• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lịch sử 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Giải bài tập Lịch sử 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lịch sử 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Giải bài tập Lịch sử 8"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 17: CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 88 SGK Lịch sử 8: Qua bảng tổng kết trên, em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp ở ba nước Anh, Pháp, Đức?

Lời giải:

- Nhận xét:

+ Sản lượng sản xuất gang, thép của cả ba nước Đức, Anh, Pháp đều tăng lên nhanh chóng.

Điều đó chứng tỏ: Các nước này đã khắc phục được hậu quả do chiến tranh để lại.

+ Sự phát triển, tăng trưởng không đều giữa ba nước Anh, Pháp, Đức.

Câu hỏi trang 89 SGK Lịch sử 8: Cách mạng tháng 11-1918 ở Đức có những kết quả và hạn chế gì ?

Lời giải:

- Kết quả:

+ chế độ quân chủ chuyên chế sụp đổ; chế độ cộng hòa tư sản được thiết lập.

+ Đảng Cộng sản Đức thành lập, đánh dấu bước phát triển mới của Cách mạng Đức.

- Hạn chế:

+ Chính quyền rơi vào tay giai cấp tư sản.

+ Quần chúng nhân dân không được hưởng thành quả cách mạng.

Câu hỏi trang 89 SGK Lịch sử 8: Quốc tế cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh nào?

Lời giải:

- Cách mạng tháng Mười đã thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới => đặt ra yêu cầu phải thành lập một tổ chức để lãnh đạo cách mạng thế giới.

(2)

- Ngày 2/3/1919 Quốc tế cộng sản đã được thành lập ở Mát-xcơ-va.

Câu hỏi trang 90 SGK Lịch sử 8: Qua sơ đồ trên, em có nhận xét gì về tình hình sản xuất ở Liên Xô và Anh trong những năm 1929 - 1931?

Lời giải:

- Nhận xét:

+ Anh: do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, nên nền sản xuất của Anh bị suy thoái.

+ Liên xô: nền sản xuất ngày càng phát triển, do kinh tế Liên Xô hầu như không chịu sự tác động của khủng hoảng kinh tế.

Câu hỏi trang 90 SGK Lịch sử 8: Nêu tác động của khủng hoảng kinh tế với nước Đức.

Lời giải:

- Kinh tế: suy thoái nghiêm trọng

- Xã hội: hàng triệu người thất nghiệp; phong trào cách mạng ngày càng dâng cao.

- Chính trị: giới cầm quyền ở Đức do Hít-le đứng đầu, đã thực hiện phát xít hóa bộ máy nhà nước → biến Đức thành một lò lửa chiến tranh.

Câu hỏi trang 92 SGK Lịch sử 8: Vì sao nhân dân Pháp đánh bại được chủ nghĩa Phát xít ở Pháp?

Lời giải:

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Pháp, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của nhân dân Pháp đã diễn ra sôi nổi, quyết liệt.

(3)

- Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa Phát xít được thành lập sớm (tháng 5/1935), do Đảng cộng sản làm nòng cốt → huy động được sức mạnh của quần chúng tham gia chống phát xít.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1 trang 92 SGK Lịch sử 8: hãy nêu tình hình chung của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918 - 1929.

Lời giải:

- Bản đồ chính trị châu Âu có sự thay đổi: nhiều quốc gia mới đã ra đời trên cơ sở sự tan vỡ của đế quốc Áo – Hung; lãnh thổ Đức bị thu hẹp.

- Các nước Châu Âu bị tàn phá nặng nề về kinh tế.

- Từ 1918-1923, tại các nước châu Âu diễn ra một cao trào cách mạng của giai cấp công nhân, khiến cho nền thống trị của giai cấp tư sản bị lung lay.

- Từ 1924 - 1929, nền kinh tế các nước châu Âu được phục hồi và phát triển trở lại.

Câu 2 trang 92 SGK Lịch sử 8: Quốc tế cộng sản có đóng góp gì cho phong trào cách mạng thế giới những năm 1919 – 1943?

Lời giải:

- Đề ra đường lối đúng đắn cho từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới.

- Thúc đẩy tinh thần đoàn kết quốc tế giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.

- Bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin.

(4)

Câu 3 trang 92 SGK Lịch sử 8: Trình bày những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với các nước Châu Âu.

Lời giải:

- Kinh tế suy thoái nghiêm trọng; mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm.

- Xã hội: hàng trăm triệu người thất nghiệp; đời sống nhân dân đói khổ; phong trào đấu tranh của nhân dân dâng cao khiến cho tình hình xã hội bất ổn định.

- Chính trị: buộc giới cầm quyền của các nước tư sản phải đứng trước những sự lựa chọn khác nhau.

+ Anh, Pháp... tiến hành cải cách kinh tế xã hội để thoát khỏi khủng hoảng.

+ Đức, I-ta-li-a.... thực hiện phát xít hóa bộ máy nhà nước, mong muốn phát động chiến tranh để phân chia lại thị trường thế giới...

Câu 4 trang 92 SGK Lịch sử 8: Vì sao chủ nghĩa Phát xít thắng lợi ở Đức nhưng thất bại ở Pháp.

Lời giải:

(5)

- Lý do chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức:

+ Đức có ít thị trường và thuộc địa → không thể thoát khỏi khủng hoảng bằng những biện pháp cải cách thông thường.

+ Phong trào đấu tranh chống phát xít diễn ra thiếu mạnh mẽ, chưa quyết liệt.

+ Ở Đức, truyền thống quân phiệt tồn tại lâu dài.

- Lý do chủ nghĩa phát xít thất bại ở Pháp:

+ Pháp có nhiều thị trường và thuộc địa → có thể trút gánh nặng khủng hoảng lên nhân dân thuộc địa.

+ Phong trào đấu tranh chống phát xít diễn ra mạnh mẽ → Mặt trận nhân dân chống phát xít được thành lập rất sớm (tháng 5/1935).

+ Ở Pháp, truyền thống dân chủ tư sản tồn tại lâu dài.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi trang 105 SGK Lịch sử 8: Nêu những diễn biến chính của giai đoạn đầu chiến tranh thế giới thứ hai.. Chiến tranh thế giới thứ hai

Câu hỏi trang 125 SGK Lịch sử 8: Nêu nguyên nhân, diễn biến của cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.. + Dựa vào sự ủng hộ của nhân dân, phái chủ

☐ Công nhân, cán bộ, bộ đội, trí thức tình nguyện về nông thôn giúp nông dân sản xuất nông nghiệp;.. ☐ Tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho nông dân

Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về tính chất chính nghĩa cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của nhân dân ta?. ☐ Cuộc kháng chiến nhằm bảo

Em hãy điền tiếp kiến thức phù hợp vào bảng sau khi nói về âm mưu của địch và mục đích của ta trong chiến dịch biên giới thu - đông 1950:.. Âm mưu của địch

- Xã hội: phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động Đức dâng cao dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đức... Hãy vẽ biểu đồ tình

+ Đại hội VII (1935) chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các Đảng Cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các Mặt trận nhân dân chống phát xít.. + Từ

- Đầu XX, phong trào đấu tranh phát triển dưới nhiều hình thức, lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của nhà sư Ốt-ta-ma. -