• Không có kết quả nào được tìm thấy

Địa lí 10 Bài 14: Đất | Giải Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Địa lí 10 Bài 14: Đất | Giải Địa lí 10 Chân trời sáng tạo"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 14: Đất A/ Câu hỏi dẫn nhập

Trả lời câu hỏi dẫn nhập trang 61 sgk Địa Lí 10 CTST: Đất là gì và đất được hình thành từ những nhân tố nào?

Trả lời:

- Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì

- Đất được hình thành từ những nhân tố: đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật, thời gian, con người.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. Đất và lớp vỏ phong hoá

Trả lời câu hỏi trang 61 sgk Địa Lí 10 CTST: Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Trình bày khái niệm về đất.

- Phân biệt đất và lớp vỏ phong hoá.

Trả lời:

- Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.

- Phân biệt đất và lớp vỏ phong hoá: Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa còn lớp vỏ phong hoá là lớp sản phẩm vụn thô ở phần trên cùng của vỏ Trái Đất.

II. Các nhân tố hình thành đất

Trả lời câu hỏi trang 62 sgk Địa Lí 10 CTST: Dựa vào hình 14.2 và thông tin trong bài, em hãy: 62

- Kể tên các nhân tố hình thành đất.

- Trình bày vai trò của các nhân tố hình thành đất.

Trả lời:

- Các nhân tố hình thành đất: đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật, thời gian, con người.

- Vai trò của các nhân tố hình thành đất:

+ Đá mẹ: Đất hình thành trên những loại đá mẹ khác nhau sẽ không giống nhau về thành phần khoáng vật, cấu trúc, tính chất lí hoá và cả màu sắc.

(2)

+ Địa hình: Càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm, quá trình phong hoá đá diễn ra chậm, dẫn đến quá trình hình thành đất yếu. Độ dốc địa hình ảnh hưởng đến tốc độ xói mòn đất, nên những nơi bằng phẳng thường có tầng đất dày hơn nơi địa hình dốc. Hướng sườn núi khác nhau nhận được lượng nhiệt ẩm không giống nhau, làm cho đất ở các sườn núi cũng có nhiều khác biệt.

+ Khí hậu: Nhiệt độ, mưa và các chất khí đã tạo ra đá mẹ, hình thành nên đất. Nơi có nhiệt ẩm cao, quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ tạo nên lớp vỏ phong hoá và lớp đất dày; nơi có điều kiện nhiệt ẩm không thuận lợi thì lớp đất thô và mỏng. Trong các đới khí hậu khác nhau, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật không đồng đều, dẫn đến thành phần hữu cơ của đất khác nhau.

+ Sinh vật: Thực vật cung cấp vật chất hữu cơ; vi sinh vật phân giải xác hữu cơ và tổng hợp mùn; động vật giúp đất tơi xốp, góp phần tạo cấu trúc đất, sinh vật còn chống xói mòn và giữ ẩm cho đất.

+ Thời gian: Thời gian hình thành đất còn được gọi là tuổi đất. Thời gian dài hay ngắn ảnh hưởng rất lớn đến mức độ biến đổi lí học, hoá học và sinh học trong đất.

+ Con người: Làm tăng độ phì của đất thông qua các hoạt động sản xuất kinh tế và sinh hoạt phù hợp như làm thuỷ lợi, làm ruộng bậc thang,… Sử dụng đất không hợp lí làm đất bị thoái hoá, bạc màu.

C/ Câu hỏi cuối bài

Trả lời câu hỏi luyện tập trang 63 sgk Địa Lí 10 CTST: Em hãy lập sơ đồ thể hiện các nhân tố hình thành đất.

Trả lời:

- Sơ đồ thể hiện các nhân tố hình thành đất

(3)

Trả lời câu hỏi 2 luyện tập trang 63 sgk Địa Lí 10 CTST: Chứng minh rằng khí hậu vừa có ảnh hưởng trực tiếp, vừa có ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất.

Trả lời:

- Chứng minh khí hậu vừa có ảnh hưởng trực tiếp, vừa có ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất:

+ Ảnh hưởng trực tiếp: Chính nhiệt độ, mưa và các chất khí đã phá huỷ đá gốc thành các sản phẩm phong hoá - vật liệu cơ bản thành tạo đất. Các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm,... còn ảnh hưởng tới quá trình hình thành đất: nơi có nhiệt ẩm cao, quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ tạo nên lớp vỏ phong hoá và lớp đất dày; nơi có điều kiện nhiệt ẩm không thuận lợi thì lớp đất thô và mỏng.

+ Ảnh hưởng gián tiếp: Khí hậu còn ảnh hưởng tới đất thông qua sinh vật. Trong các đới khí hậu khác nhau, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật không đồng đều, dẫn đến thành phần hữu cơ của đất cũng không giống nhau.

Các nhân tố hình thành đất

Đá mẹ

Địa hình

Khí hậu

Sinh vật Thời gian

Con người

(4)

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 63 sgk Địa Lí 10 CTST: Cho ví dụ cụ thể về tác động của con người đến sự hình thành và biến đổi đất ở địa phương em.

Trả lời:

- Việc sử dụng các chất hóa học (thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc diệt cỏ) trên đất nông nghiệp khiến cho đất bị ô nhiễm, suy thoái, trở nên cằn cỗi.

- Sử dụng phân bón vi sinh có lợi cho đất để cải tạo đất, làm tăng độ phì nhiêu của đất - Con người chặt phá rừng làm nương rẫy, làm mất đi lớp phủ thực vật của đất, khiến đất bị sạt lở, xói mòn, trơ sỏi đá.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 1 trang 40 SBT Địa Lí 6: Trên hình 12.1 trong SGK có các vệt sao băng, hãy tìm hiểu và cho biết hiện tượng này xảy ra ở tầng khí quyển nào?. Giải thích vì

- Sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời như sau: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.. Hình

- Hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau trên Trái Đất là do Trái Đất tự quay quanh trục kết hợp với dạng hình khối cầu của Trái Đất nên bề mặt Trái Đất luôn được Mặt

- Từ ngày 21-3 đến 23-9 ở bán cầu Bắc là mùa nóng vì thời gian này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn nên có thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt

Các vành đai núi lửa và động đất có trùng nhau vì động đất xảy ra khi có sự dịch chuyển mạnh của các mảng kiến tạo dẫn đến va đập bị nứt hoặc tách rời nhau, vỏ Trái Đất

- Sự hình thành địa hình trên bề mặt Trái Đất chịu tác động của nội lực và ngoại lực.. - Các dạng địa hình trên Trái Đất đều chịu tác động đồng thời

- Các loại gió chính trên Trái Đất: gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới và gió Đông cực.. - Phạm vi hoạt

- Kết luận: Ở vùng vĩ độ cao do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với bề mặt Trái Đất nhỏ nên nhận được ít nhiệt, ánh sáng dẫn tới nhiệt độ ở đây thường thấp?. Ở nơi có vĩ