• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC HÓA 8_CHỦ ĐỀ 2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC HÓA 8_CHỦ ĐỀ 2"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KIỂM TRA 15 PHÚT –LẦN 1

Đề: Trong những chất sau đây: CaO, P2O5, PbO, SO3, CO2,Na2O, ZnO, N2O5, Al2O3, FeO. Hãy cho biết chất nào oxit axit, chất nào oxit bazơ và gọi tên các oxit trên?

Hướng dẫn làm bài:

Các em làm bài kiểm tra này trên giấy học sinh hoặc giấy kiểm tra như làm ở lớp (ghi rõ họ tên, lớp), ghi đề và làm,sau đó chụp hình và gửi qua zalo: Lam:

0935693470.

CHỦ ĐỀ 3: HIĐRO

(Gồm các bài: Tính chất-Ứng dụng của hidro; Điều chế hidro-phản ứng thế; Luyện tập)

( Số tiết thực hiện: 4 tiết)

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Qua chủ đề này, học sinh cần nắm được:

1.Kiến thức:

-Tính chất vật lí của hiđro -Tính chất hóa học của hiđro -Ứng dụng của hiđro

- Phương pháp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm cách thu khí hiđro - Phản ứng thế là gì.

2.Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hóa học của hiđro.

- Viết được phương trình hóa học minh họa được tính khử của hiđro.

-Tính được thể tích khí hiđro ( đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm.

-Quan sát thí nghiệm, hình ảnh… rút ra được nhận xét về phương pháp điều chế và cách thu khí hiđro. Hoạt động của bình Kíp đơn giản.

-Viết được PTHH điều chế hiđro từ kim loại (Zn, Fe) và dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng)

(2)

-Tính được thể tích khí hiđro điều chế được ở đkc 3.Thái độ: Qua chủ đề giáo dục học sinh:

- Tính tỉ mỉ, chính xác.

- Cẩn thận,chính xác.

- Lòng ham mê môn học

B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM I. Tính chất-Ứng dụng của hidro:

- Kí hiệu của hidro: H. Nguyên tử khối: 1

- Công thức hóa học của đơn chất: H2. Phân tử khối: 2 1. Tính chất vật lý:

Là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước.

2. Tính chất hóa học:

a. Tác dụng với oxi:

- Thí nghiệm:

- Đốt cháy hidro trong oxi: hidro cháy mạnh, trên thành lọ xuất hiện những giọt nước nhỏ.

PTHH: 2H2 + O2 to 2H2O

- Hỗn hợp sẽ gây nổ nếu trộn hidro và oxi theo tỉ lệ thể tích 2:1.

b. Tác dụng với đồng oxit CuO:

(3)

- Thí nghiệm:

Khi đốt nóng tới khoảng 400°C : bột CuO màu đen chuyển thành lớp kim loại đồng màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành trên thành cốc.

PTHH: H2 + CuO to Cu +H2O

⇒ Hidro đã chiếm oxi trong CuO. Vậy hidro có tính khử.

* Kết luận: Ở nhiệt độ thích hợp, hidro không những kết hợp với oxi đơn chất, mà nó còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Do vậy hidro có tính khử. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt.

3. Ứng dụng:

Do tính chất nhẹ, tính khử và khi cháy tỏa nhiềt nhiệt mà hidro ứng dụng trong đời sống:

-Làm nguyên liệu cho động cơ tên lửa, nhiên liệu cho động cơ ô tô thay cho xăng.

- Làm nguyên liệu điều chế axit.

- Dùng để điều chế kim loại từ oxit của chúng.

- Bơm vào khinh khí cầu, bóng thám.

4. Luyện tập:

(4)

*Bài tập trắc nghiệm:

1/ Khí nhẹ nhất trong các khí sau:

A. H2 B. H2O C. O2 D. CO2

2/ Công thức hóa học của hidro:

A. H2O B. H C. H2 D. H3

3/ Tính chất nào sau đây không có ở Hidro A. Nặng hơn không khí

B. Nhẹ nhất trong các chất khí C. Không màu

D. Tan rất ít trong nước

4. Chọn cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:Tính khử; tính oxi hóa; chiếm oxi; nhường oxi; nhẹ nhất

Trong các chất khí, hiđro là khí ..(1)... Khí hidro có ...(2)...

Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 có ... (3)………vì ….(4)... của chất khác;

CuO có ...(5)... vì ……(6)….. cho chất khác.

*Tự luận:

1/

Có những khí sau: SO2, O2, CO2, CH4

a) Những khí trên nặng hay nhẹ hơn khí hidro bao nhiêu lần?

b) Những khí trên nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

2/

Có 4 bình đựng riêng các khí sau: không khí, khí oxi,khí hidro, khí cacbonic. Bằng cách nào để nhận biết các chất khí trong mỗi lọ.Giải thích và viết phương trình phản ứng (nếu có).

3/

Khử 48 gam đồng(II) oxit bằng khí hiđro. Hãy:

a) Tính số gam đồng kim loại thu được.

b) Tính thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng.

4/

Khử 21,7 gam thủy ngân(II) oxit bằng hiđro. Hãy:

a) Tính số gam thủy ngân thu được.

b) Tính số mol và thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng.

II. Điều chế hidro-phản ứng thế

(5)

1. Điều chế hiđro:

* Trong phòng thí nghiệm: Khí H2 được điều chế bằng cách: cho axit (HCl, H2SO4(loãng)) tác dụng với kim loại (Zn, Al, Fe, …)

-Thí nghiệm:

-Phương trình hóa học: Zn+2HCl  ZnCl2+H2

- Nhận biết khí H2 bằng que đóm đang cháy.

* Thu khí H2 bằng 2 cách:

+ Đẩy nước. (vì hidro rất ít tan trong nước)

(6)

+ Đẩy không khí.(đặt bình úp vì hidro nhẹ hơn không khí)

2. Phản ứng thế:

- Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất.

- Phương trình hóa học: Fe + 2 HCl  FeCl2 + H2

3. Luyện tập:

1/ Vậy khi thu H2 bằng cách đẩy không khí ta phải đặt bình như thế nào ? Vì sao?

2/ Hoàn thành các PTHH sau:

Al + HCl

Zn + H2SO4

Fe + HCl  (Fe thể hiện hóa trị II)

3/ Trong những phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng thế? Hãy giải thích sự lựa chọn đó?

a. 2Mg + O2 2MgO

b. 2KMnO4 K2MnO4+MnO2+O2

c. Fe + CuCl2  FeCl2 + Cu d. Mg(OH)2 MgO + H2O e. Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O f. Cu + 2AgNO3 2Ag+ Cu(NO3)2

(7)

* Bài tập vận dụng: bài 1,2,3,4,5 SGK trang 117.

C. LUYỆN TẬP:

*Chọn câu trả lời đúng:

Câu 1: Khí hiđro là chất khí:

A: Nặng nhất . B: Nhẹ nhất trong các khí.

C: Nặng bằng không khí. D: Nặng hơn khí Nitơ.

Câu 2: Phương trình đốt khí hiđro với oxi đúng là:

A: H2 + O2 H2O B: H2 + O H2O C: 2H2 + O2 2H2O D: H2 + 2O2 H2O.

Câu 3: Phương trình hoá học khử Đồng ( II) oxít bằng khí hiđro viết đúng là:

A: H2 + CuO H2O + Cu B: 2H + CuO H2O + Cu C: H2 + 2CuO HO + 2Cu D: H2 + 2CuO H2O2 + 2Cu.

Câu 4: Dẫn khí H2 qua bột Cu0 nung nóng ở nhiệt độ cao có hiện tượng:

A: Tạo thành lớp kim loại màu đỏ gạch. B: Tạo thành những giọt nước.

C: Cả hiện tượng A, B đúng. D: Không có hiện tượng gì.

Câu 5: Tỷ khối hơi của không khí với khí hiđro là:

A: 29 B: 32 C: 16 D: 14,5.

Câu 6: Dựa vào tính chất nào của khí H2 để nạp khí H2 vào khinh khí cầu?

A: Dễ cháy. B: Cháy toả nhiều nhiệt.

C: Nhẹ nhất trong các khí. D: Rất ít tan trong nước.

*Làm các bài tập 1;2;3;4;5 Sgk trang 118 và 119 D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

1. Chủ đề vừa học: Nêu được:

-Tính chất vật lí của hiđro -Tính chất hóa học của hiđro -Ứng dụng của hiđro

- Phương pháp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm cách thu khí hiđro

- Phản ứng thế là gì.

- Làm các bài tập vào đã cho vào vở bài tập.

2. Chủ đề sắp học: Chủ đề nước

t0 t0

t0 t0

t0 t0

t0 t0

(8)

-Cho 5 ví dụ oxit axit, viết CTHH axit tương ứng -Cho 5 ví dụ oxit bazo, viết CTHH bazo tương ứng

KIỂM TRA 15 PHÚT –LẦN 2.

Câu 1: Hãy hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a. CuO + ? Cu + ? b. SO3 + ? H2SO4

c. Zn + HCl ? + ? d. ? + H2O Ca(OH)2

Câu 2: Cho 4,8 gam kim loại Mg tác dụng hoàn toàn với dd HCl. Tính:

a. Thể tích hiđro thu ở điều kiện tiêu chuẩn?

b. Khối lượng muối magie clorua thu được sau phản ứng?

( Các em làm bài và gửi về zalo Lam: 0935693470)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Dạng II: Bài tập về phản ứng cháy của kim loại, phi kim, hợp chất trong oxi.. Tính khối lượng oxit

(2) Ở nhiệt độ cao, khí oxi dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất.. (3) Sắt cháy trong khí oxi thu được

1. Khí oxi là một đơn chất phi kim có tính oxi hóa mạnh, rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp

Tính khử của hiđro: ở nhiệt độ thích hợp hiđro không những kết hợp với được các đơn chất oxi mà còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại.. Các

Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân số electron lớp ngoài cùng tăng.. ⇒ Lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng dẫn đến bán kính

- Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng nhanh, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm, do đó độ âm

b*) Giải thích vì sao sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng là nguyên nhân quyết định đến sự biến đổi tính tuần hoàn về tính chất hóa học của các

→ Clorua là muối của kim loại canxi với hai gốc axit là clorua Cl − và hipoclorit ClO −. Muối NaClO có tính oxi hóa mạnh và NaClO là muối của axit yếu, trong không