• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường TH&THCS Việt Dân Họ và tên giáo viên Tổ KHXH Nguyễn Thị Thu Hoài

Tiết 11

Bài 9: NHẬT BẢN

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Nêu được những nét lớn về tình hình kinh tế, khoa học - kĩ thuật, văn hóa; chính trị, xã hội của Nhật Bản

- Sự khôi phục và phát triển nhanh chóng về kinh tế của Nhật Bản. Chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản.

2. Phát triển năng lực - Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ, tự học: tư duy độc lập, tự mình thực hiện những nhiệm vụ được phân công.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp, đối thoại, hợp tác với bạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến bài học.

- Năng lực đặc thù:

- Năng lực xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng tác động, giữa các sự kiện hiện tượng lịch sử.

3. Về phẩm chất:

- Nhân ái: Biết yêu thương, đùm bọc, biết đoàn kết trong đấu tranh, bảo vệ hòa bình.

- Trách nhiệm: Sống có trách nhiệm, biết cách gìn giữ, bảo vệ những thành quả của nhân loại.

- Trung thực: HS biết tôn trọng sự thật, trung thực, khách quan khi đánh giá, nhận xét, câu trả lời của bạn học…

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh về Nhật Bản.

- Bản đồ châu Á.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Nhật Bản.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Học sinh có được sự hiểu biết sơ lược về đất nước Nhật Bản qua một số hình ảnh, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung:

GV chiếu một số tranh ảnh về đất nước Nhật Bản. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Hình ảnh này cho các em liên tưởng đến quốc gia nào?

(2)

Qua hình ảnh này em thấy nền kinh tế Nhật Bản ra sao?

+ Em hiểu gì về đất nước Nhật Bản?

c) Sản phẩm: Đó là những hình ảnh về Nhật Bản, Nhật Bản có nhiều thiên tai, đất nước giàu có, con người cần cù…...

d) Tổ chức thực hiện:

Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, là một nước bại trận, kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Nhật Bản đã vươn lên nhanh chóng trở thành một siêu cường về kinh tế, đứng thứ 2 TG (sau Mĩ). Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của đất nước Nhật Bản?... Chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung này trong bài học hôm nay.

2. HOẠT ĐỘNG 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 2.1. Hoạt động 1: Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh

a) Mục tiêu: Trình bày được tình hình và những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Quan sát lược đồ 17. Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai SGK, xác định vị trí một số thành phố lớn.

b) Nội dung: Hs nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện :

Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK mục 1.

- Xác định trên lược đồ ví trí của Nhật Bản.

- Thảo luận cặp đôi: Trình bày tình hình và những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Quan sát lược đồ 17, xác định vị trí một số thành phố lớn.

? Giới thiệu vài nét về Nhật Bản và chỉ trên lược đồ.

? Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản ở trong tình trạng như thế nào?

GV: Để thủ tiêu chủ nghĩa quân phiệt và “dân chủ hoá” nước Nhật, một loạt các cải cách dân chủ đã được tiến hành.

? Ý nghĩa của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh? (Đem lại một luồng không khí mới đối với nhân dân, đó là nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh)

Quan sát lược đồ 17, xác định vị trí một số thành phố lớn.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc.

- Là nước bại trận, bị tàn phá nặng nề, gặp nhiều khó khăn lớn.

- Ban hành nhiều cải cách dân chủ: ban hành Hiến pháp mới (1946), thực hiện cải cách ruộng đất, xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị các tội phạm chiến tranh, ban hành các quyền tự do dân chủ (luật Công đoàn, nam nữ bình đẳng...),...

-> Những cải cách này đã trở thành nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này.

(3)

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày.

Bước 4. Kết luận, nhận định

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2.2. Hoạt động 2. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh a) Mục tiêu: Trình bày được sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh và nguyên nhân của sự phát triển đó. Giải thích nguyên nhân sự phát triển "thần kì" của kinh tế Nhật Bản

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến SP Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK.

- Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận:

+ Nhóm chẵn: Trình bày được sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Nhóm lẻ: Giải thích nguyên nhân sự phát triển

"thần kì" của kinh tế Nhật Bản.

? Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, kinh tế NB đạt được những thành tựu như thế nào?

? Nguyên nhân nguyên nhân chính của sự phát triển đó?

? Liên hệ thục tế của nước ta hiện nay. Chúng ta cần học hỏi điều gì từ kinh nghiệm của NB.

GV cho HS quan sát hình 18,19, 20 sgk và nhận xét về sự phát triển khoa học-công nghệ của NB. (so sánh với Việt Nam để HS thấy VN cần phải vượt lên nhiều, xác định nhiệm vụ to lớn của thế hệ trẻ) Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Gọi đại diện 2 nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết

- Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 thế kỉ XX, kinh tế Nhật tăng trưởng mạnh mẽ, được coi là "sự phát triển thần kì":

tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hằng năm trong những năm 50 là 15%, những năm 60 – 13,5%; tổng sản phẩm quốc dân (GNP) năm 1950 là 20 tỉ USD, năm 1968 – 183 tỉ USD, đứng thứ hai trên thế giới, sau Mĩ (830 tỉ USD)...

- Cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính trên thế giới.

- Nguyên nhân của sự phát triểncon người Nhật Bản được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên; sự quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti; vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển của Chính

(4)

quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

phủ Nhật.

3.3. Hoạt động 3. Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh

a) Mục tiêu: Biết được chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh.

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện :

Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến SP Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK.

- Trả lời câu hỏi: Trình bày chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Gọi đại diện HS báo cáo, HS khác nghe và nhận xét

Bước 4. Kết luận, nhận định học tập

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

GV: Việc kí “Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật”, chấp nhận đặt dưới ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ, cho Mĩ đóng   quân   thể   hiện   chinh   sách   đối   ngoại   lệ thuộc vào Mĩ.

Nhật Bản thi hành một chính sách đối ngoại lệ thuộc vào Mĩ, tiêu biểu là kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (tháng 9 1951). Từ nhiều thập kỉ qua, Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.

3. HOẠT ĐỘNG 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về Nhật Bản.

b) Nội dung: HS tổng kết nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của HS

d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá  nhân vẽ sơ đồ tư duy bài học vào vở hoặc trên giấy A4

* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vẽ được sơ đồ tư duy vào vở

* Bước 3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

(5)

- Gọi đại diện 2-3 HS báo cáo kết quả, HS khác nhận xét

* Bước 4. Kết luận, nhận định - GV kết luận và bổ sung

4. HOẠT ĐỘNG 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học về sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công cuộc CNH, HĐH đất nước hiện nay.

b) Nội dung: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Sau sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm gì trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay?

c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc và thực hiện yêu cầu: liên hệ tình hình VN và rút ra được bài học

* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trả lời câu hỏi của GV đưa ra

* Bước 3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gọi đại diện 2-3 HS báo cáo kết quả, HS khác nhận xét

* Bước 4. Kết luận, nhận định - GV kết luận và bổ sung

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai với thế của một nước thắng trận và thu được lợi nhuận khổng lồ trong cuộc chiến

Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại hậu quả vô cùng nặng nề đối với các nước TBCN kể cả những nước thắng trận hay bại trận, để

d) Tổ chức thực hiện: Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào giải phóng dân tộc diễn ra rất sôi nổi ở Châu Á, Phi , MĨ-La tinh

- Ý nghĩa: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới. - Tính chất của chiến tranh: là chiến

- Xã hội: phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động Đức dâng cao dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đức... Hãy vẽ biểu đồ tình

Tô màu các mũi tên chỉ hương tấn công của phe phát xít... Trả lời: Học sinh điền thông tin và tô màu mũi tên theo gợi

+ Đại hội VII (1935) chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các Đảng Cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các Mặt trận nhân dân chống phát xít.. + Từ

- Đặc biệt phong trào đấu tranh ngày càng tăng của nhân dân các nước, dẫn đến chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước và đẩy loài người đứng trước một