• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Bản đồ dẫn đường| Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Bản đồ dẫn đường| Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bản đồ dẫn đường

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Vì sao khách du lịch thường chuẩn bị một tấm bản đồ trước khi đến một miền đất lạ?

Trả lời:

- Khách du lịch thường chuẩn bị một tấm bản đồ trước khi đến một miền đất lạ vì họ muốn mình sẽ không bị lạc đường và có thể chủ động trong việc đi lại.

Câu 2 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Đến với tương lai, mỗi người phải tự tìm cho mình một “con đường” hay đã có

“con đường” do ai đó vạch sẵn?

Trả lời:

- Đến với tương lai, con người phải tự mình tìm cho mình một “con đường” là chính.

Nhưng vẫn có những trường hợp, đã có “con đường” ai đó vạch sẵn cho họ.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Theo dõi: Văn bản được mở đầu bằng cách kể lại một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn.

- “Có một người đàn ông nọ, một hôm vì có việc nên trở về khi trời đã khuya… - Bởi vì nơi này tôi nhìn thấy rõ hơn!”

2. Theo dõi: Cách giải thích hình ảnh “tấm bản đồ dẫn đường”.

- “Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người… bản thân chúng ta.”

3. Theo dõi: Vai trò của “tấm bản đồ dẫn đường” đối với đường đời của con người.

- Vai trò của “tấm bản đồ dẫn đường” đối với đường đời của mỗi con người:

(2)

+ “Chính tấm bản đồ này quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống, với mọi người và với chính bản thân mình.”

+ “Nó cũng mang ý nghĩa quyết định đối với những thành bại của chúng ta trong cuộc sống.”

4. Theo dõi: Những khó khăn của “ông” khi tìm kiếm “tấm bản đồ” cho mình.

- Những khó khăn của “ông” khi tìm kiếm “tấm bản đồ” cho mình:

+ Ông cảm thấy mình khác biệt với chính gia đình của mình.

+ Chưa bao giờ ông cảm thấy tự tin với quan điểm của mình.

+ Tấm bản đồ lúc đó của ông thực sự bế tắc: bế tắc, cảm thấy mặt đất dưới chân sao mà bấp bênh và không bền vững.

5. Theo dõi: Cách kết thúc văn bản.

- Cách kết thúc văn bản chính là lời khuyên của ông dành cho cháu. Và bên cạnh đó là những hi vọng tốt đẹp của người ông,

* Sau khi đọc

Nội dung chính “bản đồ dẫn đường”:

Văn bản viết về một bức thư đầy yêu thương và sẻ chia của người ông dành cho cháu mình. Ông hy vọng rằng cháu sẽ có thể tìm được một bản đồ dẫn đường của riêng mình.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

(3)

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Nêu tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn.

Trả lời:

Cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn khiến cho nội dung bức thư hay và sâu sắc hơn, đồng thời tạo sự liên kết cho những vấn đề mà người viết thư sắo nói tới.

Câu 2 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Từ cách tìm chìa khóa rất kì khôi của người đàn ông trong câu chuyện, tác giả liên hệ đến vấn đề gì?

Trả lời:

- Từ việc tìm chìa khoá rất kì khôi của người đàn ông trong câu chuyện, tác giả liên hệ đến vấn đề về những tấm bản đồ dẫn đường cho chúng ta. “Rất nhiều khi chúng ta tìm kiếm câu trả lời nơi sáng sủa, trong khi cái chúng ta cần là phải bước vào bóng tối.”

Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Trong văn bản, tác giả lí giải về hai khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ “tấm bản đồ”.

Khi bàn về hai khía cạnh đó, tác giả dùng những lí lẽ và bằng chứng nào để thuyết phục người đọc?

Trả lời:

Khi bàn về hai khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ “tấm bản đồ”, tác giả dùng những lí lẽ và bằng chứng:

- Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người.

+ “Thường thì cách nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rồi qua năm tháng, được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay từ những kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta.

(4)

+ Đưa ra những con đường khác nhau của bản đồ. “Hãy thử so sánh bản đồ định hướng:”Cuộc sống chỉ toàn những chuỗi lo âu, đau khổ, còn niềm vui ….

Ta phải trân trọng.””

- Tấm bản đồ còn bao gồm cả cách nhìn nhận về bản thân chúng ta nữa.

+ “Tôi có phải là người đáng yêu? Tôi có giàu có, có thông minh? …. Chiến đấu một cách ngoan cường?”

+ Vai trò của “tấm bản đồ” đối với đường đời của mỗi con người: “Chính tấm bản đồ này quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống, với mọi người và với chính bản thân mình.”

Câu 4 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc – “ông” đã tâm sự với

“cháy” như vậy. Theo em, vì sao “ông” bế tắc trong việc tìm kiếm tấm bản đồ của riêng mình? Kinh nghiệm ấy của “ông” có thể giúp “cháu” rút ra được bài học gì?

Trả lời:

- “Ông” bế tắc trong việc tìm kiếm tấm bản đồ của riêng mình vì: “ông” không hiểu chính bản thân mình, ông nhận thấy mình khác biệt với chính gia đình mình “ông không biết có phải mình là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không, … Ông cảm thấy mặt đất dưới chân mình sao mà bấp bênh và không bền vững.”

- Kinh nghiệm ấy của “ông” có thể giúp “cháu” rút ra được bài học là: “cách duy nhất để tìm một bản đồ khác, đó là sẵn sàng tìm kiếm trong bóng tối.” Cần phải tự vẽ lên tấm bản đồ ấy bằng chính kinh nghiệm của mình.

Câu 5 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Trong hai ý kiến khác nhau sau đây, em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?

a. Cuộc sống chỉ toàn những chuỗi lo âu, đau khổ, còn niềm vui thì hiếm hoi và dễ dàng vụt mất như cánh chim trời!

(5)

b. Cuộc sống là một món quà quý mà chúng ta phải trân trọng.

Trả lời:

- Trong hai ý kiến trên, em tán đồng ý kiến b. Vì sau những chuỗi lo âu, đau khổ thì cuộc sống vẫn luôn tồn tại những niềm vui nhỏ bé và chúng ta cần phải biết tôn trọng món quà ấy.

Câu 6 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Đọc lời khuyên của “ông” dành cho “chát” ở phần cuối văn bản, em rút ra điều gì cho bản thân?

Trả lời:

- Em thấy bản thân mình cần phải biết sống có mục đích hơn. Để từ đó, em có thể tự mình xây dựng những kế hoạch đạt tới thành công. Khi gặp khó khăn hay thử thách em không nên lẩn trốn mà phải biết cách đối diện với những mặt tiêu cực đó.

* Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Trên “con đường” đi tới tương lai của bản thân, “tấm bản đồ” có vai trò như thế nào?

Hãy trả lời câu hỏi trên đây bằng một đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu).

Đoạn văn tham khảo:

Trên “con đường” đi tới tương lai của bản thân, “tấm bản đồ” có một vai trò vô cùng quan trọng. “tấm bản đồ” chính là định hướng và mục tiêu của mỗi người trên con đường khám phá thế giới và chính bản thân mình. Chính vì vậy, khi đã có “tấm bản đồ” có nghĩa là người này đã có những định hướng rất cụ thể và mục tiêu đạt được rõ ràng. Từ đó, họ có thể lên kế hoạch, làm từng bước để đạt được kết quả mà họ mong muốn. “tấm bản đồ” còn có khả năng giúp con người có cách nhìn về cuộc sống khác nhau, tuy nhiên chúng ta cần biết hướng tới những điều tích cực và quan trọng là đừng trốn tránh những mặt tiêu cực.

(6)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hãy chọn một chi tiết tiêu biểu hoặc nhân vật em yêu thích trong 3 văn bản đó và cho biết trải nghiệm nào của bản thân giúp em hiểu thêm về chi tiết, nhân vật

Theo em, cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích có tác dụng là giúp cho người đọc có cái nhìn khách quan về câu chuyện, đồng thời

- Để xác định được những thông tin cụ thể cho bản tường trình, em có thể nghĩ đến những vụ việc như: mất xe đạp nơi gửi xe của trường; làm hư hại đồ dùng học tập

- Theo tìm hiểu, em thấy cách đề bài đưa ra được sử dụng phổ biến hơn trên sách báo hiện này, vì thông tin được đưa ra được sắp xếp và trình bày rất súc tích, đầy đủ. Tác

- Nếu em có ý định chơi trò chơi (hoặc tham gia hoạt động) đó với các bạn thì ghi nhớ những quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động; nêu thắc mắc của

Tham gia giới thiệu các sản phẩm sáng tạo từ sách của cá nhân và tập thể; truyện tranh, pô – xtơ giới thiệu nhân vật, các hình thức tóm tắt tác phẩm, … Có thể sử

- Những câu cuối của bài bình thơ khiến em ấn tượng hơn cả: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy

- Bởi vì, cái riêng của mỗi người là giá trị riêng giúp bản thân trở nên khác biệt, không làm chúng ta cảm thấy tự ti hay mặc cảm vì bị so sánh với người khácA. Mỗi