• Không có kết quả nào được tìm thấy

(1)PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG TH VĨNH THỊNH ĐỀ ÔN TẬP NGÀY 16 / 3 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Họ tên

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "(1)PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG TH VĨNH THỊNH ĐỀ ÔN TẬP NGÀY 16 / 3 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Họ tên"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG TH VĨNH THỊNH

ĐỀ ÔN TẬP NGÀY 16 / 3 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Họ tên:……… …...lớp:………...

I.Đọc hiểu:

Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

ĐƯỜNG VÀO BẢN

Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía Bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.

Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.

Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng…. Bên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời… Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác…

Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác xa và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.

(Theo Vi Hồng - Hồ Thủy Giang) 1. Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào?

A.núi B.biển C.đồng bằng

2. Đoạn văn trên tả cảnh gì?

A.suối B.con đường C.suối và con dường

3. Vật gì nằm ngang đường vào bản?

A.ngọn núi B.rừng vầu C.con suối

4. Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn thấy gì?

A.cá, lợn và gà

B.cá, núi, rừng vầu, cây trám trắng, trám đen, lợn và gà C.những cây cổ thụ

5. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?

A. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa.

B. Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to.

C. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác…

6. Điền dấu phẩy vào câu “Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa.”

(2)

A. Đường vào bản tôi, phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa

B. Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối, nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa

C. Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo, bọt tung trắng xóa

7. Em hiểu gì về câu “Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.”

………. ……….…………

………. ……….…

8. Đặt một câu có hình ảnh so sánh:

………. ………..…………

II. Tập làm văn: Hãy viết một bức thư ngắn thăm hỏi một người thân mà em quý mến.

………

………

……….

……….

………

………

……….

……….

………

………

……….

………

………

……….

……….

………

………

………

……….

……….

………

……….

………

………

……….

………

………

………

……….

……….

………

(3)

……….

………

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG TH VĨNH THỊNH

ĐỀ ÔN TẬP NGÀY 17 / 3 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Họ tên:……… …...lớp:………...

I. Tiếng Việt:

Câu 1: Cho đoạn văn:" Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi buổi sáng. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố"

a) Tìm trong đoạn văn:

Những từ chỉ sự vật:………

……….

Những từ chỉ hoạt động - trạng thái:……….

……….

Những từ chỉ đặc điểm:……….

b) Tìm và viết lại hình ảnh so sánh ở đoạn văn trên và cho biết chúng được so sánh với nhau ở đặc điểm nào?

………

………

………

Câu 2: Điền vào chỗ trống để có được một câu hoàn chỉnh:

a, Ngôi nhà của em...

b, Một cái tết...

Câu 3: Khoanh tròn chữ số đặt trước dấu chấm ghi sai vị trí trong đoạn văn sau:

Trên nương, mỗi người một việc (1). Người lớn thì đánh trâu ra cày (2). Các bà, các mẹ cúi lom khom (3). Tra ngô các cụ già nhặt cỏ, đốt lá (4). Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm (5).

Câu 4 : Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm trong các câu văn sau:

- Bạn Tuyết rất chăm tập thể dục.

………

- Trên nền trời xanh, những lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.

……….

Câu 5: Chọn các từ sau điền vào chỗ trống thích hợp: Vàng óng, hiện lên, tráng lệ, xanh rờn, mùi hương…

(4)

Rừng khô………….với tất cả vẻ uy nghi…………...của nó trong ánh mặt

trời………….Từ trong biển lá……….đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một………lá trám bị hun nóng dưới ánh mặt trời.

II. Tập làm văn:

Viết đoạn văn kể về một con vật nuôi trong nhà trong đó có dùng phép so sánh.

...

...

...

...

...

………

……….

...

...

...

...

...

………

……….

...

...

...

...

...

………

……….

...

...

...

...

...

(5)

………

……….

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG TH VĨNH THỊNH

ĐỀ ÔN TẬP NGÀY 18 / 3 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Họ tên:……… …...lớp:………...

I.Đọc hiểu: Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Những cánh bướm bên bờ sông

Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn ở bờ sông bắt bướm. Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ sắc màu. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang loáng. Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng.

Con bướm quạ(1) to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn. Bướm trắng bay theo đàn líu ríu như hoa nắng. Loại bướm nhỏ đen kịt, là là theo chiều gió, hệt như tàn than của những đám đốt nương. Còn lũ bướm vàng tươi xinh xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông. Chúng cứ quấn quýt quanh màu vàng hoa cải và quanh những con đông tây(2) xanh mọng nằm chờ đến lượt mình được hóa bướm vàng.

(Theo Vũ Tú Nam)

(1) Bướm quạ: loại bướm to, sải cánh rộng, màu nâu xỉn

(2) Con đông tây: con nhộng của loài bướm

1. Ba con bướm được tả ở 5 câu đầu (“Ngoài giờ học…vẻ dữ tợn”) có những màu sắc gì?

a- Xanh biếc pha đen, vàng sẫm, đen kịt b- Xanh biếc pha đen, vàng sẫm, nâu xỉn c- Xanh biếc pha đen, vàng tươi, đen kịt

2. Ở 5 câu đầu, dáng bay của các con bướm được tả bằng những từ nào?

a- Loang loáng, lờ đờ b- Loang loáng, líu ríu c- Lờ đờ, nhút nhát

3. Lũ bướm nào luôn quấn quýt quanh màu vàng hoa cải?

a- Lũ bướm vàng tươi xinh xinh

(6)

b- Lũ bướm xanh biếc pha đen

c- Lũ bướm vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt

4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của bài văn?

a- Vẻ đẹp kì lạ, hấp dẫn của các loại bướm sống trên sông nước b- Vẻ đẹp lộng lẫy, kì thú của các loại bướm sống trên đất bãi c- Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các loại bướm bên bờ sông II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu

1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống:

a) tr hoặc ch

- bánh …ưng/……….

- sáng….ói/……….

- sáng….ưng/………..

-……..ói tay/……….

b) đổ hoặc đỗ

- thi …………/………

- ……….rác/………..

- thác…….………/………..

-……..đen/………

2. Viết vào đúng cột trong bảng tên các sự vật, công việc sau:

Đèn cao áp, cánh đồng, hồ sen, rạp chiếu bóng, bể bơi, máy cày, bến xe buýt, máy gặt, chế tạo máy móc, xay thóc, giã gạo, trình diễn thời trang.

Sự vật công việc thường thấy ở thành

phố Sự vật, công việc thường thấy ở nông thôn

………

……….

………..

……….

……….

………..

3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:

a) Những đêm trăng sáng dòng sông lung linh như dát vàng

b) Xa xa ruộng lúa cấy sớm đã ngả màu vàng óng thoang thoảng hương thơm

(7)

c) Ô tô xe máy xe đạp cứ nối đuôi nhau chạy ùn ùn về trung tâm thành phố PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG

TRƯỜNG TH VĨNH THỊNH

ĐỀ ÔN TẬP NGÀY 19 / 3 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Họ tên:……… …...lớp:………...

I.Đọc hiểu: Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Ông Yết Kiêu

Ngày xưa, có một người tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá. Yết Kiêu có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi. Đặc biệt, Yết Kiêu có tài bơi lội. Mỗi lần xuống nước bắt cá, ông có thể ở dưới nước luôn sáu, bảy ngày mới lên.

Hồi ấy, giặc ngoại xâm mang 100 thuyền lớn theo đường biển vào cướp nước ta. Nhà cua rất lo sợ, cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi ra đánh giặc. Yết Kiêu đến tâu vua:

- Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng xin quyết tâm đánh giặc cứu nước.

Vua hỏi:

- Nhà ngươi cần bao nhiêu người? Bao nhiêu thuyền bè?

- Tâu bệ hạ, chỉ một mình tôi cũng đủ.

Vua cho một đội quân cùng đi với ông để đánh giặc. Ông bảo quân lính sắm cho ông một cái khoan, một cái búa rồi một mình lặn xuống đáy biển, tiến đến chỗ thuyền giặc, tìm đúng đáy thuyền, vừa khoan vừa đục. Ông làm rất nhanh, rất nhẹ nhàng, kín đáo, thuyền giặc đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Thấy thế, giặc sợ lắm, chúng đành vội vã quay thuyền về, không dám sang cướp nước ta nữa.

(Theo Nguyễn Đổng Chi) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Nhân vật Yết Kiêu có những đặc điểm gì nổi bật?

a- Sức khỏe hơn người, có tài bơi lội b- Sức khỏe hơn người, có tài bắt cá c- Sức khỏe hơn người, đánh cá giỏi

2. Vì sao Yết Kiêu đến tâu vua xin được đi đánh giặc?

a- Vì ông có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi b- Vì ông có tài ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên

(8)

c- Vì ông có lòng quyết tâm đánh giặc cứu nước 3. Yết Kiêu làm cách nào để phá tan thuyền giặc?

a- Lặn xuống nước, đục thủng đáy thuyền b- Lặn xuống nước, đục thủng mạn thuyền c-Lặn xuống nước, đục thủng đuôi thuyền

4. Công việc phá thuyền giặc được Yết Kiêu làm ra sao?

a- Nhanh chóng, nhẹ nhàng, táo bạo b- Nhanh chóng, nhẹ nhàng, kín đáo c- Nhanh nhẹn, nhịp nhàng, kín đáo

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu 1. Chép lại các câu sau khi điền vào chỗ trống:

a) s hoặc x

- Từ khi …inh ra, đôi má của bé đã có lúm đồng tiền trông rất ….inh.

………

………

- Mẹ đặt vào cặp ….ách của bé mấy quyển ....ách để bé…ách cặp đi học

………

………

b) uôt hoặc uôc

Những khi cày c….trên đồng, người nông dân làm bạn với đàn cò trắng m….

………

………

2. Đặt câu với mỗi từ sau:

- đất nước

……….

- dựng xây.

……….

3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (1 dấy phẩy ở câu 1 và 2 dấu phẩy ở câu 2) rồi chép lại câu văn:

(1) Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị

………

……….

(2) Cha mất sớm nhờ mẹ dạy dỗ hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông

(9)

………..

………..

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG TH VĨNH THỊNH

ĐỀ ÔN TẬP NGÀY 20 / 3 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Họ tên:……… …...lớp:………...

I. Tiếng Việt:

Đọc đoạn thơ sau rồi điền vào ô trống các từ ngữ thích hợp trong đoạn thơ trên Tiếng dừa làm dịu nắng trưa

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo Trời trong đầy tiếng rì rào Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra

Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

Từ ngữ chỉ sự vật được coi như người Từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người được chỉ cho sự vật ...

...

...

...

...

...

Bài 2:

1. Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?

a, Các em nhỏ chơi đá bóng ở bãi cỏ sau đình.

b, Ngoài vườn, hoa hồng và hoa loa kèn đang nở rộ.

c, Bầy chim sẻ đang ríu rít trò chuyện trong vòm lá.

d, Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít.

e, Hai bên bờ sông, những bãi ngô đã bắt đầu xanh tốt.

f, Trong lớp, Liên luôn chăm chú nghe giảng.

g, Vào ngày giáp tết ở các chợ hoa đông nghịt người.

h, Nghỉ hè, em thường được đi chơi ở công viên.

2. Trả lời các câu hỏi sau (trả lời thành câu):

a, Hai Bà Trưng quê ở đâu?

...

b, Các cầu thủ chơi bóng đá ở đâu?

...

Bài 3:

Điền tiếp bộ phận câu nói về nơi diễn ra các sự việc nêu trong từng câu sau:

a, Lớp 3E được phân công làm vệ sinh...………

(10)

c, Ép - phen là ngọn tháp cao...………

Bài 4: Điền tiếp bộ phận câu trả lời câu hỏi Như thế nào? để các dòng sau thành câu:

a, Mảnh vườn nhà bà em ...………..

b, Khi gặp địch, anh Kim Đồng đã xử trí...………

c, Đêm rằm, mặt trăng ...………

d, Qua câu chuyện Đất quý, đất yêu ta thấy người dân Ê - ti - ô - pi - a ...…………

...

Bài 6: Điền thêm từ để hoàn thành các câu thành ngữ, tục ngữ sau:

Cày ... cuốc...

...chảy...mềm.

Thuốc...dã ...

Ướt ...lột.

II. Tập làm Văn: Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em.

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

(11)

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

V 2 là thể tích khối trụ với hai đáy là hình tròn nhỏ (đường tròn giới hạn bởi vành trong cống nước)...

Một khối trụ có đường cao bằng 2 , chu vi của thiết diện qua trục gấp 3 lần đường kính đáy.. Thể tích của khối trụ

Đường cong trong hình vẽ bên dưới đây là đồ thị của một hàm trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D dưới đây.. Hỏi hàm số

Câu 44: Một khối nón làm bằng chất liệu không thấm nước, có khối lượng riêng lớn hơ khối lượng riêng của nước, có đường kính đáy bằng a và chiều cao 12 , được đặt

Đường thẳng nào dưới đây là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số 2 3.. Đường thẳng nào dưới đây là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số

A.. Một hình chóp lục giác đều S ABCDEF. Tìm giá trị lớn nhất V max của thể tích khối chóp S ABCDEF. Câu 40: Cho đa giác đều 30 đỉnh nội tiếp trong một đường tròn.