• Không có kết quả nào được tìm thấy

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Trang 48-51)

3.1. Kết luận

Đề tài nghiên cứu khoa học đã giới thiệu về xử lý nước thải sinh hoạt tại mương thoát nước thôn Vĩnh Khê, xã An Đồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng bằng hệ thống bãi lọc ngầm trồng cây dòng ngang. Trong đó có ba nội dung chính bao gồm:

- Giới thiệu tổng quan về nước thải sinh hoạt như nguồn, tính chất, các phương pháp xử lý, trong đó nhấn mạnh về xử lý bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng ngang như mô hình, các cơ chế, vai trò của cây sậy trong xử lý nước thải.

- Xây dựng mô hình hệ thống bãi lọc ngầm gồm 2 bể:

Bể 1: bể chứa nước thải

Kích thước của bể: chiều dài 0,75m; chiều rộng 0,6m; chiều cao 0,75m.

Bể xử lý

+ Kích thước của bể: chiều dài 3,7m; chiều rộng 0,6m; chiều cao 0,8m.

+ Hệ thống xử lý có lắp đặt van khóa nước để dẫn nước từ bể 1 sang bể xử lý, có đường ống dẫn nước nối từ van khóa trên đến phần đá to ở đầu bể. Phía cuối bể xử lý có lắp 1 van khóa để lấy nước ra khỏi hệ thống xử lý, đầu ra của ống dẫn này cao 50cm. Hai đầu bể xếp đá to khoảng 40 mm, phần còn lại xếp các lớp vật liệu lọc, vật liệu lọc được lựa chọn, phân loại và rửa, sau đó được xếp vào trong bể xử lý theo từng lớp từ dưới lên trên cụ thể là: đá to (đường kính khoảng 15 – 25mm) chiều dày 20cm, đá trung bình (đường kính khoảng 10 – 15 mm) chiều dày 20cm, sỏi nhỏ (đường kính khoảng 3 – 5mm) chiều dày 20cm, cát vàng chiều dày 10cm.

Trên lớp cát vàng có dải 1 lớp đất pha cát dày 5cm.

+ Trồng cây: chọn loại cây sậy già, sậy trồng vào bể xử lý theo khóm, mỗi khóm từ 1 – 2 cây nhỏ. Mật độ trồng cây khoảng 30 khóm/m2.

- Vận hành mô hình và tiến hành phân tích mẫu nước đầu vào, đầu ra để tìm ra được lưu lượng nước tối ưu mà hệ thống có thể xử lý được. Lưu lượng

nước thải đưa vào hệ thống lần lượt tăng dần là: 700 l/ngđ; 1m3/ngđ; 1,5m3/ngđ;

2m3/ngđ; 2,5m3/ngđ; 2,8m3/ngđ; 3m3/ngđ lần 1, 3m3/ngđ lần 2.

Chất lượng nước đầu vào và đầu ra khỏi hệ thống xử lý được đánh giá qua việc phân tích các thông số cơ bản như: pH, TSS, COD, BOD, T-N, T-P.

Khi lưu lượng nước thải vào hệ thống từ 700 l/ngđ đến 2,5m3/ngđ: các thông số pH, TSS, COD, BOD, T-N, T-P nằm trong giới hạn cho phép TCVN (B) 5945:2005

Khi lưu lượng nước thải vào hệ thống là 2,8m3/ngđ: các thông số pH, TSS, COD, BOD, T-P nằm trong giới hạn cho phép TCVN (B) 5945:2005. Thông số T-N không đạt TCVN (B) 5945:2005. Nếu nguồn tiếp nhận phục vụ nông nghiệp thì được, nhưng nếu nguồn tiếp nhận là hồ hoặc sông thì không được vì có thể gây nên hiện tượng phú dưỡng.

Khi lưu lượng nước thải vào hệ thống 3m3/ngđ: các thông số COD, BOD, T-N, T-P không đạt TCVN (B) 5945:2005

Qua các kết quả trên cho thấy:

Hệ thống đạt hiệu quả xử lý cao đối với nước thải sinh hoạt có mức ô nhiễm trung bình.

Hàm lượng chất ô nhiễm không tỉ lệ nghịch với hiệu suất xử lý của hệ thống.

Với diện tích của bãi lọc là 2,22 m2 thì mức độ xử lý tối ưu của hệ thống là Qƣu=2,5 m3/ngđ. Diện tích tối ưu trung bình cho một người S = 0,09m2. Thời gian lưu nước trong hệ thống Tlưu= 6,72(h).

Hiệu quả xử lý của hệ thống phụ thuộc vào tốc độ chảy của nước thải chảy từ bể chứa 1 sang bể xử lý.

4.2. Kiến nghị

- Đất nước ta còn nghèo, tình trạng ô nhiễm môi trường lại ngày càng nghiêm trọng. Vì thế rất cần thiết phải có các hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường vừa rẻ tiền mà lại đạt được hiệu quả xử lý cao, thân thiện với môi trường. Xử lý nước thải bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng ngang là một công nghệ đã đáp ứng

được những yêu cầu đó. Công nghệ này rất phù hợp với điều kiện của Việt Nam vì các loại vật liệu lọc và loại cây được sử dụng trong hệ thống đều là những loại rất dễ kiếm và phổ biến. Vì vậy nên ứng rộng rãi mô hình hệ thống xử lý này để xử lý nước thải sinh hoạt góp phần làm sạch được môi trường đang từng ngày bị ô nhiễm như hiện nay.

- Có thể kết hợp với các công trình xử lý kị khí để có thể xử lý được các loại nước thải ô nhiễm ở mức cao hơn như nước thải của nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy chế biến giấy, nhà máy chế biến thủy sản, nước đen trong nước thải sinh hoạt…

- Nên nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của hệ thống nhằm tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp xử lý này để có thể ứng dụng tốt vào trong thực tế.

- Nên ứng dụng phương pháp này để xử lý nước thải ở quy mô phân tán sẽ mang lại hiệu quả cao hơn do vấn đề về diện tích đất sử dụng để xử lý, khi xử lý ở quy mô phân tán thì yêu cầu về đất sẽ ít hơn khi đó khả năng ứng dụng của phương pháp này sẽ nhiều hơn mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho quốc gia và vệ sinh môi trường.

Trong tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Trang 48-51)