• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Truyền thống - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Truyền thống - Giáo dục tiếu học"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn bài: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Truyền thống

Câu 1 (trang 81 sgk Tiếng Việt 5): Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ truyền thống?

a) Phong tục và tập quán của tổ tiên, ông bà.

b) Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau.

c) Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trả lời:

c) Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 2 (trang 82 sgk Tiếng Việt 5): Dựa theo nghĩa của tiếng truyền, em hãy xếp các từ ngữ cho trong ngoặc đơn thành ba nhóm:

a. Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau).

b. Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết.

c. Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.

(truyền thống, truyền bá, truyền nghề, truyền tin, truyền máu, truyền hình, truyền nhiễm, truyền ngôi, truyền tụng).

Trả lời:

a. Truyền (trao lại cho người khác, thường thuộc thế hệ sau): truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống.

b. Truyền (lan rộng hoặc làm lan rộng cho nhiều người biết): truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng.

c. Truyền (nhập vào, đưa vào cơ thể người): truyền máu, truyền nhiễm.

Câu 3 (trang 82 sgk Tiếng Việt 5): Tìm trong đoạn văn sau những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc:

(2)

Tôi đã có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng nơi Vườn Cà bên sông Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, cả đến chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản... Ý thức cội nguồn, chân lí lịch sử và lòng biết ơn tổ tiên truyền đạt qua những di tích, di vật nhìn thấy được là một niềm hạnh phúc vô hạn nuôi dưỡng những phẩm chất cao quý nơi mỗi con người. Tất cả những di tích này của truyền thống đều xuất phất từ những sự kiện có ý nghĩa diễn ra trong quá khứ, vẫn tiếp tục nuôi dưỡng đạo sống của những thế hệ mai sau.

Theo HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Trả lời:

- Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến truyền thống dân tộc: Các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản...

- Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: Nắm tro bếp thưở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá cùa cậu bé làng Gióng, Vườn Cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

b) Lời Bác Hồ dạy thiếu nhi đã trở thành những quy định được nêu trong Điều 21 (mục 1, 2, 3, 4, 5) của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em mà em vừa được học. Câu

Hướng dẫn giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 3 tập 1 trang 126.. Câu 1 (trang 126 sgk Tiếng

Câu 1 (trang 120 sgk Tiếng Việt 5): Có người cho rằng: những phẩm chất quan trọng nhất của nam giới là dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng được với mọi hoàn cảnh,

Hãy điền những tiếng còn thiếu trong các câu ấy vào các ô trống theo hàng ngang để giải ô chữ hình chữ S1. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy

Tôi có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu vết tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao

[r]

Chừng như chị gió bị tiếng hót của đàn chim làm giật mình, trở dậy làm lao xao hàng cây, từng gợn sóng nhỏ lăn tăn ánh lên dưới ánh mặt

Luyện từ và câu lớp 2: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về tình cảm