• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoạt động tổ chức quản lý lễ hội

CHƢƠNG 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC LỄ HỘI Ở THANH

3.1. Thực trạng khai thác du lịch tại các lễ hội ở Thanh Hóa

3.1.2. Hoạt động tổ chức quản lý lễ hội

Hệ thống quản lý lễ hội trên địa bàn tỉnh được hoàn chỉnh từ trên xuống dưới, sự quản lý phụ thuộc vào quy mô của các lễ hội. Quản lý lễ hội được tổ chức từ cấp tỉnh đến huyện và làng xã; mỗi cấp có nhiệm vụ riêng của mình và cấp dưới chịu sự chỉ đạo của cấp trên.

Những lễ hội có quy mô cấp tỉnh thì chịu sự quản lý và tổ chức lễ hội của cấp tỉnh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa) như lễ hội Lam Kinh. Lễ hội Xuân Phả được xác định là lễ hội trọng tâm của huyện Thọ Xuân do Phòng Văn hóa thông tin, Thể thao huyện trực tiếp quản lý. Ngoài ra còn nhiều lễ hội làng dưới sự quản lý của cán bộ xã và hệ thống những người cao tuổi trong làng.

Khi lễ hội diễn ra, trước đó một thời gian người ta lập ra ban quản lý lễ hội. Tại lễ hội Lam Kinh, ban quản lý của di tích đảm nhiệm luôn công tác quản lý, xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra trong lễ hội. Tại lễ hội đền Sòng, ban quản lý lễ hội thành lập từ những cán bộ trong xã và những người lớn tuổi có kinh nghiệm trong làng. Với lễ hội Xuân Phả hay lễ hội Cầu Ngư, ban quản lý thành tập từ những người có uy tín trong làng và có nhiều năm kinh nghiệm tổ chức lễ hội.

Đây chính là những lực lượng chịu trách nhiệm trực tiếp và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong lễ hội; đồng thời đảm bảo nội dung của các lễ hội đều hài hòa giữa phần lễ, phần hội và có sự kiểm duyệt, giám sát chặt chẽ.

Bên cạnh sự quản lý của các cơ quan có thẩm quyền thì nhân dân trong vùng cũng luôn luôn có ý thức bảo vệ tài sản và văn hóa công. Hệ thống di tích, đình làng, đền miếu… luôn được dọn sạch sẽ, phong quang và được quan tâm bảo vệ, không để bị xâm hại. Vào những ngày lễ hội, tất cả nhân dân trong làng, vùng đều có ý thức dọn dẹp và giữ gìn vệ sinh.

Như vậy, với sự quản lý chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, hệ thống di tích và lễ hội của tỉnh Thanh Hóa nhìn chung được vận hành một cách có trình tự.

Tuy nhiên, tại một số di tích và lễ hội do chính quyền địa phương và ban tổ chức lễ hội chưa kiểm tra, giám sát chặt chẽ nên vẫn để diễn ra tệ nạn cờ bạc trá hình dưới hình thức các trò chơi vui chơi có thưởng: chiếc nón kỳ diệu, ném thú bông, đánh cờ; các đối tượng hoạt động mê tín dị đoan vẫn lén lút hoạt động dưới dạng rút thẻ, bói bài…

Không những vậy, tình trạng lộn xộn, để xảy ra việc thất thoát trong quản lý tiền công đức vẫn thường xuyên diễn ra. Mục đích chính của tiền công đức và tiền giọt dầu là để góp phần lo sửa sang, trùng tu đền chùa, thêm kinh phí ủng hộ

cho những người phục vụ nơi đền chùa nhưng rất nhiều trong số đó đã rơi vào túi riêng của nhiều cá nhân. Thậm chí còn có nơi quản lý, sử dụng sai mục đích nguồn công đức ở các di tích lịch sử văn hóa bằng cách “khoán” cho đền, chùa tiền công đức nhưng số tiền khoán này lại chưa bằng một phần nhỏ số thực thu;

hay có sự “thỏa thuận” ngầm trong phân chia nguồn thu công đức, tiền giọt dầu đã dẫn đến trong một số đền chùa có quá nhiều khay đựng tiền giọt dầu, hòm công đức; lợi dụng nguồn thu để trục lợi. Những điều này đã làm sai lệch bản chất tâm linh của đình, đền, chùa - những không gian thiêng, nơi tổ chức chính của các lễ hội.

Mặt khác, điều dễ nhận thấy ở các lễ hội là do sự quá tải về số lượng khách tham gia lễ hội nhưng khuôn viên của nhiều di tích, danh thắng, không gian tổ chức lễ hội có giới hạn và trên tất cả khả năng kiểm soát quản lý của ban tổ chức còn yếu kém nên thường xuyên dẫn đến tình trạng lộn xộn, xô đẩy, chèn ép, gây ùn tắc giao thông.

Hơn nữa, văn hóa đi hội và ý thức trách nhiệm của du khách còn rất hạn chế: họ xả rác tùy tiện, đốt vàng mã nhiều và đốt sai vị trí bất chấp quy định hay hướng dẫn của ban tổ chức lễ hội; ý thức giữ gìn cảnh quan, môi trường, bảo vệ di sản văn hóa của du khách còn nhiều bất cập. Tình trạng này xảy ra là do công tác tuyên truyền vẫn chưa được thường xuyên, sâu rộng đến khách du lịch, đồng thời khâu kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm của du khách còn e dè, chưa nghiêm khắc, triệt để và chưa có các biện pháp xử lý thích hợp.

Bên cạnh đó, một bộ phận những người bán hàng, trông giữ xe tại các đền, chùa và lễ hội luôn có tâm lý muốn nâng giá, bắt chẹt khách thậm chí lừa đảo để kiếm lời cũng tạo nên sự phản cảm rất nhiều cho du khách thập phương về dự hội.

Các hiện tượng nói trên có nguyên nhân sâu xa là do sự buông lỏng trong quản lý lễ hội. Lễ hội là một hoạt động văn hóa tinh thần của nhân dân, do nhân dân tạo ra nhưng nếu không kịp thời định hướng và hướng dẫn đúng thì những yếu tố phản văn hóa sẽ có tác động ngược trở lại. Đây là nhiệm vụ không chỉ của riêng ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch mà rất cần sự quan tâm phối hợp của chính

quyền các cấp, các lực lượng chức năng, các phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt của mỗi người dân khi tham gia một hoạt động văn hóa tâm linh.

Tuy vẫn còn nhiều bất cập nhưng với những gì đã làm được cũng là thành công bước đầu trong việc quản lý hệ thống lễ hội của tỉnh Thanh Hóa.