• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 6

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 6"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường THCS Đồng Tâm GV: Nguyễn Thị Mai ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 6

I. Ôn tập văn bản.

- HS nắm được kiến thức cơ bản nội dung và nghệ thuật các văn bản.

1. Bài học đường đời đầu tiên (DMPLK) - Tô Hoài.

2. Sông nước Cà Mau (Trích: Đất rừng Phương Nam)- Đoàn Giỏi 3. Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh

4. Vượt thác (Quê nội). Võ Quảng

5. Buổi học cuối cùng - An phông xơ Đô đê (Pháp) 6. Cô Tô (trích Cô Tô). Nguyễn Tuân.

7. Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ.

8. Lượm – Tố Hữu.

9. Cây tre Việt Nam – Thép Mới.

10. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Xi-át-tơn.

- HS biết vận dụng kiến thức thực hành làm bài tập.

- HS học thuộc lòng các đơn vị kiến thức bắt buộc. (sgk) II. Tập làm văn

1. Phương pháp tả cảnh:

- Tả cảnh thiên nhiên

- Tả cảnh sinh hoạt lao động của con người.

- Kĩ năng tả cảnh:

+ Xác định đối tượng miêu tả.

+ Quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu.

+ Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.

- Bố cục: 3 phần

+ Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.

+ TB: Tả cảnh vật theo một thứ tự.

+ KB: Thường phát biểu cảm nghĩ về cảnh vật đó.

2. Phương pháp tả người.

- Muốn tả người cần:

+ Xác định được đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc).

+ Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu.

+ Trình bày kết quả quan sát theo 1 thứ tự.

- Bố cục bài văn tả người: thường có 3 phần:

a. Mở bài: giới thiệu người được tả.

b. Thân bài: Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói

c. Kết bài: thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả.

3. So sánh phương pháp tả người và phương pháp tả cảnh:

* Giống nhau

- Đều xác định đối tượng miêu tả.

- Quan sát, lựa chọn các chi tiết.

- Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.

- Nêu được cảm nhận, suy nghĩ của người viết về đối tượng miêu tả.

* Khác nhau.

- Văn tả người: + Miêu tả chi tiết: Ngoại hình 1

(2)

Trường THCS Đồng Tâm GV: Nguyễn Thị Mai + Cử chỉ, hành động, lời nói.

+ Tính cách, sở thích…

Văn tả cảnh: Miêu tả theo thứ tự:

+ Không gian.

+ Thời gian.

+ Từ khái quát đến cụ thể.

Một số đề tập làm văn.

Đề 1. Miêu tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn.

Đề 2. Em hãy tả lại một đêm trăng đẹp quê em.

1) Mở bài

Giới thiệu chung về đêm trăng ấy:

Đêm rằm trang tỏa sáng khắp bầu trời và mặt đất

Xóm em rộn ràng chuẩn bị đón tết trung thu 2) Thân bài

Tả cảnh đêm trăng:

* Lúc xẩm tối:

+ Màn đêm dần buông, bầu trời thăm thẳm, lấp lánh ánh sao + Trăng lấp ló thấp thoáng sau lũy tre làng

+ Gió thổi mát rượi

+ Làng xóm rộn rã nhộn nhịp tiếng nói cười

* Lúc trăng lên:

+ Mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc đĩa lơ lửng giữa không trung + Ánh trăng vằng vặc soi sáng xuống sân nhà, nhà cửa, ruộng đồng,..

+ Trên đường làng trẻ em nối đuôi nhau chơi rước đèn, ca hát rộn ràng + Cảnh phá cỗ vui vẻ giữa sân đình

3) Kết bài

Cảm nghĩ của em về đêm trăng ấy:

- Cảnh làng quê trong đêm trăng đẹp như một bức tranh - Ấn tượng sâu sắc về đêm trăng hôm ấy

- Càng thêm yêu mến quê hương - Không bao giờ quên hôm ấy

Đề 3. Tả cảnh bình minh trên quê hương em.

A. Mở bài: tả cảnh bình minh trên quê hương em Ví dụ:

Tôi sinh ra và lớn lên ở một miền quê đồng bằng với cánh đồng lúa ngô thẳng tắp.

Làng quê rộn ràng với những tiếng trẻ con ríu rít nói chuyện, những con người cần cù lao động. Và cảnh vật mà tôi yêu thương nhất cũng chính là cảnh vật mà tôi nghĩ là đẹp nhất là cảnh bình minh trên cánh đồng lúa quê tôi.

B. Thân bài: Nội dung chi tiết từng phần về cảnh vật quê em lúc bình minh 1. Tả bao quát

- Mặt trời như thế nào?

- Con người như thế nào?

- Cảnh vật ra sao?

2. Tả chi tiết

2

(3)

Trường THCS Đồng Tâm GV: Nguyễn Thị Mai - Cảnh bình minh trên quê hương em lúc mặt trời chưa mọc

- Cảnh bình minh trên quê hương em lúc mặt trời dần ló rạng - Cảnh bình minh trên quê hương em lúc trời đã sáng hẳn C. kết bài: nêu cảm nghĩ cảnh bình minh trên quê hương em.

Đề 4.Tả hình ảnh mẹ hoặc cha khi em làm được một việc tốt.

A. Mở bài

+ Tình cảm của em đối với mẹ / cha.

+ Giới thiệu đối tượng cần tả: Hình ảnh mẹ / cha khi em làm được một việc tốt.

B. Thân bài

+ Khái quát chung về hoàn cảnh được tả:

– Em làm được việc tốt khi nào (thời gian)?

– Việc tốt đó là việc gì? (đạt điểm cao, được khen thưởng, giúp đỡ bạn, nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất…).

+ Hình ảnh mẹ / cha trong hoàn cảnh đó:

– Vẻ mặt: Vui mừng, sung sướng, hài lòng…

– Đôi mắt: Ánh lên niềm vui và tự hào, nhìn em thân thương, trìu mến…

– Miệng cười tươi rạng rỡ…

– Lời nói: Khen ngợi, động viên, tự hào, tin tưởng…

– Hành động: Xoa đầu khen ngợi, ôm con vào lòng, ân cần, quan tâm chăm sóc…

C. Kết bài

+ Cảm nghĩ của em về cha / mẹ:

– Cảm động trước tình yêu thương của cha / mẹ…

– Tự nhủ phải cố gắng nhiều hơn nữa để cha mẹ vui lòng…

III. Phần Tiếng Việt

Ôn tập các khái niệm, vận dụng làm bài tập sgk

1. Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.

2. Câu trần thuật đơn.

3

(4)

Trường THCS Đồng Tâm GV: Nguyễn Thị Mai

4

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đấy là trách nhiệmc của người lớn chúng ta chứ không phải chỉ riêng ai… Chứ bây giờ để báo là người hùng thì ở bên ngoài có rất là nhiều người hùng chứ không chỉ

- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em.. - Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc

(chú ý: Mỗi đặc điểm thường gắn với một bộ phận của ngoại hình như khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, trang phục…Các đặc điểm được tả có thể là đường nét, màu sắc, nét hấp

Mở bài: Giới thiệu người em định tả: (Gặp ở đâu? Tên gì? Làm nghề gì?) cô bác sĩ của đoàn y tế khám bệnh cho dân nghèo theo công tác từ thiện của Hội Chữ thập đỏ. Đầu

Và cậu bé đánh giầy em từng gặp trên đường là một người như thế – một người em mới chỉ gặp một lần nhưng ấn tượng về cậu bé ấy khiến em không thể quên được.. Vào một

b) Kết bài theo kiểu mở rộng: sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về cai trò của những người nông dân đối với xã hội.. Câu 2 (trang 14 sgk

Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu,

- Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ.. - Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả