• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
43
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 15 Ngày thực hiện: Thứ 2, ngày 13/12/2021

Tập đọc Tiết 31: KÉO CO I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu ND : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy. (trả lời được các câu hỏi trong SGK )

- Đọc trôi chảy, rành mạch; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

- GDHS giữ gìn, phát huy những trò chơi dân gian.Năng lực tự học, NL giao tiếp và

hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ - HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- GV tổ chức chơi trò chơi: Hộp quà bí mật

- Một số câu hỏi trong hộp quà:

+ Bạn hãy đọc thuộc lòng khổ 1 của bài Tuổi Ngựa

+ Bạn hãy đọc thuộc lòng khổ 2 của bài Tuổi Ngựa

+ Bạn hãy đọc thuộc lòng khổ 3 của bài Tuổi Ngựa

+ Bạn hãy đọc thuộc lòng bài thơ Tuổi Ngựa

+ Nêu nội dung bài thơ

- GV nhận xét, dẫn và giới thiệu bài.

- GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát và trả

lời:

+ Bức tranh vẽ cảnh gì?

+Trò chơi này thường diễn ra vào những dịp nào trong năm?

* GV giới thiệu: Kéo co là một trò chơi dân gian có mặt ở khắp các địa phương của nước ta. Đây là trò chơi giúp rèn luyện sức khoẻ, vui và phù hợp với mọi lứa tuổi. Để biết được cách chơi kéo co ở một số địa phương chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

- Ghi đầu bài.

- HS lắng nghe, chơi trò chơi

+ Tranh vẽ cảnh 2 đội đang chơi kéo co, xung quanh có nhiều người xem, cổ vũ...Trò chơi này thường diễn ra vào các dịp lễ hội, Tết cổ truyền,...

- HS lắng nghe

(2)

2. HĐ hình thành kiến thức mới ( 23 p) a. Luyện đọc

- GV chia đoạn:

+ Đoạn 1: Kéo co... bên ấy thắng.

+ Đoạn 2: Hội làng Hữu Trấp.... người xem hội.

+ Đoạn 3: Còn lại.

+ Lần 1: Gọi 2 HS đọc nối tiếp toàn bài.

GV kết hợp sửa phát âm.

+ Lần 2: Gọi 2 HS đọc nối tiếp toàn bài.

GV kết gọi HS giải nghĩa từ.

+ Lần 3: Yêu cầu HS luyện đọc cặp đôi.

- Gọi HS thi đọc.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV nêu giọng đọc và đọc mẫu.

b. Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn đầu của bài và trả lời câu hỏi:

- Phần đầu bài giới thiệu cho người đọc điều gì ?

+ Qua phần đầu, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ?

- Đoạn đầu cho em biết điều gì?

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

- Đoạn 2 giới thiệu điều gì ?

+ Hãy giới thiệu cách chơi kéo co của làng Hữu Trấp ?

- Gọi HS nhận xét.

- Nội dung chính của đoạn 2 là gì?

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại:

+ Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì

đặc biệt ?

Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui ? - Đoạn cuối của bài nói lên điều gì?

- Ngoài trò chơi kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào ?

- Nêu nội dung chính của bài ? (Gv ghi bảng)

- HS theo dõi.

- HS đọc nối tiếp lần 1 - HS đọc nối tiếp lần 2.

- HS đọc chú giải

- HS đọc theo cặp trong . - Đại diện các nhóm đọc bài.

- HS nhận xét.

- 1 HS đọc cả bài.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm để trả lời:

- ... giới thiệu cách kéo co.

+ Có 2 đội, số người bằng nhau kéo co phải đủ 3 keo. Mỗi đội kéo mạnh về. . .

1. Kéo co là trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ.

- HS đọc thầm để trả lời:

- Giới thiệu cách thức kéo co của làng Hữu Trấp.

- 3 HS giới thiệu.

- HS nhận xét.

2. Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp

- HS đọc thầm để trả lời:

+ Thi giữa hai giáp trong làng. Số lượng không hạn chế, có giáp. . . + Đông người, sôi nổi, hò reo. . . 3. Cách chơi kéo co đặc biệt ở làng Tích Sơn

(3)

Kéo co là trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. Tục chơi kéo co ở các địa phương trên khắp đất nước là rất khác nhau.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (7 p) a. Đọc diễn cảm:

- Gọi 1HS đọc toàn bài. Nêu giọng đọc của từng đoạn.

- GV treo bảng phụ hướng dẫn HS đọc đoạn:

“Hội làng Hữu Trấp. . . người xem hội”.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

4. HĐ vận dụng, trải nghiệm ( 5 phút) + Nói về các trò chơi dân gian mà em biết + Em đã tham gia những trò chơi dân gian nào?

+ Khi tham gia các trò chơi đó em có cảm giác thế nào?

*GV kết luận: Các trò chơi dân gian là trò

chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ

của người Việt Nam. Nó mang lại cho chúng ta một tinh thần thi đấu, rèn cho chúng ta sức khỏe và trí tuệ. Ngày nay các nơi vẫn duy trì và phát huy các trò chơi dân gian đó

+ Trò chơi kéo co đem lại điều gì ? - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà đọc kĩ bài và chuẩn bị trước bài: Trong quán ăn “ Ba Cá Bống”

- Đấu vật, đu bay, múa võ, thổi cơm thi, đá cầu,. . .

- HS phát biểu ý kiến - 2, 3 HS nhắc lại.

- 1 HS đọc bài. 1 HS nêu cách đọc . + 2 HS đọc thể hiện.

- 3 HS thi đọc cả bài.

- HS đọc.

- HS trả lời

- 2 HS trả lời.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:

………...

………...

………...

Toán

Tiết 84: PHÂN SỐ I. Yêu cầu cần đạt

- Làm quen với khái niệm phân số

- Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc, viết phân số - HS có thái độ học tập tích cực.- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

(4)

*ĐC: Chỉ làm bài 1,2,3 II. Đồ dùng dạy - học

- GV: Máy chiếu. Bảng phụ, bút dạ.

- HS: SGK, vở ô li,

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV mở nhạc bài hát “Gánh gánh gồng gồng” yêu cầu HS nghe và nêu nội dung bài hát.

- Một nồi cơm nếp bạn nhỏ chia ra làm mấy phần và chia cho những ai?

- Theo em, có thể dùng số tự nhiên để biểu đạt số lượng cơm nếp mà bạn nhỏ đã chia cho những người thân trong gia đình không? Vì sao?

- GV nhận xét, chốt: không thể dùng số tự nhiên để biểu đạt …

- Vậy trong trường hợp chúng ta không thể dùng số tự nhiên để biểu đạt số lượng thì chúng ta sẽ biểu đạt chúng bằng phân số. Vậy để hiểu rõ về phân số, chúng ta cùng học bài hôm nay.

- GV ghi tên bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15p)

- GV đưa ra mô hình hình tròn như SGK:

+ Hình tròn chia làm mấy phần bằng nhau?

+ Đã tô màu mấy phần ?

- GV nêu: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau. Tô màu 5 phần, ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn.

Viết 65 (5 viết trên gạch ngang, 6 viết dưới gạch ngang, gạch ngang viết ở dòng kẻ ngang số 2 ).

Ta gọi 65 là phân số, có 5 là tử số, 6 là mẫu số.

- Mẫu số là tổng số phần bằng nhau được

- HS nghe và thực hiện yêu cầu.

- Bài hát nói về trò chơi gánh củi nấu ăn của các bạn nhỏ và tình cảm của bạn nhỏ đối với những người thân trong gia đình.

- Một nồi cơm nếp bạn nhỏ chia ra làm 5 phần và chia cho 5 người đó là: Ông, bà, bố, mẹ, chị và anh.

- Không. Vì một nồi cơm nếp chỉ có thể chia thành các phần cơm…

- HS lắng nghe

- HS viết tên bài vào vở.

- HS quan sát.

+ 6 phần bằng nhau.

+ tô màu 5 phần.

- HS theo dõi.

(5)

chia ra. Mẫu số luôn luôn khác 0.

- Hướng dẫn HS đọc, viết các phân số còn lại dựa vào những hình vẽ trong SGK.

* Kết luận: tr106/SGK

- GV nhấn mạnh tử số có thể bằng 0, mẫu số phải khác 0.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (17p)

Bài 1: Viết rồi đọc phân số chỉ...

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK rồi tự viết, đọc phân số. (GV quan sát nhắc nhở HS cách viết phân số cho đúng và đẹp).

- Gọi HS trình bày.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài 2: Viết theo mẫu.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả

+ Phân số nào có TS = 12, MS = 55? ...

Bài 3: Viết các phân số - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài.

- Tổ chức cho HS thi viết nhanh phân số.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

- Yêu cầu HS nhắc lại cách viết phân số Bài 4: Đọc các phân số sau

Giảm tải

- 3 HS đọc, viết. Phân số lần lượt là :

6

5 ;12 ; 43 ;74 - 3 HS đọc.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS tự làm bài.

- 3 HS lên bảng làm bài, nêu mẫu số và tử số của phân số đã viết.

7.

;3 6

;3 10

; 7 4

;3 8

;5 5 2

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- 2 HS làm bảng phụ.

- HS nhận xét.

PS TS MS PS TS MS

11

6 6 11 83 3 8

10

8 8 10 1825 18 25

12

5 5 12 1255 12 55 - Đổi chéo vở, kiểm tra cho bạn.

+ 2 HS nêu

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài.

- Mỗi tổ cử đại diện lên viết nhanh các phân số có trong bài.

a. 52 ; b. 1211; c.94 ; d. 109 ; e.

84 52

- 2 HS nhận xét.

(6)

4. Hđ vận dụng, trải nghiệm (3p)

- Yêu cầu từng HS đọc một phân số bất kì

và nêu rõ tử số và mẫu số của phân số đó.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS về ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

- 3 HS thực hiện: (hai phần ba, tử số là 2, mẫu số là 3) …

- HS lắng nghe IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:

………...

………...

………...

Toán

TIẾT 85: PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN I. Yêu cầu cần đạt

- Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số; tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.

- Biết cách viết thương của các phép chia số tự nhiên dưới dạng phân số (PS có TS bé

hơn MS), biểu diễn được các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1

- HS tích cực, cẩn thận khi làm bài- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic

II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ bài 3 - HS: SGK, vở ô li

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu ( 5 phút) - GV tổ chức phần thi: Ai nhanh - Ai đúng

+ Cho ví dụ về phân số. Chỉ rõ tử số , mẫu số?

- GV theo dõi và nhận xét.

- GV lưu ý những lỗi thường gặp phải khi thực hiện phép chia số tự nhiên trong phân số, giới thiệu vào bài: Phân số và phép chia số tự nhiên.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15 phút)

a) Trường hợp có thương là một số tự nhiên

- GV nêu vấn đề: Chia đều 8 quả cam cho 4 em, mỗi em nhận được bao nhiêu quả

cam?

+ Thương là số như thế nào?

- Các số 8,4,2 được gọi là các số gì?

- GV: Đây là trường hợp chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác số 0) nhận được

- Đại diện 2 HS tham gia thi - Lớp theo dõi và nhận xét - Lắng nghe

- HS nêu cách thực hiện:

8 : 4 = 2 (quả cam)

- HS nêu: Thương là số tự nhiên.

- Là số tự nhiên.

(7)

thương là số tự nhiên.

- GV: Ngoài ra còn có trường hợp chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác số 0) không nhận được thương là số tự nhiên.

b) Trường hợp thương là phân số

- Ví dụ: Chia đều 3 quả cam cho 4 em, ta phải thực hiện phép chia như thế nào?

- Vì 3 không chia được cho 4 nên không tìm được thương là số tự nhiên.

+ Chia đều 3 quả cam cho 4 em, mỗi em được bao nhiêu quả cam?

+ Ba phần tư viết như thế nào?

- Như vậy ta đã viết kết quả phép chia 3 : 4 thành phân số

4 3. + Phân số

4

3có số bị chia là số nào? Số chia là số nào?

- Tương tự như trên, cho HS nhận xét và

tự nêu cách viết kết quả của phép chia 8 : 4 thành phân số

4 8

- Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác số 0) có thể viết như thế

nào?

- Yêu cầu vài HS nhắc lại.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (13p) Bài tập 1:

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV chốt đáp án:

7 : 9 =97 ; 5 : 8 =85; 6 : 19 = ; 1 : 3 =

3 1

+ Bài tập 1 củng cố kĩ năng gì?

Bài tập 2:

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm mẫu.

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV theo dõi và thống nhất đáp đúng:

- HS nhắc lại rồi tự nêu: Ta lấy 3 : 4 - Vì 3 không chia được cho 4 nên ta làm như sau:

+ Chia mỗi quả cam thành 4 phần bằng nhau rồi chia đều cho mỗi em một phần.

+ Sau 3 lần chia cam như thế, mỗi em được 3 phần, tức là

4

3quả cam.

+ Ta viết 3 : 4 =

4

3 (quả cam).

+ Số bị chia là 3, là tử số. Số chia là 4, là mẫu số.

- HS nhận xét và nêu cách viết

- HS nêu: Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác số 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.

- 2 HS nhắc lại và cho thêm ví dụ.

- 1 HS đọc to. Lớp đọc thầm.

- HS làm bài cá nhân. 2 HS làm trên bảng. Lớp nhận xét.

- Củng cố kĩ năng viết thương của phép chia dưới dạng phân số.

- 1 HS đọc to.

(8)

36: 9 =

9

36 = 4 ; 88: 11 =

11 88= 8;

0: 5 =

5

0 = 0; 7 : 7 =

7 7= 1

+ Hãy nêu nhận xét về phép chia 0 cho 1 số tự nhiên?

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (7p) Bài tập 3:

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV tổ chức cho HS chữa bài dưới hình thức trò chơi" Ai nhanh, ai đúng"

- GV gợi ý để HS thấy: Mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng một phân số có mẫu số bằng 1.

- GV nhận xét giờ học.

- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập, vận dụng tốt các bài vào thực tế.

- 1 HS nêu lại mẫu

- HS làm cá nhân. 2 em làm trên phiếu. Lớp nhận xét.

- Đều bằng 0

- 1 HS đọc to. Lớp đọc thầm.

- HS làm bài cá nhân.

- Lớp chia 2 đội. Mỗi đội cử 1 em lên bảng thi làm nhanh. Lớp theo dõi, nhận xét và kết luận đội thắng cuộc.

6 = ;

1

6 1 =

1

1; 27 =

1 27; 0 = 3 =

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:

………...

………...

………...

Chính tả

TIẾT 13: KIM TỰ THÁP AI CẬP. CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP I. Yêu cầu cần đạt:

- Viết đúng đúng và trình bày đúng bài chính tả sạch sẽ, biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật; không mắc quá năm lỗi trong bài. Hiểu nội dung đoạn cần viết

- Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng chính tả.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết. Phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học,...

*ĐC: Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 19, 20) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. HĐ khởi động(5’)

(9)

- GV tổ chức cho Hs chơi trò chơi viết các từ nhanh và đúng nhất sáng sủa, tinh xảo, nhiệt tình, sinh động, sắp xếp.

- Nhận xét, đánh giá

2. Hđ hình thành kiến thức:

a. Giới thiệu bài (1’)

b. Hướng dẫn nghe - viết (25’) - Gv đọc bài chính tả

- Kim tự tháp có gì đặc biệt ?

- Kể tên những danh từ riêng trong bài ? - Gv lưu ý những từ Hs dễ viết sai, yêu cầu Hs viết: công trình, Ai Cập, hành lang.

- Gv nhận xét, chữa lỗi, lưu ý cách trình bày - GV hd cách viết

* Hs viết ở nhà

3. Hđ luyện tập. thực hành Hướng dẫn làm bài tập(9’)

Bài tập 2: Chọn chữ viết đúngchính tả điền vào chỗ trống

- Yêu cầu Hs làm vào vở bài tập - Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

* BVMT: GV liên hệ thực tế, gd HS ý thức bảo vệ môi trường

Bài tập 3a: Điền các từ ngữ thích hợp - Yêu cầu Hs suy nghĩ để sắp xếp các từ đã cho vào cột thích hợp.

- Gv theo dõi, giúp đỡ Hs khi cần.

- Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

4. Hđ vận dụng, trải nghiệm(5’) - Kim tự tháp có gì đặc biệt ?

* Liên hệ giáo dục Hs niềm tự hào về những di sản văn hoá thế giới nhất là Vịnh Hạ

Long

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung giờ học. Tuyên dương học sinh.

- Về nhà luyện viết, chuẩn bị bài sau.

- 2 Hs viết bảng, lớp viết nháp.

- Nhận xét bài

- Hs đọc thầm bài viết.

- Là công trình kiến trúc nổi tiếng của người Ai Cập cổ đại.

- Ai Cập.

- Tìm từ, báo cáo

- 2 Hs lên viết bảng, lớp viết nháp.

- Lớp nhận xét.

- Hs viết bài.

- Hs soát lỗi.

- Hs đổi chéo vở, soát lỗi cho bạn.

- Hs chú ý lắng nghe.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm bài. 1Hs làm bảng phụ - Hs đọc bài làm của mình, chữa bài.

Từ cần điền: sinh vật, biết, sáng tác, tuyệt mĩ, xứng đáng.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs suy nghĩ làm bài.

- 1 Hs chữa vào bảng phụ.

Đáp án:

Từ đúng Từ sai

sáng sủa sản sinh sinh động

sắp sếp tinh sảo bổ xung

(10)

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:

……...………...

………...

………

Ngày thực hiện: Thứ 3, ngày 14/12/2021

Luyện từ và câu

Tiết 28: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRÒ CHƠI - ĐỒ CHƠI I. Yêu cầu cần đạt

- Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân biệt một số trò chơi quen thuộc (BT1).

Tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có liên quan đến chủ điểm (BT2); bước đầu biết sử dụng được một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể (BT3) - Ghi nhớ thành ngữ, tục ngữ có liên quan đến chủ điểm tiết học

- HS có ý thức bảo vệ, giữ gìn đồ chơi, chơi các đồ chơi an toàn và tham gia các trò

chơi lành mạnh có lợi cho sức khoẻ. NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác GDQTE: Quyền được vui chơi.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ, phiếu học tập - HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu ( 5 phút )

+ Khi ở trường, các con thường chơi trò

chơi gì ?

+ Những trò chơi nào các con thường chơi ở nhà ?

- Những trò chơi không chỉ giúp chúng ta thư giãn sau mỗi giờ học mà nó còn rèn luyện sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ của con người. Đó là những trò chơi gì ? Cô và

các con sẽ cùng tìm hiểu qua bài hôm nay.

2. Hđ luyện tập, thực hành ( 20 phút ) Bài 1: Viết vào bảng phân loại theo mẫu cho dưới đây.

- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trong thời gian 3 phút.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày, chữa bảng phụ.

- 2 HS trả lời.

- 2, 3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Từng cặp HS trao đổi, làm bài theo nhóm đôi. 2 nhóm làm bảng phụ.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả

phân loại từ:

(11)

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- GV cùng HS cả lớp nói cách chơi một số trò chơi các em có thể chưa biết:

GV kết luận:

Bài 2: Chọn thành ngữ, tục ngữ ứng với mỗi nghĩa dưới đây, theo mẫu.

- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV tổ chức trò chơi Tiếp sức: có 3 đội chơi, mỗi đội có 4 thành viên. Trong cùng khoảng thời gian, các thành viên của mỗi đội nối tiếp nhau hoàn thành bài. Đội nào thực hiện đúng và nhanh nhất sẽ thắng cuộc.

- GV dán 3 tờ phiếu ( sgk/ 157), giới thiệu luật chơi, chọn đội chơi.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- Cho HS nhẩm học thuộc lòng và thi học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ.

GV kết luận: Qua bài tập, các con đã hiểu được nghĩa của một số các câu thành ngữ, tục ngữ.

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm ( 15 phút ) Bài 3: Chọn những thành ngữ và tục ngữ ở bài tập 2 để khuyên bạn:

a) Nếu bạn chơi với một số bạn hư nên học kém đi.

b) Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra là

mình gan dạ.

- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, thời gian 3 phút.

- GV nhắc HS: Chú ý phát biểu thành tình huống đầy đủ. Có tình huống có thể dùng

+ Trò chơi rèn luyện sức mạnh:

kéo co, vật.

+ Trò chơi rèn luyện sự khéo léo:

nhảy dây, lò cò, đá cầu. . - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS lên bảng thực hiện. HS còn lại làm trọng tài.

- 2, 3 HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Chơi với lửa nghĩa là: làm một việc nguy hiểm.

Ở chọn nơi, chơi chọn bạn nghĩa là: phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống.

- 1, 2 HS đọc lại các thành ngữ, tục ngữ.

- HS lắng nghe.

(12)

1, 2 thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn.

- Gọi HS trình bày.

- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV kết luận:

+ Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi. Em sẽ nói với bạn: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn”. Cậu nên chọn bạn tốt mà chơi.

GDQTE: Quyền được vui chơi.

* Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học. Tuyên dương HS có ý thức học tập tốt.

- Dặn dò HS.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS thảo luận nhóm.

Đại diện 4 5 nhóm trình bày.

- HS viết vào VBT.

- HS lắng nghe.

- HS ghi đầu bài.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:

………...

………...

………...…

Tập làm văn

TIẾT 29: QUAN SÁT ĐỒ VẬT I. Yêu cầu cần đạt:

- Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau; phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác (ND Ghi nhớ).

- Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc (mục III).

- Tích cực, tự giác làm bài. NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo II. Đồ dùng:

-Gv: 1 số đồ chơi.

- Hs: VBT

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút):

- Hãy kể tên những đồ vật mà em yêu thích?

- Dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức (15p Yêu cầu 1

- Yêu cầu hs đọc đề bài.

- Cho hs quan sát một số đồ chơi ở sgk/153 và 1 số đồ chơi khác.

- Yêu cầu các em giới thiệu đồ chơi của mình.

- Cho hs đọc gợi ý.

- Nhận xét, sửa cách dùng từ, diễn đạt.

- HS nối tiếp nhau kể.

* Hoạt động cả lớp

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- quan sát.

- Hs nối tiếp giới thiệu.

VD: Em có chú gấu bông rất đáng yêu.

Đồ chơi của em là một chiếc ô tô chạy bằng pin; ….

(13)

Yêu cầu 2:

- Nêu yêu cầu bài.

-Theo em khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?

- Nhận xét, kết luận: Để quan sát ....

b. Ghi nhớ:

- GV chốt lại phần ghi nhớ.

- Gọi hs đọc ghi nhớ.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10p) - Yêu cầu hs đọc đề bài.

- Dàn ý bài văn miêu tả đồ vật gồm có mấy phần, đó là những phần nào.

- Yêu cầu hs tự làm vào vở bài tập.

- Theo dõi giúp đỡ học sinh.

- Nhận xét,

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p - Khi quan sát đồ vật ta cần chú ý điều gì?

- Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau.

*Hoạt động cá nhân.

- 1hs nêu.

- Trình tự hợp lí từ bao quát đến từng bộ

phận.

- Quan sát bằng nhiều giác quan.

- Tìm ra đặc điểm riêng để phân biệt nó với đồ vật khác.

- 2 học sinh đọc to, lớp đọc thầm.

- 2 học sinh đọc đề bài.

Đề bài: Dựa vào kết quả quan sát của em, hãy lập dàn ý cho bài văn tả đồ chơi mà

em đã chọn.

- Có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Tự làm bài.

- Nối tiếp học sinh đọc bài.

- Lớp nhận xét.

Mở bài: Giới thiệu gấu bông - đồ chơi em thích nhất.

Thân bài:

- Hình dáng: Gấu bông không to lắm, gấu ngồi, dáng tròn, tay vòng phía trước ngực.

- Bộ lông: màu nâu sáng pha mấy mảng màu hồng ở tai.

- Hai mắt: đen láy, tròn xoe, trông rất thông minh, nghịch ngợm..

Kết bài:

- Em rất yêu chú gấu bông.

- Em luôn coi chú như một người bạn thân thiết nhất.

- 2 học sinh trả lời.

+ Trình tự hợp lí từ bao quát đến từng bộ

phận.

+ Quan sát nhiều giác quan.

+ Tìm ra đặc điểm riêng để phân biệt nó với đồ vật khác

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:

………...

………...

………...…

(14)

Toán

TIẾT 86: PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN (TIẾP THEO) I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:

- Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số

- Biểu diễn được thương của phép chia 2 số tự nhiên dưới dạng PS (PS có TS lớn hơn MS)- Bước đầu biết so sánh phân số với 1.

- Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: 1 và 3 II. Đồ dùng dạy - học

- GV: Mô hình các hình tròn bằng nhau. Bảng phụ, máy chiếu.

- HS : SGK , vở ô li

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tiếp sức - GV chia lớp thành 3 đội chơi, mỗi đội cử 3 người tham gia chơi theo nội dung :

+ Hãy viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số.

7:9; 5:8; 6:12;...

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15p) a) Biểu diễn thương của phép chia 2 số tự nhiên dưới dạng PS

* Ví dụ 1:

- Gv nêu ví dụ 1 và vẽ hình như trong SGK lên bảng.

+ Vân đã ăn 1 quả cam tức là ăn được mấy phần?

- GV nêu: ta nói Vân ăn 4 phần hay 44 quả cam.

+ Vân ăn thêm 14 quả cam tức là ăn thêm mấy phần nữa?

+ Như vậy Vân đã ăn tất cả mấy phần?

- GV nêu: Ta nói Vân ăn 5 phần hay 45 quả cam.

=>KL: Mỗi quả cam được chia thành 4 phần bằng nhau, Vân ăn 5 phần, vậy số cam Vân đã ăn là

4

5 quả cam.

- 3 HS tham gia trò chơi.

Cá nhân – cả lớp

- 1HS đọc ví dụ và quan sát hình minh hoạ, trả lời các câu hỏi:

+ 4 phần.

+ 1 phần.

+ 5 phần.

- HS lắng nghe.

(15)

* Ví dụ 2:

- Gv nêu ví dụ 2 và vẽ hình như SGK.

+ Chia đều 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người được mấy phần quả cam?

=> GV nhắc lại: Chia đều 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người được 45 quả cam.

Vậy 5: 4 =...?

Vậy có thể biểu diễn thương của phép chia 5 : 4 dưới dạng PS là: 45

b. So sánh 1 phân số với 1:

+ 45 quả cam và 1 quả cam thì bên nào có nhiều cam hơn? Vì sao?

+ So sánh 45 và 1.

+ Hãy so sánh mẫu số và tử số của phân số

4 5

+ Vậy những PS như thế nào thì lớn hơn 1?

Nêu ví dụ.

=> GV kết luận 1: Những phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì lớn hơn 1.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp để rút ra các kết luận

+ Vậy những PS như thế nào thì bằng 1?

Nêu ví dụ.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15p) Bài 1: Viết thương của mỗi phép chia dưới dạng phân số:

- GV cho HS làm bài cá nhân.

- Gv nhận xét, chốt đáp án đúng.

Bài 3

- GV cho HS làm bài cặp đôi.

- HS nhắc lại.

- 1HS đọc lại ví dụ và quan sát hình minh họa cho ví dụ - nêu cách chia.

Chai mỗi quả cam thành 4 phần bằng nhau, lần lượt đưa cho mỗi người 1 phần...

+ Mỗi người được 45 quả cam.

+ 5: 4 = 45

- HS viết vào nháp.

+ 45 quả cam nhiều hơn 1 quả cam 45 quả cam là 1 quả cam thêm 41 quả cam.

54 1

+ Phân số 45 có tử số lớn hơn mẫu số.

- HS nhắc lại.

+ PS có TS lớn hơn MS Ví dụ: 177 3472 5629 - HS nhắc lại.

- Hs nêu yêu cầu

- Hs tự làm bài, đổi chéo vở kiểm tra.

- 2 Hs làm trên bảng phụ.

- HS nhận xét, chữa bài Đáp án:

7 7 9 :

9 8:5 58

11 11 19 : 19

3 3 3 :

3

15 15 2 : 2

- HS đọc yêu cầu

- 2 HS cùng bàn thảo luận làm bài, 2

(16)

- GV gọi các nhóm trình bày - GV chốt đáp án đúng

- Nêu nhận xét về:

Phân số bé hơn 1 Phân số bằng 1 Phân số lớn hơn 1

4. HĐ vận dụng, trải nghiệm (5p)

- Lấy VD về phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên và biểu diễn dưới dạng phân số

- Tìm: Phân số bé hơn 1, phân số bằng 1, phân số lớn hơn 1.

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

nhóm làm bảng phụ.

- Lớp nhận xét, chữa bài

10

; 6 14

; 9 4 )3

a b)2424 c)1719 ;

- HS nêu

+ PS có TS bé hơn MS + PS có TS bằng MS + PS có TS lớn hơn MS

- HS thực hiện - Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:

………...

………...

………...…

Kể chuyện

TIẾT 13: ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của các câu chuyện (đoạn truyện) đã kể

- Biết sắp xếp các sự việc cho hợp lí để kể lại rõ ràng; biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

- Rèn phẩm chất nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ; Phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học,...

*ĐC: Chủ điểm «Khám phá thế giới» (tuần 29, 30, 31), GV lựa chọn tổ chức cho HS thực hành 01 bài kể chuyện: Bài Đôi cánh của Ngựa Trắng

II. Đồ dùng dạy - học - GV: Bảng phụ, máy chiếu.

- HS : SGK , vở ô li

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ khởi động ( 5’)

- 2 Hs lên bảng kể chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe, được đọc

- Nhận xét

2. Hđ hình thành kiến thức 30’) 1. Giới thiệu bài

- Hs thực hiện yêu cầu - 2 HS lên bảng kể

(17)

- Nêu sơ lược câu chuyện như SGV 189 2. GV kể chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng - GV kể lần 1(giọng phù hợp diễn biến của chuyện)

- GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh hoạ

- Phần lời ứng với mỗi tranh

- GV kể lần 3

3. HĐ luyện tập thực hành

* Hướng dẫn HS kể và nêu ý nghĩa chuyện a) Kể trong nhóm

b) Thi kể trước lớp

+ Nêu ý nghĩa của chuyện 4. HĐ vận dụng, trải nghiệm:

+ Tìm câu tục ngữ phù hợp với câu chuyện?

* Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học. Dặn hs về nhà học bài, làm bài và chuẩn bị bài sau.

- Nghe mở sách

- Quan sát tranh, đọc thầm nhiệm vụ - HS nghe, kết hợp theo dõi tranh minh hoạ.

- Tranh 1: Hai mẹ con Ngựa trắng quấn quýt bên nhau

- Tranh 2: Ngựa Trắng ao ước có cánh như Đại Bàng Núi.

- Tranh 3: Ngựa Trắng xin mẹ cho đi xa cùng Đại Bàng.

- Tranh 4: Sói Xám ngáng đường Ngựa Trắng

- Tranh 5: Đại Bàng Núi lao xuống đánh sói cứu Ngựa Trắng.

- Tranh 6 : Ngựa Trắng thấy chân mình bay trên không như Đại Bàng.

- Quan sát tranh trên bảng lớp - Nghe GV kể

- Mỗi nhóm 3 HS kể cho nhau nghe chuyện.

- Mỗi tổ cử 1 nhóm thi kể từng đoạn theo 6 tranh, sau đó kể cả chuyện + Phải mạnh dạn đi ra ngoài học hỏi mới hiểu biết và khôn lớn vững vàng.

- Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

* HS thấy được nét thơ ngây và đáng yêu của ngựa trắng từ đó có ý thức bảo vệ động vật hoang dã.

- Hs nêu IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:

………...

………...

………...…

khoa học

TIẾT 27: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM I. Yêu cầu cần đạt:

- Biết được thế nào là không khí sạch, thế nào là không khí bị ô nhiễm. Tác hại của không khí bị ô nhiễm

(18)

- Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,…

- Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch. NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác,...

* GDBVMT: GD HS có ý thức giữ gìn bầu không khí

*KNS: - Tìm kiếm và xử lí thông tin về các hành động gây ô nhiễm môi trường - Trình bày, tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch

- Lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường không khí II. Đồ dùng dạy học.

- Hình trang 78, 79 Sgk.

- St các hình vẽ, tranh ảnh về cảnh thể hiện bầu không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm.

III. Các học động dạy và học chủ yếu.

Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động mở đầu (5 Phút)

- Nêu cách phòng chống bão ở địa phương em ? - Gv nhận xét.

- Khi đi qua đống rác em cảm thấy như thế

nào?

- Khi chúng ta đi vào nơi sạch sẽ, có nhiều cây xanh em có cảm giác như thế nào?

- GV nhận xét, kết nối vào bài

2. HĐ hình thành kiến thức mới (20 p)

Hoạt động 1: Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch

- Yêu cầu Hs quan sát các hình trang 78, 79 Sgk và thảo luận cặp đôi chỉ ra:

+ Nội dung của mỗi hình vẽ là gì?

+ Hình nào thể hiện không khí trong sạch? Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm ?

- Gv yêu cầu một số Hs nhắc lại một số tính chất của không khí, từ đó phân biệt không khí sạch và không khí bẩn.

* Kết luận: Không khí sạch là kkông khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị ...

- Không khí bẩn là không khí có chứa một trong các loại khói, các loại bụi, vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép ...

Hoạt động 2:

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí - Yêu cầu Hs liên hệ thực tế:

+ Nguyên nhân nào làm không khí bị ô nhiễm nói chung và nguyên nhân làm không khí ở địa phương bị ô nhiễm nói riêng?

- Gv lắng nghe các ý kiến của Hs rồi kết luận.

Hoạt động của học sinh - 2 Hs trả lời.

+ Lớp nhận xét.

- HS nêu: hôi thối, mùi khó chịu…

- Rất mát mẻ và dễ chịu…

- HS lắng nghe

Làm việc cặp đôi.

- 2 Hs cùng bàn dựa vào hiểu biết của mình, thảo luận:

- Đại diện Hs báo cáo trước lớp.

+ Hình 2 cho biết nơi có không khí trong sạch, cây cối xanh tươi, không gian thoáng đãng.

+ Hình 1, 3, 4 cho biết nơi có không khí bị ô nhiễm.

- Hs làm theo yêu cầu của Gv.

- Hs lắng nghe.

(19)

* Kết luận: Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm: Do bụi (bụi tự nhiên, bụi do núi lửa sinh ra), bụi do hoạt động của con người. Do khí độc: Sự lên men thối của các xác sinh vật, rác thải, sự cháy của than đá, dầu mỏ, khói thuốc lá, chất độc hoá học ..

Hoạt động 3:

Tác hại của không khí bị ô nhiễm

- Không khí bị ô nhiễm có tác hại gì đối với đời sống của con người, động vật thực vật?

- Làm thế nào để bảo vệ môi trường không khí?

3. Hoạt đông luyện tập, thực hành.(5 phút) - GV tổ chức cho HS tham gia hỏi- đáp về nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm không khí.

- GV nhận xét, tuyên dương những bạn tham gia tích cực.

4. HĐ vận dụng, trải nghiệm. (5 phút)

- Mỗi học sinh viết nhanh ra giấy 3 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở địa phương em.

- Gọi một số học sinh nêu nhanh các ý kiến của mình.

- GV và HS cùng nhận xét.

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau

Hoạt động cả lớp - Hs phát biểu ý kiến:

+ Do khí thải của các nhà máy, khói, khí đọc bụi do các phương tiện ô tô thải ra, khí đọc, vi khuẩn .. do các rác thải sinh ra.

- Nhận xét, bổ sung.

- Hs chú ý lắng nghe.

Hoạt động cả lớp+ theo nhóm - HS phát biểu :

+ Gây bệnh viêm phế quản mãn tính

+ Gây bệnh ung thư phổi

+ Bụi về mắt sẽ gây các bệnh cho mắt.

- HS chia theo tổ thực hạnh hỏi- đáp: HS 1 tổ hỏi- HS tổ khác trả

lời và ngược lại.

- HS viết.

- 4-- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:

...

...

Ngày thực hiện: Thứ tư ngày 15/12/2021 Toán

TIẾT 87: PHÂN SỐ BẰNG NHAU I. Yêu cầu cần đạt:

- Bước đầu nhận biết được tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau.

- Biết cách tạo ra phân số bằng nhau từ phân số đã cho

- Tự giác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ.- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán

* Bài tập cần làm: Bài 1, 3 II. Đồ dùng dạy học

- GV: Hai băng giấy như bài học SGK. Bảng phụ

(20)

- HS: bút..

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 p)

+ Hãy nêu VD một phân số bé hơn 1?

+ Hãy nêu VD một phân số lớn hơn 1?

+ Hãy nêu VD một phân số bằng 1?

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới “ Phân số bằng nhau”

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.

(12p)

- GV đưa ra hai băng giấy như nhau, đặt băng giấy này lên trên băng giấy kia và cho HS thấy 2 băng giấy này như nhau.

+ Em có nhận xét gì về 2 băng giấy này?

- GV dán 2 băng giấy lên bảng.

+ Băng giấy thứ nhất được chia thành mấy phần bằng nhau, đã tô màu mấy phần? Hãy nêu phân số chỉ phần đã được tô màu của băng giấy thứ nhất.

+ Băng giấy thứ 2 được chia thành mấy phần bằng nhau, đã tô màu mấy phần? Hãy nêu phân số chỉ phần đã được tô màu của băng giấy thứ hai.

+ Hãy so sánh phần được tô màu của cả hai băng giấy.

+ Vậy

4

3 băng giấy so với

8

6 băng giấy thì như thế nào?

+ Từ so sánh 43 băng giấy so với 86 băng giấy, hãy so sánh 43 và 86 .

+ Như vậy để từ phân số 43 có được phân số 86 , ta đã làm như thế nào?

+ Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số cho một số tự nhiên khác 0, chúng ta được gì?

+ Hãy tìm cách để từ phân số

8

6 ta có được

- TBHT điểu hành lớp trả lời, nhận xét - 43 ; 75 ,…

- 3 7 ;

5 6 ;….

- 77 ; 1313; …

- HS quan sát thao tác của GV.

+Hai băng giấy bằng nhau (như nhau, giống nhau).

+ 4 phần bằng nhau, đã tô màu 3 phần. 43 băng giấy đã được tô màu.

+ 8 phần bằng nhau, đã tô màu 6 phần. 86 băng giấy đã được tô màu.

+ Bằng nhau.

+ 43 băng giấy = 86 băng giấy + 43 = 86

- HS thảo luận cặp đôi sau đó phát biểu ý kiến:

4

3 = 43xx22 = 86

+ Để từ phân số 43 có được phân số

(21)

phân số

4 3?

+ Khi chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho một số tự nhiên khác 0, chúng ta được gì?

- GV gọi HS nêu tính chất cơ bản của PS.

- GV chốt KT như phần bài học SGK 3. Hoạt động luyện tập, thực hành (16p) Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống.

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Nhận xét bài làm.

- GV chốt đáp án.

- Gv: Củng cố tính chất cơ bản của phân số.

Bài 2: Tính rồi so sánh kết quả.

* Giảm tải

Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Cho HS quan sát bảng, đọc yêu cầu BT.

- BT yêu cầu gì? Cách làm?

- Gọi 2 HS lên bảng thi làm bài.

- Goi HS nhận xét.

- Gv nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt.

- GV chốt cách tạo PS bằng nhau:

* Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (2p) - Chơi trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”

- GV chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội 5 HS tham gia chơi tiếp sức trên phiếu.

- Nội dung phiếu:

Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

...

1 = ...2 = ...3 = ...4 = ...5 - Gv và HS nhận xét.

- Gv tuyên dương đội làm đúng và nhanh

8

6 , ta đã nhân cả tử số và mẫu số của phân số 43 với cùng số 2.

+ Ta được một phân số bằng phân số đã cho.

- Hs nêu yêu cầu của bài.

- Hs làm bài cá nhân. Đọc bài làm.

Đáp án:

- Vài HS nhắc lại tính chất cơ bản của phân số.

- 2 HS đọc yêu cầu.

- HS thảo luận nhóm đôi và tìm kết quả

biểu thức.

- 2 HS lên bảng thực hiện kết quả.

a) 18: 3 = (18 x4) : ( 3 : 4 ) b) 81: 9 = (81: 3 ) : ( 9: 3 ) - HS nhận xét.

- HS lắng nghe - HS nêu yêu cầu.

- Viết số thích hợp vào ô trống.

- 2 HS lên bảng thi làm bài nhanh, đúng.

a) 3

2 15 10 75

50

b) 20

12 15

9 10

6 5

3

HS lắng nghe.

Đáp án :

1

1 = 22 = 33 = 44 = 55 - 2 HS trả lời.

- Ghi nhớ tính chất của PS

(22)

nhất.

- Thế nào là hai phân số bằng nhau ?

* Củng cố, dặn dò;

- Nhận xét giờ học.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:

………...

………...

………

Ngày thực hiện: Thứ năm ngày 16/12/2021 Toán

TIẾT 88: RÚT GỌN PHÂN SỐ I. Yêu cầu cần đạt;

- Hiểu thế nào là rút gọn phân số, phân số tối giản. Biết cách rút gọn phân số

- Bước đầu rút gọn được phân số và nhận biết được phân số tối giản (trường hợp đơn giản).

- HS có thái độ học tập tích cực.- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.GV:SGK, Bảng phụ 2. HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN 1. Hđ khởi động(5’)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tiếp sức

- GV chia lớp thành 3 đội chơi, mỗi đội cử 3 người tham gia chơi theo nội dung : + Hãy viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số.

7:9; 5:8; 6:12;...

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới.

2. HĐ hình thành kiến thức a. Gtb(1’)

b. Rút gọn phân số(10’) Gv nêu: Cho phân số

15

10. Tìm phân số bằng phân số trên nhưng có tử số và mẫu số nhỏ hơn.

- Làm thế nào để tìm được phân số đó ?

- 2 Hs lên bảng làm bài.

- Hs nêu

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs suy nghĩ phát biểu.

- HS: Dựa vào tính chất cơ bản của phân số.

15 10=

5 : 15

5 : 10 =

3 2

- Hs nhắc lại

(23)

* Gv kết luận: Phân số

15

10được rút gọn thành phân số

3 2hay

3

2là phân số được rút gọn từ phân số

15 10.

- Muốn rút gọn phân số ta làm như thế nào?

* Qui tắc: Sgk

Ví dụ 1: Rút gọn phân số

8 6

8 6=

2 : 8

2 : 6 =

4 3

- Phân số

4

3có rút gọn được nữa không ? Vì sao ?

Ví dụ 2: Rút gọn phân số

54 18

- Nêu các bước để rút gọn phân số ?

* Kết luận: Sgk

3. HĐ luyện tập, thực hành Bài tập 1(8’): Rút gọn phân số

- GV yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc các em rút gọn đến khi được phân số tối giản thì

mới dừng lại. Khi rút gọn có thể có một số bước trung gian, không nhất thiết phải giống nhau.

- GV theo dõi, nhận xét

Bài tập 2(6’) Trong các phân số sau...

- GV yêu cầu HS kiểm tra các phân số trong bài, sau đó trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, kết luận.

Bài tập 3(6’)

- Chia cả tử số và mẫu số cho cùng...

- 2 Hs đọc sgk.

- 2 Hs lên bảng làm.

- Lớp làm vào nháp.

- Chữa, nhận xét.

- Không rút gọn được - vì là phân số tối giản.

- 1 Hs lên bảng làm - 2 Hs đọc trong Sgk.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- 3 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở.

3

2 2 : 6

2 : 4 6

4

2 3 4 : 8

4 : 12 8

12

5

3 5 : 25

5 : 15 25

15

2 1 11 : 22

11 : 11 22

11

2 1 5 : 10

5 : 5 10

5

4 1 3 : 12

3 : 3 12

3 25 : 300

25 : 75 300

75

- Hs nhận xét

+ HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS thảo luận nhóm đôi và báo cáo kết quả.

a) Phân số

3

1 là phân số tối giản vì 1 và 3 không cùng chia hết cho số nào lớn hơn 1.

Tương tự với phân số

7 4,

73

72 cũng vậy

b) Phân số

12 8 ;

36

30 là phân số rút gọn được. Phân số rút gọn được là :

12 8 =

3 2 ;

6 5 36 30

- Hs nhận xét

Hs làm vào vở và báo cáo.

(24)

- Yêu cầu Hs tự làm bài vào vở - Gv nhận xét, chốt lại.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Nêu các bước rút gọn phân số ? - Thế nào là phân số tối giản ?

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học. Tuyên dương hs - Chuẩn bị bài sau.

72 54

4 3 12

9 36

27

- Hs nhận xét.

- Chia cả tử số và mẫu số cho cùng 1 số tự nhiên khác 0

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:

………...

………...

………

Khoa học

TIẾT 28: BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH I. Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ không khí trong sạch

- Thực hành bảo vệ bầu không khí trong sạch tại lớp học, gia đình, địa phương

- Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch. NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL sáng tạo

*BVMT: Có ý thức bảo vệ bầu không khí

*KNS:

- Trình bày, tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch - Lựa chon giải pháp bảo vệ môi trường không khí

II. Đồ dùng dạy học:

- Sưu tầm các tranh ảnh hình vẽ về các hoạt động bảo vệ bầu không khí.

III. Các học động dạy và học chủ yếu:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoat động mở đầu(5 phút)

- Nêu những nguyên nhân làm cho bầu không khí bị ô nhiễm ?

- GV tổ chức cho HS tham gia đóng tiểu phẩm: Đừng rú ga ầm ĩ”

+ Khi đi sau xe máy, phải chịu những khói bụi và tiếng ga, còi xe ầm ĩ em thấy thế

nào?

- GV: Bầu không khí trong sạch sẽ giúp cho cuộc sống cũng như sức khỏe của con người tốt hơn, vậy làm thế nào để bảo vê bầu không khí trong sạch chúng ta cùng tìm hiểu qua bài hôm nay..

2. Hđ hình thành kiến thức mới. (15 p) Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu

không khí trong sạch.

- HS nêu.

- HS lên tham gia đóng vai.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

(25)

- Yêu cầu Hs quan sát hình 80, 81. Sgk trả

lời câu hỏi:

+ Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch ?

+ Em có nhận xét gì về môi trường không khí nơi em ở hiện nay ? Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng đó ?

- Gv nhận xét, tổng kết ý kiến. Yêu cầu Hs liên hệ bản thân, gia đình kể những việc đã và sẽ làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.

* Kết luận: Sgk

3. Hoạt động luyện tập, thực hành.(8 p) Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí

trong sạch.

- Gv chia nhóm giao nhiệm vụ:

+ Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch.

+ Thảo luận để tìm ý cho nội dung tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ bầu không khí.

+ Không yêu cầu tất cả HS vẽ tranh chỉ phân công những HS có khả năng vẽ vào một nhóm, từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh cổ động - Gv đi tới các nhóm kiểm tra giúp đỡ các em cùng tham gia.

- Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của mình. Trình bày kết quả thảo luận.

- Gv tuyên dương nhóm hoạt động tốt

* Bạn cần biết: sgk

4. HĐ vận dụng, trải nghiệm(7 phút)

*BVMT: Bản thân em, gia đình và địa phương nơi em ở đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch?

- GV cho HS suy nghĩ trong vòng 3 phút.

Sau đó goi một số em lên trình nhanh

Làm việc cặp đôi.

- Hs quan sát tranh Sgk, thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi.

+ Những việc nên làm:

H1: Các bạn làm vệ sinh lớp học để tránh bụi.

H2: Vứt rác vào thùng có nắp đậy, để tránh bốc ra mùi hôi thối và khí độc.

H3, 5, 6, 7.

+ Những việc không nên làm:

H4: Nhóm bếp than tổ ong gây ra nhiều khói và khí thải độc hại.

- HS nêu nhận xét của mình và nguyên nhân tìm hiểu được

- Hs lắng nghe, liên hệ bản thân.

Làm việc theo nhóm.

- Hs chú ý lắng nghe để biết nhiệm vụ.

+ Hs các nhóm về vị trí của mình.

+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc như Gv đã hướng dẫn.

+ Học sinh vẽ tranh cổ động.

- Các nhóm cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ

bầu không khí trong sạch.

+ Các nhóm khác góp ý bổ sung.

- 3 Hs đọc mục bạn cần biết.

(26)

trong 1 phút những viêc mà mình sẽ làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.

- Nhận xét giờ học. Dặn dò chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe câu hỏi.

- HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến theo hiểu biết cá nhân.

- Hs lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:

………...

………...

………

Lịch sử

Tiết 15: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN

I. Yêu cầu cần đạt

- Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên.

- Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ, thuyết trình, kể chuyện.

- Tự hào về truyền thống chống giặc ngọại xâm của dân tộc. NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

*GDBVMT BĐ: Giáo dục học sinh vai trò biển góp phần chiến thắng quân Mông- Nguyên từ đó khẳng định chủ quyền của đất nước

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

- Lược đồ diến biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258) chống Mông Cổ xâm lược (phóng to).

- Những mẩu truyện về người thiếu niên Trần Quốc Toản.

2. Học sinh: SGK, VBT III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi:" Ô cửa bí mật"

- GV phổ biến luật chơi, tổ chức cho HS chơi.

+ Nêu những chi tiết chứng tỏ nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê.

+ Nêu ích lợi của việc đắp đê.

+ Ở địa phương em, nhân dân đã làm gì để phòng chống lũ lụt?

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi.

- Giáo viên chiếu trên màn hình tranh vẽ hình ảnh Trần Quốc Toản bóp nát quả cam và hình Thoát Hoan chui vào ống đồng chạy trốn, sau đó đưa ra câu hỏi để HS phát hiện ra nhân vật lịch sử rồi dẫn vào bài.

2. Hình thành kiến thức mới (25 phút) a. Tìm hiểu ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc

- HS lắng nghe và thực hiện

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

[r]

Mçi em ® îc viÕt mét tõ trong hä néi, hay hä ngo¹i theo hiÖu lÖnh cña c« råi chuyÒn nhanh cho

-Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tủy sống.. Một số dây thần kinh khác lại dẫn

QUÝ THẦY CÔ VỀ

Hộp quả cân với những quả cân có khối lượng khác nhau.

Tư thế

BÀI TẬP THỰC

Muốn giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ta thực hiện theo mấy bước?. Đó là những