• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

N.Soạn: 13 – 09 – 2020 N.dạy: 24 – 09 – 2020 Tuần: 3

Tiết: 5

Bài 2: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Biết được hộp tên, khối, thanh công thức. Hiểu vai trò thanh công thức.

2. Kỹ năng: - Xác định được hộp tên, khối, thanh công thức, vai trò thanh công thức (chưa yêu cầu kĩ năng thao tác).

3. Thái độ: - Có thái độ thích thú, yêu thích môn học.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, đọc trước bài ở nhà.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. - Phương pháp: Nêu vấn đề, hỏi đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm 2. - Kĩ thuật dạy học: động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời, giao nhiệm

vụ....

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số:

7A……

7B………

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Em hãy nêu các tính năng chung của chương trình bảng tính?

Trả lời: Chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế để giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán cũng như xây dựng các biểu đồ biểu diển một cách trực quan các số liệu có trong bảng.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu bảng tính

(1) Mục tiêu: Biết được các thành phần, cách kích hoạt trang của một bảng tính mới.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề.

(3) Hình thức dạy học: Thảo luận nhóm, tự học.

(4) Phương tiện dạy học: Máy chiếu, tư liệu

(5) Sản phẩm: Chỉ ra và thực hiện được việc kích hoạt các trang tính.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng

*Đặt tình huống vào bài GV chiếu lại một bảng tính mới sau khi khởi động:

- Quan sát

1. Bảng tính

(2)

Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:

1. Quan sát và cho biết ở cuối bảng tính có gì?

2. Cho biết một bảng tính mới có bao nhiêu trang tính?

3. Thế nào là trang đang được kích hoạt?

4. Để kích hoạt một trang ta làm thế nào?

*Lưu ý: Có thể đổi tên trang bằng cách nháy chuột phải vào tên trang chọn Rename.

Câu trả lời mong muốn:

- Ở cuối bảng tính có 3 khung với dòng chữ Sheet1, sheet2, sheet3 - Có thể có nhiều trang tính.

- Trang đang được kích hoạt là trang tính đang hiển thị trên màn hình, có tên với chữ đậm.

- Nháy chuột vào tên trang tương ứng

- Một bảng tính có thể nhiều trang tính, một bảng tính mới gồm 3 trang tính được phân biệt bằng tên trên các nhãn.

- Để kích hoạt một trang tính, em cần nháy chuột vào nhãn trang tương ứng.

Hoạt động 2: Các thành phần chính trên trang tính (1) Mục tiêu: Biết các thành phần hộp tên, khối, thanh công thức.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề.

(3) Hình thức dạy học: Tự học, tự nghiên cứu.

(4) Phương tiện dạy học: Máy chiếu.

(5) Sản phẩm: Chỉ ra và nêu được ý nghĩa của từng thành phần chính của trang tính.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng

*Yêu cầu HS quan sát một trang tính mới và thảo luận trả lời các câu hỏi sau:

1. Hãy cho biết một số thành phần trên trang tính?

2. Nhìn lên hình hãy cho biết đâu là dòng, đâu là cột

3. Hộp tên là gì? Hộp tên nằm ở đâu

* GV Chọn khối bất kỳ, chọn một cột bất kì, chọn

- Câu trả lời mong muốn

- Gồm các cột và các dòng

- Dòng được kí hiệu là các số thứ tự 1, 2, 3……..Cột được kí hiệu là A, B, C, …

- Hộp tên để hiện thị địa chỉ ô được chọn, nằm ở góc trên bên trái trang

2. Các thành phần chính trên trang tính

- Hộp tên: Là ô ở góc trên, bên trái, hiển thị địa chỉ của ô được chọn.

- Khối: Là một nhóm các ô liền kề nhau tạo thành

(3)

một hàng bất kì.

4. Theo em các tình huống chọn này có là một khối hay không?

5. Vậy khối là gì?

*GV Gõ = 5*6 tại ô A1 và

“Ngày mai” tại ô A2 cho học sinh quan sát thanh công thức:

6. Qua quan sát trên theo em thanh công thức cho ta biết điều gì?

tính.

- Là một khối.

- Khối là một nhóm các ô liền nhau tạo thành một hình chữ nhật.

- Thanh công thức cho ta biết nội dung của ô đang được chọn.

hình chữ nhật. Khối có thể là một ô, một hàng, một cột hay một phần của hàng hoặc của cột.

- Thanh công thức: Thanh công thức cho biết nội dung (dữ liệu hoặc công thức) của ô đang được chọn.

4. Củng cố:

Giáo viên đặt các câu hỏi, học sinh trả lời, giáo viên tóm tắt lại nội dung: Hãy liệt kê các thành phần chính của trang tính?

5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ và xem trước nội dung phần tiếp theo.

PHIẾU HỌC TẬP

Họ tên: ...

Lớp:...

HÃY CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG:

Câu 1: Một bảng tính có thể có mấy trang tính?

A. 1; B. 2; C. 3; D. Nhiều.

Câu 2: Có thể thay đổi tên trang tính được hay không?

A. Có B. Không

Câu 3: Hộp tên có chức năng gì?

A. Hiển thị tên hàng B. Hiển thị tên cột

C. Hiển thị địa chỉ ô đang được chọn D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4: Thành phần nào có chức năng cho biết nội dung của ô đang được chọn?

A. Hộp tên C. Khối

B. Thanh công thức D. Địa chỉ khối V. RÚT KINH NGHIỆM

--- ---

(4)

N.Soạn: 13 – 09 – 2020 N.dạy: 24 – 09 – 2020 Tuần: 3

Tiết: 6

Bài 2: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Phân biệt được kiểu dữ liệu số, ký tự.

- Biết cách chọn 1 ô, một hàng, một cột và một khối, học sinh có thể thao tác trên trang tính với một số thao tác như nhập, xóa, sửa dữ liệu, thực hiện việc chọn các khối, cột, dòng, ô trên trang tính.

2. Kỹ năng:

- Thực hiện được việc chọn 1 ô, một hàng, một cột và một khối, học sinh có thể thao tác trên trang tính với một số thao tác như nhập, xóa, sửa dữ liệu, thực hiện việc chọn các khối, cột, dòng, ô trên trang tính.

3. Thái độ:

- Có thái độ thích thú, yêu thích môn học.

4. Năng lực hướng tới:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, đọc trước bài ở nhà.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

- Phương pháp: Nêu vấn đề, hỏi đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm - Kĩ thuật dạy học: động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ....

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số:

7A………

………

7B………

………

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Em hãy cho biết hộp tên và thanh công thức có tác dụng gì?

Trả lời:

- Hộp tên: Là ô ở góc trên, bên trái, hiển thị địa chỉ của ô được chọn.

- Thanh công thức: Thanh công thức cho biết nội dung (dữ liệu hoặc công thức) của ô đang được chọn.

3. Bài mới:

 Hoạt động 1: Dữ liệu trên trang tính

(1) Mục tiêu: Biết và phân biệt được kiểu dữ liệu số, ký tự trên trang tính (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề.

(5)

(3) Hình thức dạy học: Thảo luận nhóm, tự học.

(4) Phương tiện dạy học: Máy chiếu, tư liệu

(5) Sản phẩm: Phát biểu được kiểu dữ liệu số, dữ liệu ký tự và cho ví dụ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng

*Đặt tình huống

GV nhập dữ liệu vào trang tính theo mẫu yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi:

1. Trên trang tính trên đã được nhập các dạng dữ liệu nào?

2. Có thể nhập các kiểu dữ liệu nào trên trang tính?

3. Dữ liệu số là gì? Cho ví dụ?

4. Dữ liệu ký tự là gì? Cho ví dụ?

5. Phân biệt các kiểu dữ liệu sau:

+ Lớp 7A + diemthi + -3, 1%

- Quan sát

Câu trả lời mong muốn:

- Dạng dữ liệu số và ký tự

- Có thể nhập dữ liệu số và ký tự

- Dữ liệu số là các số 0, 1, 2,…, 9, dấu cộng (+) chỉ số dương, dấu trừ (-) chỉ số âm và dấu % chỉ tỉ lệ phần trăm, ví dụ: 1, - 2, 5%, …

- Dữ liệu kí tự là dãy các chữ cái, chữ số và các kí hiệu, ví dụ: abc, 12b, … + Lớp 7A – DL ký tự + diemthi - DL ký tự + -3, 1% - DL số

3. Dữ liệu trên trang tính

a. Dữ liệu số:

Dữ liệu số là các số 0, 1, 2,…, 9, dấu cộng (+) chỉ số dương, dấu trừ (-) chỉ số âm và dấu % chỉ tỉ lệ phần trăm.

b. Dữ liệu kí tự:

Dữ liệu kí tự là dãy các chữ cái, chữ số và các kí hiệu.

 Hoạt động 2: Chọn các đối tượng trên trang tính (1) Mục tiêu: Biết cách chọn 1 ô, một hàng, một cột và một khối.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề.

(3) Hình thức dạy học: Tự học, tự nghiên cứu.

(4) Phương tiện dạy học: Máy chiếu.

(5) Sản phẩm: Trình bày và thực hiện được cách chọn 1 ô, một hàng, một cột và một khối.

(6)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng

*Yêu cầu HS quan sát GV thao tác và thảo luận trả lời các câu hỏi sau:

1. Ô nào đang được chọn?

2. Làm thế nào để chọn được ô đó?

3. Hàng nào đang được chọn?

4. Làm thế nào để chọn được hàng đó?

5. Cột nào đang được chọn?

6. Làm thế nào để chọn được cột đó?

7. Khối nào đang được chọn?

8. Làm thế nào để chọn được khối đó?

- Câu trả lời mong muốn

- Ô B4

- Đưa con trỏ tới ô đó và nháy chuột

- Hàng 6

- Nháy chuột tại nút trên hàng

- Cột D

- Nháy chuột tại nút trên cột

- Khối B3:D7

4. Chọn các đối tượng trên trang tính

- Chọn một ô: Đưa con trỏ tới ô đó và nháy chuột.

- Chọn một hàng: Nháy chuột tại nút trên hàng.

- Chọn một cột: Nháy chuột tại nút trên cột.

- Chọn một khối: Kéo thả chuột từ một ô góc (ví dụ, ô góc trái trên) đến ô ở góc đối diện (ô góc phải

(7)

- Kéo thả chuột từ ô b3 (ví dụ, ô góc trái trên) đến ô ở góc đối diện d7 (ô góc phải dưới)

dưới). Ô chọn đầu tiên sẽ là ô được kích hoạt.

4. Củng cố:

- Gv tổng quát lại kiến thức và đặt câu hỏi để Hs trả lời: Cách chọn các đối tượng trên trang tính?, các kiểu dữ liệu trên bảng tính mà em biết?

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài cũ và xem trước nội dung bài thực hành 2.

PHIẾU HỌC TẬP

Họ tên: ...

Lớp:...

Nối các nội dung ở cột A sao cho tương ứng với các nội dung ở cột B:

A B

1. Dữ liệu số a) Nháy chuột tại nút trên hàng.

2. Dữ liệu ký tự b) Đưa con trỏ tới ô đó và nháy chuột.

3. Chọn một cột c) Abc, 12d

4. Chọn một khối d) Nháy chuột tại nút trên cột.

5. Chọn một hàng e) 0, 1, 5%.

6. Chọn một ô f) Kéo thả chuột từ một ô góc đến ô ở

góc đối diện 7. Địa chỉ ô

V. RÚT KINH NGHIỆM

--- ---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Chọn toàn bộ một cột, một hàng (của trang tính) có chứa dữ liệu, cho biết kết quả hiện thị trên thanh trạng thái... Trả

a) Định dạng để có bảng tính tương tự như Hình 2. c) Xoá hàng chứa thông tin của bạn Lê Hạnh Chi khỏi danh sách của tổ. d) Thêm cột Tổng điểm vào bên trái cột Điểm trung

Việc giải mã toàn bộ hệ gen ty thể người đã giúp xác định được một số biến đổi của DNA ty thể liên quan đến nhiều bệnh ung thư khác nhau, bao gồm ung thư vú, ung thư

[r]

Kết quả nghiên cứu tuyển chọn trong 11 giống cây cỏ làm thức ăn xanh, bao gồm: VA06; Panicum maximum TD58; Guatemala; Brachiaria Brizantha, B.. Từ khóa: Cây

- Hiểu và sử dụng công thức, hàm trong việc tính toán trên trang tính - Biết cách thêm bớt hàng, cột và một số thao tác cơ bản trên trang tính..

• Luật chơi: Một bạn châm ngòi trả lời trước, nếu câu trả lời đó đúng thì chuyền nhanh cho bạn khác trong lớp. Bạn đó sẽ đưa câu trả lời, nếu câu trả lời đó đúng

Nêu đường kính và bán kính trong hình tròn tâm O:O.