• Không có kết quả nào được tìm thấy

Địa lí 7 Bài 5: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Á | Giải Địa lí lớp 7 Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Địa lí 7 Bài 5: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Á | Giải Địa lí lớp 7 Cánh diều"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 5: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU Á Câu hỏi mở đầu: Châu Á là một châu lục rộng lớn. Vậy châu Á có đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ như thế nào? Đặc điểm thiên nhiên ra sao và có ý nghĩa gì đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên của châu lục này?

Lời giải:

* Vị trí địa lí:

- Châu Á trải dài trong khoảng từ vùng cực Bắc đến khoảng 10⸰N.

- Tiếp giáp:

+ Phía bắc giáp Bắc Băng Dương;

+ Phía đông giáp Thái Bình Dương;

+ Phía nam giáp Ấn Độ Dương;

+ Phía tây giáp châu Âu;

+ Phía tây nam giáp châu Phi.

* Hình dạng: dạng hình khối, bờ biển bị chia cắt mạnh bởi các biển và vịnh biển.

* Kích thước: châu lục rộng nhất thế giới. Diện tích phần đất liền là 41,5 triệu km², nếu tính cả phần đảo và quần đảo thì diện tích lên tới 44,4 triệu km².

* Đặc điểm địa hình châu Á: phân hóa đa dạng.

- Núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm ¾ diện tích châu lục, phần lớn tập trung ở khu vực trung tâm. Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là bắc – nam và đông – tây.

- Các đồng bằng châu thổ rộng lớn phân bố chủ yếu ở phía đông và nam.

- Địa hình ven biển và hải đảo bị chia cắt mạnh tạo thành các vũng, vịnh….

* Đặc điểm khoáng sản châu Á:

- Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú.

- Một số khoáng sản có trữ lượng lớn như: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc, crom,…

- Ý nghĩa của đặc điểm địa hình và khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

+ Tạo điều kiện cho châu Á phát triển nhiều ngành kinh tế.

+ Cần hạn chế các tác động tiêu cực làm biến đổi địa hình, ô nhiễm môi trường,...

(2)

A-CÂU HỎI GIỮA BÀI

Trả lời câu hỏi trang 100 SGK Lịch sử và Địa lí: Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Á.

Lời giải:

* Vị trí địa lí:

- Châu Á trải dài trong khoảng từ vùng cực Bắc đến khoảng 10⸰N.

- Tiếp giáp:

+ Phía bắc giáp Bắc Băng Dương;

+ Phía đông giáp Thái Bình Dương;

+ Phía nam giáp Ấn Độ Dương;

+ Phía tây giáp châu Âu;

+ Phía tây nam giáp châu Phi.

* Hình dạng: dạng hình khối, bờ biển bị chia cắt mạnh bởi các biển và vịnh biển.

(3)

* Kích thước: châu lục rộng nhất thế giới. Diện tích phần đất liền là 41,5 triệu km², nếu tính cả phần đảo và quần đảo thì diện tích lên tới 44,4 triệu km².

Trả lời câu hỏi trang 101 SGK Lịch sử và Địa lí: Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hãy:

- Nêu đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á.

- Nêu ý nghĩa của đặc điểm địa hình và khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á.

Lời giải:

- Đặc điểm địa hình châu Á: phân hóa đa dạng.

+ Núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm ¾ diện tích châu lục, phần lớn tập trung ở khu vực trung tâm. Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là bắc – nam và đông – tây.

+ Các đồng bằng châu thổ rộng lớn phân bố chủ yếu ở phía đông và nam.

+ Địa hình ven biển và hải đảo bị chia cắt mạnh tạo thành các vũng, vịnh….

- Đặc điểm khoáng sản châu Á:

(4)

+ Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú.

+ Một số khoáng sản có trữ lượng lớn như: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc, crom, man- gan,…

- Ý nghĩa của đặc điểm địa hình và khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

+ Tạo điều kiện cho châu Á phát triển nhiều ngành kinh tế.

+ Cần hạn chế các tác động tiêu cực làm biến đổi địa hình, ô nhiễm môi trường,...

Trả lời câu hỏi 1 trang 103 SGK Lịch sử và Địa lí: Đọc thông tin và quan sát hình 5.2, hãy:

- Nêu đặc điểm khí hậu châu Á.

- Nêu ý nghĩa của đặc điểm khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á.

Lời giải:

(5)

- Đặc điểm khí hậu châu Á:

+ Có đầy đủ các đới khí hậu, mỗi đới khí hậu lại phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu.

+ Những khu vực nằm sâu trong nội địa và phía tây nam châu lục có kiểu khí hậu lục địa.

+ Rìa phía nam, đông và đông nam của châu lục có kiểu khí hậu gió mùa

- Ý nghĩa của đặc điểm khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

+ Tạo điều kiện phát triển đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

+ Chú trọng tính mùa vụ, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các tác động tiêu cực của khí hậu (bão, hạn hán, lũ lụt,…).

Trả lời câu hỏi 2 trang 103 SGK Lịch sử và Địa lí: Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hãy:

- Nêu đặc điểm sông, hồ của châu Á.

- Nêu ý nghĩa của đặc điểm sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á.

(6)

Lời giải:

- Đặc điểm sông, hồ châu Á:

+ Nhiều hệ thống sông lớn (Hoàng hà, Trường Giang, Mê Công, Ô-bi, Lê-na,…).

+ Các sông phân bố không đồng đều và có chế độ nước phức tạp.

+ Nhiều hồ lớn (Bai-can, Ban-khat,…). Một số hồ có kích thước rộng lớn nên còn được gọi là “biển” như: biển Ca-xpi, Biển Chết.

- Ý nghĩa của đặc điểm sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

+ Ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, đời sống con người và môi trường tự nhiên.

+ Cần sử dụng hợp lí nước sông, hồ để tránh tình trạng ô nhiễm và cạn kiệt.

Bài tập cuối bài

(7)

Bài 1 trang 103 SGK Lịch sử và Địa lí: Hãy xác định các khu vực địa hình (núi, cao nguyên, sơn nguyên, đồng bằng) và các khoáng sản chính, các sông lớn của châu Á trên hình 5.1.

Lời giải:

- Các khu vực địa hình:

+ Núi, cao nguyên và sơn nguyên: tập trung ở khu vực trung tâm.

+ Đồng bằng: phân bố chủ yếu ở phía đông và phía nam.

- Các khoáng sản chính: Dầu mỏ, than đá, sắt, crôm và một số kim loại màu như đồng, thiếc,…

- Các sông lớn: sông Hằng, sông Ấn, sông Mê Công, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang, sông A-mua, sông Bra-ma-pút, sông Ô-bi, sông I-ê-nít-xây.

(8)

Bài 2 trang 103 SGK Lịch sử và Địa lí: Hãy tìm ví dụ cụ thể về việc sử dụng và bảo vệ một trong các thành phần thiên nhiên (địa hình, khoáng sản, khí hậu, sông hồ) ở địa phương em.

Lời giải:

Vấn đề: Sử dụng và bảo vệ sông, hồ tại Thành phố Hà Nội:

* Sử dụng: Tại Thành phố Hà Nội: Khoảng 350 – 400 nghìn m3 nước thải và hơn 1 000 m3 rác thải xả ra mỗi ngày, nhưng chỉ 10% được xử lý, số còn lại xả trực tiếp vào sông ngòi gây ô nhiễm nguồn nước.

* Biện pháp bảo vệ

- Nâng cao ý thức sử dụng và xử lý rác thải của người dân.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế tài xử lí pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại khu dân cư và kể cả các khu công nghiệp, nông nghiệp.

- Sử dụng các nguồn năng lượng sạch để thay thế và áp dụng trong sản xuất công nghiệp.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trả lời câu hỏi trang 132 SGK Địa Lí 7: Dựa vào thông tin trong mục d, hãy trình bày đặc điểm của một trong các môi trường tự nhiên ở châu

Mỗi môi trường tự nhiên có đặc điểm riêng về khí hậu, đất, nguồn nước, sinh vật,… Người dân châu Phi sinh sống ở các môi trường đã khai thác, sử dụng và bảo vệ

+ Đông Nam Á lục địa địa hình đồi núi là chủ yếu, các dãy núi có độ cao trung bình, chạy theo hướng bắc- nam, tây bắc- đông nam, các đồng bằng phù sa phân bố ở hạ lưu các

+ Hình dạng: Lãnh thổ tựa như 1 bán đảo lớn của lục địa Á - Âu kéo dài về phía tây nam; đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành nhiều bán đảo, biển và vịnh biển ăn

- Là nơi đặt trụ sở chính của các tổ chức quốc tế như OECD, UNESCO… cộng với những hoạt động đa dạng về tài chính, kinh doanh, chính trị và du lịch đã khiến Pa- ri

- Châu Á có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang chuyển biến theo hướng già hóa và có sự khác biệt giữa các khu vực...

+ Bộ phận lục địa: phía tây là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở xen kẽ bồn địa, hoang mạc; phía đông là vùng đồi, núi thấp và những đồng bằng rộng, bằng phẳng.. +

+ Châu Phi có dạng hình khối với diện tích rộng lớn, đường bờ biển ít bị cắt xẻ nên sự ảnh hưởng của biển khó vào sâu trong lục địa.. + Ven bờ có các dòng biển lạnh