• Không có kết quả nào được tìm thấy

LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 - 2000

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 - 2000"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 - 2000

Câu 1. Những quyết định của Hội nghị Ianta được thỏa thuận từ các cường quốc nào ? A. Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ B. Liên Xô, Mĩ, Anh

B. Anh, Pháp, Mĩ D. Liên Xô, Anh, Pháp,Mĩ, Trung Quốc

Câu 2. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau CTTG II là

A. hình thành một trật tự thế giới do phe tư bản thao túng

B. thế giới chia thành 2 phe: TBCN và XHCN do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi bên C. trật tự thế giới được xác lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng lãnh đạo thế giới

D. trật tự thế giới được xác lập trên cơ sở các nước thắng trận áp đặt quyền thống trị các nước bại trận

Câu 3. Mục đích cơ bản của việc thành lập tổ chức Liên Hợp quốc là A. hợp tác, giúp đỡ các nước về kinh tế, văn hóa

B. thúc đẩy quan hệ hợp tác các nước trong khu vực C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới

D. hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, tiền tệ

Câu 4. Cơ quan giữ vai trò trọng yếu hàng đầu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới của Liên hợp quốc là

A. Đại hội đồng B. Hội đồng bảo an C. Tòa án quốc tế D. hội đồng quản thác Câu 5. Những quyết định của Hội nghị Ianta đưa đến hệ quả là

A. một trật tự thế giới mới được hình thành

B. trên lãnh thổ nước Đức hình thành hai chế độ chính trị C. Liên hợp quốc được thành lập

D. chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt tận gốc.

Câu 6. Một trong những cơ quan chính của Liên Hợp quốc được quy định trong Hiến Chương là A. Tổ chức y tế thế giới C. Tổ chức lương thực thế giới

B. Hội đồng kinh tế, xã hội D.Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa Câu 7. Hiến chương Liên Hợp Quốc chính thức có hiệu lực tại hội nghị nào ?

A. Hội nghị Ianta (2/1945, Liên Xô). B. Hội nghị Xan Phơranxixcô (4/1945, Mĩ).

C. Hội nghị Pôtxđam (7/1945, Đức). D. Hội nghị Matxcơva (12/1945, Liên xô).

Câu 8. Đầu năm 1945, khi Chiến tranh thế giới thứ hai đi vào giai đoạn kết thúc, những vấn đề nào không được đặt ra trước các nước Đồng minh ?

A. Khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.

B. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít C. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

D. Phân chia thành quả thắng lợi sau chiến tranh

Câu 9. Theo thỏa thuận của hội nghị Pốtxđam (8/1945) việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương giao cho quân đội

A. Anh –Pháp B.Anh-Mĩ C.Pháp-Trung Quốc D.Anh-Trung Hoa Dân Quốc Câu 10. Hội nghị Ianta chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật ngoại trừ

A. giữ nguyên trạng Mông Cổ-Trung Quốc

B. khôi phục quyền lợi của nước Nga bị mất do cuộc chiến tranh Nga-Nhật năm 1904 C. trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin

D. Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin

Câu 11. Việt Nam vận dụng nguyên tắc nào của Liên hợp quốc để giải quyết tình hình biển Đông ? A. Tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc

(2)

B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình C. Duy trì hòa bình và an ninh khu vực

D. Không can thiệp vào nội bộ của bất kỳ nước nào

Câu 12. Trong những năm 1945 - 1950 Liên Xô phải bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế trong hoàn cảnh

A. đất nước bị chiến tranh thế giới hai tàn phá nặng nề B. được sự giúp đỡ, ủng hộ của nhân dân thế giới C. Liên Xô, Mĩ, Anh vẫn là đồng minh, giúp đỡ nhau D. là nước thắng trận thu nhiều lợi nhuận

Câu 13. Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50-60. nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX?

A. Đứng thứ nhất trên thế giới B. Đứng thứ hai trên thế giới C. Đứng thứ ba trên thế giới D. Đứng thứ tư trên thế giới

Câu 14. Chính sách đối ngoại nổi bật của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội giai đoạn (1945-1975)

A. Đi đầu và đấu tranh cho nền hòa bình,an ninh thế giới

B. Giúp đỡ tích cực các nước xã hội chủ nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước C. Chính sách hòa bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

D. Ủng hộ sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Câu 15. Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo

B. Liên Xô đập tan âm mưu thực hiện cuộc “chiến tranh lạnh” của Mĩ C. Liên Xô thực hiện được nhiều kế hoạch dài hạn

D. Liên Xô chê tạo thành công bom nguyên tử

Câu 16. Quốc gia đi đầu trong công nghiệp vũ trụ và điện hạt nhân là

A. Mĩ B. Liên Xô và Mĩ C. Mĩ và Trung Quốc D. Liên

Câu 17. Cho các sự kiện sau

1. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất 2. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.

3. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian:

A. 1, 2, 3 B. 3, 1, 2. C. 1, 3, 2. D. 2, 3,1.

Câu 18. Hãy xác định đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của cách mạng Trung Quốc A. ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào GPDT thế giới

B. chấm dứt 100 năm ách nô dịch của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến C. đưa Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do, tiến lên CNXH D. Để lại bài học quý cho những nước đang xây dựng chủ nghĩa xã hội

Câu 19. Từ năm 1946 đến 1949 ở Trung Quốc diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng là

A. ĐCS và Quốc Dân Đảng hợp tác C. nội chiến giữa ĐCS và Quốc Dân đảng.

B. cách mạng Trung Quốc thắng lợi. D. Liên xô và Trung Quốc kí hiệp ước hợp tác Câu 20. Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949, đánh dấu Trung Quốc đã A. Hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc chủ nhân dân

C. Chuẩn bị hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân D. Hoàn thành tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

Câu 21. Tháng 12/1978 Đảng cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới với các đặc điểm:

A. Lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm B. Lấy cải tổ chính trị làm trung tâm

C. Lấy xây dựng KT - CT làm trung tâm D. Lấy xây dựng VH – tư tưởng làm trung tâm Câu 22. Biến đổi quan trọng nhất của các Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. từ các nước thuộc địa trở thành các quốc gia độc lập

B. các nước đều đạt nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, xã hội

(3)

C. đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các nước được nâng cao D. các nước đều gia nhập tổ chức ASEAN

Câu 23. Sau khi giành được độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội với mục tiêu

A. khôi phục sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng ở các nước.

B. nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.

C. nhanh chóng vươn lên trở thành những nước công nghiệp mới (NICs).

D. thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp nhẹ trong nước.

Câu 24. Quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương lần đầu tiên được một hội nghị quốc tế ghi nhận là

A. hội nghị Giơnevơ về Châu Á C. hội nghị Pari về Đông Dương B. hội nghị Giơnevơ về Đông Dương D. hội nghị Pốtđam

Câu 25. Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian 1. Hiệp hội các quốc gia ĐNA được thành lập

2. Hiến chương Asean

3. Hiệp ước thân thiện và hợp tác (Bali) 4. Asean phát triển thành 10 nước thành viên

A. 2-3-1-4 B. 1-3-4-2 C. 3-2-4-1 D. 4-1-2-3

Câu 26. Ý nào dưới đây giải thích không đúng về lí do thành lập tổ chức Asean ? A. hạn chế ảnh hưởng các cường quốc bên ngoài

B. Trung Quốc bành trướng vấn đề Biển Đông C. Nhu cầu hợp tác để cùng phát triển

D. Sự xuất hiện của các tổ chức mang tính khu vực trên thế giới

Câu 27. ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng ĐNÁ thành khu vực hòa bình ổn định, cùng phát triển từ khi nào?

A. Khi mới thành lập C. Giai đoạn 1967 – 1976

B. Sau khi kí Hiệp ước Bali D. Sau khi phát triển thành 10 nuớc

Câu 28. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, để đối phó với phong trào đấu tranh lên cao ở Ấn Độ, thực dân Anh chia Ấn Độ thành 2 nước

A. theo thoả thuận với Liên minh Hồi giáo C. theo thoả thuận với giai cấp tư sản B. theo phương án Maobơttơn D.theo thoả thuận với đảng Quốc đại.

Câu 29. Từ năm 1995, Ấn Độ trở thành nước

A. đứng hàng thứ mười thế giới về công nghiệp C.xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới B. tự túc được lương thực D.xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới Câu 30. Sự kiện đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN là

A. Hội nghị Bali tháng 2/1976

B. Năm 2007 Hiến chương ASEAN được thông qua

C. Năm 1992 thành lập khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á(AFTA) D. Năm 1996 thành lập diễn đàn hợp tác Á Âu

Câu 31. Nhân dân Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1955-1975) dưới sự lãnh đạo của

A. Đảng cộng sản Đông Dương. B. Đảng cộng sản Lào.

C. Đảng nhân dân Lào. D. Đảng cộng sản Việt Nam.

Câu 32. Ấn Độ luôn thi hành chính sách đối ngoại

A. ủng hộ, liên minh với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

B. hòa bình, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của các nước châu Á.

C. hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc D. liên minh chặt chẽ với Anh và các nước tư bản phương Tây.

(4)

Câu 33. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi nhân dân Campuchia đã A. bước đầu tiến lên xây dựng chế độ xã hội mới.

B. tiếp tục hoàn thành giải phóng dân tộc.

C. liên kết hợp tác với lực lượng Pôn pốt.

D. tiếp túc đấu tranh chống lại lực lượng phản động Pôn pốt

Câu 34. Việc giành thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla năm 1975 đánh dấu sự kiện gì ở Châu Phi?

A. Chủ nghĩa thực dân mới và hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.

B. Chủ nghĩa thực dân mới và hệ thống thuộc địa của nó sụp đổ hoàn toàn.

C. Chủ nghĩa thực dân cũ và hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.

D. Chủ nghĩa thực dân cũ và hệ thống thuộc địa của nó sụp đỗ hoàn toàn.

Câu 35. Sau CTTG 2, phong trào đấu tranh GPDT ở châu Phi bùng nổ sớm nhất ở

A. Nam Phi B. Bắc Phi C.Trung Phi D.Tây Phi

Câu 36. Mục tiêu chủ yếu của phong trào đấu tranh ở khu vực Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. đòi quyền lợi cho giai cấp công nhân C.thoát khỏi sự phụ thuộc về kinh tế vào Mĩ B. để thành lập liên minh kinh tế khu vực D.chống chế độ độc tài thân Mĩ.

Câu 37. Sự kiện nào được đánh giá là tiêu biếu nhât và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiên tranh thế giới thứ hai?

A. Thắng lợi của cách mạng Mê-hi-cô C. Thắng lợi của cách mạng Cu-ba B. Thắng lợi của cách mạng Ê-cu-a-đo D. Thắng lợi của cách mạng Nicagagoa

Câu 38. Hình thức đấu tranh chủ yếu của các nước Mĩ Latinh sau thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959 là

A. đấu ngoại giao B. bất hợp tác C. đấu tranh vũ trang D. bãi công Câu 39. Vì sao Mĩ Latinh được gọi là “Lục địa bùng cháy”từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Ở Mĩ latinh thường xuyên xảy ra cháy rừng. C. Ở Mĩ latinh có nhiều núi lửa hoạt động.

B. Sự bùng nổ và ảnh hưởng của CM Cuba. D. Cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ.

Câu 40. Mục tiêu không nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ giai đoạn 1945-1973 là A. ngăn chặn tiến tới xóa bỏ CNXH trên thế giới

B. thành lập các khối quân sự nhiều nơi trên thế giới C. khống chế, chi phối các nước đồng minh

D. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc

Câu 41. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương ( NATO) do Mĩ lập ra năm 1949 nhằm

A. chống lại phong trào giải phóng dân tộc C. chống lại các nước XHCN B. chống lại Liên Xô và các nướcnXHCN Đông Âu D. chống lại Liên Xô

Câu 42. Chính sách đối ngoại của Mĩ từ 1945 đến 1973 là

A. thực hiện chiến lược cam kết và mở rộng C. làm bá chủ khu vực Mĩ latinh B. thiết lập trật tự thế giới đơn cực D.triển khai chiến lược toàn cầu Câu 43. Yếu tố nào dẫn đến những thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI.

A. Chủ nghĩa khủng bố B. Chiến tranh Iran C. Mĩ thất bại tại Việt Nam D. Liên Xô tan rã

Câu 44. Nhằm thực hiện mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi chủ nghĩa xã hội trên thế giới, Mĩ đã A. Khởi xướng cuộc chiến tranh lạnh.

B. Can thiệp vào khu vực Trung Đông.

C. thực hiện chiến lược ‘cam kết và mở rộng’.

D. Kí với Liên Xô ‘Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chóng tên lửa’.

(5)

Câu 45. Đến cuối thập kỉ 90 trở thành tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm hơn

¼ GDP của thế giới. Đây là tổ chức nào?

A. Liên Hợp Quốc B. ASEAN C. Liên minh Châu Âu D. NATO Câu46. Kinh tế của Tây Âu trong năm năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai :

A. Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính thế giới B. Bị chiến tranh tàn phá nặng nề

C. Vươn lên theo kịp sự phát triển của Mĩ

D. Sau thời gian phát triển bước vào thời kì suy thoái.

Câu 47. Từ thập kỉ 50 đến đầu thập kỉ 70 nền kinh tế Tây Âu:

A. bị thiệt hại nặng nề do hậu quả của chiến tranh.

B. bước vào thời kì suy thoái.

C. phát triển nhanh, trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế, tài chính

D. sau giai đoạn suy thoái được khôi phục và phát triển trở lại, vượt mức trước chiến tranh.

Câu 48. Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian về sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU) 1. Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) được thành lập 2. Cộng đồng than thép Châu Âu được thành lập

3. Cộng đồng châu Âu (EC) ra đời

4. Liên minh Châu Âu (EU) chính thức thành lập

A. 1,2,3,4 B. 2,1,3,4 C. 4,2,3,1 D.2,3,1,4

Câu 49. Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973?

A. Quan hệ mật thiết với các nước Đông Âu. B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

C. Cải thiện quan hệ với các nước thuộc địa. D. Ngoại giao thân thiện với Liên Xô.

Câu 50. Sau chiến tranh thế giới thứ hai ngoài tinh thần tự lực của nhân dân thì yếu tố nào đã góp phần đưa Tây Âu phục hồi lại nền kinh tế?

A. Được bồi thường chiến phí từ các nước bại trận. B. Sự viện trợ của Liên Xô.

C. Sự viện trợ của Mĩ. D. Trở lại xâm lược thuộc địa.

Câu 51. Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế của Nhật Bản trong những năm 1960 đến 1973, thường được gọi là

A. sự phát triển thần thoại B. sự phát triển thần kì C. sự phát triển thần bí D. sự phát triển thần thánh Câu 52. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lãnh thổ Nhật Bản bị chiếm đóng bởi quân đội

A. Liên Xô B. Anh C. Pháp D. Mĩ

Câu 53. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất A. ứng dụng dân dụng B. ứng dụng quân sự

C. công nghiệp dụng vũ trụ D. quốc phòng, an ninh Câu 54. Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành

A. siêu cường tài chính số một thế giới

B. trunng tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới

C. một trong ba trunng tâm kinh tế -tài chính của thế giới D. đồng minh của Mĩ

Câu 55. Từ 1952 đến 1960, kinh tế Nhật Bản như thế nào?

A. Suy thoái B. Phục hồi

C. Phát triển nhanh D. Đứng thứ hai thế giới tư bản Câu 56. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong giai đoạn 1973-1991 có điểm gì mới?

A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ B. Coi trọng quan hệ với Tây Âu

C. Tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN D. Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á

Câu 57. Đặc trưng cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế gới thứ hai đến năm 2000 là gì?

(6)

A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ B. Coi trọng quan hệ với Tây Âu

C. Tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN D. Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á

Câu 58. Trong các nhân tố thúc đẩy kinh tế Nhật Bản, Mĩ, Tây Âu phát triển nhanh, có nhân tố nào giống nhau?

A. Tài nguyên phong phú B. Nhân công dồi dào

C. Thu lợi nhuận từ chiến tranh D. Áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật Câu 59. Sự kiện được xem là khởi đầu chiến tranh lạnh ?

A. Sự ra đời của kế hoạch Mácsan C. Sự ra đời của NATO và Vácsava

B. Sự ra đời của học tuyết Truman D. Sự ra đời của hai nhà nước Đông Đức-Tây Đức Câu 60. Sự kiện nào đã đánh đấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe trong chiến tranh lạnh?

A. Sự ra đời của ASEANvà SEATO C. Sự ra đời của NATO và Hiệp ước Vacsava B. Sự ra đời của NATO và EU D. Sự ra đời của EU và CENTO

Câu 61. 1991 diễn ra sự kiện gì có liên quan đến quan hệ quốc tế ?

A. Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh C. Trật tự 2 cực Ianta bị xói mòn

B. Trật tự 2 cực Ianta bị sụp đổ D. LX và Mĩ hợp tác trên mọi phương diện Câu 62. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. do cả hai nước đều muốn làm bá chủ thế giới.

B. do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược của hai cường quốc.

C. Mĩ trở thành cường quốc kinh tế và quân sự, muốn thiết lập trật tự “đơn cực”.

D. Liên Xô giúp đỡ các nước đấu tranh giành độc lập đã thu hẹp hệ thống thuộc địa của Mĩ.

Câu 63. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô thay đổi ra sao?

A. Từ chỗ đồng minh chuyển sang đối đầu và đi đến chiến tranh lạnh B. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại

C. Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn D. Mâu thuẫn gay gắt về quyền lợi

Câu 64. Một trong những yếu tố thúc đẩy Liên Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh là A. chạy đua vũ trang đẩy nhân loại đứng trước thảm họa chiến tranh hạt nhân

B. phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước giành được thắng lợi lớn C. Liên Xô và Mĩ đã bị suy giảm vị trí kinh tế trên thế giới

D. chủ nghĩa xã hội đã từng bước sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu.

Câu 65. Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất mang lại cho thế giới trong suốt thời gian cuộc chiến tranh lạnh là

A. Các nước ráo riết, tăng cường chạy đua vũ trang B. Thế giới luôn trong tình trạng đối đầu, căng thẳng C. Hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lập trên toàn cầu D. Tất cả các nước đều sản xuất các loại vũ khí hủy diệt.

Câu 66. Sự khác biệt cơ bản của "chiến tranh lạnh" và các cuộc chiến tranh thế giới đã qua:

A. diễn ra chủ yếu giữa hai nước Liên Xô và Mĩ B. làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng

C. diễn ra trên mọi lĩnh vực nhưng không xung đột trực tiếp bằng quân sự D. diễn ra dai dẳng, giằng co nhưng không phân thắng bại

Câu 67. Sự kiện ngày 11-9-2001 ở Mĩ đã có tác động như thế nào với thế giới?

A. các quốc gia dân tộc cần phải điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước B. các quốc gia dân tộc cần hợp tác trên nhiều lĩnh vực với nhau

C. các quốc gia dân tộc cần hạn chế vũ khí chiến tranh hạt nhân

(7)

D. các quốc gia dân tộc đứng trước những thách thức với những nguy cơ khó lường Câu 68. Nội dung nào không phải là nguồn gốc cách mạng khoa học kỹ thuật

A. do đòi hỏi cuộc sống và sản xuất C. tình hình bùng nổ dân số thế giới B. vơi cạn nguồn tài nguyên thiên nhiên D. hiểm họa từ môi trường thiên nhiên Câu 69. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay

A. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp C. khoa học cơ bản thành lực lượng KT B. thành tựu kỳ diệu của cách mạng khoa học D. sự chuyển biến quan trọng biến đổi gien.

Câu 70. Mặt tích cực của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật A. môi trường sẽ được làm sạch

B. trái đất dần dần được con người cải thiện C. tai nạn lao động và giao thông giảm bớt

D. nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống con người.

Câu 71. Mặt hạn chế của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật

A. chế tạo ra vũ khí hủy diệt C. làm năng suất lao động giảm

B. thị trường thế giới cạnh tranh D.thay đổi cơ cấu dân cư và nguồn nhân lực.

Câu 72. Điều nào không phải là bản chất toàn cầu hóa .

A. quá trình tăng lên với những mối liên hệ C. quá trình ảnh hưởng lẫn nhau B. phụ thuộc lẫn nhau ở khu vực, quốc gia dân tộc D. thay đổi chất lượng nguồn nhân lực.

Câu 73. Có mấy biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay ?

A. hai B. ba C. bốn D. năm

Câu 74. Đâu không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa ? A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế B. Sự phát triển và tác động của các công ti xuyên quốc gia C. Sự ra đời của các tổ chức liên kết khu vực

D. Mĩ và Nhật kí hiệp ước an ninh chung

Câu 75. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại khởi đầu từ

A. Nước Nga B. Nước Nhật. C. Nước Pháp D. Nước Mĩ Câu 76. Đối với các nước đang phát triển toàn cầu hóa mang lại tích cực gì

A. Thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất B. Đẩy mạnh sự phát triển kinh tế khoa học, kĩ thuật C. Hạn chế sự bất công của xã hội

D. Nguy cơ bị xâm phạm nền độc lập tự chủ

Câu 77. Tổ chức được ra đời không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa A. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC)

B. Liên minh Châu Âu (EU)

C. Tổ chức khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) D. Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO)

Câu 78. Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, thế giới đã diễn ra A. những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư

B. những phát minh quan trọng về công nghệ C. sự ra đời của máy tính điện tử

D. xu thế toàn cầu hóa

Câu 79. Cuộc CMKHKT đặt ra cho các dân tộc nhiều vấn đề phải giải quyết như đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của thời đại

A. văn minh công nghiệp B. văn minh thương mại C. văn minh trí tuệ D. văn minh thông tin

……….Hết……….

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Chiến tranh đã làm cho nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm.. ☐ Hơn 17 triệu người chết và toàn bộ các thành phố, nhà máy, xí nghiệp

☐ Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân, tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn của tư bản nước ngoài và trong nước, thực hiện các quyền

☐ Khắc phục những sai lầm, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng một chủ nghĩa xã hội đúng với bản chất và ý nghĩa nhân văn của nó.. ☐ Đưa nền kinh tế

Theo Hiến pháp năm 2013, tại Chương II, Điều 14 ghi nhận: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh

Yêu cầu a) Suy nghĩ và hành động của T thể hiện sự hiểu biết về quyền quyền và nghĩa vụ của công dân. Qua đó T đã thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện

Bài 3 trang 6 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Em hãy điền tên các giai đoạn cách mạng của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu và đặc điểm chính của mỗi giai đoạn cách mạng này

Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng

Xuất phát từ thực tế này, để giảm tách biệt xã hội về kinh tế cho người nông dân, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ nông dân có việc làm ổn định, có chính