• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề Thi Học Kỳ 1 Ngữ Văn 6 Quảng Nam 2018-2019

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề Thi Học Kỳ 1 Ngữ Văn 6 Quảng Nam 2018-2019"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

www.thuvienhoclieu.com

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2018-2019

QUẢNG NAM

Môn: Ngữ văn – Lớp 6

Thời gian: 90 phút (k

hông tính thời gian giao đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC

I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (5.0 điểm)

Đọc văn bản sau, rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.

Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

(SGK Ngữ văn 6, tập 1, tr 100)

Câu 1 (1.0 điểm):

Nhan đề của văn bản trên là gì? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian nào?

Câu 2 (2.0 điểm):

Xác định số từ, tính từ và cụm tính từ trong câu: “Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.”

Câu 3 (1.0 điểm):

Viết lại hai câu trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện.

Câu 4 (1.0 điểm):

Bài học từ câu chuyện có ý nghĩa nhất đối với em là gì?

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm):

Kể về một thầy giáo hay cô giáo mà em quý mến.

... Hết ...

www.thuvienhoclieu.com Trang 1

(2)

www.thuvienhoclieu.com

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2018-2019

QUẢNG NAM Môn: Ngữ văn – Lớp 6 HƯỚNG DẪN CHẤM

(Hướng dẫn chấm này có 02 trang) I. Hướng dẫn chung

- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.

- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.

- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm, tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa.

Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ.

- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định.

II. Đáp án và thang điểm

PHẦN ĐÁP ÁN ĐIỂM

I. Đọc-hiểu văn bản

(5.0đ)

Câu 1: Học sinh nêu đúng nhan đề, thể loại truyện dân gian. 1.0 - Nhan đề: Ếch ngồi đáy giếng.

- Thể loại truyện dân gian: Truyện ngụ ngôn. 0.5 0.5 Câu 2: Học sinh xác định đúng số từ, tính từ, cụm tính từ. 2.0 - Số từ: “một”.

- Tính từ: “bé”, “oai”.

- Cụm tính từ:

+ “chỉ bé bằng chiếc vung”.

+ “oai như một vị chúa tể”.

0.5 0.5 0.5 0.5 Câu 3: Học sinh viết đúng hai câu quan trọng nhất trong việc

thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện. 1.0

- Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

- Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

0.5 0.5 Câu 4: Học sinh trình bày được bài học từ câu chuyện có ý

nghĩa nhất với bản thân. 1.0

- Mức 1: Học sinh nêu được bài học có ý nghĩa đúng đắn, sát hợp từ câu chuyện theo một trong hai định hướng sau:

+ Phải biết những hạn chế của mình, phải mở rộng tầm hiểu biết;

+ Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác.

- Mức 2: Học sinh nêu được bài học có ý nghĩa đúng đắn từ câu chuyện theo một trong bốn định hướng sau:

+ Phải biết những hạn chế của mình;

+ Phải mở rộng tầm hiểu biết;

1.0

0.5

www.thuvienhoclieu.com Trang 2

(3)

www.thuvienhoclieu.com + Không được chủ quan, kiêu ngạo;

+ Không được coi thường người khác.

- Mức 3: Có nêu được bài học từ câu chuyện nhưng không chính xác, không liên quan đến nội dung câu chuyện.

- Không trả lời.

0

II. Tạo lập văn bản (5.0 đ)

HS tạo lập được bài văn kể về một thầy giáo hay cô giáo mà em quý mến.

5.0 1. Yêu cầu chung:

- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn tự sự hoàn chỉnh;

- Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm;

- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,...

2. Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo các phần của bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ bố

cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 0.5

b) Xác định đúng đối tượng tự sự: một thầy giáo hay cô giáo mà

em quý mến. 0.5

c) Viết bài: Vận dụng tốt cách làm bài văn tự sự, kết hợp kể và tả.

Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:

- Mở bài:

+ Giới thiệu và nêu tình cảm chung về thầy giáo (cô giáo) mà em quý mến.

- Thân bài:

+ Miêu tả đôi nét về thầy giáo (cô giáo) mà em quý mến (chú ý tả những nét riêng, độc đáo,… của thầy giáo (cô giáo);

+ Kể về tính tình, tính cách,…của thầy giáo (cô giáo);

+ Kể về một kỉ niệm ấn tượng giữa em và thầy giáo (cô giáo) đó.

* Kết bài:

- Suy nghĩ, tình cảm của em đối với thầy giáo (cô giáo);

- Mong ước, hứa hẹn,...của em.

0.5

2.0

0.5

d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về kỉ niệm, thầy cô.

0.5 e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng

từ, đặt câu.

s

0.5

………..Hết………

www.thuvienhoclieu.com Trang 3

(4)

www.thuvienhoclieu.com

www.thuvienhoclieu.com Trang 4

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nội dung quan hệ cung - cầu : Là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với người tiêu dùng diễn ra trên thị trường nhằm

Để giúp được nhiều địa phương cùng một lúc, đơn vị phải chia ra thành

Sáng 11.12, bên bờ sông Thu Bồn trước đình làng Quảng Đại, Hội Nông dân xã Đại Cường (Đại Lộc) phối hợp với Ban Dân chính các thôn Quảng Đại 1 và Quảng Đại 2 của xã

Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Đáp án - Thang điểm phải được thống nhất trong Tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài2. Bài

- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài.. - Bài

Có những lỗi lầm để lại trong lòng ta những suy nghĩ day dứt, những bài học

Câu 4: Đâu là thách thức về mặt kinh tế của Toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển.. Các nước phát triển đã chuyển giao công nghệ lỗi

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính