian gờ, phút. Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian.

-Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3 số 6. Biết thời điểm, khoảng thời gian.

2, Kĩ năng: Rèn kỹ năng xem đồng hồ.Nhận biết việc sử dụng thời gian trong cuộc sống hàng ngày.

3, Thái độ: Tự giác tích cực có tính cẩn thận trong học tập. Có ý thức quý thì giờ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ thầy

* Kiểm tra bài cũ (4) - Yêu cầu HS tìm x

x x 4 = 20 4 x x = 24

? Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?

- GV nhận xét

*Giới thiệu cách xem giờ.(12)

- Chúng ta sẽ học một đơn vị đo thời gian khác là phút. Một giờ có 60 phút.

HĐ trò

- 2 HS làm bảng - Lớp làm nháp - Nhận xét

(19)

- Ghi bảng: 1 giờ = 60 phút.

- Sử dụng mô hình đồng hồ, kim đồng hồ chỉ vào 8 giờ:

? đồng hồ đang chỉ mấy giờ?

- Quay tiếp các kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 3 và nói:

“Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 15phút”

Viết:8 giờ 15 phút.

- Tiếp tục quay kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 6 và nói:

? Lúc này đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút hay 8 giờ rưỡi.”

- Ghi bảng: 8 giờ 30 phút hay 8 giờ rưỡi.

+ GV gọi HS lên bảng làm lại các công việc như trên để cả lớp theo dõi và nhận xét.

+ GV yêu cầu HS tự làm trên mô hình đồng hồ của cá nhân, lần lượt theo các hiệu lệnh: +Đồng hồ chỉ 10 giờ

+Đồng hồ chỉ 10 giờ 15 phút +Đồng hồ chỉ 10 giờ 30 phút - Nhận xét và tuyên dương những HS thực hiện đúng và nhanh.

* Bài tập Bài 1: (6)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS quan sát kim giờ, để biết đồng hồ đang chỉ mấy giờ. Sau đó quan sát kim phút để biết đồng hồ chỉ bao nhiêu phút, trả lời câu hỏi theo yêu cầu - Yêu cầu HS trả lời

- GV nhận xét

- Theo dõi và trả lời.

- Đồng hồ đang chỉ 8 giờ.

- HS nhắc lại.

- HS xung phong lên thực hiện.

- HS tự nêu

- Cả lớp thực hành trên mô hình đồng hồ của cá nhân.

- Cả lớp thực hành trên mô hình đồng hồ của cá nhân.

- HS đọc

- HS quan sát và làm bài.

+7 giờ 15 phút.

+7 giờ 15 phút tối gọi là 19 giờ 15 phút.

- HS làm bài theo cặp. 1 HS đọc câu

(20)

Bài 2: (6)

- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.

- Yêu cầu HS xem tranh, hiểu các sự việc và hoạt động được mô tả qua tranh +Xem đồng hồ

+Lựa chọn giờ thích hợp trong từng bức tranh.

+Trả lời câu hỏi của bài toán.

- Nhận xét Bài 3: (6)

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài

*Lưu ý: Yêu cầu của đề bài là thực hiện các phép tính cộng, trừ trên số đo thời gian với đơn vị là giờ. Không được viết thiếu tên đơn vị “giờ” ở kết quả tính.

- Nhận xét

THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ

chỉ hành động, 1 HS tìm đồng hồ, hết 1 hành động thì đổi vị trí.

- HS đọc

- HS làm bài và sửa bài trên bảng lớp.

5 giờ+2giờ =7giờ 4giờ+6giờ=10 giờ 8 giờ + 7giờ =15giờ 9giờ –3giờ=6giờ 12giờ–8giờ = 4giờ 16 giờ–10giơ =6giờ - Nhận xét

Bài 1: (9)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1

- Yêu cầu HS quan sát từng đồng hồ và đọc giờ. (GV có thể sử dụng mô hình đồng hồ để quay kim đến các vị trí như trong bài tập hoặc ngoài bài tập và yêu cầu HS đọc giờ.

- Yêu cầu HS nêu vị trí của kim đồng hồ trong từng trường hợp.

? Vì sao em biết đồng hồ thứ nhất đang chỉ 4 giờ 15 phút?

=>Kết luận: Khi xem giờ trên đồng hồ, nếu thấy kim phút chỉ vào số 3, em đọc là 15 phút; nếu kim phút chỉ vào số 6, em đọc là 30 phút.

Bài 2: (9)

- Đồng hồ chỉ mấy giờ.

- Đọc giờ ghi trên đồng hồ.

- Giải thích: Vì kim đồng hồ chỉ qua số 4, kim phút đang chỉ vào số 3.

(21)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Hướng dẫn: Để làm đúng yêu cầu của bài tập này, trước hết em cần đọc từng câu trong bài, khi đọc xong một câu em cần chú ý xem câu đó nói về hoạt động nào, hoạt động đó diễn ra vào thời điểm nào, sau đó đối chiếu với các đồng hồ trong bài để tìm đồng hồ chỉ thời điểm đó.

?5giờ30 phút chiều còn gọi là mấy giờ?

? Tại sao các em lại chọn đồng hồ G tương ứng với câu An ăn cơm lúc 7 giờ tối?

Bài 3: (9)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Thi quay kim đồng hồ”

- GV chia lớp làm các đội, phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ và hướng dẫn cách chơi: Khi GV hô một giờ nào đó, các en đang cầm mặt đồng hồ của các đội phải lập tức quay kim đồng hồ đến vị trí đó. Em nào quay sai hoặc quay xong cuối cùng sẽ bị loại. Sau mỗi lần quay các đội lại cho bạn khác lên thế. hết thời gian chơi đội nào có nhiều bạn quay đúng nhất là đội thắng cuộc.

- Tổng kết trò chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc.

C. Củng cố - dặn dò (5)

-- GV tổ chức cho HS thi đua quay mặt đồng hồ theo hiệu lệnh của GV

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài. Thực hành xem đồng hồ Yêu cầu HS nhắc lại cách đọc

- Mỗi câu sau đây ứng với đồng hồ nào?

- 2 HS ngồi cạnh nhau làm bài theo cặp, 1HS đọc từng câu cho em kia tìm đồng hồ.

- Sau đó, một số cặp trình bày trước lớp Lời giải:

a- A ; b – D ; c – B ; d – E ; e- C ; g–G.

- Là 17 giờ 30 phút

- Vì 7 giờ tối chính là 19 giờ, đồng hồ G chỉ 19 giờ.

- Thi quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của GV.

HS thực hiện

- HS nghe, ghi nhớ.

(22)

giờ khi kim phút chỉ vào số 3 hoặc số 6.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

luyện tập

- HS đọc - HS nghe

Tập làm văn

ÔN TẬP ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý. QUAN SÁT VÀ TLCH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết đáp lời đồng ý trong tình huống giao tiếp thông thường. Qua sát tranh về cảnh biển, trả lời đúng được các câu hỏi về cảnh trong tranh.

- Rèn kĩ năng quan sát tinh tế và trả lời đúng câu hỏi.

- Phát triển HS năng lực tư duy n ngữ. HS luôn ứng xử đúng mực với mọi người*

Biển đảo : HS hiểu thêm về phong cảnh biển

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học

*TLV giảm bài 1

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HĐ thầy

* Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1: Đọc đoạn đối thoại sau. Nhắc lại lời của bạn Hà khi được bố của Dũng đồng ý cho gặp Dũng.

- Gọi 2 em đọc đoạn đối thoại.

H/ Hà cần nói với thái độ như thế nào?

H/ Bố Dũng nói với thái độ như thế nào?

- GV nhắc nhở HS không nhất thiết phải nói chính xác từng chữ, từng lời, khi trao đổi phải thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn.

- Yêu cầu HS trả lời theo cặp.

HĐ trò

* 2 em đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm.

- Quan sát tranh, từng cặp HS thực hành đóng vai (bố Dũng, Hà)

+ Lễ phép + Niềm nở

- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.

- HS trả lời theo cặp

(23)

- Theo dõi, giúp đỡ.

- Yêu cầu HS nhắc lại lời Hà khi được bố Dũng mời vào nhà gặp Dũng.

H/ Khi đáp lại lời đồng ý cần đáp lại với thái độ như thế nào?

Bài 2: Nói lời đáp trong các đoạn đối thoại sau:

- Treo bảng phụ.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đáp lại lời đồng ý theo nhiều cách, đúng mực, hợp với tình huống giao tiếp.

- Yêu cầu HS đóng vai theo cặp trong nhóm.

- Yêu cầu các nhóm thực hành trước lớp.

- Nhận xét, bổ sung

*KNS: Em mượn bạn quyển truyện hay, bạn em đồng ý. Em sẽ nói gì với bạn?

- Tuyên dương các nhóm đáp lời đồng ý đúng mực, hợp lí với tình huống.

Bài 3: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa cảnh biển trong SGK.

- Nêu lần lượt từng câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

H/ Bức tranh vẽ cảnh gì?

H/ Sóng biển như thế nào ? H/ Trên mặt biển có những gì ?

- 2 em nhắc lại lời Hà:Cháu cảm ơn Bác, cháu xin phép Bác.

+ Khi đáp lại lời đồng ý cần đáp lại với thái độ vui vẻ, nhã nhặn, lịch sự

* 1 em đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm.

- 2 em đọc các tình huống trong bài, lớp đọc thầm.

- Từng cặp HS thực hành hỏi-đáp trong nhóm và trước lớp.

- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung đưa ra phương án khác.

+ a/ Cảm ơn cậu. Tớ sẽ trả nó ngay sau khi dùng xong./ Cám ơn cậu. Cậu tốt quá./

Tớ cầm nhé./ Tớ cám ơn cậu nhiều./

b/Cám ơn em./ Em thảo quá./ Em tốt quá./

Em ngoan quá./ .

* 1 em đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.

- 2 em đọc câu hỏi SGK, lớp đọc thầm.

- Cả lớp suy nghĩ – trả lời câu hỏi.

+ Bức tranh vẽ cảnh biển buổi sáng khi mặt trời mới lên.

+ Sóng biển xanh nhấp nhô./ Sóng biển xanh như dềnh lên./ Sóng nhấp nhô trên mặt biển xanh.

+ Những cánh buồm đang lướt sóng, những chú hải âu đang chao lượn.

+ Mặt trời đang dâng lên, những đám mây đang dần trôi, đàn hải âu bay về phía chân trời

- Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.

- 2, 3 em đọc đoạn văn, lớp đọc ĐT.

(24)

H/ Trên bầu trời có những gì ?

- Nhận xét, bổ sung – ghi bảng thành 1 đoạn văn ngắn.

- Gọi HS đọc lại.

* GDHS hiểu về biển và yêu biển C/ Củng cố - dặn dò: (3’)

- Củng cố cách đáp lời đồng ý, cách quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

- Nhận xét chung giờ học, nhắc HS đáp lời đồng ý nhã nhặn, lịch sự.

================================

Ngày soạn: 5/ 5 / 2020

Ngày giảng: Thứ Sáu 8/ 5 / 2020

Toán

ÔN TẬP SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA SỐ 0 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA + LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.

- Biết số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.

- Biết số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.

- Học sinh biết : số 0 nhân với số nào hoặc số nào nhân với số 0 cũng bằng 0.

- Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.

- Không có phép chia cho 0.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học

* Giảm bài 2, 3( 132); Bài 3,4 (133); bài 3(134) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HĐ thầy

*ôn lại phép nhân có thừa số 1:

* GV nêu phép nhân, hướng dẫn HS chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau:

HĐ trò

- 2 HS lên bảng chữa bài tập 4. Bạn nhận xét.

(25)

- GV cho HS nhận xét: Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.

* GV nêu vấn đề: Trong các bảng nhân đã học đều có:

- Gọi HS nhận xét về các số nhân với số 1?

Chú ý: Cả hai nhận xét trên nên gợi ý để HS tự nêu; sau đó GV sửa lại cho chuẩn xác rồi kết luận (như SGK).

*ôn lại phép chia cho 1 (số chia là 1)

- Dựa vào quan hệ của phép nhân và phép chia, GV nêu:

- GV cho HS kết luận: Các số chia cho 1 thì như thế nào?

* Thực hành:

Bài 1: HS tính nhẩm (theo từng cột)

- GV yêu cầu HS tính nhẩm, làm vào VBT, gọi HS lên bảng chữa bài

- Nhận xét, sửa chữa bài - GV nhận xét, chữa bài Bài 4:

- GV hướng dẫn cách làm - Yêu cầu HS làm vào VBT - Thu chấm một số bài

- Chấm, nhận xét, chữa bài cho HS 3. Củng cố – Dặn dò: (3’)

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: bài sau

- HS quan sát, chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau:

1 x 2 = 1 + 1 = 2 vậy 1 x 2 = 2 1 x 3 = 1 + 1 + 1 = 3 vậy 1 x 3 = 3 1 x 4 = 1 + 1 + 1 + 1 = 4 vậy 1 x 4 = 4 - HS nhận xét: Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.

- Vài HS lặp lại.

2 x 1 = 2 ta có 2 : 1 = 2 3 x 1 = 3 ta có 3 : 1 = 3

- HS nhận xét: Số nào nhân với số 1 cũng bằng chính số đó.

- Vài HS lặp lại.

1 x 2 = 2 ta có 2 : 1 = 2 1 x 3 = 3 ta có 3 : 1 = 3 1 x 4 = 4 ta có 4 : 1 = 4 1 x 5 = 5 ta có 5 : 1 = 5 - HS nhận xét: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính só đó.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Quan sát

- HS làm vào VBT - Nộp bài

- Chữa bài

 SỐ 0 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA

(26)

*Ôn lại phép nhân có thừa số 0:

- Dựa vào ý nghĩa phép nhân.

- GV hướng dẫn viết phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau.

- GV nêu phép tính 0 x 2

- GV nêu

3 x 0 = ? 0 x 3 = ? - GV đưa ra kết luận

*ôn lại phép chia có số bị chia là 0

- Dựa vào mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.

- GV hướng dẫn theo mẫu

- Yêu cầu HS vận dụng làm ví dụ - GV đưa ra kết luận

- Thực hành:

Bài 1:

- GV hướng dẫn HS tính nhẩm, nêu kết quả

- Nhận xét, sửa chữa Bài 2:

- Tổ chức cho HS tính nhẩm, nêu kết quả.

- Nhận xét, sửa chữa - Thu chấm một số bài

- HS quan sát, lắng nghe - HS chuyển thành phép cộng 0 + 0 = 0 suy ra 0 x 2 = 0 2 x 0 = 0 3 x 0 = 0 ; 0 x 3 = 0

- KL: Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.

- HS quan sát GV làm mẫu 0 : 2 = 0 (vì 0 x 2 = 0)

(Số bị chia bằng thương nhân với số chia)

- HS vận dụng tính 0 : 3 = 0

0 : 5 = 0

KL: + Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.

+ Không có phép chia cho 0.

* 1 Hs đọc yêu cầu

- Cả lớp nhẩm, nêu kết quả từng phép tính.

- Nhận xét, chữa bài vào VBT - 1 HS đọc yêu cầu bài tập

- HS nêu kết quả từng phép tính.

(27)

- Nhận xét, chữa bài tập cho HS Bài 5:

- GV hướng dẫn HS cách làm phép tính - Yêu cầu Hs làm vào VBT, 2 HS lên bảng chữa bài

- Nhận xét, sửa chữa 3- Củng cố - Dặn dò: (3’) - Nhận xét tiết học

- Ccố về phép chia và phép nhân với số 0

- Nhận xét, sửa chữa bài vào VBT - Chữa bài vào VBT

- Quan sát hướng dẫn của GV - HS làm bài, 2 HS lên chữa bài - Lớp nhận xét, bổ sung cách khác - Chẳng hạn:

0 : 1 x 2 = 0 hoặc 0 x 1: 2 = 0

Tập viết

ÔN TẬP CHỮHOA S I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết viết chữ S hoa theo cỡ vừa và nhỏ.

- Biết viết cụm từ ứng dụng Sáo tắm thì mưa theo cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét và nối nét đúng qui định.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ thầy HĐ trò 2. Hướng dẫn tập viết:

*Hướng dẫn viết chữ hoa: (7’)

*) Quan sát số nét, quy trình viết chữ S:

(28)

- Chữ S hoa cao mấy li? - Chữ S hoa cao 5 li.

- Chữ S hoa gồm mấy nét? Là những nét nào?

- Chữ S hoa gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 2 nét cơ bản: Nét cong dưới và nét móc ngược nối liền nhau tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ, cuối nét móc lượn vào trong.

- Chúng ta đã học cách viết nét cong dưới và cách nối nét cong dưới với nét móc ngược tạo thành vòng xoắn khi học viết chữ cái hoa nào?

- Chữ cái hoa L.

- Dựa vào cách viết chữ cái L hoa, hãy quan sát mẫu chữ và nêu cách viết chữ cái S hoa.

- Đặt bút tại giao điểm của ĐKN 6 và ĐKD 4, viết nét cong dưới, lượn từ dưới lên rồi dừgn bút tại ĐKN 6. Từ điểm trên, đổi chiều bút viết tiếp nét móc ngược trái, cuối nét lượn vào trong và dừng bút trên ĐKN 2.

- Giảng lại quy trình viết, vừa giảng vừa viết mẫu trong khung chữ.

*) Viết bảng:

- Yêu cầu HS viết chữ S hoa vào trong không trung và bảng con.

- Sửa lỗi cho từng học sinh.

- Viết bảng.

* Hướng dẫn viết từ ứng dụng: (8’) Giới thiệu từ ứng dụng:

- Yêu cầu đọc cụm từ ứng dụng. - Đọc: Sáo tắm thì mưa.

- Sáo tắm thì mưa là một câu thành ngữ nói về kinh nghiệm trong dân gian, hễ thấy sáo tắmthì trời sẽ có mưa.

*) Quan sát và nhận xét:

- Cụm từ Sáo tắm thì mưa có mấy chữ? Là những chữ nào?

- Có 4 chữ ghép lại với nhau, đó là:

Sáo, tắm, thì, mưa.

- Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ S hoa và cao mấy li?

- Chữ h cao 2 li rưỡi.

(29)

- Các chữ còn lại cao mấy li? - Chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.

- Hãy nêu vị trí các dấu thanh có trong cụm từ.

- Dấu sắc đặt trên chữ a, ă; dấu huyền đặt trên chữ i.

- Khoảng cách giữa các chữ ntn ? - Bằng 1 con chữ o.

*) Viết bảng:

- Yêu cầu HS viết chữ sáo vào bảng con. - Viết bảng.

- Sửa cho từng học sinh.

*Hướng dẫn viết vào Vở tập viết: (15’)

- GV chỉnh sửa lỗi choHS. - HS viết.

- 1 dòng chữ S cỡ vừa.

- 2 dòng chữ S cỡ nhỏ.

- 1 dòng chữ Sáo cỡ vừa.

- 1 dòng chữ Sáo cỡ nhỏ.

- 3 dòng từ ứng dụng: Sáo tắm thì mưa, cỡ chữ nhỏ.

*Chấm, chữa bài: (4’) - Thu và chấm 5 đến 7 bài.

- Nhận xét từng bài viết - Tuyên dương bài viết đẹp

- 5 đến 7 học sinh nộp bài

3. Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà hoàn thành bài viết trong vở Tập Viết 2, tập hai Chính tả (nghe viết)

ÔN TẬP SƠN TINH, THỦY TINH - I. MỤC TIÊU

- 1. Kiến thức

- - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi.

- - Rèn kĩ năng viết chính tả đúng, phân biệt được tr / ch và thanh hỏi / thanh ngã.

- - HS tự giác trong việc luyện viết đúng đẹp.

- 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh cho học sinh.

- 3. Thái độ: Yêu thích môn học - * Không viết bài Bé nhìn biển - II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - 1.Giáo viên: Bảng phụ

(30)

- 2. Học sinh: VBT

- III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ thầy HĐ trò

* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:

- Đọc bài chính tả.

- Yêu cầu HS tìm tên riêng trong bài chính tả

- Đọc tiếng, từ khó cho HS viết - GV nhận xét, sửa chữa.

* Học sinh viết bài:

- Nhắc nhở HS trước khi viết bài.

- GV đọc từng câu cho HS viết.

- Theo dõi, nhắc nhở.

* Chấm, chữa bài:

- Đọc lại bài cho HS soát lỗi.

- Thu bài chấm, chữa bài, nhận xét, * Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 2a: Điền vào chỗ trống ch hay tr?

- Hướng dẫn làm bài tập. Yêu cầu HS làm vào VBT, gọi 3 HS lên bảng làm - Nhận xét, sửa chữa.

Bài 2b: Thi tìm từ ngữ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã:

- Hướng dẫn làm bài tập.

- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.

- N xét, thi đua cho các nhóm.

C Củng cố - dặn dò: (3’) - Nhận xét chung giờ học.

- Nhắc HS chữa lại những chữ viết sai trong bài.

- 2,3 em đọc lại

- HS đọc thầm bài tìm tên riêng.

+ Hùng Vương, Mị Nương

- HS viết bảng con tiếng, từ khó: tuyệt trần, kén, người chồng, giỏi, chàng trai…

- HS chuẩn bị tư thế viết

- HS viết bài vào vở theo GV đọc

- Nghe- soát lỗi sai trong bài.

- Thu bài, sửa bài

* 1 em đọc y/c bài tập, cả lớp đọc thầm.

- Cả lớp làm VBT

- 3 em lên bảng làm mỗi em điền 2 từ + trú mưa + truyền tin + chở hàng + chú ý + chuyền cành + trở về - Lớp nhận xét, sửa chữa bài.

* 1 em đọc ycầu bài tập, cả lớp đọc thầm.

- HS làm việc theo nhóm

Ví dụ: + biển xanh, đỏ thắm, nghỉ ngơi, chỉ trỏ, quyển vở…

+ nỗ lực, nghĩ ngợi, cái chõng, cái mõ, - Lớp nhận xét .

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

[r]

Mçi em ® îc viÕt mét tõ trong hä néi, hay hä ngo¹i theo hiÖu lÖnh cña c« råi chuyÒn nhanh cho

-Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tủy sống.. Một số dây thần kinh khác lại dẫn

QUÝ THẦY CÔ VỀ

Hộp quả cân với những quả cân có khối lượng khác nhau.

Tư thế

BÀI TẬP THỰC

Muốn giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ta thực hiện theo mấy bước?. Đó là những