• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 7 Ngày soạn: 3/10/2015

Ngày giảng: Thứ hai ngày 5/10/2015

Tiết 1,2 tiếng việt lớp 1 Bài: Y, TR

Mục tiêu

Kiến thức: Học sinh phân biệt được tiếng nào có âm y, tr, đọc trơn được bài Dì Trà, viết đều và đẹp các nét trong bài viết: Dì là y tá trẻ

Kĩ năng: Học sinh đọc và viết đều đẹp các nét Thái độ: Học sinh yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học

Vở Thực hành tiếng việt và toán lớp 1 III. Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học của giáo viên Hoạt động học của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ(5’)

2. Bài mới(30’) a. Giới thiệu bài

b. Tiếng nào có âm y? Tiếng nào có âm tr? ( thực hành tiếng việt và toán lớp 1 – 48)

- Giáo viên đọc yêu cầu bài tập 1 - Yêu cầu học sinh quan sát vào tranh - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh để làm bài tập 1

- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân - Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh - Gọi học sinh đứng dậy đọc bài làm của mình.

- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung - Giáo viên nhận xét chốt bài c. Bài tập 2: Đọc: Dì Trà - Yêu cầu học sinh đọc các câu - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc.

- Yêu cầu học sinh đọc cá nhân, nhóm, tổ, lớp.

- Cho học sinh thi đọc giữa các nhóm, tổ

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh quan sát tranh để làm bài tập 1

- Học sinh làm việc cá nhân

- Học sinh đứng dậy đọc bài của mình - Học sinh nhận xét bổ sung

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh đọc cá nhân các câu - Học sinh đọc

- Học sinh thi đọc

(2)

Thi đọc trước lớp

- Giáo viên nhận xét chốt bài d.Bài tập 3: Viết:

- Giáo viên đọc yêu cầu bài tập

- Hướng dẫn học sinh viết câu: Dì là y tá trẻ

- Nhắc nhở học sinh cách cầm bút và tư thế ngồi viết.

- Giáo viên quan sát học sinh giúp đỡ những học sinh còn băn khoăn.

- Giáo viên thu một số bài để chấm điểm và nhận xét

3.Củng cố dặn dò(5’)

-Yêu cầu học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh quan sát lắng nghe.

- Học sinh viết

Tiết 2

Hoạt động dạy học của giáo viên Hoạt động học của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ (5’)

2. Bài mới (30’) a.Giới thiệu bài

b. Bài tập 1: Tiếng nào có chữ g, Tiếng nào có chữ gh, Tiếng nào có chữ gi?

- Giáo viên đọc yêu cầu bài tập 1 - Yêu cầu học sinh quan sát vào tranh - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh để làm bài tập 1

- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân - Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh - Gọi học sinh đứng dậy đọc bài làm của mình.

- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung - Giáo viên nhận xét chốt bài.

2. Bài tập 2: Đọc: Chia quà

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh quan sát tranh để làm bài tập 1

- Học sinh làm việc cá nhân

- Học sinh đứng dậy đọc bài của mình - Học sinh nhận xét bổ sung

(3)

Bà ở quê ra. Bà chia quà cho cả nhà.

Bố có trà. Mẹ có cá. Nga có mía Ơ, bà chả chia quà cho bà nhỉ?

À, bà đã có bé Nga là quà quý - Yêu cầu học sinh đọc các câu - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc.

- Yêu cầu học sinh đọc cá nhân, nhóm, tổ, lớp.

- Cho học sinh thi đọc giữa các nhóm, tổ

Thi đọc trước lớp

- Giáo viên nhận xét chốt bài 2. Bài tập 3: Viết

 Trực quan: Giáo viên treo bảng phụ đã có viết chữ: Bà chia quà - Giáo viên + viết mẫu l, hướng dẫn học sinh viết

+ viết giáo viên hướng dẫn viết và khoảng cách .

Chữ : Bà chia quà

* Chú ý: + Chữ bà chia quà khi viết phải liền mạch, dấu thanh viết đúng vị trí.

- Yêu cầu học sinh mở vở ô ly ra để viết

+ Tô, viết đúng quy trình.

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh cách ngồi, cầm bút, đặt vở.

- Giáo viên đi quan sát hướng dẫn học sinh tô, viết đúng, sạch, đẹp.

- Giáo viên: + chấm 10 bài, Nxét.

+ chữa lỗi sai 3.Củng cố dặn dò(5’)

-Yêu cầu học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh lăng nghe

- Học sinh đọc cá nhân các câu - Học sinh đọc

- Học sinh thi đọc

- Học sinh viết

Rút kinh nghiệm:………

………

………

(4)

Tiết 3 toán lớp 1 Bài: Ôn tập I.Mục tiêu:

Kiến thức: Học sinh được củng cố về b’ cộng 3 và làm tính cộng trong phạm vi 3. Biết biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính cộng đúng.

Kĩ năng: Có kĩ năng thực hiện phép cộng trong phạm vi 3 theo hàng dọc và hàng ngang, kĩ năng quan sát tranh để nêu phép tính.

Thái độ: Ham thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Sách thực hành, tranh SGK, phiếu học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy học của giáo viên Hoạt động học của học sinh A. Giới thiệu bài: Ôn tập:

B. Hướng dẫn học sinh ôn tập:

1. Luyện tập trong sách thực hành (51)

* Bài 1: Yêu cầu gì?

- Hướng dẫn cách đặt tính: là viết pt theo hàng dọc

+ Tính là viết kết quả xuống dưới gạch ngang thẳng với 2 số ở trên.

=> Chấm 6 bài, nhận xét

Củng cố phép cộng trong phạm vi 3 theo cột dọc

* Bài 2: Tính

- Giaos viên hướng dẫn học sinh trình bày

Củng cố phép cộng trong phạm vi 3 theo hàng ngang

* Bài 3: Đúng ghi đ, sai ghi s

- Giáo viên hướng dẫn cách muốn điền đúng kết quả phải nhẩm tính

- Giáo viên hướng dẫn học sinh yếu -> 1 + 1 = 3 2 + 1 = 3 1 + 2 = 2 1 + 2 = 3 1 + 1 = 3 2 + 1 = 1

=> Chấm 6 bài, nhận xét

Củng cố phép cộng trong phạm vi 3 theo hàng ngang

* Bài 4: Số

- Giaos viên hướng dẫn học sinh trình bày

- Tính.

Quan sát hình vẽ nêu BT 1 2 1 + + + 2 1 1 1 học sinh nêu câu trả lời

2 + 1 = 3 1 + 2 = 3 1 + 1 = 2

- Học sinh đọc kết quả

1 + 1 = 2 2 + 1 = 3 1 + 2 = 3 Học sinh viết phép tính làm bài

(5)

- Tính rồi điền kết quả vào ô trống.

Củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép cộng trong phạm vi 3

* Bài 5

Muốn điền số đúng pt cần làm gì?

- Giaos viên hướng dẫn: nêu bài toán 1: Có 2 con chim, thêm 1 con chim nữa. Hỏi có tất cả mấy con chim?

- 2 con chim thêm 1 con chim nữa là 3 con chim.

* Viết phép tính: 2 + 1 = 3 viết vào ô 4 cách lề.

- Giáo viên học sinh học yếu -> Kết quả: 2 + 1 = 3

1 + 2 = 3

=> Chấm 6 bài, nhận xét

Củng cố biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính cộng đúng

III. Củng cố, dặn dò:

- Thu toàn bài

- Chấm 6 bài, nhận xét.

- Quan sát hình vẽ nêu bài tập 1 học sinh nêu bài toán

1 học sinh nêu câu trả lời học sinh làm bài

3 học sinh đọc kết quả

học sinhviết phép tính làm bài

Rút kinh nghiệm:...

………

………

Ngày soạn: 4/10/2015

Ngày giảng: Thứ ba ngày 6/10/2015

Tiếng việt lớp 2

Bài: BỨC TRANH BÀN TAY I.Mục tiêu

Kiến thức: Học sinh đọc truyện và trả lời đúng các câu hỏi trong sách, học sinh phân biệt được l và n, biết đặt dấu hỏi dấu ngã ở mỗi câu, điền đúng vần ia và ya, vần en hoặc eng

Kĩ năng: Học sinh làm thành thạo các bài tập trong sách Thái độ: Học sinh yêu thích môn học

II. Đồ dùng dạy học

-Vở bài tập thực hành toán và tiếng việt lớp 2( tập một) III. Các hoạt động dạy học

(6)

Hoạt động dạy học của giáo viên Hoạt động học của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ(5’)

2.Bài mới(30’)

a.Bài tập 1: Đọc truyện sau

- Gọi 1,2 học sinh đọc Bức tranh bàn tay

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng các từ ngữ khó đọc

- Yêu cầu học sinh luyện đọc cá nhân, nhóm, cả lớp

- Cho học sinh thi đọc giữa các nhóm và đọc trước lớp.

- Giáo viên nhận xét và khen ngợi.

b. Bài tập 2: Đánh dấu V vào ô vuông trước câu trả lời đúng

- Gọi 1 Học sinh đứng dậy đọc yêu cầu bài

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 2

- Gọi học sinh đọc yêu cầu phần a.

- Yêu cầu học sinh đọc truyện để trả lời câu a.

- Gọi học sinh trả lời

- Gọi học sinh khác nhận xét bổ sung - Gọi học sinh đọc yêu cầu phần b, c, d - Yêu cầu học sinh đọc truyện để tìm ra đáp án đúng cho phân b,c

- Giáo viên nhận xét bổ sung cho học sinh

d. Câu nào dưới đây viết theo mẫu Ai ( cái gì, con gì) là gì ?

* Đức rất biết ơn cô giáo

* Đức vẽ bức tranh bàn tay

* Bức tranh là món quà tặng cô - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm bài tập

- yêu cầu học sinh làm bài tập - Gọi học sinh lên bảng làm bài tập - Gọi học sinh dưới lớp nhận xét bổ sung bài bạn làm trên bảng.

- Giáo viên nhận xét

- 2 học sinh đọc

- Học sinh luyện đọc cá nhân, nhóm, lớp.

- Học sinh thi đọc giữa các nhóm và trước lớp.

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2

- Học sinh nhận xét bổ sung

- Bức tranh là món quà tặng cô - Học sinh nhận xét bổ sung

(7)

Tiết 2

Hoạt động dạy học của giáo viên Hoạt động học của học sinh I. Bài tập (30’)

1. Bài tập 1: Điền vần: ui hoặc uy ( thực hành tiếng việt và toán lớp 2 – 42)

m…….bưởi rau m………

tàu th………

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1

- Hướng dẫn học sinh cách làm - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân - Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh gặp khó khăn

- Gọi học sinh đứng dậy trình bày kết quả của mình

- Gọi học sinh nhận xét bổ sung - Giáo viên nhận xét bổ sung.

2. a. Điền vào chỗ trống: tr hoặc ch …..âu…….âu

Bánh……ôi Sao…….ổi

- Hướng dẫn học sinh cách làm - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân - Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh gặp khó khăn

- Gọi học sinh đứng dậy trình bày kết quả của mình

- Gọi học sinh nhận xét bổ sung.

- Giáo viên nhận xét bổ sung.

b. Điền iên hoặc iêng X……..chả Cồng ch…..

B……xanh

- Hướng dẫn học sinh cách làm - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân - Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh gặp khó khăn

- Gọi học sinh đứng dậy trình bày kết

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập - Học sinh làm việc cá nhân

- Học sinh trình bày kết quả - Học sinh nhận xét bổ sung

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập - Học sinh làm việc cá nhân - Học sinh trình bày kết quả

(8)

quả của mình

- Gọi học sinh nhận xét bổ sung - Giáo viên nhận xét bổ sung.

3. Bài tập 3:Mỗi tấm ảnh dưới đây thể hiện một hoạt động. Viết từ ngữ chỉ hoạt đọng dưới mỗi tấm ảnh.

M: Cho búp bê ăn

- Hướng dẫn học sinh cách làm - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân - Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh gặp khó khăn

- Gọi học sinh đứng dậy trình bày kết quả của mình

- Gọi học sinh nhận xét bổ sung - Giáo viên nhận xét bổ sung.

4. Bài tập 4: Viết 2 câu, mỗi câu nói về hoạt động của một bạn nhỏ trong một tấm ảnh ( bài tập 3 )

M: a. Bé cho búp bê ăn

………...

………..

………..

………..

………..

- Hướng dẫn học sinh cách làm - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân - Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh gặp khó khăn

- Gọi học sinh đứng dậy trình bày kết quả của mình

- Gọi học sinh nhận xét bổ sung - Giáo viên nhận xét bổ sung.

3.Củng cố dặn dò(5’)

-Yêu cầu học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh nhận xét bổ sung

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập - Học sinh làm việc cá nhân - Học sinh trình bày kết quả - Học sinh nhận xét bổ sung

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập - Học sinh làm việc cá nhân - Học sinh trình bày kết quả - Học sinh nhận xét bổ sung

Rút kinh nghiệm:...

………

………

Tiết 3 toán lớp 2 Bài : ÔN TẬP

(9)

I.Mục tiêu

Kiến thức: Học sinh biết đặt tính rồi tính tống khi biết các số hạng. học sinh biết cách tóm tắt và giải toán có lời văn.

Kĩ năng: Học sinh giải toán có lời văn thành thạo.

Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận cho học sinh.

II. Đồ dùng học tập

-Vở bài tập thực hành tiếng việt và toán lớp 2( tập một) III. Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học của giáo viên Hoạt động học của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ(5’)

2. Bài mới(30’) a. Giới thiệu bài b. Bài 1: Tính nhẩm

8 + 6 =………. 7 + 5 =…………..

9 + 4 =………. 8 + 7 =…………..

7 + 6 =………. 7 + 9 =…………..

8 + 5 =……… 7 + 3 =…………..

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1

- Hướng dẫn học sinh cách làm - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân - Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh gặp khó khăn

- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tâp - Yêu cầu học sinh dưới lớp làm vào vbt quan sát để nhận xét bạn.

- Gọi học sinh nhận xét bài làm trên bảng của bạn

- Giáo viên nhận xét bổ sung.

c. Bài tập 2: Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là:

48 và 6 39 và 5

………. ………

………. ………

………. ………

57 và 8 29 và 6

………. ……….

………. ……….

………. ……….

- Học sinh đọc yêu cầu bài - Học sinh làm việc cá nhân

- 2 học sinh lên bảng làm - Học sinh nhận xét bổ sung

(10)

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2

- Hướng dẫn học sinh cách làm - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân - Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh gặp khó khăn

- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tâp - Yêu cầu học sinh dưới lóp làm vào vbt quan sát để nhận xét bạn.

- Gọi học sinh nhận xét bài làm trên bảng của bạn

- Giáo viên nhận xét bổ sung.

d. Bài tập 3: Tính:

36kg + 12kg = …….

48kg – 12kg =……..

44kg + 13kg =……..

65kg – 43kg =……..

9kg + 8kg - 6kg =…………

18kg - 10kg + 5kg = ………..

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3

- Hướng dẫn học sinh cách làm - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân - Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh gặp khó khăn

- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tâp - Yêu cầu học sinh dưới lóp làm vào vbt quan sát để nhận xét bạn.

- Gọi học sinh nhận xét bài làm trên bảng của bạn

- Giáo viên nhận xét bổ sung

e. Bài tập 4: Bao gạo nặng 58kg. Bao ngô nhẹ hơn bao gạo 23kg. Hỏi bao ngô cân nặng bao nhiêu ki- lô- gam ? - Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 4

- Hướng dẫn học sinh cách làm

 Bài toán cho ta biết gì ?

 Bài toán hỏi ta gì ?

- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân - Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh

- Học sinh đọc yêu cầu bài - Học sinh làm việc cá nhân

- 2 học sinh lên bảng làm - Học sinh nhận xét bổ sung

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập - Học sinh làm việc cá nhân

- 2 học sinh lên bảng làm bài tập - Học sinh nhận xét bổ sung

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập - Bài toán cho ta biết bao gạo cân nặng 58kg, Bao ngô nhẹ hơn bao gạo 23kg

- Bài toán hỏi bao ngô cân nặng bao

(11)

gặp khó khăn

- Gọi 1học sinh lên bảng làm bài tâp - Yêu cầu học sinh dưới lớp làm vào vbt quan sát để nhận xét bạn.

- Gọi học sinh nhận xét bài làm trên bảng của bạn

- Giáo viên nhận xét bổ sung

f. Bài tập 5: Giải bài toán theo tóm tắt sau:

Gà có : 48 con

Vịt nhiều hơn gà : 7 con Vịt có :……con?

Bài giải

………...

……….

……….

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 5

- Hướng dẫn học sinh cách làm - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân - Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh gặp khó khăn

- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tâp - Yêu cầu học sinh dưới lớp làm vào vbt quan sát để nhận xét bạn.

- Gọi học sinh nhận xét bài làm trên bảng của bạn

- Giáo viên nhận xét bổ sung 3. Củng cố dặn dò(5’)

- Giáo viên nhắc nhở học sinh về nhà học bài và chuẩn bị trước bài mới.

nhiêu ki - lô - gam?

Bao ngô cân nặng số ki-lô-gam là:

58 - 23 = 35 ( ki-lô-gam) Đáp số: 35 ki-lô-gam

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập - Học sinh làm việc cá nhân

- 2 học sinh lên bảng làm bài tập - Học sinh nhận xét bổ sung

Rút kinh nghiệm:………

………

………

Môn: Thủ công lớp 3 tiết 3

(12)

Bài:

GẤP, CẮT, DÁN NGÔI SAO NĂM CÁNH VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG (Tiết 2)

I. Mục tiêu:

Gấp, cắt, dán được ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng quy trình kỹ thuật II Giáo viên chuẩn bị:

Tranh quy trình gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng . III. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài

Hoạt động dạy học của giáo viên Hoạt động học của học sinh

Hoạt động1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét

Giáo viên giới thiệu mẫu lá cờ đỏ sao vàng, đặt câu hỏi định hướng quan sát để rút ra nhận xét.

Gợi ý cho học sinh nhận xét tỉ lệ giữa chiều dài, chiều rộng của lá cờ, kích thước ngôi sao.

Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu

Bước1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng năm cánh. Giấy thủ công hình vuông cạnh 8ô. Giáo viên sử dụng hình vừa gấp xong, tất cả các góc phải có chung đỉnh là điểm 0 và tất cả các mép gấp xuất phát từ điểm 0 phải trùng khít nhau.

Bước2: Cắt ngôi sao vàng năm cánh theo đường kẻ.

Bước3: Dán ngôi sao vàng năm cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng. Lá cờ đỏ có chiều dài 21ô, chiều rộng 14ô để làm lá cờ.

Hoạt động3: Học sinh thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.

Giáo viên gọi học sinh nhắc lại và thực hiện các bước gấp, cắt ngôi sao

Hai học sinh nhắc lại thực hiện các thao tác gấp, cắt ngôi sao năm cánh.

Giáo viên và học sinh quan sát nhận xét. Giáo viên hướng dẫn lại. Tổ chức học sinh tập gấp

Học sinh nhắc lại cách dán ngôi sao để được lá cờ đỏ sao vàng.

(13)

năm cánh. Giáo viên nhận xét theo tranh quy trình gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng lên bảng để nhắc lại các bước thực hiện

Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng.

Chú ý giúp đở, uốn nắn những học sinh làm chưa đúng, còn lúng túng.

Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày, nhận xét những sản phẩm thực hành. Đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh.

Cũng cố, dăn dò:

Nhận xét kết quả thực hành của học sinh.

Dặn dò học sinh giờ học sau mang đầy đủ dụng cụ để học bài “ Gấp, cắt, dán bông hoa ”

Rút kinh nghiệm:………

………

………

Môn: Tự nhiên và xã hội ( lớp 2 ) Bài: 7 ĂN UỐNG ĐẦY ĐỦ I . Mục tiêu:

– Biết ăn đủ chất, uống đủ nước sẽ giúp cơ thể chóng lớn và khỏe mạnh.

– Biết được buổi sáng nên ăn nhiều, buổi tối nên ăn ít, không nên bỏ bữa ăn.

II.Các kĩ năng cơ bản:

- Kỹ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì trong việc ăn uống hằng ngày.

- Quản lý thời gian để đảm bảo ăn uống hợp lý.

- Kỹ năng làm chủ bản thân: có trách nhiệm với bản thân để đảm bảo ăn đủ 3 bữa và uống đủ nước;

III.Phương tiện dạy học.

- Tranh vẽ trong sách giáo khoa trang 16, 17.

- Sưu tầm tranh ảnh hoặc các con giống về thức ăn, nước uống thường dùng.

IV. Các hoạt động day học.

(14)

1. Khởi động : 2. Bài cũ :

- Nêu sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày.

- An chậm nhai kỹ có tác dụng gì ? 3. Bài mới :

Hoạt động dạy học của giáo viên Hoat động học của học sinh a.Khám phá: Giới thiệu bài, ghi đề.

b.Kết nối:

Họat động 1 : Thảo luận nhóm về các bữa ăn và thức ăn hàng ngày.

Mục tiêu : HS kể về các bữa ăn và những thức ăn mà các em thường ăn uống hàng ngày.

- Hiểu thế nào là ăn uống đầy đủ.

Cách tiến hành :

+ Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.

- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2, 3, 4 trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.

- Dựa theo câu hỏi trong sách giáo khoa.

+ Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV chốt lại ý chính và rút ra kết luận chung .

- Trước và sau bữa ăn chúng ta nên làm gì ?

- GV khen ngợi những bạn đã thực hiện tốt việc nêu trên.

Họat động 2 : Thảo luận nhóm về lợi ích của việc ăn uống đầy đủ.

Mục tiêu : Hiểu được tại sao cần ăn uống đầy đủ và có ý thức ăn uống đầy đủ.

- Học sinh nhắc lại đề.

- Làm việc theo nhóm.

- Học sinh tập hỏi và trả lời nhau trong nhóm.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm trước. Nhóm nào sưu tầm được tranh ảnh các thức ăn đồ uống sẽ treo lên trước lớp.

- Học sinh nhắc lại kết luận

- Rửa tay sạch trước khi ăn, không ăn đồ ngọt trước bữa ăn.

- Sau khi ăn rửa miệng và súc miệng cho sạch.

- Học sinh trả lời.

(15)

Cách tiến hành :

+ Bước 1: Làm việc cả lớp.

- GV gợi ý cho học sinh cả lớp nhớ lại những gì các em đã được học bài “Tiêu hoá thức ăn” bằng câu hỏi.

- GV đưa một số câu hỏi.

+ Bước 2: Thảo luận trong nhóm các câu hỏi trên.

+ Bước 3: đại diện nhóm trình bày trước lớp.

GV kết luận chung. (SGV) c. Kết luận

Họat động 3 : Trò chơi đi chợ.

Mục tiêu : Biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ.

Cách tiến hành :

+ Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi.

+ Bước 2: Học sinh bắt đầu chơi.

+ Bước 3: Từng học sinh nêu trước lớp thức ăn đồ uống của gia đình mình.

4. Củng cố – Dặn dò

- Dặn học sinh nên ăn đủ, uống đủ và ăn thêm hoa quả.

- Nhận xét giờ học.

- Học sinh trình bày trước lớp.

- Học sinh nhắc lại kết luận.

- Học sinh theo dõi GV hướng dẫn.

- Học sinh chơi.

Rút kinh nghiệm:………

………

………

Môn: Âm nhạc lớp 1

Tiết 7: Học hát: TÌM BẠN THÂN

Nhạc và lời:Việt Anh.

I.MỤC TIÊU:

Kiến thức: Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc cả lời 1, lời 2 Kĩ năng: Học sinh thực hiện được vài động tác phụ họa

Thái độ: Học sinh yêu thích môn học II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:

(16)

- Hát chuẩn xác 2 lời ca, chú ý hát âm luyến (múa, vui) và ngân đủ 2 phách ở âm kết

- Chuẩn bị vài động tác múa đơn giản - Nhạc cụ và băng tiếng.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Thời

gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 20’

8’

Hoạt động 1: Dạy hát lời 2 bài “Tìm bạn thân”

- Mở máy

- Nghe hát mẫu:

- Dạy đọc đồng thanh lời 2 rồi hát lại lời 1.

+ Dạy đọc từng câu theo tiết tấu và gõ

+ Nếu học sinh phát âm sai, giáo viên cần sửa kịp thời.

- Dạy hát từng câu của lời 2 và nối các câu hát như cách dạy lời 1.

+ Giáo viên hát mẫu từng câu rồi bắt giọng cho học sinh + Nối các câu hát trong quá trình dạy theo lối móc xích.

- Giaos viên cần chú ý cách phát âm của các em.

Hoạt động 2: Dạy hát kết hợp vận động phụ họa.

a) Thực hiện các động tác sau:

* Giáo viên hướng dẫn và làm mẫu:

- Nhún chân theo phách: Mỗi phách có 1 lần nhún chân Động tác nhún chân thực hiện suốt cả bài ca, phối hợp với động tác tay và động tác thân mình.

- Nghe qua băng, giáo viên hát mẫu.

- Học sinh đọc đồng thanh theo lời giáo viên

+ Đọc từng câu theo tiết tấu:

Rồi tung tăng ta đi bên nhau Bạn thân yêu ta còn ở đâu Tìm đến đây ta cầm tay Múa vui nào

- Học sinh hát theo vài ba lượt.

- Chia thành từng nhóm, luân phiên hát cho đến khi thuộc bài

- Cho học sinh hát lại cả bài: hát

+ gõ đệm theo phách.

* Học sinh thực hiện các động tác

- Nhún chân theo phách:

phách mạnh nhún chân trái, phách nhẹ nhún chân phải.

- Giơ tay về phía trước, vẫy bàn tay theo phách.

+ Tay trái với câu: Nào ai ngoan ai xinh ai tươi.

- Băng nhạc

-Thanh phách, song loan

(17)

1’

1’

- Vẫy tay gọi bạn:

- Vòng tay lên cao:

- Quay tròn:

Thực hiện tương tự cho lần hát lời 2.

b) Biểu diễn:

* Củng cố:

- Giáo viên viên hát mẫu lại 1 lần cả bài hoặc cho nghe băng cát xét

* Dặn dò:

- Tập hát và gõ đệm theo phách.

- Chuẩn bị: Học hát “ Lí cây xanh ”.

+ Đổi sang tay phải: Nào ai yêu những người bạn thân.

- Giơ hai tay lên cao, 2 bàn tay nắm vào nhau, 2 cánh tay tạo thành vòng tròn.

Nghiêng mình sang trái rồi sang phải tương ứng với động tác nhún chân theo phách.

- Thực hiện với câu: “Tìm đến đây ta cầm tay”.

- Tiếp tục vòng tay trên cao, phối hợp động tác chân để quay tròn tại chỗ.

Thực hiện với câu: “ Múa vui nào ”.

- Cho học sinh biển diễn trước lớp với các hình thức:

đơn ca, tốp ca, …

Rút kinh nghiệm:………

………

………

(18)

Ngày soạn: 5/10/2015

Ngày giảng: Thứ năm 8/10/2015

Môn: Lịch sử lớp 4

Bài: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO ( NĂM 938 )

I. Mục tiêu

Kiến thức: học sinh biết vì sao có trận bạch đằng.

Kĩ năng: kể lại diễn biến chính của trận bạch đằng.

- Trình bày được kết quả và ý nghĩa của trận bạch đằng đối với lịch sử dân tộc.

Thái độ: Học sinh yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị

- Hình trong sgk phóng to.

- Tranh vẽ diện biến trận Bạch Đằng.

- Phiếu học tập của học sinh.

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học của giáo viên Hoạt động học của học sinh 1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ : khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

- Hai Bà Trưng kêu gọi nhân dân khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào ?

- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa như thế nào?

- Giáo viên nhận xét.

3. Bài mới :

a. Giới thiệu: ghi tựa b. Phát triển bài : * Hoạt động cá nhân:

- Yêu cầu Học sinh đọc sgk

- Giáo viên phát phiếu học tập cho Học sinh.

- Giáo viên yêu cầu Học sinh điền dấu x vào ô trống những thông tin đúng về Ngô Quyền:

* Ngô Quyền là người Đường Lâm

- 4 Học sinh hỏi đáp với nhau.

- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Học sinh điền dấu x vào trong phiếu học tập của mình.

(19)

(Hà Tây )

* Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ.

* Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh quân Nam Hán .

* Trước trận Bạch Đằng Ngô Quyền lên ngôi vua.

- Giáo viên yêu cầu vài em dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu một số nét về con người ngô quyền.

- Giáo viên nhận xét và bổ sung.

* Hoạt động cả lớp :

- Giáo viên yêu cầu Học sinh đọc sgk đoạn : “ sang đánh nước ta … hoàn toàn thất bại ” để trả lời các câu hỏi sau :

+ Cửa sông bạch đằng ở đâu ?

+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì ?

+ Trận đánh diễn ra như thế nào ? + Kết quả trận đánh ra sao ?

- Giáo viên yêu cầu một vài Học sinh dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến trận Bạch Đằng.

- Giáo viên nhận xét, kết luận: quân nam hán sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền chỉ huy quân ta, lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược (năm 938).

* Hoạt động nhóm :

- Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu Học sinh thảo luận:

+ Sau khi đánh tan quân Nam Hán ,Ngô Quyền đã làm gì ?

- Giáo viên tổ chức cho các nhóm trao đổi để đi đến kết luận: mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở cổ loa. Đất nước được độc

- 3 Học sinh nêu.

- Học sinh đọc sgk và trả lời câu hỏi.

- Học sinh nhận xét, bổ sung.

- 2 Học sinh thuật.

- Học sinh các nhóm thảo luận và trả lời.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- 4 Học sinh đọc.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh cả lớp.

(20)

lập sau hơn một nghìn năm bị Phong Kiến Phương Bắc đô hộ.

4. Củng cố :

- Cho Học sinh đọc phần bài học trong sgk.

- Giáo viên giáo dục tư tưởng.

5. Dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà tìm hiểu thêm một số truyện kể về chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền.

- Chuẩn bị bài tiết sau: “ Ôn tập ”.

Rút kinh nghiệm:………

………

………

Môn: Âm nhạc lớp 5

Bài: ÔN TẬP BÀI HÁT: CON CHIM HAY HÓT ÔN TĐN SỐ 1, SỐ 2

I. Mục tiêu: Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca, biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.

- Biết đọc nhạc và chép bài số 1, số 2.

II. Đồ dùng dạy học - Vở tập bài hát lớp 5

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học của giáo viến Hoạt động học của học sinh

(21)

*Nội dung 1: Ôn tập bài hát:Con chim hay hót

- HS hát bài con chim hay hót kết hợp gõ đệm (đoạn 1 hát và gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 hát và gõ đệm theo phách). Sửa lại những chỗ hát sai.

HS trình bày bài hát theo nhóm.

- HS hát kết hợp vận động theo nhạc.

+ HS xung phong trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. Em nào có động tác vận động đẹp, phù hợp sẽ hướng dẫn cả lớp tập theo.

+ Cả lớp tập hát kết hợp vận động theo nhạc.

- Trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc

* Nội dung 2: Ôn TĐN số 1:

Luyện cao độ: ĐRMS theo 2 chiều lên xuống.

- GV đàn giai điệu bài TĐN một lần, bắt giọng HS đọc.

- Đọc kết hợp gõ đệm theo phách - Kiểm tra cá nhân

- Hát lời ca kết hợp đánh nhịp 2/4 - GV làm mẫu

- HS tập

- Cá nhân thực hiện - Gọi 1 HS khá thực hiện

*Nội dung 3: Ôn tập TĐN số 2 Luyện cao độ: ĐRMRĐ, MSLSM.

- GV đàn giai điệu bài TĐN một lần, bắt giọng HS đọc.

- Đọc kết hợp gõ đệm theo phách - Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 3/4 - GV làm mẫu

- HS tập

- Cá nhân thực hiện - Gọi 1 HS khá thực hiện - Cả lớp thực hiện

* Củng cố, dặn dò:

- HS về nhà ôn tập

-HS luyện cao độ -HS đọc bài -Kết hợp gõ đệm -Thực hiện cá nhân

HS ghi nhớ

- HS luyện cao độ - HS đọc bài - Kết hợp gõ đệm - Thực hiện cá nhân

- HS ghi nhớ

Rút kinh nghiệm:………

………

Môn: Lịch sử lớp 5

Bài: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI

(22)

I . Mục tiêu: Sau bài học sinh biết:

- Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.

- Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu thời kì cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn.

GDKNS: Giáo dục lòng biết ơn Bác Hồ và Đảng kính yêu.

II. Đồ dùng dạy học:

- Ảnh sgk.

III. Hoạt động dạy học:

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH

I.Kiểm tra bài cũ:

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Tìm hiểu bài:

a) Tình hình đất nước trước những ngày thống nhất thành lập Đảng.

! Nêu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định đi ra nước ngoài?

? Tại sao Nguyễn Tất thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước?

- Nhận xét, cho điểm.

- Sau khi tìm ra con đường cứu nước theo chủ nghĩa Mác- lê nin lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác- lê nin về nước, thúc đẩy sự phát triển của phong trào Cách mạng Việt Nam, đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

- GV đưa ngữ liệu: Từ những năm 1926-1927 trở đi, phong trào Cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ. Từ tháng 6®9.1929, ở Việt Nam lần lượt ra đời 3 tổ chức Cộng Sản, các tổ chức lãnh đạo chống phá, giúp đỡ nhau trong một số cuộc đấu tranh nhưng lại công kích tranh

- 2 Học sinh trả lời.

- Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.

- Nghe.

- Nghe.

- Cả lớp nghe và thảo luận.

- Hợp nhất 3 Đảng.

- Nguyễn Ái Quốc

(23)

- Diễn ra tại Hoa Kì, 3.2.1930. Do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.

III – CỦNG CỐ:

giành ảnh hưởng với nhau ® thiếu tính thống nhất trong lãnh đạo.

? Tình hình nói trên đặt ra yêu cầu gì?

? Ai là người có thể làm được điều đó?

? Vì sao chỉ có lãnh tụ

Nguyễn Ái Quốc mới có thể thống nhất các tổ chức Cộng Sản ở Việt Nam?

! Đọc sgk.

? Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu? thời gian nào? do ai chủ trì?

? Sự thống nhất các tổ chức Cộng sản đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng Việt Nam?

? Tại sao ngày 3.2 trở thành ngày kỉ niệm lớn của nước ta.

! Nhắc lại nội dung bài học.

- Giao bài tập về nhà.

- Nhận xét giờ học.

- Có hiểu biết rộng, có uy tín, được người dân Việt Nam ngưỡng mộ.

- Trả lời.

- Có 1 tổ chức thống nhất lãnh đạo.

- Đánh dấu một sự kiện lịch sử trọng đại: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

Rút kinh nghiệm:………

………

………

Ngày soạn: 6/10/2015

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 9/10/2015

(24)

Mơn: Đạo Đức lớp 4

Bài: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA ( TiÕt 1) I.Mục tiêu:

Kiến thức: Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.

Kĩ năng: Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của

Thái độ: Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước… trong cuộc sống hằng ngày.

II.Các kĩ năng sống được tích hợp trong bài - KN bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của.

- KN lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân.

III.Các phương pháp sử dụng trong dạy học - Tự nhủ, Thảo luận nhóm, Đĩng vai, Dự án.

IV.Đồ dùng dạy học

- Sách giáo khoa, vở bài tập Đạo đức lớp 4 - Các tranh ảnh, mẫu chuyện liên quan.

V.Hoạt động trên lớp

Hoạt động dạy học của giáo viên Hoạt động học của học sinh 1. Ổn định

2. KTBC

- GV nêu yêu cầu kiểm tra:

+ Nêu phần ghi nhớ của bài “Biết bày tỏ ý kiến”

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu em khơng được bày tỏ ý kiến về những việc cĩ liên quan đến bản thân em?

3. Bài mới:

Giới thiệu bài: GV kể cho học sinh nghe mẫu chuyện về tiết kiệm tiền của

Nội dung:

Hoạt động 1: Thảo luận nhĩm (các thơng tin trang 11- SGK, đặt tên tranh BT1-VBT)

- GV chia lớp thành 6 nhĩm, yêu cầu các nhĩm đọc và thảo luận các thơng tin trong SGK/11

- Học sinh thực hiện yêu cầu.

- Các nhĩm thảo luận.

- Đại diện từng nhĩm trình bày.

(25)

+ Ở Việt Nam hiện nay nhiều cơ quan cĩ biển thơng báo: “Ra khỏi phịng nhớ tắt điện”.

+ Người Đức cĩ thĩi quen bao giờ cũng ăn hết, khơng để thừa thức ăn.

+ Người Nhật cĩ thĩi quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày.

Ø Em nghĩ gì khi xem tranh và đọc các thơng tin trên?

Ø Theo em, cĩ phải do nghèo nên mới phải tiết kiệm khơng?

Ø Em hãy đặt tên 2 tranh trong bài tập 1. Vở bài tập

-GV kết luận: Tiết kiệm là một thĩi quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.

Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong Bài tập 1. SGK/12

Em hãy cùng các bạn trao đổi, bày tỏ thái độ về các ý kiến dưới đây (Tán thành, phân vân hoặc khơng tán thành… )

% Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn.

% Tiết kiệm tiền của là ăn tiêu dè sẻn.

% Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lí, cĩ hiệu quả.

%Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà.

- GV đề nghị học sinh giải thích về lí do lựa chọn của mình.

- GV kết luận:+ Các ý kiến c, d là đúng.

+ Các ý kiến a, b là sai.

Hoạt động 3: Thảo luận chung Bài tập 3- SGK/12

- Nhiều học sinh lần lượt nêu tên 2 tranh

- Học sinh bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước .

- Học sinh chọn cách phù hợp, nhiều học sinh trình bày

(26)

Em hãy giúp bạn Hà chọn cách giải quyết phù hợp :

a) Bỏ ngay hộp màu cũ, dùng hộp mới.

b) Dùng cả hai hộp một lúc.

c) Mang cho hộp cũ, dùng hộp mới.

d) Cất hộp mới để dành, dùng nốt hộp màu cũ.

- GV kết luận: Chúng ta cũng có thể có thể cho lại bạn nghèo hộp cũ, còn mình dùng hộp mới. Để tiết kiệm tiền thì các em nên chọn cách thứ tư là phù hợp nhất.

4. Củng cố - Dặn dò

- Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của - Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân

- Chuẩn bị bài tiết sau.

Rút kinh nghiệm:………

………

………

Môn : Địa lí lớp 4

Bài: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN I. Mục tiêu :

Kiến thức: Học xong bài này học sinh biết: một số dân tộc ở Tây Nguyên.

- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên.

Kĩ năng: mô tả về nhà rông ở Tây Nguyên.

- dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh, ảnh để tìm kiến thức.

Thái độ: Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyênvà có ý thức tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc.

II. Chuẩn bị :

- Tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên.

III. Hoạt động trên lớp :

Hoạt động dạy học của giáo viên Hoạt động học của học sinh

(27)

1.Ổn định:

Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh

2. Kiểm tra bài cũ :

- Giáo viên nêu câu hỏi cho Học sinh - Kể tên một số cao nguyên ở Tây Nguyên.

- Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? - Nêu đặc điểm của từng mùa .

- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.

3. Bài mới :

a. Giới thiệu bài: ghi tựa b. Phát triển bài :

1. Tây Nguyên – có nhiều dân tộc sinh sống

* Hoạt động cá nhân:

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục 1 trong sgk rồi trả lời các câu hỏi sau : + kể tên một số dân tộc ở Tây

Nguyên

+ trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên? những dân tộc nào từ nơi khác đến ?

+ mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt ?

+ để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp , nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?

- Giáo viên gọi học sinh trả lời câu hỏi - Giáo viên sửa chữa và kết luận

2. Nhà rông ở Tây Nguyên:

* Hoạt động nhóm:

- Giáo viên cho các nhóm dựa vào mục 2 trong sgk và tranh, ảnh về nhà

ở ,buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo các gợi ý sau :

+ Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt ?

+ Nhà rông được dùng để làm gì ? + Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều

gì ?

- Học sinh chuẩn bị bài . - 3Học sinh trả lời câu hỏi . - Học sinh nhận xét, bổ sung.

- 2 Học sinh đọc . - Học sinh trả lời .

- Học sinh khác nhận xét .

- Học sinh đọc sgk.

- Học sinh các nhóm thảo luận và trình bày kết quả .

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

(28)

- Giáo viên cho đại diện các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả trước lớp . - Giáo viên sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày .

3. Trang phục, lễ hội:

* Hoạt động nhóm:

- Giáo viên cho các nhóm dựa vào mục 3 trong sgk và các hình 1, 2, 3, 5, 6 để thảo luận theo các gợi ý sau:

+ Người dân Tây Nguyên nam, nữ thường ăn mặc như thế nào ?

+ Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào ?

+ Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở tây nguyên?

+ Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội ?

+ Ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào?

- Giáo viên cho học sinh đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.

- Giáo viên sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày của nhóm mình.

- Giáo viên tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên.

4. Củng cố :

- Giáo viên cho học sinh đọc phần bài học trong khung sgk

- Nêu một số nét về trang phục và sinh hoạt của người dân Tây Nguyên.

5. Dặn dò:

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài :

“hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên”.

- Nhận xét tiết học .

- Học sinh dựa vào sgk để thảo luận các câu hỏi.

- Học sinh đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- 3 Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.

- Học sinh cả lớp.

Rút kinh nghiệm:………

………

………

(29)

Tổ trưởng

Dương Thị Đức

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 4: Hãy viết một bưu thiếp chúc thọ hoặc mừng sinh nhật ông ( hoặc bà). Nhớ ghi địa chỉ của ông bà ngoài

Bước 3: Dán ngôi sao vàng năm cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ

- GV tổ chức cho học sinh thực hành.Trong quá trình thực hành học sinh nào còn lúng túng, giáo viên quan sát giúp đỡ những học sinh đó để các em hoàn thành

Trả lời câu hỏi trang 18 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Vật sống hay không sống đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học, có thể được tổ chức theo

Bước 3: Dán ngôi sao vàng năm cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ

Bước 3: Dán ngôi sao vàng năm cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ

Nếu như học sinh phổ thông được cô giáo ra những bài tập nhất định về nhà thì sinh viên đại học phải tự tìm tòi tài liệu, chọn đọc tài liệu sao cho thích hợp

Abstract: Literature has a great significance in early childhood education. The introduction of children into literary works plays an important role in the