• Không có kết quả nào được tìm thấy

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẠT MỤC TIÊU KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐIỀU TRỊ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẠT MỤC TIÊU KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐIỀU TRỊ "

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẠT MỤC TIÊU KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐIỀU TRỊ

TẠI MỘT SỐ XÃ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NĂM 2016

Nguyễn Thị Thuý Hiếu*, Nguyễn Văn Hùng*, Phạm Văn Hán*, Nguyễn Thị Thắm*

TÓM TẮT22

Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 749 bệnh nhân tăng huyết áp đang được điều trị tại 06 xã, thành phố Hải Phòng, từ tháng 06 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016 nhằm mô tả một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị đạt mục tiêu kiểm soát huyết áp. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số yếu tố liên quan đến việc không đạt mục tiêu kiểm soát huyết áp là không tuân thủ thuốc điều trị (OR=8,58; 95%CI: 5,57 – 13,23), không hoạt động thể lực (OR=3,61; 95%CI: 2,20 – 5,919), mắc bệnh đái tháo đường kèm theo (OR=2,95; 95%CI: 1,55 – 5,63), có thói quen ăn mặn (OR=3,76; 95%CI: 2,50 – 5,65) và chỉ số eo mông tăng (OR=1,62; 95%CI:1,01 – 2,61).

Từ khóa: Huyết áp, mục tiêu điều trị, xã, Hải Phòng

SUMMARY

FACTORS ASSOCIATED WITH FAILURE TO ACHIEVE BLOOD

PRESSURE TARGET IN HYPERTENSIVE PATIENTS TREATED IN SOME COMMUNES

OF HAI PHONG CITY IN 2016 The cross-sectional study conducted with 749 hypertensive patients in 06 communes of Hai Phong city, from May 2016 to December 2016,

*Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Thuý Hiếu Email: ntthieu@hpmu.edu.vn

Ngày nhận bài: 13.3.2021

Ngày phản biện khoa học: 15.4.2021 Ngày duyệt bài: 31.5.2021

aimed to describe factors associated with failure to achieve blood pressure target. The study results showed that factors associated with failure to achieve blood pressure target included:

Non-adherence to drug treatment (OR = 8.58;

95%CI: 5.57 - 13.23), physical inactivity (OR = 3.61; 95%CI: 2.20 - 5.92), people with diabetes (OR = 2.95; 95%CI: 1.55 - 5.63), salty diet (OR

= 3.76; 95%CI: 2.50 - 5.65) and the waist- hip ratio increase (OR = 1.62; 95%CI: 1.01 - 2.61).

Keywords: hypertension, treatment target, commune, Hai Phong

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Các bệnh không lây nhiễm ngày càng có xu hướng gia tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trong đó có bệnh tăng huyết áp (THA). Tổ chức Y tế thế giới ước tính có khoảng 1,13 tỷ người trên thế giới bị THA, phần lớn (2/3) sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình [1]. THA được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”, hầu hết những người bị THA không biết về vấn đề này vì nó có thể không có dấu hiệu hoặc triệu chứng cảnh báo [10]. Tại Việt Nam, theo báo cáo kết quả điều tra các yếu tố nguy cơ của một số bệnh không lây nhiễm năm 2015, tỷ lệ hiện mắc THA là 18,9%, trong đó con số đáng lo ngại là tỷ lệ người được phát hiện, quản lý điều trị THA, còn rất thấp.

Trong số người THA, chỉ có 43,1% từng được chẩn đoán bởi bác sỹ trước đó (tương đương với 56,9% chưa được phát hiện), tỷ lệ

(2)

THA được quản lý tại cơ sở y tế chỉ có 13,6% [1]. Bên cạnh đó nhận thức của người dân về bệnh còn hạn chế, người bệnh còn chưa tuân thủ nghiêm chỉnh điều trị, năng lực cơ sở y tế còn chưa cao, các hoạt động tầm soát phát hiện sớm bệnh còn ít… Thực trạng này dẫn đến thách thức lớn trong việc đạt được mục tiêu kiểm soát tăng huyết áp tại Việt Nam. THA là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài. Mục tiêu điều trị là đạt

“huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch” [2]. Tổ chức Y tế thế giới tiếp tục khẳng định vai trò của việc duy trì huyết áp trong giới hạn cho phép nhằm hạn chế các tai biến như bệnh mạch vành và đột quỵ não.

Do đó, việc không kiểm soát được huyết áp chính là nguyên nhân gây ra những gánh nặng bệnh tật của THA. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mô tả một số yếu tố liên quan đến không đạt huyết áp mục tiêu điều trị ở người mắc THA đang điều trị tại 06 xã thành phố Hải Phòng.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân tăng huyết áp từ 18 tuổi trở lên thường trú tại địa bàn nghiên cứu từ 3 tháng trở lên.

Bệnh nhân THA là bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc hạ áp hoặc được chẩn đoán trong đợt khám sàng lọc của nghiên cứu

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại 6 xã: xã Quốc Tuấn, xã Bát Trang huyện An Lão; xã Đoàn Lập, xã Bạch Đằng huyện Tiên Lãng;

xã Trấn Dương, xã Hòa Bình huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng, từ tháng 06 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016.

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu

Cỡ mẫu được áp dụng theo công thức:

Tính toán cỡ mẫu với Z1-α/2=1,96;

d=0,04; p=0,23 (theo nghiên cứu của tác giả Hồ Văn Hải với tỷ lệ bệnh nhân THA đạt mục tiêu điều trị là 23,0% [3]) được 425 bệnh nhân. Lấy hệ số mẫu là 1,5 và dự kiến 10% từ chối tham gia, cỡ mẫu là 702 bệnh nhân. Thực tế nghiên cứu tiến hành trên 749 bệnh nhân.

2.5. Phương pháp chọn mẫu

Bước 1: Chọn huyện/xã: Chọn ngẫu nhiên 03 huyện ngoại thành Hải Phòng, tại mỗi huyện chọn ngẫu nhiên 01 xã và 01 xã có điều kiện tự nhiên xã hội tương đồng với xã đã chọn, như vậy có 06 xã được chọn để nghiên cứu.

Bước 2: Tại mỗi xã, lập danh sách bệnh nhân tăng huyết áp từ 18 tuổi tở lên đang được điều trị.

Bước 3: Chọn đối tượng nghiên cứu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, chọn hộ đầu tiên theo cách “quay cổ chai”, các hộ tiếp theo được chọn về phía bên phải theo phương pháp “cổng liền cổng”

cho đến khi đủ cỡ mẫu.

2.6. Biến số nghiên cứu, tiêu chuẩn đánh giá

Các biến số nghiên cứu: Tỷ lệ bệnh nhân đang điều trị THA, tỷ lệ bệnh nhân điều trị đạt/không đạt huyết áp mục tiêu, mối liên quan giữa huyết áp không đạt mục tiêu và các yếu tố như tuổi, giới, chỉ số khối cơ thể (BMI), vòng bụng, tỷ số eo mông, thói quen ăn mặn, hút thuốc lá, uống rượu/bia, hoạt động thể lực, tuân thủ thuốc điều trị, mắc

(3)

bệnh đái tháo đường kèm theo và cơ sở điều trị.

Các tiêu chuẩn đánh giá: Chỉ số vòng bụng tăng (nam ≥90cm; nữ ≥80cm); chỉ số eo mông tăng (nam >0,9; nữ >0,8); uống rượu có nguy cơ (Uống quá 2 đơn vị

rượu/ngày đối với nam giới và 1 đơn vị rượu/ngày đối với nữ giới); thói quen ăn mặn; hoạt động thể lực theo khuyến cáo (≥30 phút/ngày, 5-7 ngày/tuần); hút thuốc lá (đang hút hoặc đã bỏ dưới 12 tháng); tuân thủ thuốc điều trị.

Bảng 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán huyết áp đạt mục tiêu điều trị theo Bộ Y tế năm 2010 [2]

Kiểm soát HA HA tâm thu (mmHg) HA tâm trương (mmHg)

Đạt mục tiêu < 140 và < 90

Không đạt mục tiêu ≥ 140 và/hoặc ≥ 90

2.7. Phương pháp thu thập thông tin Phỏng vấn trực tiếp người dân thông qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn và tiến hành khám sàng lọc tăng huyết áp, đo cân nặng, chiều cao, vòng bụng, vòng mông tại nhà người dân. Điều tra viên là cán bộ y tế xã và sinh viên Y6 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, điều tra viên được tập huấn về công cụ điều tra và thống nhất các nội dung phỏng vấn bởi nghiên cứu viên.

2.8. Xử lý và phân tích số liệu

Số liệu sau khi được làm sạch, được nhập và quản lý bằng phần mềm Epidata 3.1 sau đó được trích xuất sang phần mềm SPSS 22.0 để phân tích, xử lý. Sử dụng các thuật toán thống kê mô tả tính tần số, tỷ lệ %. Sử

dụng các test thống kê: Chi-square test tính toán giá trị OR và khoảng tin cậy 95%CI để đánh giá mối liên quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, phân tích hồi quy logistic để kiểm soát các yếu tố nhiễu, đo lường một số yếu tố liên quan đến huyết áp đạt mục tiêu điều trị.

2.9. Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu được triển khai với sự đồng ý của lãnh đạo địa phương, đối tượng nghiên cứu được cung cấp đầy đủ nội dung, mục đích và tự nguyện tham gia nghiên cứu, toàn bộ thông tin thu thập được quản lý bởi nghiên cứu viên, bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

III. KẾT QUẢ

Hình 1. Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị có huyết áp đạt mục tiêu (n=749)

(4)

Trong số 749 bệnh nhân đã điều trị THA chỉ có 207 (27,6%) bệnh nhân có huyết áp đạt mục tiêu điều trị.

Bảng 2. Một số yếu tố liên quan đến huyết áp đạt mục tiêu điều trị (n=749)

Biến số Phân tích đơn biến Phân tích đa biến OR (95% CI) p aOR (95% CI) p

Nhóm tuổi

< 50 tuổi 1

50 – 59 tuổi 1,25; (0,64 - 2,47) 0,514

≥ 60 tuổi 1,63; (0,87 - 3,05) 0,123

Giới tính Nam 1

Nữ 1,12 ; (0,81 - 1,55) 0,509 Chỉ số khối

cơ thể (BMI)

< 18,5 1,25; (0,75 - 2,10) 0,396

18,5-22,9 1

23,0 – 24,9 1,16; (0,81 - 1,66) 0,418

Hút thuốc lá Không 1

Có 1,21; (0,77 - 1,89) 0,440 Uống rượu

có nguy cơ

Không 1

Có 0,84 ; (0,38 - 1,88) 0,833

Vòng bụng

Bình

thường 1 1

Tăng 1,79 (1,26 - 2,54) 0,001 1,32; (0,84 -

2,08) 0,229 Chỉ số eo

mông

Bình

thường 1 1

Tăng 2,25 ; (1,54 - 3,22) <0,001 1,62; (1,01 -

2,61) 0,046 Thói quen

ăn mặn

Không 1 1

Có 3,84; (2,38 - 4,82) <0,001 3,76; (2,50 - 5,65)

<

0,001 Tuân thủ

thuốc điều trị

Có 1 1

Không 8,68 ; (5,79-12,99) < 0,001 8,58; (5,57 - 13,23)

<

0,001 Tiền sử mắc

bệnh đái tháo đường

kèm theo

Không 1 1

Có 2,62 ; (1,48 - 4,63) 0,001 2,95; (1,55 -

5,63) 0,001 Hoạt động

thể lực

Có 1 1

Không 3,29; (1,12 - 5,08) <0,001 3,61; (2,20 - 5,92)

<

0,001

(5)

Cơ sở điều trị

Trạm Y tế

xã 1 1

Nơi khác 1,27; (1,27 - 3,49) < 0,001 0,936; (0,41 -

2,16) 0,877 p = 0,000 , R2 = 39,1%

Trong mô hình phân tích đa biến chỉ còn 5 yếu tố làm tăng nguy cơ điều trị không đạt huyết áp mục tiêu là không tuân thủ thuốc điều trị (OR=8,58; 95%CI: 5,57-13,23), không hoạt động thể lực (OR=3,61; 95%CI:

2,20-5,92), tiền sử mắc bệnh đái tháo đường kèm theo (OR=2,95; 95%CI: 1,55-5,63), có thói quen ăn mặn (OR=3,76; 95%CI: 2,50- 5,65) và chỉ số eo mông lớn (OR=1,62;

95%CI: 1,01-2,61).

IV. BÀN LUẬN

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan giữa không kiểm soát được huyết áp với không tuân thủ điều trị thuốc, hoạt động thể lực không theo khuyến cáo, tình trạng mắc đái tháo đường kèm theo, có thói quen ăn mặn và chỉ số eo/mông lớn.

Bệnh nhân THA cần điều trị thuốc hạ áp cùng với thay đổi lối sống để đạt hiệu quả kiểm soát tối ưu [2]. Tuân thủ điều trị là sự hợp tác tự nguyện của bệnh nhân sử dụng thuốc theo đơn đã được kê bao gồm thời gian sử dụng thuốc, liều dùng và số lần dùng.

Tuân thủ điều trị tốt đặc biệt quan trọng với bệnh mạn tính như bệnh THA bởi vì, bệnh mạn tính nói chung và THA nói riêng thường phải sử dụng lâu dài nhiều hơn 1 loại thuốc và sự tuân thủ điều trị có xu hướng giảm dần theo thời gian. Tuân thủ điều trị thuốc trong THA sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát được huyết áp, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh, giúp bệnh nhân

vẫn làm việc bình thường, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 49,1% bệnh nhân THA đang điều trị thuốc tuân thủ điều trị và bệnh nhân không tuân thủ điều trị thuốc có nguy cơ không đạt huyết áp mục tiêu gấp 8,58 lần bệnh nhân tuân thủ điều trị (95%CI:

5,57-13,23). Nghiên cứu của Alain Menanga và cộng sự nghiên cứu trên 440 bệnh nhân điều trị ngoại trú tại 1 bệnh viện ở Cameroon cho thấy chỉ có khoảng hơn 60% bệnh nhân THA tuân thủ dùng thuốc điều trị và không tuân thủ dùng thuốc sẽ làm tăng nguy cơ không kiểm soát huyết áp gấp 3,99 lần so với tuân thủ tốt điều trị bằng thuốc tăng huyết áp (95%CI: 2,20-7,23) [8]. Nguyễn Thị Thắm và cộng sự nghiên cứu trên 255 bệnh nhân THA điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đại học Y Hải Phòng cũng cho thấy tuân thủ điều trị THA mức độ trung bình làm tăng 3,42 lần nguy cơ không kiểm soát được huyết áp so với nhóm tuân thủ điều trị thuốc mức độ tốt theo thang điểm Morisky [6]. Sự khác biệt về tỷ lệ tuân thủ điều trị có thể lý giải là do các nghiên cứu trên thực hiện tại cộng đồng khác nhau và các đối tượng nghiên cứu ở các vùng miền khác nhau hoặc do cách đánh giá tuân thủ khác nhau, thời gian nghiên cứu cách nhau nhiều năm nên bệnh nhân cũng có nhận thức về tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị thuốc khác nhau. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý trong các nghiên cứu trên đều cho thấy việc không tuân thủ điều trị thuốc

(6)

huyết áp sẽ làm gia tăng nguy cơ không kiểm soát được huyết áp. Kết quả của chúng tôi cũng cho thấy những người có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường kèm theo làm tăng nguy cơ huyết áp không được kiểm soát lên 2,95 lần (95%CI: 1,55-5,63). Nghiên cứu tại Tây Nam Ethiopia cũng cho thấy mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt là kiểm soát đường huyết kém có nhiều khả năng làm tăng nguy cơ huyết áp không đạt mục tiêu [9]. Hiệu quả của thay đổi lối sống có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm khởi phát THA và giảm các biến cố tim mạch. Hạn chế ăn mặn (<5g muối/ngày) với bệnh nhân tiền THA và THA, tăng cường hoạt động thể lực với một chương trình hợp lý (30 phút/ngày), giảm cân trong trường hợp thừa cân, béo phì và vòng eo dưới 80 cm với nữ và dưới 90 cm với nam…là những khuyến cáo mức IA (việc áp dụng khuyến cáo là đem lại hiệu quả điều trị và có lợi, đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiêu hoặc phân tích gộp) [8]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra hoạt động thể lực không đủ theo khuyến cáo sẽ làm tăng nguy cơ không kiểm soát được huyết áp 3,61 lần so với những người hoạt động thể lực đủ theo khuyến cáo (95%CI: 2,20-5,92), kết quả này tương đồng với kết quả của tác giả Nguyễn Thị Thắm và cộng sự nghiên cứu trên bệnh nhân THA điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng (OR=2,93, p<0,05) [6]. Thói quen ăn mặn cũng làm tăng nguy cơ không kiểm soát được huyết áp lên 3,76 lần (95%CI:

2,50-5,65). Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương tự của các tác giả trong và ngoài nước. Nghiên cứu thực hiên tại phía Bắc Ethiopia năm 2019 cho thấy việc không tuân

thủ chế độ ăn ít muối làm tăng nguy cơ huyết áp không được kiểm soát lên 1,98 lần (95%CI: 1,18- 3,31) [7]. Tác giả Dương Thị Hương và cộng sự nghiên cứu trên 394 bệnh nhân được quản lý và điều trị THA tại bệnh viện đa khoa Uông Bí năm 2018 thấy ăn giảm muối và tăng rau củ có liên quan đến kiểm soát huyết áp (OR=2,02, 95%CI: 1,17- 3,49, p<0,05) [24]. Kết quả cho thấy những người có chỉ số eo mông tăng (nam > 0,9; nữ

> 0,8) làm tăng nguy cơ huyết áp không đạt mục tiêu điều trị lên 1,62 lần (95%CI: 1,01- 2,61) [5].

V. KẾT LUẬN

Trong tổng số 749 người điều trị THA, chỉ có 27,6% bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu. Một số yếu tố liên quan đến không đạt huyết áp mục tiêu bao gồm: không tuân thủ thuốc điều trị (OR=8,58; 95%CI: 5,57 – 13,23), không hoạt động thể lực theo khuyến cáo (OR=3,61; 95%CI: 2,20 – 5,919), tiền sử mắc bệnh đái tháo đường kèm theo (OR=2,95; 95%CI: 1,55 – 5,63), có thói quen ăn mặn (OR=3,76; 95%CI: 2,50 – 5,65) và chỉ số eo mông tăng (OR=1,62;

95%CI:1,01 – 2,61).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế - Cục quản lý khám chữa bệnh.

Tăng cường điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường tại Trạm Y tế xã.

https://kcb.vn/tang-cuong-dieu-tri-quan-ly- tang-huyet-ap-va-dai-thao-duong-tai-tram-y- te-xa.html, 2018.

2. Bộ Y tế - Cục quản lý khám chữa bệnh.

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. Ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/08/2010 của Bộ

trưởng Bộ Y tế.

(7)

https://kcb.vn/vanban/huong-dan-chan-doan- va-dieu-tri-tang-huyet-ap.

3. Hồ Văn Hải và cộng sự. Hiệu quả mô hình quản lý - điều trị bệnh tăng huyết áp ở người lớn tại y tế xã, ấp thuộc Huyện Xuyên Mộc.

Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu, ứng dụng KH&CN giai đoạn 2013-2015. 2015; tập IX:

46-53.

4. Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam. Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị Tăng huyết áp.

http://vnha.org.vn/data/Khuyen-Cao-THA- 2018.pdf, 2018.

5. Dương Thị Hương, Lê Văn Điệp và cộng sự. Các yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị ngoại trú bệnh tăng huyết áp tại bệnh viên Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh năm 2018. Tạp chí Y học dự phòng. 2018; 28 (9):41-46.

6. Nguyễn Thị Thắm, Nguyễn Thị Thúy Hiếu và cộng sự. Thực trạng kiểm soát huyết áp và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại Học Y Hải Phòng. Tạp chí Y học dự phòng.

2019; 29 (9): 55.

7. Aberhe W, Mariye T, Bahrey D.

Prevalence and factors associated with uncontrolled hypertension among adult hypertensive patients on follow-up at Northern Ethiopia, 2019: cross-sectional study. Pan Afr Med J. 2020 Jul 15;36:187.

8. Menanga A, Edie1 S, et al. Factors associated with blood pressure control amongst adults with hypertension in Yaounde, Cameroon: a cross-sectional study.

Cardiovasc Diagn Ther. 2016 Oct; 6(5):

439–445.

9. Muleta S, Melaku T, Chelkeba L. Blood pressure control and its determinants among diabetes mellitus co-morbid hypertensive patients at Jimma University medical center, South West Ethiopia. Clin Hypertens. 2017 Dec 27; 23:29. doi: 10.1186/s40885-017- 0085-x. eCollection 2017.

10. WHO. Hypertension. Available at website https://www.who.int/news-room/fact-

sheets/detail/hypertension, 2019.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nghiên cứu này thực hiện với mục tiêu đánh giá một số yếu tố liên quan từ phía mẹ đến kết quả điều trị sơ sinh thở máy xâm nhập tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai..

Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy không có mối liên quan giữa viêm phổi kẽ ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp với một số yếu tố như: giới, mức độ hoạt động

TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HUYẾT THANH DƯƠNG TÍNH VỚI TOXOPLASMA GONDII Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ.. HUYỆN KRÔNG BÔNG TỈNH ĐẮK LẮK

Nghiên cứu tỷ lệ trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại một số xã, phường tỉnh Thừa Thiên Huế.. Prevalence of depression and the

Có thể giải thích rằng thiếu máu trong lao phổi chủ yếu là do quá trình viêm, do rối loạn chuyển hóa sắt, do ức chế tủy xương sinh máu; khi được

Các công trình nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra được đặc điểm nhân cách của từng nhóm xã hội như: học sinh, sinh viên, nông dân… song các tác giả chưa chỉ ra sự

Chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ, toàn diện về bệnh do Rickettsiaceae khác cũng như đặc điểm sinh học phân tử của các loài Rickettsiaceae

Kết luận: Tăng cường công tác dự phòng và có các can thiệp nhằm giảm tỷ lệ chuyển sang ĐTĐ ở những người TĐTĐ, chú trọng đến việc tác động vào các yếu tố liên quan chặt