• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng | Hay nhất Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng | Hay nhất Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng

* Yêu cầu:

- Làm rõ sự cần thiết và ý nghĩa của văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng.

- Đánh giá được văn bản trên các tiêu chí: tính mạch lạc, logic của bố cục; sự tường minh của các điều khoản; tính chuẩn mực của ngôn ngữ diễn đạt và chính tả; sự hợp lí của các hình ảnh, logo được sử dụng; hiệu quả tác động vào thị giác của phông chữ, màu chữ,…

- Nêu được phương án chỉnh sửa cụ thể để có văn bản hoàn thiện.

1. Chuẩn bị nói và nghe a. Chuẩn bị nói

* Lựa chọn đề tài

- Nhóm học tập hoặc cả lớp lựa chọn một văn bản nội quy hoặc một văn bản hướng dẫn nơi công cộng để thảo luận (văn bản được chọn có thể là sản phẩm của hoạt động viết, văn bản tự sưu tầm hay văn bản mới mà cả nhóm, lớp dự định cùng nhau xây dựng).

* Tìm ý và sắp xếp ý

- Để ý kiến thảo luận có chất lượng, bạn cần chú ý nhận xét chung về văn bản hay nhận xét về từng phương diện của văn bản: tiêu đề, bố cục, các điều khoản hoặc các ý hướng dẫn, cách trình bày văn bản về mặt hình thức,…Chú ý phác thảo một văn bản hoàn thiện hơn theo ý kiến cá nhân.

* Xác định từ ngữ then chốt

- Đối với dạng hoạt động thảo luận về một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng, cần chú ý sử dụng các từ ngữ then chốt như: theo tôi, theo ý kiến của tôi, văn bản này đã quy định, những điều khoản trong văn bản,…

* Phương tiện hỗ trợ

(2)

Chuẩn bị phần trình chiếu và văn bản được đưa ra thảo luận (hoặc văn bản đang được phác thảo, cần trưng cầu ý kiến tập thể để hoàn thiện).

b. Chuẩn bị nghe

- Người nghe đọc lại các yêu cầu đối với văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng, ghi chép một cách vắn tắt các tiêu chí để làm cơ sở cho việc đánh giá, góp ý về ý kiến thảo luận. Nếu người nói cung cấp trước văn bản, bạn có thể phác thảo các ý tưởng thảo luận để góp phần xây dựng được một văn bản hoàn thiện hơn,

2. Thực hành nói và nghe

Người nói Người nghe

* Trình bày ý kiến:

Mở đầu: Trước khi trình bày nội dung chính, cần thuyết minh cụ thể mục đích và bối cảnh sử dụng của văn bản văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng.

- Triển khai: kết hợp nhịp nhành giữa phần nói và phần trình chiếu văn bản, bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh,…

- Kết luận: Nhấn mạnh các điểm mấu chốt cần được trao đổi, thảo luận thêm trong văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng.

* Tiếp thu trao đổi:

- Thể hiện được tinh thần cầu thị.

- Bảo vệ ý kiến của mình, làm rõ thêm những điều còn khiến người nghe băn khoăn.

- Nắm bắt đúng nội dung ý kiến người nói.

- Nêu nhận xét về ý kiến tham gia thảo luận.

- Đặt câu hỏi để người nói làm rõ thêm về ý kiến đã phát biểu.

Bài nói mẫu tham khảo:

Phòng GD & ĐT …. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

(3)

Trường …… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NỘI QUY SỬ DỤNG THƯ VIỆN Ở LỚP HỌC 1. Bạn đọc của Thư viện

Giáo viên chủ nhiệm và các em học sinh trong lớp học đều có quyền sử dụng vốn tài liệu thư viện phù hợp với nội quy thư viện.

2. Trách nhiệm của bạn đọc

a. Khi vào thư viện: báo cáo với học sinh phụ trách và giáo viên chủ nhiệm lớp.

b. Trong thư viện

- Chấp hành đúng các quy định của Thư viện về việc sử dụng tài liệu Thư viện.

- Thực hiện nếp sống văn minh: Đi nhẹ, nói khẽ, không gây ồn, không có các hành vi thiếu văn hóa khác làm ảnh hưởng đến trật tự chung và môi trường, cảnh quan Thư viện.

- Bảo vệ tài sản của Thư viện:

+ Giữ gìn, bảo quản tài liệu: Không được đánh tráo, chiếm dụng, làm mất, cắt xén hoặc làm hư hại tài liệu;

+ Giữ gìn bàn ghế, giá, tủ, máy móc, trang thiết bị và các vật dụng khác của Thư viện.

c. Khi ra khỏi thư viện:

- Phải trả lại các tài liệu đã mượn (trừ những tài liệu được phép mượn về nhà theo quy định của Thư viện).

- Có nghĩa vụ cho kiểm tra tài liệu cũng như các vật dụng mang ra khỏi Thư viện khi có yêu cầu của người có trách nhiệm.

3. Sử dụng tài liệu Thư viện

Để đọc tại chỗ hoặc mượn tài liệu về nhà, bạn đọc phải xuất trình một trong các giấy tờ sau: Thẻ Thư viện, Chứng minh nhân dân, Giấy giới thiệu hoặc các giấy tờ tùy thân khác.

(4)

a. Đọc tại chỗ

- Mỗi lần chỉ được mượn tối đa 3 tài liệu; đối với phòng đọc tự chọn, bạn đọc được phép trực tiếp lựa chọn tài liệu trên giá sách;

- Không được phép tự ý mang tài liệu ra khỏi phòng đọc;

- Không sử dụng các thiết bị máy móc dành riêng cho bạn đọc quá thời gian quy định của Thư viện.

b. Mượn về nhà

Mỗi lần được mượn tối đa 03 bản sách (trong đó sách văn học không quá 02 bản) với thời hạn 07 ngày. Quá thời hạn đó, nếu có nhu cầu sử dụng tiếp tục, bạn đọc phải đến gia hạn; mỗi lần gia hạn được thêm 03 ngày và không quá 02 lần.

4. Xử lý vi phạm

Những hành vi như làm hư hại, đánh tráo, chiếm dụng tài liệu và các tài sản khác của Thư viện; vi phạm nội quy Thư viện; … khi bị phát hiện sẽ xử lý theo quy định lớp học tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau.

5. Tổ chức thực hiện

Thư viện có trách nhiệm thông báo Nội quy tới tất cả bạn đọc. Bạn đọc có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định trong Nội quy này.

…, ngày … tháng … năm ……..

Giáo viên chủ nhiệm Cán bộ phụ trách thư viện

(Ký tên, đóng dấu) (Ký và ghi rõ họ tên) 3. Trao đổi

- Thực hiện tự đánh giá và đánh giá về bài trình bày dựa trên các nội dung được nêu trong bảng sau:

(5)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cách kết thúc của văn bản là lời dặn dò của người ông với cháu của mình, “Cách duy nhất để tìm một bản đồ khác, đó là sẵn sàng tìm kiếm trong bóng tối…Không nhất thiết

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động Yêu cầu đối với bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trọng trò chơi hay hoạt

Trong bài nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm thơ, thực chất của việc phân tích chủ đề là việc phân tích, nêu cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và

- Tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm: ca

Câu 5 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Khoảnh khắc được thể hiện trong bài thơ của Ba-sô có thể khơi gợi những cảm xúc gì ở người đọc..

Câu 5 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Khi phân tích ngôn từ trong bài thơ Tiếng thu, những thao tác gì được nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn thường xuyên sử dụng.. Theo

- Trong bài nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm thơ, thực chất của việc phân tích chủ đề là việc phân tích, nêu cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và

Khi bàn luận, chúng ta không chỉ thể hiện ý kiến cá nhân mà còn muốn thuyết phục người khác đồng tình với quan điểm của mình; qua đó, góp phần tạo nên những thay