• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề KT 1 tiết Sinh 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề KT 1 tiết Sinh 8"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

I. Ma trận và đề bài:

Các chủ đề chính Các mức độ nhận biết

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng

TNKQ TL TLKQ TL TLKQ TL

Chương I:

Khái quát cơ thể người

Câu 2 0,5đ

1 câu 0,5đ Chương II:

Sự vận động của cơ thể

Câu 1,3

Câu 2 2 đ

3 câu 3,0đ Chương III:

Tuần hoàn Câu 4,6 1đ

Câu 1

2đ Câu 5 0,5đ

Câu 3 3đ

5 câu 6,5đ

Tổng 5 câu

2,5đ

1 câu 2đ

1 câu 0,5đ

1 câu 2,0đ

1 câu 3,0đ

9 câu 10đ

* Đề bài:

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:

Câu 1. Loại khớp nào dưới đây không có khả năng cử động ?

A. Khớp giữa xương đùi và xương cẳng chân. B. Khớp giữa các xương hộp sọ.

C. Khớp giữa các đốt sống. D. Khớp giữa các đốt ngón tay.

Câu 2. Chức năng cơ bản của nơron là gì?

A. Cảm ứng và phân tích các thông tin.

B. Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin.

C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

D. Tiếp nhận và trả lời kích thích.

Câu 3. Khi nói về cơ chế co cơ, nhận định nào sau đây là đúng ?

A. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ ngắn lại.

B. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ dài ra.

C. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ dài ra.

D. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại.

Câu 4. Máu mang các chất dinh dưỡng và oxi đi nuôi cơ thể được xuất phát từ ngăn nào của tim?

A. Tâm nhĩ phải. B. Tâm thất phải. C. Tâm nhĩ trái. D. Tâm thất trái.

Câu 5. Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết kháng thể?

A. Bạch cầu mônô. B. Bạch cầu limphô B.

C. Bạch cầu limphô T. D. Bạch cầu ưa axit.

(2)

Câu 6. Ở người bình thường, trung bình mỗi chu kì thì tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong bao lâu?

A. 0,4 giây. B. 0,3 giây. C. 0,5 giây. D. 0,1 giây.

B. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Bạch cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể như thế nào?

Câu 2: (2.0 điểm) Để đảm bảo cho hệ cơ xương chắc khỏe và phát triển cân đối, chúng ta phải thực hiện những biện pháp vệ sinh nào?

Câu 3: (3 điểm)

a. Vẽ sơ đồ truyền máu? Nêu các nguyên tắc khi truyền máu?

b. Giải thích tại sao nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho và nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận?

II. Đáp án và biểu điểm:

A. Trắc nghiệm:

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6

Đáp án B C D D B A

0,5 điểm/ câu trả lời đúng

Tổng điểm trắc nghiệm: 3.0 điểm B. Tự luận:

u Ý Nội dung Điểm

1

* Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể:

- Khi vi khuẩn, virut xâm nhập vào cơ thể, các bạch cầu

tạo 3 hàng rào bảo vệ: 0.5

+ Thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt các vi khuẩn vào tế bào rồi tiêu hoá chúng (bạch cầu trung tính và mono).

0.5 + Limpho B: tiết ra kháng thể gây kết dính kháng

nguyên để vô hiệu hóa vi khuẩn. 0.5

+ Limpho T : phá huỷ các tế bào bị nhiễm vi khuẩn, vi rut bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng (nhờ cơ chế chìa khoá và ổ khoá giữa kháng nguyên và kháng thể), tiết ra các prôtêin đặc hiệu làm tan tế bào nhiễm.

0.5

Tổng điểm câu 1 2.0

2

* Để cơ và xương phát triển cân đối cần:

- Chế độ dinh dưỡng hợp lí. 0.5

- Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng. 0.5 - Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức. 0.5 - Chống cong, vẹo cột sống cần chú ý: mang vác đều 2

tay, tư thế làm việc, ngồi học ngay ngắn không nghiêng vẹo.

0.5

Tổng điểm câu 2 2.0

3 a * Sơ đồ truyền máu:

(3)

1

* Các nguyên tắc truyền máu:

- Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn nhóm máu cho phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh trước khi truyền máu.

1 b - Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho vì trong hồng

cầu không có kháng nguyên A và B nên khi truyền cho các nhóm máu khác không bị các kháng thể gây kết dính hồng cầu.

0.5 - Nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận vì trong

huyết tương không có 2 loại kháng thể α và β nên khi nhận từ các nhóm máu khác dù có các kháng nguyên cũng không bị kết dính hồng cầu.

0.5

Tổng điểm câu 3 3.0

Tổng điểm câu 1 + 2 + 3 7.0

Tổng điểm phần I + II = 10.0 điểm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khi mạch điện bị ngắn mạch hoặc quá tải, dòng điện trong mạch điện tăng lên vượt quá định mức, aptomat tác động tự động cắt mạch điện, bảo vệ mạch điện, thiết bị và đồ

Vì nhóm máu O hồng cầu không có kháng nguyên A và B nên khi truyền máu sẽ không gây kết dính với kháng thể có trong huyết tương của bất kì nhóm

Nghiên cứu đã được thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa lâm sàng và phòng xét nghiệm: những kết quả xét nghiệm thu được (phát hiện bệnh nhân có.. kháng thể

•Khi truyền nhầm nhóm máu, phản ứng truyền máu có thể xảy ra, trong đó hồng cầu của máu người cho bị ngưng kết, rất hiếm khi máu truyền vào gây ngưng kết hồng

Trong bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn thì sẽ có sự hiện diện của kháng thể chống kháng nguyên của tiểu cầu, kháng thể là IgG có thể kết hợp với IgM và IgA. Cơ chế

1 = xảy ra, 0 = đã được nghiên cứu và không có tương tác hoặc chưa có tài liệu nào được tìm thấy... The Sanford Guide to Antimicrobial Therapy 2010, David N

Việc phân lập các gen từ vi sinh vật bản địa (Bt) và thiết kế vector biểu hiện được các gen kháng hiệu quả một số loài sâu đục quả gây hại chính góp phần tạo giống

Điều này có thể giải thích do bệnh nhân của chúng tôi được chẩn đoán muộn với nhiều biến chứng, tần suất viêm phổi trước điều trị cao hơn các nghiên cứu khác