• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHƯƠNG III: CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 1918 - 1939

- Những nét khái quát về tình hình kinh tế - xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Nắm được những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Nhật Bản và sự ra đời của chủ nghĩa phát xít.

- Nét mới của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Á giữa 2 cuộc đại chiến thế giới (1918 - 1939)

- Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc (1919 - 1939) thời kỳ cách mạng dân chủ mới bắt đầu, CM diễn ra phức tạp. Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời lãnh đạo phong trào công nhân phát triển theo xu hướng mới.

--- Ngày soạn:…./…/ 2019

Ngày giảng...

Tiết 27 Bài 19: NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH

THẾ GIỚI 1918 - 1939 I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức: Học sinh hiểu được:

- Những nét khái quát về tình hình kinh tế - xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Hiểu được những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Nhật Bản và sự ra đời của chủ nghĩa phát xít.

2. Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ, khai thác tư liệu lịch sử - Kĩ năng sống: Giao tiếp, tư duy, phê phán

(2)

3.Thái độ

- HS thấy rõ bức tranh phản động hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít.

- HS có tư tưởng chống chủ nghĩa phát xít, căm thù tội ác của chủ nghĩa phát xít gây cho nhân loại

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự học, năng lực phân tích, năng lực đánh giá II. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV, bản đồ thế giới, tài liệu tham khảo, máy chiếu - HS: SGk, đọc và trả lời câu hỏi sgk

III. Phương Pháp/KT

- PP: Nêu vấn đáp, thuyết trình, thảo luận…

- KT: Đặt câu hỏi, trình bày một phút, chia nhóm IV. Tiến trình bài dạy – giáo dục

1. Ổn định tổ chức lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 5’)

Câu hỏi 1: Trình bày nền kinh tế Mĩ trong những năm 20 của thế kỉ XX.

Câu 2: Trình bày hoàn cảnh, nội dung, kết quả chính sách kinh tế mới của Ru-rơ- ven ?Tác dụng?

* Đáp án- biểu điểm:

Câu 1: - Ý 1: Tình hình kinh tế: (5đ)

- Ý 2: Tình hình xã hội: (5đ)

Câu 2: - Ý 1: Nội dung của chính sách kinh tế mới: (5đ) - Ý 2: Tác dụng: (5đ)

3. Bài mới

* Hoạt động khởi động (1’)

? Theo em, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Nhật Bản có giống với châu Âu và nước Mĩ không? Tại sao?

(3)

HS: Nhật Bản là nước bại trận, kinh tế gặp nhiều khó khăn.

HS: Kinh tế phát triển sau chiến tranh sau chiến tranh.

GV nhận xét và vào bài:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng ở những năm đầu, nhưng không ổn định, để tìm nối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế ( 1918 - 1939) Nhật Bản đã phát xít hóa bộ máy chính quyền và thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại phản động, đàn áp phong trào cách mạng trong nước và thuộc địa, bành trướng xâm lược. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ qua bài học hôm nay.

Hoạt động của tầy và trò Nội dung

- Hoạt động 1: Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất

- Mục tiêu: Học sinh biết được tình hình kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất - PP: Nêu thảo luận, phân tích, vấn đáp, trực quan

- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật nhóm - Thời gian (10’)

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu

- Hình thức: cá nhân, nhóm

GV: chiếu bản đồ thế giới HS xác định vị trí nước Nhật.

? Em biết gì về đất nước Nhật Bản?

- HS nêu hiểu biết của mình về đất nước, con người Nhật Bản

? Có ý kiến cho rằng kinh tế Nhật Bản phát

I. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất

* Kinh tế:

- Kinh tế Nhật phát triển

(4)

triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ nhất, em có đồng ý không?

HS1: Đồng tình, Nhật Bản thu nhiều lợi nhuận HS2: không đồng ý

? Nêu những nét khái quát sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất ? HS: trả lời

- Sau nước Mỹ, Nhật Bản là nước thứ hai, thu được nhiều lợi nhuận và không mất mát gì trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản trở thành cường quốc duy nhất ở châu Á, được các đế quốc thừa nhận.Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không đều, không ổn định, mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp.

Chiếu bảng so sánh giữa công nghiệp và nông nông nghiệp

- Từ 1914 -1919 kinh tế Nhật Bản phát triển trong những năm đầu.

+ Công nghiệp tăng 5 lần.

+ Nhiều công ty mới xuất hiện mở rộng sản xuất và xuất khẩu hàng hoá ra thị trường châu Á

+ Nông nông nghiệp tàn dư của phong kiến còn tồn tại nặng nề ở nông thôn.

?Vì sao kinh tế Nhật chỉ phát triển trong một vài năm đầu sau chiến tranh?

HS trả lời

- Kinh tế chỉ phát triển trong vài năm đầu sau

trong những năm đầu sau chiến tranh.

(5)

chiến tranh công nghiệp tăng nhưng bếp bênh, nông nghiệp lạc hậu, thiên tai xảy ra

Chiếu một số hình ảnh trận động đất ở Nhật Bản tháng 9/1923

? So sánh sự phát triển kinh tế Mĩ và kinh tế Nhật sau chiến tranh?

-Thảo luận nhóm (3’)

+ Giống: Cùng là nước thắng trận thu nhiều lợi nhuận.

+ Khác: Mỹ phát triển rất nhanh do cải tiến kĩ thuật, sản xuất dây chuyền, tăng cường bóc lột công nhân.

+ Nhật chỉ phát triển những năm đầu rồi lâm vào khủng hoảng, kinh tế phát triển chậm chạp, bấp bênh.

GV:Cho HS đọc 5 dòng cuối sgk

?Tình hình XH ở Nhật Bản sau chiến tranh có điểm gì nổi bật ?

HS trả lời: Các cuộc đấu tranh bùng nổ

GV: Cuộc bạo động lúa gạo là phong trào đấu tranh của những người nông dân bị phá sản, nhiều người nghèo túng nhất, họ đã tụ họp nhau để đánh phá các kho thóc, phá nhà ở cuả người giàu, bạo động nổ ra nhiều nơi..

? Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933) đã tác động đến nền kinh tế Nhật Bản

* Xã hội: Các cuộc đấu tranh bùng nổ

- Cuộc "bạo động lúa gạo”

- Phong trào đấu tranh của công nhân Nhật Bản diễn ra sôi nổi

- 7-1922 Đảng Cộng Sản Nhật Bản ra đời

-Năm 1927 cuộc khủng hoảng tài chính- khủng hoảng kinh tế.

(6)

như thế nào?

HS: Khủng hoảng kinh tế tài chính làm cho nền kinh tế Nhật giảm sút nghiêm trọng.

HS: Quan sát H70 và cho nhận xét?

(Sự khốn khó của nông dân sau vụ động đất 9/1923).

?Trong những năm gần đây Nhật Bản cũng phải gánh chịu những trận thiên tai nào lớn?

Em biết gì về trận thiên tai đó?

- HS trận động đất sóng thần kép năm 2011 ...

...

- Hoạt động 2: Nhật Bản trong những năm 1929 - 1939

- Mục tiêu: HS biết được cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản trong những năm 1929- 1933 và quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản - PP: Vấn đáp, thảo luận, phân tích

- KT: hỏi trả lời, chia nhóm - Thời gian (13’)

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu

- Hình thức: cá nhân, nhóm

? Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới có tác động như thế nào đến nền khinh tế Nhật Bản?

HS: Cuộc khủng hoảng kinh tế đã giáng 1 đòn

II. Nhật Bản trong những năm 1929 - 1939

- Cuộc khủng hoảng kinh tế đã giáng 1 đòn mạnh vào kinh tế Nhật.

- Kinh tế giảm sút nạn thất nghiệp tăng.

(7)

mạnh vào kinh tế Nhật.

? Nêu biểu hiện của sự suy giảm kinh tế ở Nhật Bản?

HS nêu trong SGK/97

? Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế Nhật (1918 - 1929)?

HS trả lời

GV: Kinh tế phát triển không ổn định, không cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp.

? Để đưa nước Nhật thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì?

HS: Đọc phần chữ nhỏ và trẩ lời

?Em hiểu như thế nào là chủ nghĩa phát xít ? - Hs giải thích: Chủ nghĩa phát xít là thủ tiêu mọi quyền dân chủ trong xã hội. Quân sự hóa chính quyền, thi hành chính sách xâm lược thuộc địa.

? So sánh giống và khác nhau của chủ nghĩa phát xít Nhật với phát xít Đức,Ý?

- Thảo luận nhóm (3’) - Các nhóm báo cáo kết quả

+ Giống nhau: Đều hiếu chiến, tàn bạo - Chính sách đối nội phản động

- Đối ngoại gây chiến tranh xâm lược + Khác nhau: Thời điểm ra đời

CN phát xít Ý ra đời năm 1922 CN phát xít Đức ra đời năm 1933

- Để khắc phục khủng hoảng Nhật Bản đã phát xít hóa bộ máy chính quyền và xâm lược thuộc địa.

(8)

CN phát xít Nhật ra đời trong những năm 1930 và những năm đầu 40

? Thái độ của nhân dân Nhật Bản đối với CN phát xít như thế nào?

? Trình bày kế hoạch xâm lược thuộc địa của nhật Bản?

- Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc mở đầu cho quá trình xâm lược, đánh dấu việc hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á Thái Bình Dương.

HS quan sát H.71quân Nhật chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc năm 1931

? Ngoài xâm lược Trung Quốc, em còn biết thêm Nhật Bản xâm lược những nước nào?

HS Nhật Bản còn xâm lược Việt Nam

? Thái độ của nhân dân Nhật đối với chủ nghĩa phát xít như thế nào?Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản chống chủ nghĩa phát xít ra sao?

HS: Nhân dân phản đối chính sách phát xít của Nhật

? Chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhân dân Nhật Bản đã đứng lến đấu tranh với dưới nhiều hình thức lôi cuốn đông đảo lực lượng tham gia.

- Các cuộc ĐT đã làm chậm lại quá trình PX hóa ở Nhật Bản.

(9)

hiện nay như thế nào?

-Thực hiện chính sách đối ngoại mềm mỏng, hòa bình, hợp tác phát triển

? Em biết gì về mối quan hệ Nhật Bản và Việt Nam hiện nay?

HS được giao nhiệm vụ từ tiết trước, các em trình bày sự hiểu biết của mình.

- Năm 1973, Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao.

- Nhật Bản giúp đỡ Việt Nam bằng nguồn vốn ODA

...

...

4. Củng cố (2)

- GV hệ thống lại bài

- Nhật bản trong những năm 1929-1933 ntn?

- Nêu quá trình Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa phát xít?

5. Hướng dẫn về nhà (3)

- Học bài cũ theo nội dung câu hỏi cuối bài

- Tìm hiểu về mối quan hệ Nhật Bản và Việt Nam hiện nay -Xem trước bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á - Chuẩn bị trước Mục I

+ Đọc kĩ nội dung SGK và trả lời các câu hỏi

? Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á lên cao?

Phạm vi đấu tranh?

(10)

? Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất đã có tác động như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á?

? Kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu ở châu Á trên lược đồ?

? Trình bày diễn biến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á?

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.

? Em biêt gì về phong trào Ngũ Tứ ?

? Mục đích, thành phần, nội dung, tác dụng?

? Trình bày về phong trào Ngũ Tứ (4-5- 1919)

?Vì sao phong trào Ngũ Tứ mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc ?

? Nét mới của phong trào Ngũ Tứ so với cách mạng Tân Hợi?

? Trong những năm 1926 - 1939 cách mạng Trung Quốc phát triển như thế nào?

+ Đọc thêm tài liệu tham khảo về phong trào giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á, Trung Quốc.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………...

...

Ngày soạn:…../…/ 2019

Ngày giảng:…... Tiết 28

BÀI 20: PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

(11)

Ở CHÂU Á (1918 - 1939) I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức

- Nét mới của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Á giữa 2 cuộc đại chiến thế giới (1918 - 1939)

- Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc (1919 - 1939) thời kỳ cách mạng dân chủ mới bắt đầu, CM diễn ra phức tạp. Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời lãnh đạo phong trào công nhân phát triển theo xu hướng mới.

2. Kỹ năng

- Sử dụng biểu đồ, khai thác tư liệu, tranh ảnh.

- Kĩ năng sống: Giao tiếp, tư duy, thể hiện sự tự tin...

3.Thái độ

- Bồi dưỡng HS tính tất yếu của cuộc đấu tranh giành độc lập ở các quốc gia châu Á chống chủ nghĩa thực dân.

- Mỗi quốc gia châu Á có những đặc điểm riêng, nhưng đều chung 1 mục đích là đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc.

4. Phát triển năng lực

- Năng lực tự học, năng lực phân tích, đánh giá, năng lực phản biện II. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bản đồ thế giới (Thư viện điện tử violet) - HS: SGK, vở bài tập, đọc sgk và trả lời câu hỏi

III. Phương Pháp/KT

- PP: Nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận…

- KT: Động chia nhóm, đặt câu hỏi, trình bày 1 phút IV.Tiến trình bài dạy – giáo dục

1. Ổn định tổ chức lớp (1’) 2.Kiểm tra bài cũ (5’)

(12)

*Câu hỏi: Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?

3. Bài mới

* Hoạt động khởi động (1’)

Sau chiến tranh thế giới thứ nhât, các em đã được tìm hiểu Nhật Bản ở châu Á đi theo con đường phát xít hóa bộ máy chính quyền. Các nước khác ở châu Á, thời kì này như thế nào? Phong trào đấu tranh giải phóng đấu tranh giải phóng dân tộc phát tiển ra sao? Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu.

* Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

- Hoạt động 1: Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á

- Mục tiêu học sinh nắm được những nét khái quát tình hình châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

- PP: thuyết trình, phân tích, vấn đáp

- KT: Kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm

- Thời gian (17’)

- Phương tiện SGK, SGV, máy chiếu, tài liệu tham khảo

- Hình thức: cá nhân, nhóm

GV cho học sinh thảo luận nhóm (4’)

Câu hỏi:Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á lên cao? Phạm vi đấu tranh?

Thảo luận nhóm bàn (2’) HS thảo luận, báo cáo kết quả

I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á

1. Những nét chung

a. Nguyên nhân

- Ảnh hưởng của cuộc cách mạng tháng 10 Nga

- Mâu thuẫn XH

(13)

Các nhóm khác nhận xét

GV nhận xét chốt kiến thức ghi bảng

? Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất đã có tác động như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á?

HS: Phong trào cách mạng mới lên cao và lan rộng khắp châu lục.

GV dùng lược đồ điện tử châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất yêu cầu học sinh xác định những nơi có phong trào cách mạng: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á , tiêu biểu là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xia.

? Kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu ở châu Á trên lược đồ?

? Trình bày diễn biến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á?

Chiếu lược đồ

- HS kể tên các nước đấu tranh tiêu biểu trên lược đồ

- Phong trào đấu tranh phát triển ở khắp châu Á, điển hình ở TQ, Ấn Độ, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.

+Trung Quốc: Phong trào Ngũ Tứ

+ Cách mạng Mông Cổ thắng lợi 1921- 1924.

+ Phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

? Mục tiêu chung của các phong trào đấu tranh

b. Phạm vi: lan rộng các khu vực

c.Diễn biến

d. Kết quả:

- Đảng cộng sản các nước

(14)

này là gì ? Nêu kết quả của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á?

HS: Thảo luận nhóm (3’)

? Những nét mới của phong trào độc lập dân tộc châu Á?

+ Giai cấp công nhân tích cực tham gia cách mạng . + Ở một số nước,họ đã đóng vai trò lãnh đạo thông qua việc thành lập và lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản: (Trung Quốc, Đông Nam Á, Ấn Độ).

Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là sự trưởng thành của giai cấp công nhân.

...

...

- Hoạt động 2: Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919- 1930

- Mục tiêu học sinh hiểu biết được cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1930

- PP: vấn đáp, phân tích, thảo luận

- KT giao nhiệm vụ, chia nhóm, trình bày 1 phút - Thời gian (17’)

- Phương tiện: SGK, SGV, máy chiếu, tài liệu tham khảo

- Hình thức: cá nhân, nhóm

? Em muốn biết được điều gì về đất nước TQ

ra đời: In-đô-nê-xi-a , Trung Quốc , Ấn Độ, Việt Nam

2. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919- 1930

(15)

trong giai đoạn này?

- HS trao đổi cặp đôi đưa ra vấn đề cần tìm hiểu + Phong trào cách mạng TQ

+ Sự ra đời của ĐCS Trung Quốc

GV:Trong vòng 20 năm, giữa hai cuộc chiến tranh thế giới cách mạng Trung Quốc diễn ra với nhiều sự kiện phong phú và diễn biến phức tạp ở đây chúng ta chỉ đi vào một số sự kiện cơ bản.

? Em biêt gì về phong trào Ngũ Tứ ?

GV: Giải thích từ Ngũ Tứ đây là phong trào mở đầu cho thời kì phát triển mới ở Trung Quốc.

? Mục đích, thành phần, nội dung, tác dụng?

HS: Mục đích: chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc

- Thành phần: công nhân, nông dân, trí thức - Nội dung: chống đế quốc, chống Mãn Thanh - Tác dụng: lôi kéo đông đảo lực lượng tham gia

? Trình bày về phong trào Ngũ Tứ (4-5- 1919) HS:Thảo luận nhóm: Vì sao phong trào Ngũ Tứ mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc ?

? Nét mới của phong trào Ngũ Tứ so với cách mạng Tân Hợi?

HS thảo luận nhóm (3’) - Nhóm 1,2 câu 1

- Nhóm 3,4 câu 2

- Các nhóm báo cáo kết quả

Câu 1: Phong trào phát triển mạnh mẽ, đông đảo

a. Phong trào Ngũ Tứ (SGK/100)

-Tháng 7 năm 1921 Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập.

(16)

nhân dân tham gia.

Câu 2: Phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến

? Trong những năm 1926 - 1939 cách mạng Trung Quốc phát triển như thế nào?

HS trả lời theo SGK

? Vì sao trong thời kỳ này Đảng cộng sản lại bắt tay với Quốc dân đảng?

-Trước nguy cơ xâm chiếm Trung Quốc của tư bản phương Tây nên Đảng cộng sản và Quốc dân Đảng hợp tác để đánh đuổi đế quốc.

b. Phong trào đấu tranh 1926-1937

- 1926 -1927 đấu tranh chống sự chia sẻ TQ.

-1927- 1937 nhân dân Trung Quốc đấu tranh lật đổ nền trình trị phản động của tập đoàn Quốc Dân Đảng.

-7-1937 Quốc- Cộng hợp tác cùng nhau kháng chiến chống Nhật Bản xâm lược.

4. Củng cố (2’) -GV hệ thống lại bài

-Yêu cầu hs lên xác định trên lược đồ phong trào đấu tranh ở một số nước ở châu Á.

5. Hướng dẫn về nhà (3’)

- Học bài cũ theo nội dung đã học - Xem trước mục II

+ Đọc kĩ nội dung và trả lời các câu hỏi

+ Nêu những nét chung của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Đông Nam Á.

+ Trình bày phong trào đấu tranh của nhân dân ba nước Đông Dương chống chủ nghĩa thực dân.

(17)

+ Điểm giống nhau của phong trào đấu tranh nhân dân ba nước Đông Dương là gì?

+ Đọc thêm tài liệu tham khảo

+ Lập niên biểu phong trào đấu tranh của nhân dân Châu Á chống đế quốc.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

...

...

Ngày soạn: ... /... / 2019 Tiết 29 Ngày giảng:...

BÀI 20: PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918- 1939)

I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức

- Học sinh nắm được những nét chính phong trào đấu tranh ở khu vực ĐNA

- Đảng cộng sản ra đời ở các nước đã lãnh đạo phong trào đấu tranh phát triển theo xu hướng mới.

(18)

2. Kỹ năng

- Kĩ năng sử dụng lược đồ, khai thác tư liệu, tranh ảnh.

- Kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thể hiện tự tin.

3.Thái độ

- Bồi dưỡng cho HS tính tất yếu của cuộc đấu tranh giành độc lập của các quốc gia ở Đông Nam Á.

- Mỗi quốc gia Đông Nam Á có những đặc điểm riêng, nhưng đều chung 1 mục đích là quyết tâm đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực phân tích, đánh giá.

II. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, tư liệu lịch sử 8, lược đồ Đông Nam Á, máy chiếu

- HS : SGK, vở BT, đọc và trả lời câu hỏi sgk III. Phương Pháp/KT

- PP: vấn đáp, thuyết trình, trực quan, thảo luận - KT: đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày 1 phút IV. Tiến trình bài dạy – giáo dục

1. Ổn định tổ chức lớp (1p) 2.Kiểm tra bài cũ (5p)

- Câu hỏi: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Trung Quốc diễn ra ntn?

- Đáp án

- 4/5/1919 phong trào Ngũ Tứ (2,5 điểm) - Phong trào 1926 -1927 (2,5 điểm) - Phong trào 1927 -1937 (2,5 điểm)

-7/1937 Quốc- Cộng hợp tác chống phát xít, chống chiến tranh (2,5 điểm)

(19)

3. Bài mới

Gv giới thiệu bài (1p)

Ảnh hưởng từ phong trào đấu tranh của nhân dân các nước ở châu Á, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á cũng diễn ra sôi nổi, phong trào đấu tranh đó cụ thể như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

- Hoạt động 1: Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (1918 - 1939)

- Mục tiêu học sinh biết được phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 – 1939)

- PP: vấn đáp, thuyết trình, phân tích - KT: đặt câu hỏi, chia nhóm

- Thời gian (17’)

- Phương tiện SGK, SGV Lịch sử 8, tài liệu tham khảo, máy chiếu

- hình thức: cá nhân, nhóm

GV: Ứng dụng công nghệ thông tin: Chiếu lược đồ Đông Nam Á yêu cầu HS kể tên và xác định vị trí các nước ĐNA là thuộc địa và nửa thuộc địa của thực dân phương Tây trên lược đồ.

HS lên bảng xác định các nước Đông Nam Á trên lược đồ

? Nêu những nét chung nhất của các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn này?

HS thảo luận cặp đôi (2’)

- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận

- Đầu thế kỷ XX hầu hết các nước Đông Nam Á

II. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (1918 - 1939)

1.Tình hình chung

- Đầu thế kỷ XX hầu hết các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của thực dân phương Tây (Trừ Thái Lan)

(20)

trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của thực dân phương Tây (Trừ Thái Lan)

- Phong trào cách mạng đều chịu ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và ảnh hưởng của cuộc cách mạng tháng Mười Nga (1917) Chiếu lược đồ

? Kể tên những nước Đông nam Á là thuộc địa của thực dân phương Tây?

- Quan sát trên lược đồ học sinh kể tên những nước là thuộc địa của thực dân phương Tây - Ma-lai-xi-a, Miến Điện, Bu-ru-nây là thuộc địa của Anh

- In-đô-nê-xi-a là thuộc địa của Hà Lan - Phi-líp-pin là thuộc địa của Mĩ

- Ba nước Đông Dương là thuộc địa của Pháp - Thái Lan tuy không là thuộc địa nhưng lại phụ thuộc các nước đế quốc về nhiều mặt

? Nêu những nét nổi bật của phong trào giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong những năm 1918-1919?

- Sự trưởng thành của giai cấp vô sản trong quá trình đấu tranh

- Sự ra đời Đảng cộng sản ở các nước Đông Nam Á:

+ In-đô-nê-xi-a: (5/1920) + Việt Nam (3/2/1930)

+ Mã-lai-xi-a và Xiêm (4/1930)

- Phong trào đấu tranh phát triển mạnh

- Giai cấp vô sản trưởng thành lãnh đạo cách mạng - Đảng cộng sản ra đời ở các Đông Nam Á:

+ In-đô-nê-xi-a (5/1920) + Việt Nam (3/2/1930) + Mã-lai-xi-a và Xiêm (4/1930)

(21)

? Đảng cộng sản Việt Nam do ai sáng lập?

-Nguyễn Ái Quốc, trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức cộng sản:

+ Đông Dương Cộng sản Đảng + An Nam Cộng sản Đảng

+ Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn

? Sự ra đời Đảng cộng sản ở các nước có ý nghĩa gì?

- Đảng Cộng sản ra đời luôn kề vai sát cánh lãnh đạo nhân dân các nước Đông Nam Á đấun tranh giành độc lập.

+ Nổi bật là cuộc khởi nghĩa Gia-va và xu-ma- tơ-ra (1926 -1927)

+ Phong trào Xô Viết- Nghệ Tĩnh ở Việt Nam 1930 -1931

HS quan sát hình 73 Áp-đun Ra-ma lãnh tụ của phong trào độc lập dân tộc ở Mã-lai

? Em biết gì về ông?

- HS khai thác kiến thức tài liệu tham khảo

? Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước Đông nam Á?

-HS: Thảo luận nhóm (3’) - Rút ra nhận xét

- Các nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét và chốt kiến thức

Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân

- Phong trào dân chủ tư sản bắt đầu xuất hiện những chính đảng có tổ chức.

(22)

dân các nước ĐNA chống thực dân phương Tây diễn ra sôi nổi dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản của các nước.

...

...

- Hoạt động 2: Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á

- Mục tiêu học sinh biết được một số phong trào đấu tranh tiêu biểu của các nước ĐNA - PP vấn đáp, thuyết trình, phân tích

- KT đặt câu hỏi - Thời gian (16’)

- Phương tiện SGK, SGV Lịch sử 8 - hình thức: cá nhân

GV ứng dụng công nghệ thông tin

Chiếu lược đồ các nước Đông nam Á đầu thế kỷ XX

Yêu cầu HS xác định ba nước Đông Dương trên lược đồ

? Em hãy nêu một số cuộc đấu tranh của nhân dân 3 nước Đông Dương ?

HS trả lời trong SGKGV:Chốt kt

-Việt Nam phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 - Lào khởi nghĩa do Ong kẹo và Com-ma-đam (1901- 1936).

- Cam-pu-chia khởi nghĩa theo khuynh hướng dân chủ tư sản do nhà sư A-cha Hem-chiêu

2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á

* Phong trào đấu tranh của nhân dân ba nước Đông Dương: (SGK/103)

(23)

đứng đầu.

? Phong trào cách mạng ở Đông Nam Á hải đảo phát triển như thế nào?

HS trả lời trong SGK

Yêu cầu HS quan sát H.74

HS giới thiệu vị lãnh tụ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a

...

...

* Phong trào CM ở Đông Nam Á hải đảo: Lôi cuốn hàng triệu người tham gia, tiêu biểu phong trào đấu tranh ở In-đô-nê-xi-a.

4. Củng cố (2’)

Lập bảng thống kê phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở ĐNA ? - Học sinh làm vào vở bài tập

Tên nước Thờigian Sự kiện Lãnh đạo Kết quả

5. Hướng dẫn về nhà (3p)

- Học bài cũ theo nội dung câu hỏi cuối bài - Làm bài tập trong vở bài tập

- Xem lại các bài đã học ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì I - Chuẩn bị bài Ôn tập

+ Ôn tập lại phần lịch sử thế giới cận đại từ thế kỷ XVI đến năm 1917 + Ôn tập lịch sử thế giới cận đại từ 1917 đến năm 1939

+ Trả lời các câu hỏi trong Sgk ở các bài học V. Rút kinh nghiệm

...

...

(24)

...

...

...

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, là một nước bại trận, kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Nhật Bản đã vươn

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Pháp, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của nhân dân Pháp đã diễn ra sôi nổi, quyết liệt... - Mặt trận nhân dân chống

- Xã hội: phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động Đức dâng cao dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đức... Hãy vẽ biểu đồ tình

Tô màu các mũi tên chỉ hương tấn công của phe phát xít... Trả lời: Học sinh điền thông tin và tô màu mũi tên theo gợi

+ Đại hội VII (1935) chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các Đảng Cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các Mặt trận nhân dân chống phát xít.. + Từ

- Đầu XX, phong trào đấu tranh phát triển dưới nhiều hình thức, lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của nhà sư Ốt-ta-ma. -

- Phong trào Hội kín ở Nam Kì thực chất là phong trào đấu tranh của nông dân, diễn ra quyết liệt, nhưng vì thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến nên đã nhanh chóng

Trên 45% tổng giá trị mậu dịch của Nhật Bản được thực hiện với các nước phát triển chủ yếu bao gồm: xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, nhập khẩu công nghệ và kĩ