• Không có kết quả nào được tìm thấy

Index of /cnpm/rq01007/SlidePDF

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Index of /cnpm/rq01007/SlidePDF"

Copied!
104
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TIN HỌC ... 1

1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN... 1

1.1. Thông tin (information) ... 1

1.2. Dữ liệu (data) ... 1

1.3. Tin học (computer science) ... 1

2. BIỂU DIỄN DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH ... 1

2.1. Các hệ đếm ... 1

2.2. Biểu diễn thông tin trong máy tính và các đơn vị thông tin ... 5

2.3. Mã hóa thông tin ... 6

3. ĐẠI SỐ LOGIC ... 7

3.1. Các khái niệm ... 7

3.2. Các phép toán logic ... 8

4. CẤU TRÚC MÁY TÍNH ... 9

4.1. Khái niệm về phần cứng và phần mềm... 9

4.2. Chức năng và sơ đồ cấu trúc của máy tính ... 10

5. HỆ ĐIỀU HÀNH ... 11

5.1. Khái niệm về hệ điều hành ... 11

5.2. Khái niệm về tệp và thư mục ... 12

5.4. Hệ điều hành Windows ... 13

6. BÀI TẬP CHƯƠNG 1 ... 16

CHƯƠNG 2. SOẠN THẢO VĂN BẢN TRONG MICROSOFT WORD... 18

1. GIỚI THIỆU CHUNG ... 18

1.1. Giới thiệu về phần mềm Microsoft Word ... 18

1.2. Cửa sổ chương trình Word ... 18

2. SOẠN THẢO VĂN BẢN ... 19

2.1. Gõ tiếng Việt trong Word ... 19

2.2. Gõ chỉ số và chèn ký tự đặc biệt ... 20

2.3. Gõ công thức toán học ... 21

2.4. Một số thao tác soạn thảo văn bản... 21

2.5. Một số chuẩn soạn thảo văn bản ... 22

3. CÁC THAO TÁC VỀ TỆP ... 22

3.1. Ghi tệp ... 22

3.2. Mở tệp ... 23

3.3. Đóng tệp ... 23

4. ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN ... 23

4.1. Định dạng chữ ... 23

(2)

4.2. Định dạng đoạn ... 24

4.3. Định dạng trang in và thực hiện in văn bản ... 26

5. TẠO BẢNG BIỂU TRONG WORD ... 28

5.1. Tạo bảng mới... 28

5.2. Các thao tác trên bảng ... 28

6. VẼ HÌNH TRONG WORD ... 30

6.1. Sử dụng thanh công cụ vẽ để vẽ hình ... 30

6.2. Các thao tác trên hình vẽ ... 32

CHƯƠNG 3. TẠO BẢN THUYẾT TRÌNH TRONG MS POWERPOINT ... 34

1. GIỚI THIỆU CHUNG ... 34

1.1. Các hình thức thuyết trình ... 34

1.2. Giới thiệu về phần mềm Microsoft PowerPoint ... 34

1.3. Cửa sổ chương trình PowerPoint... 34

1.4. Một số yêu cầu khi tạo bản thuyết trình trong PowerPoint... 35

2. CÁC LỆNH VỀ TỆP ... 36

2.1. Mở tệp, tạo bản thuyết trình ... 36

2.2. Ghi tệp ... 37

2.3. Đóng tệp ... 37

3. TẠO BẢN THUYẾT TRÌNH ... 37

3.1. Gõ văn bản trong PowerPoint ... 37

3.2. Thêm, xóa, thay đổi thứ tự các slide ... 38

3.3. Tạo và thay đổi các đề mục (Bullets and Numbering) ... 38

3.4. Chèn các đối tượng vào slide ... 39

3.5. Tạo Header và Footer ... 41

3.6. Tạo hiệu ứng động cho slide (Animation Effect) ... 42

3.7. Tạo liên kết ... 43

3.8. Thay đổi mẫu slide và màu nền slide ... 43

4. XEM VÀ TRÌNH DIỄN ... 44

4.1. Các chế độ xem bản thuyết trình ... 44

4.2. Trình diễn (show) ... 45

5. SLIDE MASTER VÀ HANDOUTS ... 45

5.1. Slide Master ... 45

5.2. Handout ... 46

6. ĐỊNH DẠNG VÀ IN BẢN THUYẾT TRÌNH ... 47

6.1. Định dạng trang in ... 47

6.2. In bản thuyết trình ... 47

CHƯƠNG 4. QUẢN LÝ DỮ LIỆU TRONG MICROSOFT EXCEL ... 48

1. GIỚI THIỆU CHUNG ... 48

(3)

1.1. Giới thiệu về phần mềm Microsoft Excel ... 48

1.2. Cửa sổ chương trình Excel ... 48

2. CÁC LỆNH VỀ TỆP ... 53

2.1. Ghi tệp ... 53

2.2. Mở tệp ... 54

2.3. Đóng tệp ... 54

3. TẠO BẢNG TÍNH ... 54

3.1. Di chuyển con trỏ ô (Cell Pointer) ... 54

3.2. Chọn miền ô ... 55

3.3. Chọn font tiếng Việt ... 55

3.4. Các kiểu dữ liệu và cách nhập dữ liệu vào bảng tính ... 55

3.5. Địa chỉ và công thức ... 56

3.6. Cách sử dụng hàm trong bảng tính ... 59

3.7. Các thao tác soạn thảo ... 64

4. ĐỊNH DẠNG VÀ IN ẤN ... 67

4.1. Định dạng ô ... 67

4.2. Định dạng trang in và in bảng tính ... 70

5. QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU TRONG EXCEL ... 73

5.1. Cơ sở dữ liệu trong Excel ... 73

5.2. Các thao tác với cơ sở dữ liệu ... 73

6. TẠO BIỂU ĐỒ TRONG EXCEL ... 77

6.1. Cách tạo biểu đồ ... 77

6.2. Di chuyển, sửa, xoá biểu đồ ... 81

6.3. Thay đổi kích thước biểu đồ ... 82

6.4. Thay đổi biểu đồ ... 82

6.5. Định dạng biểu đồ ... 82

CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH TRÊN PHÒNG MÁY ... 86

1. CÁC BÀI THỰC HÀNH SOẠN THẢO VĂN BẢN TRONG WORD ... 86

2. SEMINAR TRÌNH BÀY MỘT NỘI DUNG TỰ CHỌN BẰNG POWERPOINT .... 92

3. CÁC BÀI THỰC HÀNH EXCEL ... 92

(4)

CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TIN HỌC 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1. Thông tin (information)

Thông tin là một khái niệm trừu tượng mô tả những gì đem lại hiểu biết, nhận thức cho con người.

1.2. Dữ liệu (data)

Dữ liệu là vật liệu mang thông tin. Dữ liệu sau khi được tập hợp lại và xử lý sẽ cho ta thông tin.

Ví dụ: Chữ viết, hình ảnh trong một quyển sách là dữ liệu mang thông tin. Để có được thông tin từ quyển sách đó chúng ta phải đọc nó.

Trong thực tế dữ liệu có thể là:

- Văn bản: Sách, báo, truyện, công văn…

- Các loại số liệu: Số liệu thống kê về nhân sự, thời tiết, kho tàng…

- Âm thanh, hình ảnh: Tiếng nói, âm nhạc, phim ảnh, tranh vẽ…

- …

1.3. Tin học (computer science)

Thông tin nằm trong dữ liệu, xử lý thông tin bao gồm nhiều quá trình xử lý dữ liệu để rút ra thông tin hữu ích phục vụ con người. Xã hội càng phát triển thì thông tin, dữ liệu càng nhiều, và con người không thể xử lý thông tin một cách thủ công. Để xử lý thông tin con người phải cần đến sự trợ giúp của máy móc, do đó một ngành khoa học mới đã ra đời, đó là Tin học.

Tin học là một ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp, công nghệ và các kỹ thuật xử lý thông tin một cách tự động.

Trong Tin học, máy tính hay máy vi tính được dùng để xử lý thông tin.

Hiện nay còn có một thuật ngữ dùng cho ngành này là Công nghệ thông tin (information technology). Thuật ngữ này chính xác hơn, bao quát hơn thuật ngữ Tin học.

2. BIỂU DIỄN DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH 2.1. Các hệ đếm

2.1.1. Hệ đếm cơ số 10 (Hệ thập phân - Decimal System)

Hệ 10 hay hệ thập phân là hệ đếm được sử dụng để đếm và tính toán trong đời sống hàng ngày.

Hệ 10 sử dụng 10 chữ số 0, 1, …, 9 để biểu diễn các số.

Khi làm việc với nhiều hệ đếm khác nhau, để phân biệt một số viết trong hệ đếm này với một số viết trong hệ đếm khác người ta thường viết kèm theo chỉ số có giá trị bằng cơ số của hệ đếm.

Ví dụ: 209210; 789,1210; 12A16; 101102

Một số hệ 10 thể biểu diễn theo cơ số 10. Ví dụ:

8623,5610 = 8103 + 6102 + 2101 + 3100 + 510-1 + 610-2

(5)

Các lũy thừa của cơ số 10 được gọi là các trọng số. Trọng số của chữ số thứ i trong một số hệ 10 có dạng là 10i.

Từ hệ đếm cơ số 10 ta tổng quát hóa cho hệ đếm cơ số a (a  2) với những đặc điểm sau:

- Hệ đếm cơ số a sử dụng a chữ số để biểu diễn các số, chữ số nhỏ nhất có giá trị bằng không là chữ số 0, chữ số lớn nhất có giá trị là a-1.

- Trọng số của chữ số thứ i (i  Z) trong một số hệ a là ai.

- Số hệ a có các chữ số là bi, Na = bnbn-1…b1b0,b-1b-2…b-m có thể biểu diễn theo cơ số a như sau:

Na = bnan + bn-1an-1 +…+ b1a1 + b0a0 + b-1a-1+b-2a-2+…+b-ma-m (1.1) Giá trị của tổng ở vế phải trong công thức (1.1) được gọi là giá trị của số Na. Công thức (1.1) sẽ được sử dụng để chuyển đổi số hệ a sang hệ 10.

2.1.2. Hệ đếm cơ số 2 (Hệ nhị phân - Binary System)

Hệ 2 hay hệ nhị phân có cơ số a = 2 nên chỉ sử dụng 2 chữ số là ‘0’ và ‘1’ để biểu diễn các số. Trọng số của chữ số thứ i trong một số hệ 2 có dạng là 2i.

Ví dụ: 100112 = 124 + 023 + 022 + 121 + 120 = 1910 2.1.3. Hệ đếm cơ số 16 (Hệ hex - Hexadecimal System)

Hệ 6 hay hệ hex có cơ số a = 16 nên sử dụng 16 chữ số để biểu diễn các số. Mười chữ số đầu là 0, 1, …, 9 biểu diễn các giá trị từ không đến chín, sáu chữ số sau là các chữ cái A, B, C, D, E, F biểu diễn các giá trị từ mười đến mười lăm. Trọng số của chữ số thứ i trong một số hệ 16 có dạng là 16i.

Ví dụ: 12A16 = 1162 + 2161 + A160 = 29810

Mười sáu số đầu tiên trong 3 hệ đếm 10, hệ 2 và hệ 16 cho trong bảng sau:

Hệ 10 Hệ 2 Hệ 16

0 0000 0

1 0001 1

2 0010 2

3 0011 3

4 0100 4

5 0101 5

6 0110 6

7 0111 7

8 1000 8

9 1001 9

10 1010 A

11 1011 B

12 1100 C

13 1101 D

14 1110 E

15 1111 F

* Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy khi hệ 16 dùng đến chữ số lớn nhất thì hệ 2 phải dùng đến 4 chữ số. Do đó, mỗi chữ số hệ 16 sẽ tương đương với 4 chữ số hệ 2.

(6)

2.1.4. Chuyển đổi giữa các hệ đếm a) Chuyển từ một số hệ a sang hệ 10

* Quy tắc: Muốn chuyển một số hệ a sang hệ 10 ta tính tổng các tích của từng chữ số nhân với trọng số của chúng, tức là tính tổng vế phải trong công thức (1.1).

Ví dụ:

1101012 = 125 + 124 + 023 + 122 + 021 + 120 = 32 + 16 + 4 + 1 = 5310 10F16 = 1162 + 0161 + F160 = 256 + 15160 = 256 + 15 = 27110

b) Chuyển một số hệ 10 sang một số hệ a

Ta chỉ xét trường hợp chuyển số nguyên hệ 10 sang hệ a.

* Quy tắc: Đem số hệ 10 chia nguyên liên tiếp cho cơ số a cho tới khi thương bằng không thì dừng lại, lấy các số dư của phép chia theo thứ tự ngược lại ta được số trong hệ a (số dư của phép chia cuối cùng là chữ số có trọng số lớn nhất, chữ số nằm tận cùng bên trái).

Ví dụ 1: Đổi số 3410 sang hệ 2, ta thực hiện các phép chia như sau:

Ví dụ 2: Đổi số 17210 sang hệ 16

2.1.5. Các phép tính số học trong hệ 2 a) Phép cộng

* Bảng cộng hai bit:

A B A+B C

0 0 0 0

0 1 1 0

1 0 1 0

1 1 0 1

trong đó C (Carry) là bit nhớ.

* Cách thức thực hiện phép cộng hai số hệ 2 bằng tay như sau: Thực hiện cộng như trong hệ 10, cộng từng cột bit từ phải qua trái, có nhớ sang cột bit cao hơn.

34 2 17

0 2

1 8 2 0 4 2

2

0 2

0 1 2 0 1 Kết quả là 3410 = 1000102

172 16 12 10 16

10 0

Kết quả là 17210 = AC16 (10 ứng với A, 12 ứng với C) dư

(7)

Ví dụ:

C 1 1 A 0 1 0 1 1 B 1 0 0 1 1 A+B 1 1 1 1 0

* Trong máy tính, phép cộng hai bit được thực hiện bằng mạch cộng như sau:

b) Phép trừ

Trong kỹ thuật máy tính, để tận dụng các mạch cộng đã có sẵn người ta thực hiện phép trừ bằng phép cộng: cộng số bị trừ với số đối của số trừ. Vấn đề đặt ra là phải có cách biểu diễn số âm trong hệ 2. Có nhiều cách biểu diễn số âm trong hệ 2 nhưng hay dùng nhất là kiểu số bù hai. Theo kiểu số bù hai, các số nhị phân được biểu diễn trong một số bit nhất định, thường là 8, 16, 32 bit.

Các bước tìm số bù hai L bit của một số nhị phân N như sau:

B1: Viết số nhị phân N trong L bit, nếu số nhị phân N có số bit nhỏ hơn L thì thêm bit 0 vào bên trái.

B2: Tìm bù một của N, ký hiệu là N, bằng cách đảo bit: 1 thành 0, 0 thành 1.

B3: Tìm số bù hai của N, ký hiệu là -N, bằng cách cộng bù một với 1.

Ví dụ: Tìm số bù hai 8 bit của số nhị phân N = 101101 B1: N = 0010 1101

B2: N= 1101 0010

B3: -N = N + 1 = 1101 0011

* Số bù hai của một số nhị phân là số đối (số âm) của số nhị phân đó. Bit tận cùng bên trái của số bù hai cho biết thông tin về dấu của số nhị phân: 1 - số âm, 0 - số dương.

* Phép trừ hai số nhị phân được thực hiện bằng phép cộng: cộng số bị trừ với số bù hai của số trừ.

Ví dụ: Thực hiện phép trừ sau trong khuôn 8 bit: 101101 - 111010 B1: A = 0010 1101, B = 0011 1010

B2: B= 1100 0101

B3: -B = B+ 1 = 1100 0101 + 1 = 1100 0110

B4: A - B = A + (-B) = 0010 1101 + 1100 0110 = 11110011 c) Phép nhân

* Bảng nhân:

A B AB

0 0 0

1 0 0

0 1 0

1 1 1

+ A

B

A+ B C

(8)

* Cách thức thực hiện phép nhân hai số hệ 2 tương tự như trong hệ 10.

Ví dụ: a= 100112 b= 10112 , thực hiện ab như sau:

 1 0 0 1 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 1 0 0 1 1 0 0 0 0 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 0 1 d) Phép chia

Trong phần này chỉ xét phép chia nguyên.

* Cách thực hiện: Lấy số bị chia trừ liên tiếp cho số chia, nếu hiệu là số dương hoặc là 0 thì thương được cộng với 1. Dừng thực hiện khi hiệu là số âm hoặc là 0.

Ví dụ: Cho a =1210 và b = 610. Thực hiện a: b trong hệ 2 với khuôn 8 bit.

a = 1210 biểu diễn trong khuôn 8 bit như sau: 00001100 b = 610 vậy -610 biểu diễn như sau: 11111010 Thực hiện phép trừ liên tiếp và cho thương như sau:

Bước 1: 12= 00001100 Thương=0 -6= 11111010

Bước 2: Hiệu 00000110 Thương= 0+1=1 -6= 11111010

Hiệu 00000000 Thương=1 +1=10 => Dừng thực hiện Vậy 00001100 : 00000110 = 10

2.2. Biểu diễn thông tin trong máy tính và các đơn vị thông tin

* Biểu diễn thông tin trong máy tính:

Thông tin, dữ liệu xung quanh chúng ta có rất nhiều loại như văn bản, các loại số liệu, âm thanh, hình ảnh… Muốn đưa các dạng dữ liệu này vào máy tính người ta phải dùng số nhị phân để biểu diễn. Sở dĩ trong máy tính chỉ dùng được số nhị phân để biểu diễn thông tin là vì các linh kiện và vật liệu điện tử dùng để chế tạo máy tính, chế tạo bộ nhớ máy tính chỉ có hai trạng thái là có - không có điện, tương ứng được biểu diễn là 1 và 0.

* Các đơn vị thông tin:

Trong kỹ thuật máy tính, mỗi chữ số nhị phân được gọi là một bit (viết tắt của từ tiếng Anh là Binary digiT). Một nhóm 8 bit được gọi là 1 byte, một nhóm 16 bit được gọi là 1 word (từ), một nhóm 32 bit được gọi là 1 double word (từ kép).

Bit, Byte, Word, Double Word là các đơn vị thông tin. Đơn vị thông tin hay dùng nhất là byte. Trên đơn vị byte có các bội sau:

1 Kilo Byte (1 KB) = 210 byte = 1024 byte

1 Mega Byte (1 MB) = 210 KB = 220 byte = 1.048.576 byte 1 Giga Byte (1 GB) = 210 MB = 220 KB = 230 byte

(9)

2.3. Mã hóa thông tin

2.3.1. Khái niệm về mã hóa

Để biểu diễn thông tin trong máy tính chúng ta phải quy ước về cách biểu diễn. Mã hóa thông tin là quy ước về cách biểu diễn thông tin trong máy tính.

Trong máy tính người ta dùng mã nhị phân có độ dài (số bit) cố định để biểu diễn thông tin. Với độ dài từ mã là n, ta có thể biểu diễn được 2n trạng thái khác nhau.

Ví dụ: 1) Nếu dùng 1 byte (8 bit) để biểu diễn các số nguyên không dấu thì ta có thể biểu diễn được 28 = 256 số có giá trị từ 0 đến 255 như sau:

Từ mã Số nguyên

0000 0000 0

0000 0001 1

0000 0010 2

… ….

1111 1111 255

2) Nếu dùng 1 byte để biểu diễn các ký tự (chữ cái, chữ số thập phân, các dấu chấm câu, các ký hiệu phép toán…) thì có thể biểu diễn được 28 = 256 ký tự khác nhau.

2.3.2. Bảng mã ASCII

Về nguyên tắc, mỗi quốc gia đều có thể tự thiết kế một bộ mã riêng để biểu diễn các ký tự bằng các quy ước khác nhau. Nếu làm như vậy thì các máy tính và thậm chí các bộ phận của cùng một máy tính sẽ không hiểu nhau khi kết nối với nhau. Bởi vậy, các nước phải quy định dùng chung một bảng mã được gọi là bảng mã chuẩn. Trong thực tế có nhiều bảng mã chuẩn nhưng được sử dụng phổ biến nhất trên máy tính hiện nay là bảng mã ASCII (America Standard Code for Information Interchange).

Bảng mã ASCII có độ dài từ mã là 8 nên có tất cả 256 từ mã, biểu diễn 256 ký tự khác nhau. Bảng mã ASCII được chia thành bảng mã ASCII tiêu chuẩn (có mã từ 0 đến 127) và bảng mã ASCII mở rộng (có mã từ 128 đến 255). Hầu hết các nước có bảng mã ASCII tiêu chuẩn giống nhau, còn bảng mã ASCII mở rộng được dùng để biểu diễn các ký tự của riêng từng nước.

Các ký tự trong bảng mã ASCII tiêu chuẩn như sau:

BẢNG MÃ ASCII TIÊU CHUẨN Hexa 1

Hexa 2 0 1 2 3 4 5 6 7

0 <NULL>

0 <DLE>

16 <SP>

32 0

48 @

64 P

80 `

96 p 112 1 <SOH>

1 <DC1>

17 !

33 1

49 A

65 Q

81 a

97 q 113 2 <STX>

2

<DC2>

18

"

34 2

50 B

66 R

82 b

98 r

114 3 <ETX>

3 <DC3>

19 #

35 3

51 C

67 S

83 c

99 s 115 4 <EOT>

4 <DC4>

20 $

36 4

52 D

68 T

84 d

100 t 116

(10)

5 <ENQ>

5 <NAK>

21 %

37 5

53 E

69 U

85 e

101 u 117 6 <ACK>

6 <SYN>

22 &

38 6

54 F

70 V

86 f

102 v 118 7 <BEL>

7

<ETB>

23 '

39 7

55 G

71 W

87 g

103 w

119 8 <BS>

8 <CAN>

24 (

40 8

56 H

72 X

88 h

104 x 120 9 <HT>

9 <EM>

25 )

41 9

57 I

73 Y

89 i

105 y 121 A <LF>

10

<SUB>

26

* 42

: 58

J 74

Z 90

j 106

z 122 B <VT>

11 <ESC>

27 +

43 ;

59 K

75 [

91 k

107 { 123 C <FF>

12 <FS>

28 ,

44 <

60 L

76 \

92 l

108 | 124 D <CR>

13

<GS>

29 -

45

= 61

M 77

] 93

m 109

} 125 E <SO>

14

<RS>

30 .

46

>

62 N

78

^ 94

n 110

~ 126 F <SI>

15 <US>

31 /

47 ?

63 O

79 _

95 o

111 <DEL>

127

3. ĐẠI SỐ LOGIC 3.1. Các khái niệm

* Mệnh đề logic: Mệnh đề logic là một câu nói hoặc câu viết có tính chất khẳng định hoặc phủ định một sự kiện nào đó. Mỗi mệnh đề logic đều có thể đặt được câu hỏi có đúng không hoặc có sai không.

- Các câu cảm thán, các câu mệnh lệnh hoặc các khẩu hiệu không gọi là mệnh đề logic.

Các câu chung chung chẳng đúng mà cũng chẳng sai cũng không gọi là mệnh đề logic.

Ví dụ : “Tôi đã già”, “Anh A học giỏi” là mệnh đề logic “Hãy làm cho tôi việc này” không phải là mệnh đề logic

"Ôi hôm nay trời đẹp quá!" là câu cảm thán không gọi là mệnh đề logic

- Mỗi mệnh đề chỉ nhận một giá trị chân lý hoặc "đúng" (TRUE) hoặc "sai" (FALSE).

Môn logic mệnh đề không quan tâm đến câu cú ngữ pháp của mệnh đề mà chỉ xét đến tính đúng sai của mệnh đề.

- Từ các mệnh đề đơn giản ta có thể xây dựng các mệnh đề phức tạp hơn nhờ các phép liên kết “Không”, “Và” , “Hoặc”.

Ví dụ: Các mệnh đề đơn A = “Hà Nội đông dân”

B = “Hà Nội có nhiều cây xanh”

X = “An là con liệt sĩ”

Y = “An là con bộ đội”

Phép “Và” liên kết A và B cho C = “Hà Nội đông dân và có nhiều cây xanh”.

(11)

Phép “Không” với X cho Z = “An không phải là con liệt sĩ”.

Phép “Hoặc” liên kết X và Y cho Z = “An là con liệt sĩ hoặc An là bộ đội”.

* Các phép “Không”, “Và”, “Hoặc” cùng với các mệnh đề làm thành một đại số gọi là đại số logic hay đại số mệnh đề.

* Hai giá trị TRUE (đúng) và FALSE (sai) là 2 hằng logic, với TRUE > FALSE.

* Biến logic: Là đại lượng chỉ có thể nhận 1 trong 2 giá trị logic là đúng (TRUE) hoặc sai (FALSE).

Ví dụ: X ="Số m là số âm", trong ví dụ này X là một biến logic vì nó có thể nhận giá trị TRUE hoặc FALSE tuỳ theo giá trị của m, giả sử m = -5 thì X nhận giá trị TRUE, nếu m=7 thì X nhận giá trị FALSE.

* Hàm logic:

- Những bài toán logic thường được phát biểu dưới dạng các câu nói hoặc câu viết xác định các yêu cầu và các ràng buộc đối với hệ thống mà bài toán giải quyết. Ta có thể biểu diễn sự liên kết giữa các mệnh đề bằng một biểu thức logic hay hàm logic.

- Hàm logic là một hàm của các biến logic. Kết quả của hàm trả về 1 giá trị logic.

Ví dụ: Biến X = "Sinh viên có hộ khẩu Hà nội"

Biến Y = "Sinh viên có tuổi > 20"

Hàm F = X "và" Y = X AND Y, có nghĩa là F = "Sinh viên có hộ khẩu Hà Nội và có tuổi > 20". Như vậy ứng với những giá trị X, Y khác nhau thì hàm F sẽ cho các giá trị khác nhau được mô tả theo bảng sau:

X Y X AND Y

FALSE FALSE FALSE

FALSE TRUE FALSE

TRUE FALSE FALSE

TRUE TRUE TRUE

Các giá trị có thể của một hàm logic được biểu diễn dưới dạng một bảng, bảng này được gọi là bảng chân lý. Hàm logic có n biến thì bảng chân lý sẽ có 2n giá trị có thể của hàm.

3.2. Các phép toán logic

3.2.1. Phép toán NOT (phủ định hay đảo) Bảng chân lý:

X NOT X

FALSE TRUE

TRUE FALSE

3.2.2. Phép toán AND (và) Bảng chân lý:

X Y X AND Y

FALSE FALSE FALSE

FALSE TRUE FALSE

TRUE FALSE FALSE

(12)

TRUE TRUE TRUE

Nhận xét: Phép toán AND chỉ cho kết quả “đúng” khi cả hai toán hạng đều “đúng”.

3.2.3. Toán tử OR (hoặc) Bảng chân lý:

X Y X OR Y

FALSE FALSE FALSE

FALSE TRUE TRUE

TRUE FALSE TRUE

TRUE TRUE TRUE

Nhận xét: Phép toán OR chỉ cho kết quả “sai” khi cả hai toán hạng đều “sai”.

3.2.4. Toán tử XOR (hoặc loại trừ) Bảng chân lý:

X Y X XOR Y

FALSE FALSE FALSE

FALSE TRUE TRUE

TRUE FALSE TRUE

TRUE TRUE FALSE

Nhận xét: Phép toán XOR cho kết quả “đúng” khi hai toán hạng khác nhau, cho kết quả

“sai” khi hai toán hạng giống nhau.

* Biểu thức logic: Là sự kết hợp giữa các hằng logic, biến logic, hàm logic bằng các phép toán logic. Kết quả của biểu thức logic là một hằng logic (TRUE hoặc FALSE).

* Nếu trong biểu thức logic có chứa nhiều phép toán logic thì các phép toán logic được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau: NOT  AND  OR, XOR (OR và XOR cùng mức ưu tiên). Các phép toán cùng mức ưu tiên được thực hiện từ trái qua phải.

* Có thể tính gía trị của biểu thức logic theo thứ tự sau:

- Thay giá trị vào các biến nếu có;

- Thực hiện các phép tính số học, các phép tính so sánh nếu có;

- Thực hiện các phép toán logic theo thư tự ưu tiên.

4. CẤU TRÚC MÁY TÍNH

4.1. Khái niệm về phần cứng và phần mềm

* Phần cứng là tất cả những linh kiện, thiết bị vật lý cấu tạo thành máy tính như màn hình, bàn phím, chuột, CPU, ổ cứng…

* Phần mềm là những chương trình do con người viết ra để điều khiển hoạt động của máy tính hoặc điểu khiển máy tính thực hiện một công việc nào đó.

Có 4 loại phần mềm: Hệ điều hành, phần mềm ứng dụng (Word, Excel, PowerPoint…), phần phần tiện ích (NC, NU…) và trình biên dịch ngôn ngữ lập trình (Pascal, C, C++…).

Trong bốn loại phần mềm này thì hệ điều hành là phần mềm quan trọng nhất, không thể thiếu được đối với mọi máy tính.

(13)

4.2. Chức năng và sơ đồ cấu trúc của máy tính 4.2.1. Chức năng của máy tính

Chức năng của máy tính là xử lý thông tin. Mọi quá trình xử lý thông tin bằng máy tính đều được thực hiện theo chu trình sau:

VÀO - XỬ LÝ - RA VÀ LƯU TRỮ

Chu trình này có thể tóm tắt như sau: Trước tiên ta phải đưa dữ liệu nào đó vào đầu vào của máy tính. Sau đó máy tính thực hiện quá trình xử lý để rút ra thông tin. Thông tin đưa ra dưới dạng dữ liệu ra. Dữ liệu vào và ra cùng với quy trình xử lý được lưu trữ để có thể dùng tiếp cho các lần sau.

4.2.2. Sơ đồ cấu trúc của máy tính

Để đảm nhận được các chức năng cơ bản trên, máy tính được thiết kế với các khối chính như hình 1.

Hình 1.1 Sơ đồ cấu trúc của máy tính

a) Khối xử lý trung tâm (CPU - Central Processing Unit) hay còn gọi là bộ vi xử lý (Micro Processor) là bộ chỉ huy của máy tính. Nó có nhiệm vụ thực hiện các phép tính số học và logic, đồng thời điều khiển các quá trình thực hiện lệnh. CPU có ba bộ phận chính:

- Khối tính toán số học và logic (ALU - Arithmetic and Logic Unit): Thực hiện các phép tính số học và logic.

- Khối điều khiển (CU - Control Unit): CU quyết định dãy các thao tác cần phải thực hiện bằng cách tạo ra các tín hiệu điều khiển.

- Các thanh ghi (Register): Làm nhiệm vụ bộ nhớ trung gian. Mỗi thanh ghi có một chức năng cụ thể và chuyên dụng.

b) Bộ nhớ được dùng để lưu trữ dữ liệu và chương trình. Bộ nhớ được đặc trưng bởi hai tham số: dung lượng và thời gian truy nhập. Bộ nhớ máy tính được chia thành hai loại là bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.

KHỐI XỬ LÝ TRUNG TÂM CPU

Khối tính toán số

học và logic ALU

Khối điều khiển

CU

Các thanh ghi Thiết bị vào

Bàn phím, chuột, máy quét ảnh…

Thiết bị ra Màn hình, máy in…

Bộ nhớ ngoài Đĩa cứng, đĩa mềm, ổ USB

Bộ nhớ trong RAM + ROM

(14)

* Bộ nhớ trong, còn gọi là bộ nhớ chính (main memory), là bộ nhớ gắn liền với CPU để CPU có thể làm việc được. Bộ nhớ trong có tốc độ trao đổi dữ liệu với CPU lớn nhưng dung lượng không cao. Bộ nhớ trong gồm có RAM và ROM.

- RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ mà khi máy tính hoạt động có thể đọc và ghi dữ liệu. Bộ nhớ RAM được dùng để chứa chương trình và dữ liệu tạm thời khi máy tính đang làm việc. Khi mất điện hoặc tắt máy thì toàn bộ chương trình và dữ liệu trong RAM cũng mất.

- ROM (Read Only Memory) là bộ nhớ mà khi máy tính hoạt động chỉ có thể đọc ra dữ liệu, không ghi vào được. Chương trình và dữ liệu chứa trong ROM không bị mất khi mất điện hoặc tắt máy. Việc ghi chương trình và dữ liệu vào ROM là công việc của các chuyên gia kỹ thuật và nhà sản xuất. Bộ nhớ ROM được dùng để chứa chương trình và dữ liệu cố định, điều khiển máy tính khi mới bật điện.

Bộ nhớ trong được tổ chức thành các ô nhớ. Các ô nhớ thường có độ dài 1 byte hoặc 2 byte. Mỗi ô nhớ có một địa chỉ duy nhất. Nội dung chứa trong ô nhớ có thể thay đổi còn địa chỉ thì cố định.

* Bộ nhớ ngoài, còn gọi là bộ nhớ phụ, là các thiết bị nhớ để lưu trữ thông tin, dữ liệu với khối lượng lớn. Khi hoạt động, máy tính cần đến dữ liệu nào thì dữ liệu đó được nạp vào bộ nhớ trong (RAM). Bộ nhớ ngoài điển hình là đĩa từ (đĩa cứng, đĩa mềm). Thông tin trên đĩa từ có thể đọc, ghi thường xuyên, và không bị mất khi mất điện hoặc tắt máy. Bộ nhớ ngoài có dung lượng lớn hơn rất nhiều so với bộ nhớ trong nhưng tốc độ truy nhập chậm hơn bộ nhớ trong.

Nguyên tắc ghi thông tin trên đĩa từ cũng giống như trên băng từ ghi nhạc và hình, đó là dùng các hạt từ để ghi thông tin. Đĩa từ được chia thành nhiều đường tròn đồng tâm để ghi/đọc dữ liệu, mỗi đường tròn được gọi là một rãnh (track). Các rãnh lại được chia đều thành nhiều cung (sector). Mỗi cung dù dài hay ngắn được quy định ghi được một số byte nhất định, thường là 512 byte.

c) Thiết bị ngoại vi

Đó là các thiết bị vào/ra để đưa dữ liệu vào và lấy dữ liệu ra khỏi máy tính. Các thiết bị vào/ra điển hình như bàn phím, chuột, màn hình, máy in.

5. HỆ ĐIỀU HÀNH

5.1. Khái niệm về hệ điều hành

Hệ điều hành là tập hợp các chương trình nhằm đảm bảo các chức năng cơ bản sau:

- Điều khiển việc thực hiện mọi chương trình;

- Quản lý, phân phối, thu hồi bộ nhớ (cả bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài);

- Điều khiển các thiết bị;

- Điều khiển và quản lý việc vào/ra dữ liệu;

- Làm nhiệm vụ trung gian ghép nối giữa máy tính với người sử dụng.

Có nhiều hệ điều hành khác nhau như DOS, WINDOWS, UNIX…

Vì những chức năng trên nên hệ điều hành là phần mềm quan trọng nhất, không thể thiếu được đối với mọi máy tính. Hệ điều hành là môi trường cho các phần mềm khác hoạt động.

(15)

5.2. Khái niệm về tệp và thư mục 5.2.1. Tệp (File):

Tệp là tập các dữ liệu có liên quan đến nhau được hệ điều hành lưu trữ trên bộ nhớ ngoài. Vì được lưu trữ trên bộ nhớ ngoài nên tệp và dữ liệu chứa trong nó vẫn còn ngay cả khi mất điện hoặc tắt máy.

Tệp là đơn vị lưu trữ dữ liệu trên bộ nhớ ngoài của hệ điều hành. Mỗi tệp lưu trữ trên bộ nhớ ngoài có một tên để phân biệt với các tệp khác. Tên tệp gồm có hai phần: phần tên chính và phần mở rộng (hay phần đuôi), hai phần này phân tách nhau bởi dấu chấm. Phần tên chính nên đặt sao cho phản ánh được nội dung chứa trong tệp. Phần mở rộng thường có từ 1 đến 3 ký tự, cho biết kiểu tệp. Ví dụ: phần mở rộng là .PAS cho biết đây là tệp chương trình pascal;

.DOC cho biết đây là tệp văn bản word; .EXE hoặc .COM là tệp chương trình chạy được…

Ta có thể hình dung tệp như một quyển sách hay quyển vở. Mỗi quyển sách đều có tên sách (giống như tên tệp) và mang một nội dung nào đó (giống như dữ liệu chứa trong tệp).

5.2.2. Thư mục (Directory, Folder):

Thư mục là một vùng trên bộ nhớ ngoài chứa các tệp có liên quan đến nhau. Mỗi thư mục trên bộ nhớ ngoài cũng có một tên để phân biệt với các thư mục khác.

Thư mục không chỉ chứa các tệp mà còn chứa các thư mục khác. Một thư mục nằm trong thư mục khác được gọi là thư mục con, còn thư mục chứa thư mục khác được gọi là thư mục cha.

Ta có thể hình dung thư mục giống như chiếc cặp sách hay giá sách. Chiếc cặp chứa các quyển sách, quyển vở (tệp). Chiếc cặp có nhiều ngăn, mỗi ngăn giống như một thư mục con.

Việc lưu trữ các tệp trên bộ nhớ ngoài theo cấu trúc thư mục giúp cho việc tìm lại các tệp đã lưu trữ dễ dàng hơn. Cấu trúc thư mục trên bộ nhớ ngoài thường được gọi là cây thư mục.

* Thư mục gốc:

Thư mục gốc là thư mục chứa toàn bộ tệp và thư mục trên một ổ đĩa. Thư mục gốc không có tên mà được biểu thị bằng dấu gạch ngược (\).

* Tên ổ đĩa:

Hệ điều hành quy định đặt tên các ổ đĩa như sau: Ổ đĩa mềm được đặt tên bằng các chữ cái A và B; ổ đĩa cứng, CD, USB… được đặt tên bằng các chữ cái từ C trở đi.

* Thư mục hiện hành:

Tại mỗi thời điểm hệ điều hành chỉ làm việc được trong một thư mục, thư mục này được gọi là thư mục hiện hành hay thư mục làm việc.

5.2.3. Đường dẫn (Path)

Đường dẫn là cách ghi để chỉ đến một thư mục hoặc một tệp trên một cây thư mục nào đó.

Ví dụ 1: C:\THUCHANH\PAS\NHOM1\BAI1.PAS

Đây là đường dẫn chỉ đến tệp BAI1.PAS, tệp này nằm trong thư mục NHOM1, thư mục NHOM1 nằm trong thư mục PAS, thư mục PAS nằm trong thư mục THUCHANH, thư mục THUCHANH nằm trong thư mục gốc trên ổ C.

(16)

5.4. Hệ điều hành Windows

5.4.1. Các thành phần cơ bản của màn hình Windows

Hệ điều hành được cài đặt trong ổ C của máy tính. Khi bật máy thì hệ điều hành được nạp vào trong bộ nhớ trong của máy vi tính, khi nạp xong sẽ hiện ra màn hình giao diện của Windows (Desktop) như hình 2.

Hình 1.2 Màn hình Windows XP

* Thanh Taskbar:

Thanh Taskbar chứa nút Start và danh sách các chương trình đang hoạt động. Tất cả các cửa sổ chương trình khi đưa về chế độ cực tiểu vẫn nhìn thấy trên thanh Taskbar.

* Nút Start:

Nút Start chứa menu cho phép thực hiện nhiều chức năng quan trọng như chạy các ứng dụng, mở tệp, gọi cửa sổ trợ giúp, tìm tệp, thoát khỏi Windows… Tùy theo việc cài đặt các chương trình ứng dụng mà trong menu của Start sẽ xuất hiện các mục chọn khác nhau. Menu của Start có dạng như hình 3.

(17)

Hình 1.3 Các mục chọn của nút Start

Các mục chọn chính trong menu này có chức năng như sau:

- Programs: Chạy các chương trình đã cài vào Windows.

- Documents: Mở các tài liệu văn bản, đồ họa.

- Settings: Thiết lập cấu hình Control Panel, máy in, Taskbar.

- Search: Tìm kiếm tệp hoặc thư mục.

- Help and Support: Mở cửa sổ trợ giúp.

- Run: Chạy các tệp chương trình.

- Log Off: Kết thúc phiên làm việc của một người sử dụng.

- Turn Off Computer: Khi chọn mục này, một hội thoại xuất hiện, cho phép ta lựa chọn một trong các chức năng:

Shut down Tắt máy.

Restart Khởi động lại hệ điều hành Windows.

Stand by Tắt máy và chuyển vào chế độ chờ.

5.4.2. Cách chạy chương trình ứng dụng

Để chạy 1 trình ứng dụng ta có thể thực hiện 1 trong 3 cách sau:

Cách 1: Kích đúp chuột vào biểu tượng của trình ứng dụng trên màn hình chính của Windows

Cách 2: Chọn nút START/ chọn mục PROGRAMS/ chọn trình ứng dụng

Cách 3: Chọn nút START/ chọn mục RUN / chọn BROWSE/ chọn thư mục và trình ứng dụng/ chọn OK

5.4.3. Tắt máy

Chọn nút START/ SHUTDOWN / SHUTDOWN/ OK Sau đó tắt màn hình.

(18)

5.4.4. Sử dụng chương trình quản lý tệp và thư mục Windows Explorer

Chương trình Windows Explorer là một chương trình tiện ích nằm trong các bộ Windows 95/98/2000… dùng để quản lý tệp và thư mục. Bạn có thể sử dụng chương trình này để sao chép, xóa, đổi tên các tệp, tạo các thư mục mới…

a) Khởi động chương trình Windows Explorer

Có thể khởi động chương trình Explorer bằng một trong 3 cách sau:

- Cách 1: Kích đúp chuột vào biểu tượng Windows Explorer trên Desktop - Cách 2: Chọn nút Start / chọn mục Program/ chọn Windows Explorer

- Cách 3: Chọn nút Start / chọn mục Run / chọn nút Browse / chọn thư mục và chọn chương trình ứng dụng

Sau khi khởi động bằng một trong ba cách trên, cửa sổ làm việc của Windows Explorer có dạng như hình sau:

Hình 1.4 Cửa sổ chương trình Windows Explorer

Cửa sổ làm việc của Windows Explorer được chia thành hai cửa sổ con: cửa sổ bên trái chứa tên ổ đĩa và cây thư mục, cửa sổ bên phải chứa nội dung của thư mục hay ổ đĩa đang mở.

Khi kích chuột vào một thư mục hay ổ đĩa ở cửa sổ bên trái thì nội dung của thư mục hay ổ đĩa này hiện ra ở cửa sổ bên phải. Phân biệt tên tệp và thư mục nhờ biểu tượng bên cạnh, bên cạnh tên thư mục luôn có biểu tượng chiếc cặp màu vàng, bên cạnh tên tệp không có biểu tượng chiếc cặp màu vàng mà thường có biểu tượng của chương trình tạo ra tệp.

b) Các thao tác với Windows Explorer

* Vào/mở một thư mục hay ổ đĩa

Cách 1: Kích chuột vào tên thư mục hay ổ đĩa ở cửa sổ bên trái. Kích vào dấu +/ để mở rộng/thu gọn cây thư mục.

Cách 2: Kích đúp vào tên thư mục ở cửa sổ bên phải.

* Chọn tệp/thư mục

Chọn tệp/thư mục để nhằm thao tác trên các tệp/thư mục được chọn. Các tệp/thư mục được chọn có bóng xanh.

(19)

- Chọn một tệp/thư mục: Kích chuột vào tên tệp/thư mục.

- Chọn nhiều tệp/thư mục cách xa nhau: Giữ phím Ctrl trong khi kích vào tên các tệp/thư mục muốn chọn.

- Chọn nhiều tệp/thư mục liền kề nhau: Kích vào tệp đầu, giữ phím Shift rồi kích vào tệp cuối.

- Chọn tất cả các tệp trong một thư mục: Ấn Ctrl+A

* Tạo thư mục mới

- Vào thư mục hoặc ổ đĩa mà muốn tạo thư mục mới trong đó.

- Vào menu File  New  Folder  xuất hiện một biểu tượng chiếc cặp màu vàng  gõ vào tên thư mục và ấn Enter.

* Sao chép tệp/thư mục

- Chọn các tệp/thư mục muốn sao chép - Ấn phím Ctrl+C

- Vào thư mục muốn sao chép tới - Ấn phím Ctrl+V

Có thể ấn Ctrl+V nhiều lần để sao chép ra nhiều nơi.

* Di chuyển tệp/thư mục

- Chọn các tệp/thư mục muốn di chuyển - Ấn phím Ctrl+X

- Vào thư mục muốn di chuyển tới - Ấn phím Ctrl+V

* Xóa tệp/thư mục

- Chọn các tệp/thư mục muốn xóa

- Ấn phím Delete  xuất hiện hội thoại  kích vào Yes.

* Đổi tên tệp/thư mục

Kích phải chuột vào tên tệp/thư mục muốn đổi tên  chọn Rename  gõ vào tên mới và ấn Enter.

* Xem thông tin của tệp hoặc thư mục

Kích phải chuột vào tên tệp/thư mục muốn đổi tên  chọn Properties.

6. BÀI TẬP CHƯƠNG 1

Bài 1: Chuyển đổi giữa các hệ đếm a) 3710 = ?2

b) 110001000010012 = ?16

(20)

Bài 2: Tính giá trị của các biểu thức logic sau:

a) ((x + 2)2 < 0) AND NOT (sin2x + cos2x > 1) OR (log35 > log25) b) NOT (x2 + y2 < 2xy) XOR (ln(x2 + 1) < 0) OR (‘ABCD’ < ‘AB123’) Bài 3: Thực hiện các phép tính sau trong khuôn 8 bit

a) Tính tổng: 100110 + 101101 b) Tính hiệu: 10010101 - 110011

Bài 4: a) Phân biệt thông tin (information) và dữ liệu (data). Thông tin được biểu diễn trong máy tính như thế nào? Các đơn vị đo thông tin và mối quan hệ giữa chúng.

b) Chức năng của bộ nhớ máy tính? Bộ nhớ máy tính chia thành những loại nào? Tại sao cần bộ nhớ ngoài?

Bài 5: Chuyển đổi giữa các hệ đếm a) 110102 = ?10

b) 1A0D16 = ?2

Bài 6: Tính giá trị của các biểu thức logic sau:

a) (36 > -36) OR NOT (lg10 > 5) AND NOT (‘CY7F’ < ‘97F’)

b) NOT (cos2x + sin2x > 1 ) AND (|sinx| > 2) XOR NOT (‘5GH’ > ‘5gh’)

Bài 7: Thực hiện các phép tính sau trong khuôn 8 bit a) Tính tổng: 10110011 + 101001

b) Tính hiệu: 110011 - 1100110

Bài 8: a) Tại sao hệ điều hành không thể thiếu được đối với máy tính? Phân biệt tệp và thư mục. Trình bày cách copy tệp và thư mục trong hệ điều hành Windows.

b) So sánh giữa bộ nhớ RAM và ROM. So sánh giữa bộ nhớ trong (RAM) và bộ nhớ ngoài.

Bài 9: Chuyển đổi giữa các hệ đếm a) 15D16 = ?10

b) 5710 = ?16

Bài 10: Tính giá trị của các biểu thức logic sau:

a) (25 > |-30|) XOR NOT (lg100 < 2) OR NOT (‘abC2’ < ‘aBc2’) b) NOT (0! > 0 ) AND (|cosx| > 5) OR NOT (‘5GH’ > ‘5GHD’) Bài 11: Thực hiện các phép tính sau trong khuôn 8 bit

a) Tính tổng: 1101010 + 1100101 b) Tính hiệu: 1001010 - 1010110

Bài 12: a) Nếu dùng 4 bit để biểu diễn các số nguyên không dấu thì biểu diễn được bao nhiêu số? Đó là các số nào? Bảng mã ASCII được dùng làm gì? Cho biết số lượng và độ dài từ mã ASCII?

b) Chức năng của máy tính. Nêu tên và chức năng của các khối trong sơ đồ cấu trúc của máy tính. Tại sao trong máy tính chỉ dùng được số nhị phân để biểu diễn thông tin?

(21)

CHƯƠNG 2. SOẠN THẢO VĂN BẢN TRONG MICROSOFT WORD

1. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Giới thiệu về phần mềm Microsoft Word

Microsoft Word là phần mềm soạn thảo văn bản chuyên dụng được sử dụng phổ biến trên thế giới. Đây là một phần mềm trong bộ phần mềm Office của hãng Microsoft. Bộ phần mềm Office đã phát triển qua nhiều phiên bản: Office 4.3 -> Office 97 -> Office 2000 ->

Office XP -> Office 2003.

1.2. Cửa sổ chương trình Word 1.2.1. Cách chạy chương trình Word Có thể chạy Word theo 3 cách sau:

- Cách 1: Kích đúp chuột vào biểu tượng chương trình Word trên Desktop - Cách 2: Kích nút Start / chọn mục Programs/ chọn Micrsoft Word

Sau khi khởi động bằng một trong ba cách trên, cửa sổ làm việc của Micrsoft Word có dạng như hình sau (Hình 2.1)

Hình 2.1 Cửa sổ chương trình Word

Theo thứ tự từ trên xuống dưới thì màn hình bao gồm các phần sau:

- Thanh tiêu đề: Thanh này cho biết tên cửa sổ đang làm việc (Micrsoft Word) và tên văn bản đang soạn thảo.

(22)

- Thanh thực đơn (Menu): Thanh này trình bày các thực đơn ngang, mỗi mục chọn trong thực đơn ngang sẽ hiện ra một thực đơn dọc.

- Thanh công cụ (Toolbars): Trên thanh công cụ là các nút (Button), mỗi nút tương ứng với một mục chọn nào đó trong thực đơn con của thanh Menu.

- Thanh định dạng (Format): Thanh này gồm các nút phục vụ cho việc định dạng văn bản, mỗi nút trên thanh định dạng tương ứng với một mục chọn trong menu Format.

- Thước (Ruler): Chỉ ra lề trái , lề phải, vị trí các cột trong bảng.

- Vùng soạn thảo văn bản là nơi gõ vào văn bản.

- Cuối cùng là thanh trạng thái: Chỉ ra các thông tin hiện thời về tệp văn bản đang soạn thảo như trang hiện thời (Page), phần (Sec), dòng (Ln), cột (Col), …

Có thể dùng chức năng Tools - Customize để thay đổi các nút trong các thanh công cụ hoặc dùng View-Toolbars... để thêm bớt các thanh.

1.2.2. Ra khỏi Word

Vào menu File  chọn Exit hoặc ấn phím Alt+F4 2. SOẠN THẢO VĂN BẢN

2.1. Gõ tiếng Việt trong Word

2.1.1. Chương trình gõ tiếng Việt và phông chữ tiếng Việt

Để gõ được tiếng Việt trong Word ta phải có chương trình gõ tiếng Việt và phông (font) tiếng Việt. Chương trình gõ tiếng Việt cho ta cách gõ ra tiếng Việt từ bàn phím tiếng Anh, còn phông chữ tiếng Việt cho ta nhìn thấy chữ tiếng Việt theo nhiều hình dạng khác nhau.

Chương trình gõ tiếng Việt đang được sử dụng hiện nay là Vietkey2000 và Unikey.

Phông tiếng Việt hiện nay đang dùng có hai loại là ABC và Unicode.

2.1.2. Gõ tiếng Việt theo kiểu Telex

Các chương trình gõ tiếng Việt cho nhiều kiểu gõ khác nhau nhưng hay dùng nhất là kiểu Telex. Kiểu Telex là cách gõ tiếng Việt thuận tiện và dễ nhớ, đảm bảo có được tiếng Việt đúng chính tả, đồng thời bỏ đi những cách đặt dấu sai đã tồn tại thành thói quen.

Cách gõ tiếng Việt theo kiểu Telex như sau:

Gõ vào Nhận được Gõ vào Nhận được aw ă Aw Ă ow ơ Ow Ơ uw ư Uw Ư aa â AA Â oo ô OO Ô ee ê EE Ê dd đ DD Đ

Gõ dấu: f: huyền ; s: sắc ; r: hỏi ; x: ngã ; j: nặng

Ví dụ, để có dòng chữ " Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội" ta phải gõ như sau:

Truwowngf DDaij hocj Noong nghieepj Haf Nooij

(23)

* Lưu ý:

- Để bỏ dấu đúng ta nên gõ dấu sau từ, nghĩa là gõ xong từ rồi mới gõ dấu.

Ví dụ: Truwowngf -- Trường, DDieenj -- Điện, baos -- báo

- Các phím dẫu chỉ cho dấu khi gõ sau nguyên âm. Nếu gõ một mình hoặc không sau nguyên âm thì ta được chữ.

- Phím xoá dấu: Ngay sau khi gõ xong một từ, nếu muốn xoá dấu đã đánh ta đưa con trỏ đến sát ký tự cuối cùng của từ và gõ phím z.

- Chữ ư và ơ hay đi liền nhau nên có thể gõ bằng hai phím ] và [, đây là hai phím liền nhau trên bàn phím, vì vậy gõ sẽ nhanh hơn.

]  ư [  ơ }  Ư {  Ơ Thí dụ : tr][ngf  Trường dd][cj  được

- Gõ lặp dấu: Gõ liên tiếp 2 lần phím dấu ta sẽ được chữ của phím dấu. Ví dụ, để có từ dos ta phải gõ là doss.

- Nếu gõ nhầm dấu, ta chỉ việc gõ dấu mới vào mà không phải mất công xoá dấu cũ đi.

Lưu ý là khi gõ sai dấu trên một từ và chúng ta đã chuyển sang gõ từ khác thì không quay về sửa dấu được mà phải xoá hết nguyên âm của từ sai rồi mới gõ lại từ đó.

2.2. Gõ chỉ số và chèn ký tự đặc biệt

*) Gõ chỉ số

- Gõ chỉ số trên: Ví dụ x3

Đầu tiên viết chữ x sau đó bấm tổ hợp phím Ctrl+ Shift + =, con trỏ lúc này sẽ chuyển lên vị trí cao để ta gõ số 3, gõ lại một lần nữa tổ hợp phím trên con trỏ sẽ trở lại bình thường

- Gõ chỉ số dưới: Ví dụ x1

Gõ chữ x sau đó bấm tổ hợp phím Ctrl + =, con trỏ hạ xuống vị trí thấp ta bấm tiếp số 1 rồi bấm lại tổ hợp phím trên một lần nữa.

*) Chèn vào văn bản một ký tự đặc biệt

Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí cần chèn  vào menu Insert  Symbol  xuất hiện hộp thoại như dưới đây:

Hình 2.2 Hộp thoại chèn ký tự đặc biệt

Nếu ở ô Font chưa thấy chữ Symbol thì kích vào nút mũi tên bên phải chọn Symbol.

Muốn chèn ký tự nào vào văn bản kích đúp vào ký tự hoặc kích vào ký tự rồi kích nút Insert, sau đó kích nút Close.

(24)

2.3. Gõ công thức toán học

Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí cần chèn, vào menu Insert  Object  Microsoft Equation 3.0  OK  Xuất hiện thanh công cụ soạn công thức như dưới đây.

Hình 2.3 Thanh công cụ soạn thảo công thức toán học

Chọn ký hiệu toán học cần dùng sau đó gõ vào nội dung. Để di chuyển con trỏ soạn thảo giữa các thành phần trong công thức toán học ta ấn phím Tab hoặc Shift+Tab. Để kết thúc việc soạn công thức toán học, ấn phím ESC hoặc kích chuột vào văn bản.

2.4. Một số thao tác soạn thảo văn bản

2.4.1. Di chuyển con trỏ soạn thảo và chọn văn bản

* Di chuyển con trỏ soạn thảo:

Trong vùng soạn thảo văn bản có dấu | nhấp nháy, đây là con trỏ soạn thảo. Con trỏ soạn thảo đứng ở đâu thì ký tự gõ vào hoặc các đối tượng chèn vào sẽ xuất hiện ở đó. Có các cách di chuyển con trỏ soạn thảo sau:

- Dùng chuột: Kích chuột vào vị trí muốn đưa con trỏ tới.

- Dùng bàn phím: Sử dụng các phím mũi tên; phím Home, End, PageUp, PageDwn; ấn phím Enter để tạo đoạn mới và đưa con trỏ đến đầu đoạn mới.

* Chọn văn bản:

Chọn văn bản là để nhằm các thao tác và định dạng vào khối văn bản được chọn. Văn bản được chọn có bóng đen nên đôi khi việc chọn văn bản còn được gọi là bôi đen văn bản.

Có các cách chọn văn bản sau:

- Dùng chuột: Kéo chuột qua vùng văn bản cần chọn. Khi kéo chuột thường kéo từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.

- Dùng bàn phím: Giữ phím Shift trong khi ấn các phím mũi tên, Home, End, PageUp, PageDwn.

- Kết hợp chọn cả chọn bằng chuột và bàn phím: Chọn bằng chuột trước, sau đó giữ phím Shift và ấn các phím mũi tên, Home, End, PageUp, PageDwn.

- Chọn toàn bộ văn bản: Ấn Ctrl+A

Để hủy chọn văn bản chỉ cần kích chuột vào văn bản hoặc ấn một trong các phím di chuyển con trỏ.

2.4.2. Sửa, xóa, chèn, thay thế

- Sửa văn bản: Đưa con trỏ soạn thảo tới nơi cần sửa, ấn phím Delete hoặc BackSpace để xóa từng chữ. Trong Word có hai chế độ soạn thảo: chế độ chèn (insert) và chế độ đè (overtype). Ở chế độ chèn, chữ gõ thêm vào sẽ được chèn vào vị trí con trỏ. Còn ở chế độ đè, chữ gõ thêm vào sẽ đè nên chữ đang có tại vị trí con trỏ. Để chuyển giữa hai chế độ này ta ấn phím Insert.

- Xóa văn bản: Chọn phần văn bản muốn xóa rồi ấn phím Delete

- Thay thế: Chọn phần văn bản muốn thay rồi gõ vào nội dung thay thế. Ta cũng có thể vào menu Edit  Replace để tìm kiếm và thay thế.

(25)

2.4.3. Sao chép, di chuyển văn bản

- Sao chép văn bản: Chọn văn bản cần sao chép  Ấn phím Ctrl+C (hoặc vào Edit, chọn Copy)  Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí cần sao chép tới  Ấn phím Ctrl+V (hoặc vào Edit, chọn Paste).

- Di chuyển văn bản: Chọn văn bản cần di chuyển  Ấn phím Ctrl+X (hoặc vào Edit, chọn Cut)  Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí cần chuyển tới  Ấn phím Ctrl+V (hoặc vào Edit, chọn Paste).

2.4.4. Undo và Redo

- Undo: Trong quá trình soạn thảo, nếu ta thực hiện các thao tác sai hoặc nhầm thì có thể hủy thao tác vừa thực hiện bằng cách ấn Ctrl+Z hoặc kích nút Undo trên thanh công cụ. Kích nút Undo nhiều lần sẽ hủy các thao tác liên tiếp trước đó.

- Redo: Hủy thao tác Undo.

2.5. Một số chuẩn soạn thảo văn bản

- Chỉ ấn phím Enter khi muốn chuyển sang đoạn mới, còn trong một đoạn khi hết dòng Word sẽ tự động xuống dòng. Chương trình Word nhận ra đoạn văn bản nhờ dấu Enter ở cuối đoạn. Vì vậy, một đoạn văn bản trong Word có thể không có chữ nào (trường hợp chỉ ấn Enter), có thể có một vài từ, có thể có nhiều dòng.

- Các dấu chấm câu như dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy… phải gõ sát vào từ đứng trước, sau đó cách ra một cách để gõ từ tiếp theo (nếu có).

- Các dấu nháy đơn, nháy kép, mở ngoặc, đóng ngoặc phải ôm sát vào văn bản.

3. CÁC THAO TÁC VỀ TỆP 3.1. Ghi tệp

* Ghi tệp theo một trong 3 cách sau:

Cách 1: Kích chuột vào biểu tượng Save trên thanh công cụ.

Cách 2: Ấn tổ hợp phím Ctrl+S Cách 3: Vào menu File  Save

Nếu tệp chưa có tên thì hộp thoại Save As sẽ xuất hiện, chọn nơi ghi tệp trong ô Save in, gõ tên tệp cần ghi vào ô File name, ấn nút Save. Nếu tệp đã có tên thì việc ghi tệp sẽ ghi lại sự thay đổi kể từ lần ghi trước.

Hình 2.4 Hộp thoại ghi tệp 1. Chọn nơi ghi tệp 2. Gõ tên mới cho tệp

3. Bấm nút

Save để ghi tệp Bấm nút Cancel để hủy

lệnh ghi tệp

(26)

* Ghi tệp đang mở thành tên khác:

Vào menu File  Save As  xuất hiện hộp thoại Save As như khi ghi tệp.

Lưu ý là khi ghi tệp với 1 tên khác thì tệp cũ vẫn tồn tại, tệp mới được tạo ra có cùng nội dung với tệp cũ.

3.2. Mở tệp

* Mở tệp mới trống để soạn thảo văn bản theo một trong 3 cách sau:

Cách 1: Kích chuột vào biểu tượng New trên thanh công cụ (Toolbar).

Cách 2: Ấn tổ hợp phím Ctrl+N

C3: Vào menu File  New  Blank Document

* Mở tệp đã ghi theo một trong 3 cách sau:

Cách 1: Kích chuột vào biểu tượng Open trên thanh công cụ.

Cách 2: Ấn tổ hợp phím Ctrl+O Cách 3: Vào menu File  Open

Khi thực hiện một trong 3 cách này thì hộp thoại Open sẽ xuất hiện cho phép ta chọn tệp cần mở.

Hình 2.5 Hộp thoại mở tệp 3.3. Đóng tệp

Vào menu File  Close.

Khi đã soạn xong văn bản và không cần dùng tới tệp văn bản nữa ta nên đóng tệp lại.

Nếu mở nhiều tệp quá sẽ tốn bộ nhớ của máy tính và làm cho máy làm việc chậm.

4. ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN 4.1. Định dạng chữ

Định dạng chữ là thay đổi font chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, kiểu gạch chân chữ… Ta có thể sử dụng menu hoặc thanh định dạng để định dạng chữ.

4.1.1. Sử dụng menu

B1: Chọn văn bản muốn định dạng

B2: Vào menu Format  Font  xuất hiện hộp thoại như hình 2.6 dưới đây.

Chọn phông chữ ở ô Font, chọn kiểu chữ ở ô Font style, chọn cỡ chữ ở ô Size, chọn màu chữ ở ô Font Color, chọn kiểu gạch chân chữ ở ô Underline style, chọn các hiệu ứng cho

1. Chọn nơi chứa tệp 2. Chọn tệp cần mở

3. Bấm nút Open để mở tệp

Bấm nút Cancel để hủy

lệnh mở tệp

(27)

chữ ở phần Effects. Trong quá trình lựa chọn định dạng ta có thể nhìn thấy kết quả ở khung Preview. Sau khi lựa chọn xong định dạng kích nút OK.

Hình 2.6 Hộp thoại định dạng chữ 4.1.2. Sử dụng thanh định dạng Formatting

B1: Chọn văn bản cần định dạng

B2: Kích vào các nút định dạng trên thanh định dạng:

Hình 2.7 Định dạng chữ dùng thanh định dạng 4.2. Định dạng đoạn

Định dạng đoạn văn bản gồm có đặt khoảng cách giữa các đoạn, khoảng cách giữa các dòng trong đoạn, cho dòng đầu tiên lùi vào, căn lề đoạn… Có thể sử dụng menu, thanh định dạng hoặc thanh thước kẻ (Ruler) để định dạng đoạn văn bản.

4.2.1. Sử dụng menu Format/Paragraph B1: Chọn đoạn văn bản cần định dạng.

B2: Vào menu Format  Paragrap  xuất hiện hộp thoại như hình 2.8 dưới đây.

- Chọn căn lề đoạn ở ô Alignment, có các dạng căn lề đoạn sau:

Left: Các dòng của đoạn bám sát mép lề trái Right: Các dòng của đoạn bám sát mép lề phải

Center: Các dòng của đoạn nằm giữa hai mép lề trái và phải Justified: Các dòng của đoạn bám sát cả hai mép lề và phải

- Đặt khoảng cách giữa các dòng của đoạn và mép lề trái, phải ở phần Indentation

Chọn font chữ Chọn cỡ chữ

Chọn màu chữ Chọn kiểu gạch chân Khung xem trước định dạng

Chọn kiểu chữ (bình thường, nghiêng, đậm, đậm nghiêng)

Chọn font chữ Chọn cỡ chữ Chữ đậm (Ctrl+B)

Chữ nghiêng (Ctrl+I)

Chữ gạch chân (Ctrl+U)

(28)

Left: Khoảng cách giữa các dòng của đoạn so với mép lề trái. Khoảng cách là số dương thì các dòng của đoạn lùi vào, khoảng cách là số âm thì các dòng của đoạn lùi ra lề trái.

Right: Khoảng cách giữa các dòng của đoạn so với mép lề phải. Khoảng cách là số dương thì các dòng của đoạn lùi vào, khoảng cách là số âm thì các dòng của đoạn lùi ra lề phải.

Hình 2.8 Hộp thoại định dạng đoạn văn bản - Đặt khoảng cách giữa các đoạn ở phần Spacing:

Before: Khoảng cách so với đoạn đứng trước, đơn vị là pt (point, điểm ảnh).

After: Khoảng cách so với đoạn đứng sau, đơn vị là pt (point, điểm ảnh).

- Đặt khoảng cách giữa các dòng trong đoạn ở phần Line spacing:

Single: Cách nhau bình thường theo kích thước chuẩn 1.5 Line: Gấp rưỡi khoảng cách bình thường

Double: Gấp đôi khoảng cách bình thường

Multiple: Gấp n lần khoảng cách bình thường, giá trị n nhập vào ô By

- Cho dòng đầu tiên của đoạn lùi vào ở ô Special: Kích vào ô Special, chọn First line và nhập vào khoảng cách lùi vào ở ô By.

4.2.2. Sử dụng thanh định dạng Formatting B1: Chọn đoạn văn bản cần định dạng

B2: Kích vào các nút định dạng đoạn trên thanh Formatting

Hình 2.9 Định dạng đoạn văn bản qua thanh định dạng 4.2.3. Sử dụng thanh thước kẻ

B1: Chọn đoạn văn bản cần định dạng B2: Kéo các nút ở hai đầu thước

Chọn căn lề đoạn Khoảng cách tính từ lề trái và phải

Khoảng cách giữa các dòng Khoảng cách giữa

các đoạn

Khung xem trước định dạng

Cho dòng đầu tiên của đoạn

lùi vào

Căn lề trái

(Ctrl+L) Căn giữa (Ctrl+E)

Căn lề phải (Ctrl+R)

Căn đều 2 lề (Ctrl+J)

(29)

4.3. Định dạng trang in và thực hiện in văn bản 4.3.1. Định dạng trang in

Định dạng trang in nên thực hiện trước khi soạn thảo văn bản. Các công việc định dạng trang in gồm có chọn cỡ giấy, hướng in, đặt khoảng cách các lề giấy…

Để định dạng trang in ta vào menu File chọn Page Setup  xuất hiện hộp thoại như hình 2.10 sau:

Hình 2.10 Hộp thoại định dạng trang in

- Chọn cỡ giấy: Kích sang tờ Paper, chọn cỡ giấy trong ô Paper size. Nếu trong hệ điều hành Windows chưa cài máy in thì trong ô Paper size sẽ không có các khổ giấy để ta chọn mà chỉ có mục Custom. Trường hợp chỉ có Custom thì ta phải nhập kích thước khổ giấy vào hai ô Width và Height ở bên dưới, chẳng hạn như khổ A4 cần nhập Width bằng 21 cm, Height bằng 29.7 cm.

- Đặt khoảng cách các lề giấy: Kích sang tờ Margins, nhập vào hoặc chọn kích thước các lề sau (xem hình 2.11):

Top (lề trên): Thông thường đặt 2.5 cm Bottom (lề dưới): Thông thường đặt 2.5 cm Left (lề trái): Thông thường đặt 3 cm Right (lề phải): Thông thường đặt 2 cm

- Chọn hướng in: Trên tờ Margins, chọn hướng in trong phần Orientation Portrait: In văn bản theo chiều dọc trang giấy

Landscape: In văn bản theo chiều ngang trang giấy Cho dòng đầu

tiên lùi vào

Cho các dòng của đoạn lùi vào (trừ dòng đầu tiên)

Cho tất cả các dòng lùi vào

Cho các dòng lùi vào so với mép lề phải

(30)

Hình 2.11 Các lề giấy 4.3.2. In văn bản

Trước khi in văn bản ta nên “in thử trên máy”, còn gọi là xem trước khi in, để tránh phải in lại. Để “in thử trên máy” ta kích vào nút Print Preview trên thanh công cụ hoặc vào menu File  Print Preview. Khi “in thử trên máy” ta sẽ nhìn thấy từng trang văn bản giống hệt như khi in ra giấy. Để phóng to một phần nào đó chỉ cần kích chuột vào phần đó, kích chuột lần nữa sẽ thu nhỏ về một trang giấy. Để thoát khỏi chế độ in thử kích vào nút Close ở phía trên hoặc ấn phím Esc.

Sau khi “in thử trên máy”, nếu thấy không có lỗi gì ta thực hiện in bằng cách vào menu File  Print  xuất hiện hộp thoại in như hình 2.12 dưới đây.

Hình 2.12 Hộp thoại in văn bản - Lựa chọn các trang cần in trong phần Page arrange:

All: In cả văn bản

Current page: In trang văn bản hiện tại (trang văn bản có con trỏ soạn thảo)

Left Right

Top

Bottom

(31)

Pages: Gõ vào in trang số mấy hoặc từ trang nào tới trang nào. Ví dụ: nếu gõ 12, 15, 20-24 sẽ in trang 12, 15 và các trang từ 20 đến 24.

- Kích nút OK để thực hiện in.

5. TẠO BẢNG BIỂU TRONG WORD 5.1. Tạo bảng mới

5.1.1. Chèn bảng biểu vào văn bản

Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí cần chèn bảng, vào menu Table  Insert  Table  xuất hiện hộp thoại như hình 2.13. Nhập vào hoặc chọn số hàng, số cột rồi kích nút OK.

Hình 2.13 Hộp thoại chèn bảng

5.1.2. Tạo bảng bằng bút chì

Ngoài cách chèn bảng vào văn bản ta có thể tạo ra bảng bằng công cụ bút chì trên thành bảng và đường viền (Tables and Borders).

Hình 2.14 Thanh công cụ Tables and Borders

Nếu trên cửa số Word không thấy thanh công cụ bảng và đường viền thì ta cho nó hiện ra như sau: Vào menu View  Toolbars  Tables and Borders.

Để vẽ bảng ta chọn nút Draw trên thành công cụ bảng và đường viền. Lúc này con trỏ chuột chuyển thành một chiếc bút chì, bằng cách kéo chuột ta có thể vẽ nên một bảng tuỳ ý. Sau khi vẽ xong ta kích lại nút Draw để quay lại chế độ bình thường.

Nếu nét vẽ sai có thể dùng công cụ tẩy trên thanh công cụ này để tẩy nét vẽ đi, cách làm như sau: Kích chuột vào nút Eraser , con trỏ chuột chuyển thành hình chiếc tẩy, kích vào các đường muốn xóa sẽ làm mất đường đó.

5.2. Các thao tác trên bảng

5.2.1. Di chuyển con trỏ soạn thảo trong bảng - Dùng chuột: Kích chuột vào ô muốn chuyển con trỏ tới.

- Dùng bàn phím: Ấn phím Tab, Shift+Tab hoặc các phím mũi tên để di chuyển con trỏ soạn thảo tới các ô của bảng.

Nhập số cột Nhập số hàng Chọn độ rộng các cột

Độ rộng cột tự động vừa khít nội dung Độ rộng cột vừa với trang giấy cũng nhý vừa với nội dung

Chọn các bảng biểu đã thiết kế sẵn Lấy các thông số trên thiết lập cho bảng biểu mới

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Tính tổng và trung bình của các cột: Vốn gốc, Số tiền phải trả 2 - Sắp xếp dữ liệu theo cột vốn gốc với thứ tự giảm dần.. - Xếp thứ: Thứ hạng của sinh viên trong

Người lập trình sử dụng ngôn ngữ lập trình để viết chương trình thể hiện thuật toán bao gồm một tập hợp các lệnh được viết theo đúng cú pháp, trong đó, mỗi lệnh mang

Các dòng tiếp: Ghi các phần tử được chọn vào dãy con Dòng cuối: Ghi tổng các phần tử của dãy con đó. Gọi S là tổng các phần tử trong dãy A, thay đổi cách tiếp cận

In C, when a function has no parameters, its prototype uses void inside the parameter list. For example, here is f()'s prototype as it would appear in a

The specification states that each Client will have a unique ID thus the collection will in fact be a map where each entry is made up of a pair of values – in this case a clientID

Bài báo đề xuất một thiết kế anten tái cấu hình theo tần số cấp điện đồng phẳng, cấu trúc OSRR được tích hợp vào anten giúp phối hợp trở kháng tốt hơn và kích thước

Những chức năng được mở rộng bao gồm: hỗ trợ kết nối Internet, các máy trạm cài hệ điều hành độc lập với Mininet, bộ điều khiển định tuyến chuẩn và log quá trình xử lý

Chương trình dịch là chương trình có chức năng dịch các chương trình được viết bằng hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy.. Chương trình dịch là chương trình